- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- VNeID (24)
- Nghỉ phép (23)
- Xây dựng (22)
- Bảo hiểm (22)
- Nghỉ việc (21)
- Nhận con nuôi (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Định danh (21)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
Quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay không?
1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022 định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ như sau:
"Điều 4: Giải thích từ ngữ
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”
Trong đó tại các Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 4 trên cũng quy định:
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Như vậy, có thể thấy quyền sở hữu trí tuệ là quan hệ pháp luật đặc biệt không phải dạng vật chất mà là sản phẩm của lao động sáng tạo dưới dạng phi vật chất. Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được vật chất hóa khi áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống.
2. Quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản hay không?
Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 105: Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Ngoài ra, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau:
"Điều 115. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác."
Theo quy định của Bộ luật Dân sự quyền sở hữu trí tuệ sẽ được xác định là quyền tài sản mà tài sản bao gồm cả quyền tài sản cho nên quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản của chủ thể sở hữu.
3. Quyền sở hữu trí tuệ có là tài sản riêng của vợ hoặc chồng?
3.1. Thế nào là tài sản riêng của vợ hoặc chồng?
Theo quy định Điều 43 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tài sản riêng của vợ, chồng xác định như sau:
"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Tài sản riêng sẽ là tài sản của vợ hoặc chồng có trước thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng cũng như là tài sản theo quy định của pháp luật là tài sản riêng.
3.2. Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng đúng hay không?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật bao gồm:
"Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng."
Theo như quy định trên thì quyền sở hữu trí tuệ có thể được xác định là đối tượng của tài sản riêng khác.
Do đó, pháp luật Việt Nam xác định quyền sở hữu trí tuệ tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Một bên vợ hoặc chồng sẽ được toàn quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng cả trong thời kỳ hôn nhân và theo quy định khác của pháp luật.
4. Chế độ tài sản của vợ chồng phải tuân theo nguyên tắc nào?
Chế độ tài sản của vợ chồng phải tuân theo các nguyên tắc tại Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
"Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường."
5. Việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào?
Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung như sau:
"Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."
Do đó, việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung có thể do cả hai vợ chồng đứng tên hoặc do một bên vợ hoặc chồng đại diện đứng tên tùy vào thỏa thuận.
6. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài chung của vợ chồng được quy định như thế nào?
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài chung của vợ chồng được quy định được quy định tại Điều 35, Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
"Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanhTrong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản."
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì:
"Điều 13. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu."
Như vậy, việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải được thực hiện bằng phương thức như sau:
- Thỏa thuận.
Lưu ý: Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia;
- Thoả thuận bằng văn bản đối với các loại tài sản, các trường hợp:
- Bất động sản;
- Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
- Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
- Trường hợp đưa tài sản chung vào trong kinh doanh
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Vợ chồng được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không?
Theo Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết."
Như vậy, vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
7.2. Khi nào tài sản riêng thành tài sản chung?
Căn cứ vào Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
"Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung."
Như vậy, khi được tặng cho riêng, nếu người được tặng cho quyết định nhập tài sản này vào tài sản chung vợ chồng thì người còn lại sẽ được đứng tên trong sổ đỏ. Lúc này, tài sản riêng sẽ trở thành tài sản chung vợ chồng.
7.3. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung hay tài sản riêng?
Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về các loại tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tài sản chung của vợ chồng là gì? Có được chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân hay không mới nhất 2025?
- Những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu mới nhất 2025
- Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản nào mới nhất 2025?
- Những khoản nợ nào được chi trả bằng tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2025?
- Chế độ tài sản của vợ chồng phải tuân theo nguyên tắc nào mới nhất 2025?
- Việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào mới nhất 2025?
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài chung của vợ chồng được quy định như thế nào mới nhất 2025?
- Trên Sổ đỏ có ghi tài sản chung, riêng vợ chồng không mới nhất 2025?
- Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng mới nhất 2025
- Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào mới nhất 2025?