06 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty cổ phần
06 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty cổ phần

1. Sơ lược về Công ty Cổ phần

Căn cứ Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120 Khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, cần lưu ý:

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Sơ lược về Công ty Cổ phần
Sơ lược về Công ty Cổ phần

2. 06 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty cổ phần

So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những thay đổi trong quy định về Công ty Cổ phần, cụ thể:

Luật Doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp 2014

6.1. Thay đổi quy định hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

Khoản 4 Điều 22 quy định hồ sơ cần có bản sao các giấy tờ sau đây: Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Khoản 3 Điều 23 quy định hồ sơ cần có bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.

6.2. Điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Khoản 2 Điều 115 quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có một số quyền như: Xem xét sổ biên bản, nghị quyết, quyết định, báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị.

Khoản 2 Điều 114 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong một thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn mới có các quyền này.

6.3. Bổ sung trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể được chuyển nhượng

Khoản 3 Điều 116 quy định: Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể được chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Khoản 3 Điều 116 quy định: Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng.

6.4. Thay đổi điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Khoản 1 Điều 145, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết.

Khoản 1 Điều 141 quy định cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết.

6.5. Quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông

Khoản 1 Điều 166 quy định: Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020.

Khoản 1 Điều 161 quy định: Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục 06 tháng thì mới có quyền khởi kiện.

6.6. Quy định cho tất cả cổ đông đều có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Hội đồng quản trị

Khoản 4 Điều 153 quy định: Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.

Khoản 4 Điều 149 chỉ quy định cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm mới có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Hội đồng quản trị.

06 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty cổ phần
06 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 về Công ty cổ phần

Xem thêm các bài viết liên quan:

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động dưới hình thức nào?

Cổ đông, quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

Cập nhật căn cước công dân cho người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên

Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam

Hướng dẫn tài khoản 221 (đầu tư vào công ty con) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC