- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành độc quyền và các biện pháp kiểm soát độc quyền
1. Độc quyền là gì?
Độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cấu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.
Là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển qua cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền.
Trong từ điển Tiếng Việt, độc quyền có nghĩa là “Đặc quyền chiếm giữa một mình”. Trong thị trường chỉ có một cá nhân hay tổ chức nắm giữ, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có duy nhất họ có và không có đối thủ cạnh tranh.
Trong tiếng anh, độc quyền là Monopoly có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại. Trong đó, Monos nghĩa là “Một” và Polein có nghĩa là “Bán”.
Đây là hiện tượng chỉ có duy nhất một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhất định nào đó mà họ có thể toàn quyền kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa và ngăn các đối thủ khác xâm nhập thị trường.
2. Độc quyền trong luật cạnh tranh, sở hữu trí tuệ
2.1. Độc quyền trong Luật cạnh tranh
Cạnh tranh là một yếu tố của kinh tế thị trường nhưng xu hướng phát triển của cạnh tranh thường dẫn tới độc quyền; và đến lượt mình, độc quyền sẽ làm triệt tiêu cạnh tranh. Muốn bảo đảm tự do cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh thì cần thiết phải xây dựng pháp luật kiểm soát độc quyền, trong đó cần chú trọng đặc biệt vấn đề đối tượng điều chỉnh và cơ chế bảo đảm thi hành.
Những năm vừa qua, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đã làm phát sinh nhiều quan hệ kinh tế đa dạng, phức tạp, trong đó có quan hệ cạnh tranh. Việc thừa nhận quyền tự do kinh doanh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý khuyến khích tự do cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của cạnh tranh thường dẫn tới độc quyền. Xét về bản chất của cạnh tranh, nếu không có sự định hướng và điều chỉnh, sẽ phát triển theo quá trình sau: từ cạnh tranh lành mạnh sang cạnh tranh không lành mạnh, đi tới cạnh tranh mang tính độc quyền, cuối cùng là xuất hiện độc quyền làm triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường và gây ra những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và đời sống xã hội như: hạn chế, kiểm soát mức sản xuất, mức đầu tư cải tiến kỹ thuật, nâng giá thu lợi nhuận độc quyền... Điều đó đòi hỏi khi xây dựng pháp luật về cạnh tranh ở nước ta cần phải xây dựng các quy định về kiểm soát độc quyền.
2.2. Độc quyền trong sở hữu trí tuệ
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì khái niệm độc quyền rất quan trọng và có ý nghĩa riêng biệt đối với mỗi cá nhân và tổ chức.
Ví dụ: Độc quyền thương hiệu (Logo, nhãn hiệu hàng hóa); Đăng ký độc quyền sáng chế/Giải pháp hữu ích; hay độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp...
Như vậy, việc độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một giải pháp nhằm bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ của mình qua đó tạo sự cạnh tranh về quyền sở hữu và quyền thương mại đối với sản phẩm hoặc ý tưởng do mình sở hữu. Khác với các lĩnh vực khác thì yếu tố độc quyền trong lĩnh vực sở hữu mang tính riêng biệt (cần được khuyến khích) trừ một số trường hợp phải chuyển giao quyền bắt buộc.
3. Nguyên nhân hình thành độc quyền
Cạnh tranh kiểm soát yếu tố đầu vào: Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp yếu kém hơn sẽ bị đánh bại và thôn tính bởi các doanh nghiệp giàu mạnh hơn. Các doanh nghiệp này có lợi thế kiểm soát được nguồn lực then chốt của các mặt hàng là yếu tố đầu vào cơ bản, dùng để sản xuất các loại sản phẩm độc quyền.
Chính phủ quyết định nhượng quyền và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ độc quyền: Tại Việt Nam, có 20 loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được liệt kê chi tiết trong Nghị định 94/2017/NĐ-CP là độc quyền thuộc quyền kiểm soát của nhà nước (Độc quyền nhà nước). Bên cạnh đó, ở một số lĩnh vực, nhiều hãng chiếm được vị trí độc quyền nhờ vào việc nhà nước nhượng quyền khai thác thị trường.
Luật bản quyền với các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: Luật bản quyền của các phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ được nhà nước ban hành với mục tiêu khuyến khích mọi người nghiên cứu, phát minh ra những sản phẩm giúp góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng đời sống của người dân. Những người có các bản quyền này sẽ có khả năng tạo ra thị trường độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào thời hạn giữ bản quyền đó theo quy định của nhà nước.
Độc quyền tự nhiên do quy mô: Các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường thông qua tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng theo quy mô. Có nghĩa là doanh nghiệp nào vào thị trường trước có thể sử dụng cách giảm giá liên tục khi mở rộng được quy mô sản xuất để không ngừng ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các đối thủ khác.
4. Các biện pháp kiểm soát độc quyền
Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trường là sử dụng các chính sách chống độc quyền.
Đó là điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định.
Biện pháp này thường được sử dụng phổ biến ở các nước có thị trường phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn.
- Sở hữu nhà nước đối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng…
- Kiểm soát giá cả đối với các hàng hoá và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh.
5. Luật cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh lần đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/ 2005. Đây được coi là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Theo đó, Luật Cạnh tranh 2004 là hành lang pháp lý quan trọng giúp tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng kết quả hơn 14 năm thi hành Luật Cạnh tranh 2004 không được như kỳ vọng. Số lượng vụ việc được điều tra và xử lý chưa nhiều, chưa phản ánh đúng thực tế cạnh tranh trên thị trường. Một trong số các nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định của Luật Cạnh tranh 2004 đã dần bộc lộ những hạn chế và bất cập, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi.
Nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập này, ngày 12/06/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi, bổ sung) năm 2018 (Luật Cạnh tranh 2018), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2019 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung so với Luật Cạnh tranh 2004.
Theo đó, Luật cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bất cứ một hành vi, một thỏa thuận hay một giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) nào xảy ra ở bất cứ nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ VN hay ngoài lãnh thổ VN nhưng có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường VN thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.
Ngoài ra, luật đã sửa đổi, bổ sung và làm rõ những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh. Đây là điểm mới nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh một cách toàn diện với tất cả chủ thể, của tổ chức, cá nhân mà thực hiện hành vi được coi là có tác động bất lợi đến cạnh tranh trên thị trường.
Điểm đặc biệt nhất có lẽ chính là luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện là Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh…
Xem thêm các bài viết liên quan:
Kinh tế thị trường là gì? Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường?
Quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay không?