- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Quy định về trích lập dự phòng mới nhất
1. Tại sao phải trích lập dự phòng?
- Đảm bảo tính thận trọng: Trích lập dự phòng giúp doanh nghiệp đối phó với những rủi ro bất ngờ như nợ khó đòi, hàng tồn kho giảm giá, biến động tỷ giá,...
- Tuân thủ pháp luật: Các quy định về kế toán và thuế đều yêu cầu doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các tiêu chuẩn nhất định.
- Cải thiện chất lượng báo cáo tài chính: Việc trích lập dự phòng đầy đủ và hợp lý giúp báo cáo tài chính phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bù đắp những khoản chênh lệch để đảm bảo tính cân đối giữa các khoản mục trong BCTC như phải thu khách hàng, đầu tư tài chính, hàng tồn kho…
- Chuẩn bị trước nguồn tài chính để dự phòng bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Đây là biện pháp nhằm bảo tồn vốn trong trường hợp gặp tổn thất cần có nguồn tài chính để chi trả, tránh việc cắt giảm vốn kinh doanh.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy định trích lập dự phòng
- Ngành: Mỗi ngành có những đặc thù riêng về rủi ro nên quy định trích lập dự phòng cũng khác nhau.
- Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp lớn và nhỏ có thể áp dụng các quy định khác nhau.
- Tính chất hoạt động: Doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ sẽ có những rủi ro khác nhau và do đó có những quy định trích lập dự phòng khác nhau.
3. Các khoản trích lập dự phòng của doanh nghiệp
Tùy theo đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp đều thực hiện trích lập các khoản dự phòng vào thời điểm lập BCTC, và căn cứ theo Thông tư 24/2022/TT-BTC:
3.1 Dự phòng đầu tư tài chính
- Trích lập dự phòng đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Là khoản dự phòng bù đắp trong trường hợp công ty liên doanh, liên kết thua lỗ.
- Dự phòng đầu tư nắm giữ lâu dài (không phải chứng khoán kinh doanh và không ảnh hưởng đến bên nhận đầu tư): Là khoản dự phòng trong trường hợp khoản đầu tư này giảm giá trị, gồm 2 mục sau:
- Dự phòng đầu tư cổ phiếu: Khoản dự phòng trường hợp cổ phiếu giảm giá, được trích lập theo giá thị trường của cổ phiếu đó.
- Dự phòng khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý khi lập báo cáo: Khoản dự phòng trường hợp đầu tư thua lỗ, xác định theo khoản lỗ của bên nhận đầu tư.
3.2 Dự phòng hàng tồn kho
Sản phẩm chưa bán hết sẽ được nhập kho, gọi là hàng tồn kho. Sau này, khi sản phẩm được bán với giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ tại thời điểm nhập kho, doanh nghiệp cần dự phòng cho khoản chênh lệch này. Đó gọi là trích lập dự phòng hàng tồn kho. Công thức tính trích lập dự phòng cụ thể:
Số tiền trích lập dự phòng = Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC x (Giá trị ghi sổ – Giá bán thực tế)
3.3 Dự phòng trợ cấp thôi việc
Người lao động mất việc hoặc thôi việc được doanh nghiệp trợ cấp một khoản tiền, doanh nghiệp cần trích lập dự phòng cho khoản chi này. Mức trích lập từ 1% – 3% trên quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Khoản dự phòng này được cộng dồn qua từng năm.
3.4 Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Đây là khoản dự phòng cho phần tổn thất của những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn nhưng có khả năng không thu hồi đúng hạn. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cụ thể như sau:
Đối với khoản dự phòng nợ phải thu đã quá hạn thanh toán:
- Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: Trích lập 30% giá trị khoản nợ.
- Quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: Trích lập 50% giá trị khoản nợ.
- Quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm: Trích lập 70% giá trị khoản nợ.
- Quá hạn từ 3 năm trở lên: Trích lập 100% giá trị khoản nợ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông/Bán lẻ hàng hóa; Khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, khoản nợ phải thu từ bán lẻ hàng hóa hình thức trả chậm/trả góp của đối tượng là cá nhân, mức trích lập như sau:
- Quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: Trích lập 30% giá trị khoản nợ.
- Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng: Trích lập 50% giá trị khoản nợ.
- Quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng: Trích lập 70% giá trị khoản nợ.
- Quá hạn từ 12 tháng trở lên: Trích lập 100% giá trị khoản nợ.
Đối với khoản nợ chưa đến hạn nhưng có thể không thu hồi đúng hạn, doanh nghiệp dự phòng số tiền tối đa bằng giá trị khoản nợ ghi trên sổ sách kế toán.
Ngoài những khoản dự phòng trên, doanh nghiệp có thể trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng. Đây là khoản dự phòng cho những chi phí có thể phát sinh sau khi bán hàng hóa/cung cấp sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm hoàn thiện, sửa chữa… theo hợp đồng đã ký.
4. Các khoản trích lập dự phòng của ngân hàng
4.1 Dự phòng rủi ro tín dụng
Căn cứ Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng là khoản dự phòng bù đắp những rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Khoản dự phòng này được hạch toán trong mục chi phí hoạt động trên BCTC của ngân hàng. Nếu không xảy ra rủi ro, khoản dự phòng này sẽ được ghi nhận là doanh thu.
4.2 Quỹ dự trữ và các quỹ khác
Ngoài khoản dự phòng trên, ngân hàng còn phải trích lập các quỹ dự phòng sau:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Khoản này được dùng để bù đắp bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế, không vượt quá vốn điều lệ của ngân hàng.
- Quỹ dự phòng tài chính: Khoản này được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập thường là 10% lợi nhuận còn lại sau khi chia lợi nhuận cho các bên góp vốn và bù đắp các khoản lỗ năm trước.
5. Quy định trích lập dự phòng
Khi thực hiện trích lập dự phòng, doanh nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp cần thực hiện trích lập dự phòng và hoàn nhập các khoản trích lập vào thời điểm lập BCTC.
- Các khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định phần thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đảm bảo các khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho không cao hơn giá thị trường và giá trị các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi không cao hơn giá trị có thể thu hồi tại thời điểm lập báo cáo.
- Doanh nghiệp không trích lập dự phòng đối với những khoản đầu tư ra nước ngoài.
- Để trích lập dự phòng hiệu quả và chi tiết, doanh nghiệp cần xây dựng quy định và phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận với các công việc quản lý vật tư, hàng hóa, danh mục đầu tư, công nợ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là khi nào ?
Báo cáo tài chính là gì ? Quy định về hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp