Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 - Thành lập Công ty bao lâu thì cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần phổ thông?
Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 - Thành lập Công ty bao lâu thì cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần phổ thông?

1. Cổ đông sáng lập là gì? Cổ phần phổ thông là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Theo Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các loại cổ phần, cổ phần phổ thông có một số đặc điểm sau đây:

- Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông;

- Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

- Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

Từ các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 có thể hiểu Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, được phân chia dựa trên vốn điều lệ công ty.

Cổ đông sáng lập là gì? Cổ phần phổ thông là gì?
Cổ đông sáng lập là gì? Cổ phần phổ thông là gì?

2. Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 - Thành lập Công ty bao lâu thì cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần phổ thông?

Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó”.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng trong thời hạn 3 năm từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập mới được chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông này phải chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác hoặc phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập.

Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 - Thành lập Công ty bao lâu thì cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần phổ thông?
Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 - Thành lập Công ty bao lâu thì cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần phổ thông?

3. Lưu ý khi cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần phổ thông theo Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020

- Khoản 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ, các hạn chế theo quy định tại Khoản 3 Điều 120 không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:

+ Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

+ Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

- Theo Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”.

Như vậy, khi Điều lệ Công ty có quy định hạn chế liên quan đến chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, và trong cổ phiếu của cổ phần phổ thông có nêu rõ vấn đề này, thì cổ phần không được tự do chuyển nhượng theo Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 nữa.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Quy định về Tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Quy định về người có liên quan theo Luật Doanh nghiệp 2020

Cổ đông, quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần

Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam

Hướng dẫn tài khoản 221 (đầu tư vào công ty con) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC