Luật cạnh tranh năm 2018 số 23/2018/QH14
Số hiệu: | 23/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
d) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
đ) Cải chính công khai;
e) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.
5. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.
5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
6. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.
1. Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
3. Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;
c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;
d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
5. Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:
a) Thứ tự khai báo;
b) Thời điểm khai báo;
c) Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.
7. Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;
b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
1. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.
3. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, b, d, đ, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.
4. Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.
5. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác theo quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.
6. Các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật này được xử lý theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành hoặc không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Điều 103 của Luật này thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
2. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 như sau:
a) Thay cụm từ “quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh” tại Điều 1, điểm e khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 56 bằng cụm từ “quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”;
b) Thay cụm từ “Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh” tại Điều 26 và Điều 27 bằng cụm từ “Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”;
c) Điểm đ khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;”.
2. Bãi bỏ khoản 6 Điều 19 của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12.
3. Bãi bỏ điểm 4.1 tiểu mục 04, mục II, Phần A thuộc Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được tiếp tục xem xét, giải quyết như sau:
1. Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý mà được xác định không vi phạm quy định của Luật này thì được đình chỉ điều tra, xử lý;
2. Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà vẫn bị xác định vi phạm quy định của Luật này thì tiếp tục bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này. Trường hợp hình thức xử lý hoặc mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm theo quy định của Luật này cao hơn quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 thì áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.
Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiệp hội ngành, nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp.
2. Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
3. Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
5. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
7. Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
8. Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
9. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.
1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
2. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
3. Doanh thu để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu, doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị phần.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
1. Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
a) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
b) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;
e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
3. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, bên nộp hồ sơ phải nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Hồ sơ được thụ lý kể từ thời điểm bên nộp hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định hồ sơ.
1. Sau khi thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu bên nộp hồ sơ bổ sung thông tin, tài liệu cần thiết khác có liên quan đến dự định thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
2. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đang được đề nghị hưởng miễn trừ.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về nội dung được tham vấn.
1. Doanh nghiệp có quyền rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Đề nghị rút hồ sơ phải được lập thành văn bản và gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại cho doanh nghiệp rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
2. Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
4. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;
b) Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;
c) Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;
d) Thời hạn hưởng miễn trừ.
2. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
3. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.
1. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này chỉ được thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau khi có quyết định hưởng miễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được hưởng miễn trừ phải thực hiện đúng quyết định hưởng miễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;
b) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;
c) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;
d) Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.
2. Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừ không còn, bên được hưởng miễn trừ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ.
3. Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luật này.
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
a) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;
b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:
a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế bao gồm:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và tiêu chí xác định việc tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật này.
Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
2. Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:
a) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
b) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật này và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
c) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
1. Trong quá trình thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bổ sung thông tin, tài liệu nhưng không quá 02 lần.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế có trách nhiệm bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc tập trung kinh tế và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.
4. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào thời hạn thẩm định tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
1. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quan được tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được tham vấn.
2. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
1. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.
2. Quyết định về việc tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
3. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:
1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.
1. Doanh nghiệp tập trung kinh tế quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.
1. Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.
2. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật này.
4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.
5. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật này.
6. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật này.
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh;
b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
1. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật này.
2. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có chức năng điều tra các hành vi vi phạm quy định tại Luật này.
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
b) Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;
c) Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 50 của Luật này.
1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.
2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính và công nghệ thông tin.
4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng cạnh tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người phiên dịch.
1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
a) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
b) Vật chứng;
c) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;
d) Lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết luận giám định;
e) Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc xác định chứng cứ được quy định như sau:
a) Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
b) Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó;
c) Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
d) Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;
đ) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng; lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh quy định tại điểm a và điểm b khoản này hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần;
e) Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu đang quản lý, nắm giữ liên quan đến vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.
1. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Số lượng thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở phiên điều trần;
b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
đ) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;
e) Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
g) Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
h) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;
i) Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;
k) Tham gia phiên điều trần;
l) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
1. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
2. Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.
3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Tham gia phiên điều trần.
6. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.
8. Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần.
2. Phổ biến nội quy phiên điều trần.
3. Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần.
4. Ghi biên bản phiên điều trần.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
1. Bên khiếu nại.
2. Bên bị khiếu nại.
3. Bên bị điều tra.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Người làm chứng.
7. Người giám định.
8. Người phiên dịch.
1. Bên khiếu nại là tổ chức, cá nhân có hồ sơ khiếu nại quy định tại Điều 77 của Luật này được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận, xem xét để điều tra theo quy định tại Điều 78 của Luật này có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Bên bị khiếu nại là tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh có các quyền sau đây:
a) Được biết thông tin về việc bị khiếu nại;
b) Giải trình về các nội dung bị khiếu nại.
3. Bên bị điều tra là tổ chức, cá nhân bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều tra trong các trường hợp quy định tại Điều 80 của Luật này và có các quyền sau đây:
a) Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;
b) Đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Được biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đưa ra;
d) Được nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia và trình bày ý kiến tại phiên điều trần;
e) Đề nghị triệu tập người làm chứng;
g) Đề nghị trưng cầu giám định;
h) Kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh;
i) Ủy quyền cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng cạnh tranh;
k) Đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng cạnh tranh;
l) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
4. Bên bị điều tra, bên khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình;
b. Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c. Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d. Thi hành quyết định của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người được bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu bằng văn bản tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
a) Luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên trong cùng một vụ việc nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những bên đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên trong vụ việc.
4. Khi làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đăng ký phải xuất trình văn bản yêu cầu bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
5. Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;
b) Xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ và cung cấp thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;
c) Nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;
d) Được thay mặt bên mà mình đại diện kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh;
đ) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
e) Có mặt theo giấy mời hoặc giấy triệu tập của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
2. Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh; khai báo trung thực với Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được;
b. Tham gia phiên điều trần và trình bày trước Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c. Được nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần hoặc lấy lời khai nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
d. Được chi trả các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ. Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;
e. Bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc cho tổ chức, cá nhân khác;
g. Có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh nếu việc khai báo của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên điều trần;
h. Cam đoan trước Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
i. Được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
3. Người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
1. Người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
2. Người giám định có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a.Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, người trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b.Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c.Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d.Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;
đ.Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e.Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định; không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định; không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ cơ quan tiến hành tố tụng, người đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định;
g.Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.
2. Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Có mặt theo giấy triệu tập;
b. Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c. Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d. Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ. Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
4. Quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người hiểu biết dấu hiệu của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói hiểu biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không có khiếu nại trong vụ việc cạnh tranh, không phải là bên bị điều tra nhưng việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình đề nghị hoặc được bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra.
Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện theo thủ tục khiếu nại vụ việc cạnh tranh.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 67 của Luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng cạnh tranh với bên bị điều tra hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 67 của Luật này.
Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ lý do.
1. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong quá trình xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch.
Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần. Việc trưng cầu người giám định khác hoặc cử người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có trách nhiệm thông báo và cung cấp thông tin, chứng cứ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ trung thực cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Trong trường hợp được yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ bí mật về thông tin và danh tính của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, chứng cứ.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này cung cấp thêm thông tin, chứng cứ để làm rõ về hành vi vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
3. Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
b) Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;
c) Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.
4. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp nhận hồ sơ đồng thời thông báo cho bên bị khiếu nại.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo cho các bên liên quan quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 77 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ khiếu nại cho bên khiếu nại.
Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thời gian bổ sung hồ sơ một lần nhưng không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên khiếu nại có quyền rút hồ sơ khiếu nại và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia dừng việc xem xét hồ sơ khiếu nại.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
1. Thời hiệu khiếu nại đã hết;
2. Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
3. Bên khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này;
4. Bên khiếu nại xin rút hồ sơ khiếu nại.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
1. Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này;
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
1.Thời hạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
2.Thời hạn điều tra vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 90 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày.
3.Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.
4.Việc gia hạn điều tra phải được thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn điều tra.
1. Trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sau đây theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
c) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, tổ chức, cá nhân liên quan khác để thu thập và xác minh các thông tin, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc lấy lời khai quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành bên ngoài trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào từng trang. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản còn phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản vào từng trang.
4. Trường hợp người được lấy lời khai từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản, điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
1. Trong quá trình điều tra, các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng. Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định.
2. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
1. Trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp xác định không có căn cứ hoặc không khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tiếp tục điều tra theo quy định của Luật này. Thời hạn điều tra được tính từ ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhận lại hồ sơ.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
1.Trong quá trình điều tra không thể thu thập chứng cứ để chứng minh được hành vi vi phạm theo quy định của Luật này;
2.Bên khiếu nại rút hồ sơ khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chấp thuận;
3.Trường hợp thực hiện điều tra quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chấp thuận.
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra trong các trường hợp sau đây:
a) Bên bị điều tra không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 86 của Luật này;
b) Việc chấp thuận cam kết của bên bị điều tra dựa trên các thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc thông tin sai lệch do các bên cung cấp.
2. Thời hạn điều tra sau khi có quyết định khôi phục điều tra là 04 tháng.
1. Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau đây để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh:
a.Tóm tắt vụ việc;
b.Xác định hành vi vi phạm;
c.Tình tiết và chứng cứ được xác minh;
d.Đề xuất biện pháp xử lý.
2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tổ chức xử lý theo quy định của Luật này.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
2. Thời hạn xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong trường hợp điều tra bổ sung là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;
c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
2. Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thể yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 60 ngày kể từ ngày yêu cầu.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 92 của Luật này hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
4. Trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
5. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trên cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
1.Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp sau đây:
a) Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
b) Trường hợp thực hiện điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
2.Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:
a.Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
b.Trường hợp thực hiện điều tra quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
3.Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và công bố công khai.
1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
2. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.
3. Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần; trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.
4. Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:
a) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Bên khiếu nại;
c) Bên bị điều tra;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Thư ký phiên điều trần;
g) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
5. Tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản.
1. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt nội dung vụ việc;
b) Phân tích vụ việc;
c) Kết luận xử lý vụ việc.
2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được tống đạt cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký.
3. Việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:
a) Trực tiếp;
b) Qua bưu điện;
c) Qua người thứ ba được ủy quyền.
4. Trường hợp không tống đạt được theo một trong các phương thức quy định tại khoản 3 Điều này thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
1.Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a. Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b. Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;
c. Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;
d. Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;
đ. Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại.
2. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan đến nội dung đơn khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó. Quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
1. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và tất cả các thành viên khác của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại tham gia.
Quyết định giải quyết khiếu nại được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại;
c) Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại.
2. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh được quy định như sau:
a) Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền;
b) Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
1. Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:
a) Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không đúng quy định của Luật này;
b) Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng cạnh tranh;
c) Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không thể biết được.
4. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị hủy theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia giao lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vi phạm trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này không được tiếp tục tham gia điều tra, xử lý vụ việc này.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi đến tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành.
1. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
1. Các quyết định sau đây phải được công bố công khai, trừ nội dung quy định tại Điều 105 của Luật này:
a) Quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;
b) Quyết định về việc tập trung kinh tế;
c) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh;
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia công bố công khai các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này sau khi quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 23/2018/QH14 |
Hanoi, June 12, 2018 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Competition Law.
This Law sets forth anti-competitive practices, economic concentration that causes or may cause anti-competitive effects on the market of Vietnam; unfair competition practices; competition legal proceedings; sanctions against violations of competition law; state management of competition.
1. Business organizations and individuals (hereinafter referred to as enterprises), including enterprises that produce and provide public-utility products and services, enterprises that operate in state-monopolized sectors/domains, public sector entities and foreign enterprises that operate in Vietnam.
2. Industry associations operating in Vietnam.
3. Relevant domestic and foreign agencies, organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of the Law, these terms below shall be construed as follows:
1. “Industry association” includes business association and professional association.
2. “Anti-competitive practices” means enterprises’ practices that cause or may cause anti-competitive effects, including anti-competitive agreement, abuse of a dominant position on the market and abuse of monopoly power.
3. “Anti-competitive effects” means the effect of eliminating, reducing, distorting or deterring competition on the market.
4. “Anti-competitive agreement” means arrangements made by parties in any form, which causes or may cause anti-competitive effects.
5. “Abuse of a dominant position, abuse of monopoly position” means behavior of enterprises with dominant position, monopoly position which causes or may cause anti-competitive effects.
6. “Unfair competition practices” means competition acts performed by enterprises against the principles of good faith, honesty, business norms and standards, which cause or may cause damage to the legitimate rights and interests of other enterprises.
7. “Relevant market” means the market of those products and/or services that are regarded as interchangeable by reason of their characteristics, intended use and prices in a specific geographical area with homogeneous conditions of competition, which is considerably differentiated from neighboring geographic areas.
8. “Competition legal proceedings” means investigation, handling of competitions cases and handling of claims against decisions on settlement of a competition case (hereinafter referred to as settlement decisions) following the procedures prescribed herein.
9. “Competition case” means case showing signs of violation of competition law, which is investigated and handled in accordance with this Law, including anti-competition, violation of regulations on economic concentration and unfair competition.
Article 4. State’s policies on competition
1. This Law governs competition relations in general. Investigation and handling of competitions cases, exemption from prohibition on anti-competitive agreement and notification of economic concentration shall apply this Law.
2. If there is any discrepancy between this Law and other laws in terms of anti-competitive practices, economic concentration, unfair competition practices and handling of unfair competition practices, the latter shall prevail.
Article 5. Competition rights and rules in business
1. Enterprises are entitled to freedom of competition in accordance with legal provisions. The State guarantees the lawful right to competition in business.
2. Competition must be implemented on the principles of honesty, fairness, non-infringement upon the interests of the State, public interests, legitimate rights and interests of enterprises and consumers.
Article 6. State’s policies on competition
1. Create and maintain healthy, fair, and transparent competition environment.
2. Promote competition, ensure right to freedom of competition in business accordance with legal provisions.
3. Enhance accessibility to market, improve efficiency, social welfares and protect consumers’ interests.
4. Enable society and consumers to oversee the implementation of competition law.
Article 7. Roles of regulatory agencies in competition
1. The Government shall perform uniform state management of competition.
2. The Ministry of Industry and Trade shall be the designated contact point that assists the Government in state management of competition.
3. Ministries, ministerial-level agencies, within their tasks and powers, shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in state management of competition.
4. People’s Committees of provinces, within their tasks and powers, shall perform state management of competition.
Article 8. Prohibited acts related to competition
1. State agencies are prohibited from performing the following acts to prevent competition on the market:
a) Forcing, requesting, recommending enterprises, organizations or individuals to or not to buy, sell specific products, provide services or from/to specific enterprises, except for products and services in state-monopolized domains or in emergency cases prescribed by law;
b) Discriminating among enterprises;
c) Forcing, requesting, recommending industry associations, social-occupational organizations or enterprises to associate with one another with a view to restrain competition on the market;
d) Taking advantage of their positions and powers to illegally intervene the competition.
2. Organizations, individuals are prohibited from providing information, mobilizing, encouraging, coercing or enabling enterprises to engage in anti-competitive practices or unfair competition.
RELEVANT MARKET AND MARKET SHARE
Article 9. Determination of relevant market
1. Relevant market is defined on the basis of relevant product market and relevant geographic market.
A relevant product market comprises all those products and/or services which are regarded as interchangeable or substitutable by reason of the products' characteristics, their prices and their intended use.
A relevant geographic market is a specific geographical area in which provided goods and services are interchangeable under homogeneous conditions of competition, and which is considerably differentiated from neighboring geographic areas.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 10. Determination of market share and combined market share
1. Based on characteristics and nature of the relevant market, the market share of enterprises on the relevant market shall be determined using one of the following methods:
a) The percentage of sales revenue of an enterprise out of the total sales revenue of all enterprises on the relevant market on a monthly, quarterly or yearly basis;
b) The percentage of purchase revenue of an enterprise out of the total purchase revenue of all enterprises on the relevant market on a monthly, quarterly or yearly basis;
c) The percentage of volume of product/service sold by an enterprise out of the total volume of products/services sold by all enterprises on the relevant market on a monthly, quarterly or yearly basis;
d) The percentage of volume of product/service purchased by an enterprise out of the total volume of product /service purchased by all enterprises on the relevant market on a monthly, quarterly or yearly basis.
2. Combined market share is total market shares on relevant market of enterprises engaging anti-competitive practices or economic concentration.
3. The revenue used to determine market share prescribed in Clause 1 hereof shall be defined by Vietnam’s accounting standards.
4. In case where an enterprise operates for less than one financial year, the revenue, sales, volume of goods and services sold/purchased used to determine the market share prescribed in Clause 1 hereof shall be calculated from the date of commencing its operations till the date of determining its market share.
5. The Government shall provide guidelines for this Article.
Article 11. Anti-competitive agreements
1. Agreements on directly or indirectly fixing goods or service prices.
2. Agreements on distributing customers, consumption market, sources of supply of goods, provision of services.
3. Agreements on limiting or controlling the quantity, volume of produced, purchased, sold goods or provided services.
4. Agreements for one of more parties to the agreements to win tenders when participating in tenders for supply of goods or services.
5. Agreements on preventing, restraining, disallowing other enterprises from entering the market or develop business.
6. Agreements on abolishing from the market enterprises other than the parties to the agreements.
7. Agreements on restricting technical or technological development and investments.
8. Agreement on imposing on other enterprises conditions for signing of goods or services purchase or sale contracts or forcing other enterprises to accept obligations which have no direct connection with the subject of such contracts.
9. Agreements on not trading with enterprises other than the parties to the agreements.
10. Agreements on restricting consumption market, sources of supply of goods and services from enterprises other than the parties to the agreements.
11. Other agreements that cause or may cause anti-competitive effects.
Article 12. Prohibited anti-competitive agreements
1. Enterprises on the same relevant market are prohibited from entering anti-competitive agreements prescribed in Clauses 1, 2, and 3 Article 11 of this Law.
2. Enterprises are prohibited from entering anti-competitive agreements prescribed in Clauses 4, 5 and 6 Article 11 of this Law.
3. Enterprises on the same relevant market are prohibited from entering anti-competitive agreements prescribed in Clauses 7, 8, 9, 10 and 11 Article 11 of this Law if such agreements cause or may cause substantial anti-competitive effects on the market.
4. Enterprises doing business in different steps of the same production, distribution, supply chain for specific kinds of goods, services are prohibited from entering anti-competitive agreements prescribed in Clauses 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 and 11 Article 11 of this Law if such agreements cause or may cause substantial anti-competitive effects on the market.
Article 13. Assessment of substantial anti-competitive effects caused or probably caused by anti-competitive agreements
1. The National Competition Commission shall assess substantial anti-competitive effects caused or probably caused by an anti-competitive agreement based on the following factors:
a) Market share of the enterprises engaging in the agreement;
b) Barriers to market entry and expansion;
c) Limitations to technological research, development, renovation or technological capacity limitation;
d) Reduction in accessibility or ownership to essential infrastructure;
dd) Increase of customers’ costs and time for buying goods and services of the enterprises engaging in the agreement or customers’ switching to other related products;
e) Obstruction of competition in the market through control of other specific factors in the sectors and domains related to the parties engaging in the agreement.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 14. Exemption from prohibition on anti-competitive agreements
1. Anti-competitive agreements prescribed in Clauses 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 and 11 Article 11 which are prohibited in Article 12 of this Law shall be granted exemption for a definite term if they meet one of the following conditions and benefit consumers:
a) Promoting technical and technological advances, raising the quality of goods, services;
b) Increasing the competitiveness of Vietnamese enterprises on international market;
c) Promoting the single application of quality standards and technical norms of product categories;
d) Agreeing on conditions for contract performance, goods delivery and payment, which are not related to prices and price elements.
2. In cases where labor agreements, cooperation agreements in specific sectors or domains have been prescribed by other relevant laws, they shall be exempted in accordance with the provisions of this Law.
Article 15. Application for exemption from prohibition on anti-competitive agreements
1. Enterprises intending to enter into anti-competitive agreements shall submit an application for exemption for prohibited anti-competitive agreements (hereinafter referred to as exemption application) to the National Competition Commission.
2. Required documents in exemption application:
a) An application form issued by the National Competition Commission;
b) Draft contents of the agreement reached by the parties;
c) A valid copy of the enterprise registration certificate or equivalent document of each enterprise participating in the anti-competitive agreement and a copy of the association's charter, for cases where an industry association participates in the agreement;
d) Financial statements of the two consecutive years preceding the year of submission of the exemption application or, in case of newly established enterprises, financial statements from the time of establishment to the time of submission of the exemption application of each enterprise participating in an anti-competitive agreement, which are certified by an auditing firm in accordance with the provisions of law;
dd) A report explaining in detail the eligibility for exemption as specified in Clause 1 Article 14 of this Law, enclosed with evidence;
e) Letter(s) of authorization given to representatives by the parties to the anti-competitive agreement.
3. The party submitting the application shall be responsible for the truthfulness of the application. Vietnamese translations are required if documents in the application are made in foreign language.
Article 16. Acceptance of exemption application
1. The National Competition Commission shall be responsible for accepting exemption applications.
2. Within 7 working days from receipt of an exemption application, the National Competitive Commission shall notify the applicant in writing that whether the application is complete and valid.
If the application is incomplete or invalid, the National Competition Commission shall notify the applicant in writing of deficiencies need amendments and allow them 30 days to make amendments from the date of notice.
Upon expiry of 30 days, if no amendment is made or the application is not amended completely, the National Competition Commission shall return the application.
3. After receiving a notice certifying that the application is complete and valid, the applicant shall pay an amount of appraisal fee as prescribed in law on fees and charges.
4. The application is accepted when the applicant fully pays the appraisal fee.
Article 17. Request for further documentation in exemption application
1. After accepting the exemption application, the National Competition Commission may request the applicant to provide further documentation relating to the intention to execute the anti-competitive agreement.
2. If the applicant fails to provide additional documentation or provide insufficient documentation, the National Competition Commission shall consider the application according to provided documentation.
Article 18. Consultation while processing exemption application
1. The National Competition Commission may consult relevant entities about the contents of the prohibited anti-competitive agreement in question.
2. Within 15 days from the date on which the request for consultation is received, the relevant entity shall respond in writing and provide documentation supporting their consultation.
Article 19. Withdrawal of exemption application
1. An applicant is entitled to withdraw its exemption application. A request for withdrawal of such application shall be made in writing and sent to the National Competition Commission.
2. The appraisal fee shall not be refunded to the applicant who withdrew its exemption application.
Article 20. Power and time limit to grant exemption
1. The National Competition Commission has power to grant or not grant exemption as prescribed in this Law; if exemption is not granted, it shall provide explanation in writing.
2. Time limit for granting exemption is 60 days from the date on which the application is accepted.
3. In a complicated case, the time limit prescribed in Clause 2 of this Article may be extended by the National Competition Commission but not exceeding 30 days. The extension must be notified to the applicant at least 3 working days before the deadline for consider granting the exemption.
4. If the National Competition Commission commits violations against regulations on procedures and time limit for granting exemption, the enterprise is entitled to file a claim or lawsuit as per the law.
Article 21. Exemption decision
1. An exemption decision must at least contain:
a) Names and address of parties engaging in the agreement;
b) Contents of the agreement to be performed;
c) Conditions and obligations of parties engaging in the agreement;
d) Exemption period.
2. An exemption decision must be sent to parties engaging in the agreement within 7 working days from its date of issuance.
3. The exemption period prescribed in Point d Clause 1 hereof is no longer than 5 years from the date of issuance.
Within 90 days before expiry of exemption period, at the request of parties engaging in the agreement, the National Competition Commission shall consider granting further exemption. If a further exemption is granted, the extra period is no longer than 5 years from the date on which the decision of further exemption is issued.
Article 22. Execution of anti-competitive agreement eligible for exemption
1. Parties engaging in an anti-competitive agreement that are eligible for exemption prescribed in Clause 1 Article 14 hereof may only enter into the agreement after they obtain an exemption decision as prescribed in Article 21 hereof.
2. Parties engaging in the agreement eligible for exemption must adhere to the exemption decision as prescribed in Article 21 hereof.
Article 23. Annulment of exemption decision
1. The National Competition Commission shall decide to annul exemption decisions in the following cases:
a) Eligibility for exemption is not longer available;
b) Fraud is found in the application for exemption;
c) The enterprise gaining exemption fails to fulfill the conditions and obligations specified in the exemption decision;
d) The exemption decision is made based on inaccurate information on eligibility for exemption.
2. If the enterprise gaining exemption is no longer eligible for exemption, it shall notify the National Competition Commission, the National Competition Commission shall then issue a decision on annulment of exemption decision.
3. An annulment of exemption decision must be sent to parties engaging in the agreement within 7 working days from its date of issuance.
ABUSE OF A DOMINANT POSITION, ABUSE OF A MONOPOLY POSITION
Article 24. Enterprises, groups of enterprises holding a dominant position on the market
1. An enterprise shall be considered to hold a dominant position on the market if it has substantial market power as specified in Article 26 of this Law or has market shares of 30% or more on the relevant market.
2. A group of enterprises shall be considered to hold a dominant position on the market if they jointly cause anti-competitive effects and have substantial market power as specified in Article 26 of this Law or their total market shares fall into one of the following cases:
a) Two enterprises having the total market share of 50% or more on the relevant market;
b) Three enterprises having the total market share of 65% or more on the relevant market;
c) Four enterprises having the total market share of 75% or more on the relevant market;
d) At least five enterprises having the total market share of 85% or more on the relevant market.
3. A group of enterprises holding a dominant market position prescribed in Clause 2 of this Article excludes an enterprise holding market share of less than 10% of the relevant market.
Article 25. Enterprises holding a monopoly position
An enterprise shall be considered to hold the monopoly position if there is no enterprise competing on the goods or services dealt in by such enterprise on the relevant market.
Article 26. Determination of substantial market power
1. Substantial market power of an enterprise or group of enterprises is determined based on some of the following factors:
a) Market shares of enterprises on the relevant market;
b) Financial strength and size of the enterprise;
c) Barriers to market entry and expansion to other enterprises;
d) Ability to obtain, assess, control the goods distribution/consumption market or sources of supply;
dd) Advantages in technology and technical infrastructure;
e) Right to own, obtain and assess infrastructure;
g) Right to own or use subject matters of intellectual property;
h) Ability to transfer to other sources of supply or demand associated with other goods and related services;
i) Particular factors in the sector that the enterprise runs the business.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 27. Prohibited abuse of a dominant position or abuse of a monopoly position
1. An enterprise or group of enterprises holding a dominant position on the market is prohibited from:
a) Selling goods or providing services below costs that drives or probably drives competitors out of the market;
b) Imposing irrational buying or selling prices of goods or services or establishing minimum resale price maintenance (RPM), which causes or possibly causes damage to customers;
c) Restricting production and distribution of goods, services, limiting markets, preventing technical and technological development, which causes or possibly causes damage to customers;
d) Applying dissimilar commercial conditions in similar transactions, which leads to or possibly leads to prevention of other enterprises from market entry or expansion or exclusion of other enterprises;
dd) Imposing conditions on other enterprises to conclude goods or services purchase or sale contracts or requesting customers to accept obligations which have no direct connection with subjects of such contracts, which leads to or possibly leads to prevention of other enterprises from market entry/expansion or exclusion of other enterprises;
e) Preventing other enterprises from market entry or expansion;
g) Other prohibited abuse of a dominant position prescribed in other laws.
2. An enterprise holding a monopoly position is prohibited from:
a) Performing acts prescribed in Points b, c, d, dd and e Clause 1 hereof;
b) Imposing unfavorable conditions on customers;
c) Taking advantage of the monopoly position to unilaterally modify or cancel the contract already signed without justifiable reasons;
d) Other prohibited abuse of a monopoly position prescribed in other laws.
Article 28. Control of enterprises operating in state-monopolized domains
1. The State controls enterprises operating in state-monopolized domains with the following measures:
a) Deciding buying prices, selling prices of goods, services in state-monopolized domains;
b) Deciding the quantity, volume and market scope of goods, services in state-monopolized domains;
c) Directing, organizing the markets related to goods, services in state-monopolized domains prescribed by this Law and other relevant laws.
2. When undertaking other business activities outside state-monopolized domains, enterprises shall not be subject to the provisions of Clause 1 of this Article but be still subject to the application of other provisions of this Law.
Article 29. Categories of economic concentration
1. Economic concentration includes the following categories:
a) Merger of enterprises;
b) Consolidation of enterprises;
c) Acquisition of enterprises;
d) Joint venture between/among enterprises;
dd) Other categories of economic concentration as per the law.
2. Merger of enterprises means an act whereby one or several enterprises transfer all of its/their property, rights, obligations and legitimate interests to another enterprise, and at the same time terminate the existence of the merged enterprises.
3. Consolidation of enterprises means an act whereby two or more enterprises transfer all of their property, rights, obligations and legitimate interests to form a new enterprise and, at the same time, terminate the existence of the consolidating enterprises.
4. Acquisition of enterprises means an act whereby an enterprise acquires the whole or part of property or shares of another enterprise sufficient to control or dominate all or one of the trades of the acquired enterprise.
5. Joint venture between enterprises means an act whereby two or more enterprises jointly contribute part of their property, rights, obligations and legitimate interests to the establishment of a new enterprise.
Article 30. Prohibited economic concentration
Economic concentration shall be prohibited if it causes or probably cause substantial anti-competitive effects on the Vietnamese market.
Article 31. Assessment of substantial anti-competitive effects caused or probably caused by economic concentration
1. The National Competition Commission shall assess substantial anti-competitive effects cause or probably caused by economic concentration based on the following factors:
a) Combined market share of enterprises engaging in the economic concentration on the relevant market;
b) The degree of concentration on the relevant market before and after the economic concentration;
c) The relationship of the parties engaging in the economic concentration in the production, distribution or supply chain for a certain kind of goods/service or the business lines of the parties engaging in the economic concentration which are inputs of or complementary to one another;
d) Competitive advantage brought about by economic concentration in the relevant market;
dd) The ability of enterprises after the economic concentration for increasing significantly their prices or return on sales;
e) The ability of enterprises after the economic concentration for removing or preventing other enterprises from market entry or expansion;
g) Particular factors in the sectors and domains where enterprises are engaging in economic concentration.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 32. Assessment of positive effects of economic concentration
1. The National Competition Commission shall assess positive effects of economic concentration based on one of the following factors or a combination of factors:
a) Positive effects on the development of the sector, domain, science and technology in accordance with the state’s strategies and planning;
b) Positive effects on the development of small and medium-sized enterprises;
c) Increase of the competitiveness of Vietnamese enterprises on the international market.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 33. Notification of economic concentration
1. The enterprises engaging in economic concentration must file a dossier of economic concentration notification (hereinafter referred to as notification dossier) to the National Competition Commission as prescribed in Article 34 of this Law before initiating economic concentration if they reach the notification threshold.
2. The notification threshold shall be determined based on one of the following criteria:
a) Total assets of the enterprises engaging in the economic concentration on the Vietnamese market;
b) Total turnover of enterprises engaging in the economic concentration on the Vietnamese market;
c) The transaction value of the economic concentration;
d) Combined market share of enterprises engaging in the economic concentration on the relevant market.
3. The Government shall provide guidelines for this Article in conformity with socio-economic conditions in each period.
Article 34. Notification dossier
1. A notification dossier shall consist of:
a) A notification of economic concentration issued by the National Competition Commission;
b) Agreed contents of the economic concentration or draft contracts, memorandum of understanding regarding economic concentration between/among enterprises;
c) Valid copies of the business registration certificates of similar documents of all enterprises engaging in economic concentration;
d) Financial statements of all enterprises engaging in economic concentration in two consecutive years before the notification year or, in case of newly-established enterprises, from the establishment time to the notification time as per the law;
dd) The list of parent companies, subsidiaries, associate companies, branches, representative offices and other affiliated entities of every enterprise engaging in economic concentration (if any);
e) The list of goods, services dealt in by each enterprise engaging in economic concentration;
g) Information about market shares in the sector where economic concentration will take place held by every enterprise engaging in economic concentration in 2 consecutive years before the notification year;
h) Proposed remedies for possible anti-competitive effects of the economic concentration;
i) Report on assessment of positive effects of economic concentration and measures to enhance the positive effects of economic concentration.
2. Enterprises submitting notification dossiers shall be accountable for the truthfulness of their dossiers. Vietnamese translations are required if documents in the dossier are made in foreign language.
Article 35. Receipt of notification dossiers
1. The National Competition Commission shall receive notification dossiers.
2. Within 7 working days from receipt of an exemption application, the National Competitive Commission shall notify the applicant in writing that whether the application is complete and valid.
If the application is incomplete or invalid, the National Competition Commission shall notify the applicant in writing of deficiencies need amendments and allow them 30 days to make amendments from the date of notice.
Upon expiry of 30 days, if no amendment is made or the application is not amended completely, the National Competition Commission shall return the notification dossier.
Article 36. Preliminary assessment of economic concentration
1. The National Competition Commission shall be responsible for preliminary assessment of economic concentration. Matters to be preliminarily assessed in economic concentration:
a) Combined market share of enterprises engaging in the economic concentration on the relevant market;
b) The degree of concentration on the relevant market before and after the economic concentration;
c) The relationship of the parties engaging in the economic concentration in the production, distribution or supply chain for a certain kind of goods/service or the business lines of the parties engaging in the economic concentration which are inputs of or complementary to one another;
2. Within 30 days from receipt of a complete and valid notification dossier, the National Competition Commission shall notify the preliminary assessment result that:
a) economic concentration is approved; or
b) economic concentration is subject to further official assessment.
3. Upon expiry of 30 days prescribed in Clause 2 of this Article, if the National Competition Commission fails to notify the preliminary assessment result, the economic concentration may be effected and the National Competition Commission may not give a notification as provided in Point b Clause 2 of this Article.
4. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article and criteria for determining economic concentration subject to official assessment as prescribed in Point b Clause 2 of this Article.
Article 37. Official assessment of economic concentration
1. The National Competition Commission shall carry out the official assessment of economic concentration within 90 days from the date on which a notification of preliminary assessment result prescribed in Point b Clause 2 Article 36 of this Law.
In complicated cases, the time limit for official assessment of economic concentration may be extended, but not exceeding 60 days and the National Competition Commission shall inform enterprises submitting the notification dossier.
2. Matters to be officially assessed in economic concentration:
a) Assessment of substantial anti-competitive effects caused or probably caused by economic concentration as prescribed in Article 31 of this Law and remedial measures for anti-competitive effects;
b) Assessment of positive effects of economic concentration as prescribed in Article 32 of this Law and measures to enhance the positive effects of economic concentration;
c) Consolidated assessment of anti-competitive effects and positive anti-competitive effects of economic concentration forming the basis for consideration of economic concentration.
Article 38. Additional documentation on economic concentration
1. During the official assessment of economic concentration, the National Competition Commission may require the enterprise submitting notification dossier to provide additional documentation but not exceeding 2 times.
2. The enterprise submitting notification dossier shall provide additional documentation on economic concentration and be accountable for the completeness and accuracy of the documentation provided at the request of the National Competition Commission.
3. If the enterprise fails to provide additional documentation or provide insufficient documentation, the National Competition Commission shall consider the application according to provided documentation.
4. The duration for providing additional documentation prescribed in Clause 2 hereof shall not be included in the time limit for assessment of economic concentration prescribed in Clause 1 Article 37 of this Law.
Article 39. Consultation during the assessment of economic concentration
1. During the assessment of economic concentration, the National Competition Commission may consult the bodies which manage the domains/sectors where enterprises engaging in the economic concentration are operating.
Within 15 days from the date on which the request for consultation made by the National Competition Commission is received, the relevant entity shall respond in writing and provide documentation supporting their consultation.
2. During the assessment of economic concentration, the National Competition Commission may consult other related entities.
Article 40. Responsibility for providing documentation by related entities during the assessment of economic concentration
1. Related entities are responsible for fully, accurately and promptly providing the documentation requested by the National Competition Commission during the assessment of economic concentration, except the cases where the law provides otherwise.
2. The National Competition Commission shall ensure confidentiality of documentation provided as per the law.
Article 41. Decision on economic concentration
1. Upon completion of the official assessment of economic concentration, the National Competition Commission shall issue a decision determining that:
a) the economic concentration is approved;
b) the economic concentration is subject to conditions prescribed in Article 42 hereof; or
c) the economic concentration is prohibited.
2. The decision on economic concentration prescribed in Clause 1 hereof shall be sent to enterprises engaging in economic concentration within 5 working days from the date of issue.
3. If the National Competition Commission issues a decision beyond the given time limit that cause damage to enterprises, it shall compensate for such damage as per the law.
Article 42. Conditional economic concentration
Conditional economic concentration is economic concentration which is approved but subject to one or certain conditions below:
1. Total or partial division, resale of partial capital holding of enterprises engaging in economic concentration;
2. Control of the content related to the purchase and sale prices of goods, services or other trading conditions in business contracts of enterprises formed after the economic concentration;
3. Remedies to rectify the probability of causing adverse effects on competition on the market;
4. Other measures to enhance the positive effects of economic concentration.
Article 43. Implementation of economic concentration
1. Enterprises engaging in the economic concentration specified in Point a Clause 2, Clause 3 Article 36 and Point a, Point b Clause 1 Article 41 of this Law may carry out economic concentration procedures according to the legal provisions on enterprises and other relevant laws.
2. Enterprises engaging in the economic concentration specified in Point b Clause 1 Article 42 of this Law must fully meet the conditions for economic concentration as specified in the decision of the National Competition Commission before and after the economic concentration implementation.
Article 44. Violations against regulations on economic concentration
1. An enterprise fails to notify economic concentration under the provisions of this Law.
2. An enterprise implements economic concentration without receiving a notification of preliminary assessment result from the National Competition Commission prescribed in Clause 2 Article 36 of this Law, except for the case prescribed in Clause 3 Article 36 hereof.
3. An enterprise implements economic concentration before the National Competition Commission issues a decision on economic concentration prescribed in Article 41 of this Law although it is subject to official assessment of economic concentration.
4. An enterprise fails to meet or fully meet conditions specified in the decision on economic concentration prescribed in Point b Clause 1 Article 41 of this Law.
5. An enterprise implements economic concentration which is prohibited under Point c Clause 1 Article 41 of this Law.
6. An enterprise implements economic concentration which is prohibited under Article 30 of this Law.
PROHIBITED UNFAIR COMPETITION PRACTICES
Article 45. Prohibited unfair competition practices
1. Trade secret infringement in the following forms:
a) Assessing and acquiring trade secrets by going against security measures of the owner of such trade secrets;
b) Disclosing or using trade secrets without consent of the owner.
2. Forcing customers or business partners of other enterprises through threatening or coercion so that they do not enter in transaction or stop transaction with such enterprises.
3. Discrediting competitors through directly or indirectly providing untruthful information about such competitors which negatively impacts their goodwill, financial status or business operation.
4. Disrupting competitors’ business through directly or indirectly interrupting or disrupting their legitimate business operation.
5. Illegally luring customers through:
a) Providing false or misleading information to customers about the enterprise or products, services, sale promotion programs, transaction conditions related to the products or services provided by the enterprise to attract customers of competitors;
b) Comparing products, services of the enterprise with those of the same kinds of competitors without evidence to prove the comparison.
6. Sale of goods and services below cost that drives or probably drives competitors out of the market.
7. Other prohibited unfair competition practices prescribed in other laws.
NATIONAL COMPETITION COMMISSION
Article 46. National Competition Commission
1. The National Competition Commission is a body affiliated to the Ministry of Industry and Trade, composed of President, Deputy Presidents, and members.
The Competition Investigation Agency and other units form an assisting apparatus of the National Competition Commission.
2. The National Competition Commission has the following duties and powers:
a) Give advice to the Minister of Industry and Trade for performing state management of competition;
b) Initiate competition legal proceedings; control economic concentration; consider granting exemption decision; handle complaints against settlement decisions and other duties as prescribed in this Law and other law provisions.
3. The Government shall provide guidelines for duties, powers and organizational structure of the National Competition Commission.
Article 47. President of National Competition Commission
The President of the National Competition Commission is the head and take legal liability for the operation of the National Competition Commission.
Article 48. Members of National Competition Commission
1. Members of the National Competition Commission act as members of anti-competitive settlement council or anti-competitive complaint handling council in accordance with the competition legal proceedings prescribed in this Law.
2. The maximum number of members of the National Competition Commission is 15, including: President and other members. Members of the National Competition Commission are officials of the Ministry of Industry and Trade, relevant ministries, experts and scientists.
3. Members of the National Competition Commission shall be appointed and dismissed by the Prime Minister at the request of the Minister of Industry and Trade.
4. Term of office of members of the National Competition Commission is 5 years and they may be reappointed.
Article 49. Standards for members of National Competition Commission
1. Being Vietnamese citizens, having good moral qualities, integrity and honesty.
2. Obtaining at least a bachelor's degree or higher in law, economics or finance.
3. Having at least 9 years of work experience in one of the domains defined in Clause 2 of this Article.
Article 50. Competition Investigation Agency
1. The Competition Investigation Agency is an authority under the National Competition Commission and in charge of investigating violations against this Law.
2. The Competition Investigation Agency shall have the duties and powers to:
a) Gather and receive information for detecting signs of violations against this Law;
b) Organize the investigation of competition cases;
c) Propose the application, change or cancellation of measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations in investigation and settlement of competition cases;
d) Carry out investigation measures in the course of investigating competition cases as per the law;
dd) Other duties as assigned by the Chairperson of the National Competition Commission.
Article 51. Head of Competition Investigation Agency
1. The Head of the Competition Investigation Agency shall be appointed or dismissed by the President of the National Competition Commission.
2. The Head of the Competition Investigation Agency shall be responsible for organizing the operation of the Competition Investigation Agency in order to implement the provisions of Article 50 of this Law.
1. Investigators shall be appointed by the President of the National Competition Commission.
2. Investigators shall investigate competition cases as assigned by the Head of the Competition Investigation Agency.
Article 53. Standards for investigators
1. Being Vietnamese citizens, having good moral qualities, integrity and honesty.
2. Being officials of the National Competition Commission.
3. Obtaining at least a bachelor's degree or higher in law, economics, finance or information technology.
4. Having at least 5 years of work experience in one of the domains defined in Clause 3 of this Article.
5. Having been trained in investigation procedures.
Article 54. Principles of competition legal proceedings
1. All competition legal proceedings of competition presiding agencies, competition presiding officers, participants in competition legal proceedings and concerned entities must comply with the provisions of this Law.
2. In the process of carrying out competition legal proceedings, the competition presiding agencies, competition presiding officers and participants in competition legal proceedings must, within the scope of their respective tasks and powers, keep secrets of the competition case and trade secrets of enterprises as per the law.
3. Legitimate rights and interests of enterprises and relevant entities shall be respected during the competition legal proceedings.
Article 55. Language and script used in competition legal proceedings
The language and script used in competition legal proceedings is Vietnamese. Participants to competition legal proceedings shall be entitled to use their native language and script; in this case interpretation is required.
1. Evidences are facts used as grounds for determining whether or not violations against competition law exist, violating enterprises and other details which are meaningful in the settlement of competition cases.
2. Evidences are collected from the following sources:
a) Readable, audible, visible materials, electronic data;
b) Exhibits;
c) Testimonies, explanations of witnesses;
d) Testimonies, explanations of complainants, investigated parties, related entities;
dd) Expertise conclusions;
e) Records made during the investigation, settlement of competition cases;
g) Other documents, objects or sources prescribed by law.
3. Determination of evidence:
a) Readable documents shall be regarded as evidence if they are originals or notarized/authenticated copies provided or certified by involved or competent entities.
b) Audible and visible materials shall be regarded as evidence if they are presented together with the written explanation by the persons who have such materials about the origin of the materials in case they make records on their own, or the written explanation about the origin of the materials by the persons who have provided such materials to the persons who submit them, or description of the circumstances related to such recording or filming;
c) Electronic data messages in the form of exchange of electronic data, electronic vouchers, electronic mails, telegrams, faxes and other similar forms in accordance with the provisions of law on e-transactions;
d) Exhibits regarded as evidence that must be original objects related to the case;
dd) Statements, testimonies of witnesses; statements, testimonies and explanations of the complainant, the person against whom the complaint is made (hereinafter referred to as respondent), the investigated party or relevant entities shall be regarded as evidence if they are recorded in writing, audio tapes, audio disks, video clips or by other audio and visual equipment as prescribed in Points a and b of this Clause or made verbally at the hearing;
e) Expertise conclusions shall be regarded as evidence if the expertise is carried out in accordance with the procedures prescribed by law.
4. The Government shall provide guidelines for this Article.
Article 57. Responsibility for collaborating with and supporting the National Competition Commission
1. Competent bodies/persons, within the scope of their respective functions, duties and powers, shall be responsible for collaborating with and supporting the investigation and settlement of competition cases at the request of the National Competition Commission, the Competition Investigation Agency and the Anti-Competitive Settlement Council.
2. Enterprises, entities shall have to fully, accurately and promptly provide the information and documents they are managing or owning at the request of the National Competition Commission, the Competition Investigation Agency and Anti-Competitive Settlement Council.
Section 2. COMPETITION PRESIDING AGENCIES, COMPETITION PRESIDING OFFICERS
Article 58. Competition presiding agencies, competition presiding officers
1. Competition presiding agencies include:
a) National Competition Commission;
b) Anti-competitive settlement council;
c) Anti-competitive complaint handling council;
d) Competition Investigation Agency;
2. Competition presiding officers include:
a) President of the National Competition Commission;
b) President of the anti-competitive settlement council;
c) Members of the anti-competitive settlement council;
d) Members of anti-competitive complaint handling council;
dd) Head of Competition Investigation Agency;
e) Investigators;
g) Hearing clerks.
Article 59. Tasks and powers of the President of the National Competition Commission when conducting competition legal proceedings
1. Decide the establishment of the anti-competitive settlement council to settle anti-competitive practices and appoint a hearing clerk among officials of the National Competition Commission.
2. Decide the replacement of members of the anti-competitive settlement council, hearing clerks.
3. Set up an anti-competitive complaint handling council and act as the council chairperson.
4. Handle complaints against decisions on settlement of violations against regulations on economic concentration or unfair competition.
5. Require competent authorities to apply, change or cancel measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations in the investigation and handling of competition cases as prescribed in law on sanctions against administrative violations.
6. Decide the settlement of violations against economic concentration regulations.
7. Decide the settlement of unfair competition cases.
8. Other duties and powers prescribed by this Law.
Article 60. Anti-competitive settlement council
1. The anti-competitive settlement council shall be set up by of the President of the National Competition Commission to deal with specific anti-competitive cases. It shall automatically terminate operation and dissolve upon completion of its tasks. Anti-competitive settlement council operates independently and in line with the law.
2. The number of members of an anti-competitive settlement council shall be 3 or 5. These members shall be selected by the President of the National Competition Commission among the members of the National Competition Commission, of whom one shall be assigned to be the President of the anti-competitive settlement council.
3. When handling anti-competitive cases, anti-competitive settlement council shall operate on the principle of collectivity and under the majority rule.
Article 61. Duties and powers of anti-competitive settlement council and its chairperson and members
1. An anti-competitive settlement council has duties and powers to:
a) Open a hearing;
b) Summon participants to the hearing;
c) Summon witnesses at the request of involved parties;
d) Solicit expert opinion; replace expert witnesses or interpreters;
dd) Require Competition Investigation Agency to conduct further investigation;
e) Suspend the settlement of anti-competitive cases;
g) Handle anti-competitive cases;
h) Request the President of National Competition Commission to perform duties and powers as prescribed in Clause 2 and Clause 5 Article 59 of this Law;
i) Other duties and powers prescribed by this Law.
2. The chairperson of anti-competitive settlement council has duties and powers to:
a) Handle anti-competitive cases;
b) Summon and preside over meetings of the anti-competitive settlement council;
c) Sign documents of the anti-competitive settlement council;
d) Other duties and powers prescribed by this Law.
3. Members of anti-competitive settlement council have duties and powers to:
a) Join all meetings of anti-competitive settlement council;
b) Discuss and vote on issues under duties and powers of anti-competitive settlement council.
Article 62. Duties and powers of the Head of Competition Investigation Agency when conducting competition legal proceedings
1. The Head of Competition Investigation Agency shall have the duties and powers to:
a) Decide the investigation of competition cases upon the approval of the President of the National Competition Commission;
b) Decide the assignment of investigators for competition cases;
c) Request entities to provide documents, information, objects and explanation related to the cases at the request of investigators;
d) Decide the replacement of investigators of competition cases;
dd) Solicit expert opinion; replace expert witnesses or interpreters in the course of investigation;
e) Summon witnesses at the request of involved parties;
g) Decide the extension or suspension of investigation of competition cases upon the approval of the President of the National Competition Commission;
h) Propose the President of National Competition Commission to request competent authorities to apply, change or cancel measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations in the course of investigation;
i) Conclude the investigation of competitions cases;
k) Join hearings;
l) Other duties and powers prescribed by this Law.
2. Upon the completion of the investigation process, the Head of the Competition Investigation Agency shall sign the final investigation report, submit the investigation report and the entire competition case dossier to the President of the National Competition Commission.
Article 63. Duties and powers of investigators when conducting competition legal proceedings
1. Investigate competition cases as assigned by the Head of the Competition Investigation Agency.
2. Produce an investigation report upon completion of the investigation.
3. Preserve the materials provided.
4. Be held accountable to the Head of the Competition Investigation Agency and before the law for the performance of their duties and powers.
5. Join hearings.
6. Carry out investigation measures in the course of investigating competition cases as per the law.
7. Propose the Head of Competition Investigation Agency to extend, suspend and conclude the investigation of competitions cases, solicit expert opinion, or replace expert witnesses or interpreters during the investigation.
8. Report to Head of the Competition Investigation Agency for proposal to the President of the National Competition Commission who shall then request competent authority to apply measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations during investigation.
9. Other duties and powers prescribed by this Law.
Article 64. Duties and powers of hearing clerks
1. Prepare necessary professional operations before the opening of the hearing.
2. Read the rules of the hearing.
3. Report to the anti-competitive settlement council on the presence or absence of persons summoned to the hearing.
4. Take minutes of the hearing.
5. Perform other tasks assigned by the chairperson of the anti-competitive settlement council.
Article 65. Replacement of competition presiding officers
1. Members of the anti-competitive settlement council, investigators, hearing clerks shall be replaced if they fall into one of the following cases:
a) Being relatives of the investigated party or the complainant;
b) Being person with relevant rights and obligations to the competitions cases;
c) There are obvious grounds to believe that they are biased when performing their duties.
2. The President of National Competition Commission shall replace members of the anti-competitive settlement council or hearing clerks at his/her discretion or at the request of anti-competitive settlement council.
3. At the hearing, in case of replacement of member(s) of the anti-competitive settlement council or the hearing clerk, the anti-competitive settlement council shall issue a decision to postpone the hearing and request the President of National Competition Commission to replace the members of the anti-competitive settlement council or the hearing clerk. The hearing shall not be suspended more than 15 days from the date of suspension.
Section 3. PARTICIPANTS IN COMPETITION LEGAL PROCEEDINGS
Article 66. Participants in competition legal proceedings
1. The complainant.
2. The respondent.
3. The investigated party.
4. Person with relevant rights and obligations.
5. Persons protecting legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party, persons with related interests and obligations.
6. Witnesses.
7. Expert witnesses.
8. Interpreters.
Article 67. Rights and obligations of complainants, respondents and investigated parties
1. Complainant is an organization or individual who files a complaint prescribed in Article 77 of this Law to National Competition Commission for investigation as prescribed in Article 78 of this Law. A complainant has the following rights:
a) The rights prescribed in Clause 3 of this Article;
b) Propose the President of the National Competition Commission to request competent authority to apply measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations during investigation.
2. Respondent is an organization or individual against whom the complaint about competition violation is made. A respondent has rights to:
a) Be informed of information about the complaint;
b) Explain matters of complaint.
3. Investigated party is an organization or individual against whom the National Competition Commission carries out an investigation in the cases prescribed in Article 80 of this Law. An investigated party has rights to:
a) Participate in stages of the competition procedure;
b) Provide information, documents and objects to protect their legitimate rights and interests;
c) Be informed of information, documents and objects presented by the complainant or the Competition Investigation Agency;
d) Study documents in the competition case dossier and to record, copy necessary documents included in the competition case dossier in order to protect their legitimate rights and interests; except for documents and evidence which cannot be publicized in accordance with law;
dd) Participate and present opinions at the hearing;
e) Request the presence of witnesses;
g) Request solicitation of expert opinion;
h) Request replacement of competition presiding officers, participants in competition legal proceedings;
i) Authorize protectors of their rights and legitimate interests to participate in competition legal proceedings;
k) Request the Completion Investigation Agency, anti-competitive settlement council to accept the participation of persons with related interests and obligations in competition legal proceedings;
l) Other rights as per the law.
4. Investigated parties and complainants have obligations to:
a. Provide sufficient and accurate information, documents, objects related to their proposals or requests in a timely manner;
b. Be present in response to the summonses of the Competition Investigation Agency and the anti-competitive settlement council.
c. Not to disclose investigation secrets which they know in the process of participating in competition procedures; not to use the recorded or copied documents in the competition case dossier for the purpose of infringing upon the interests of the State and legitimate rights and interests of other organizations or individuals;
d. Execute decisions of the National Competition Commission, the competition settlement council and the Competition Investigation Agency.
Article 68. Protectors of legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party, persons with related interests and obligations
1. Protectors of legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party, persons with related rights and obligations are participants in competition legal proceedings to protect the legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party or person with related rights and obligations at their written requests.
2. The following persons may act the protectors of legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party, or persons with related rights and obligation when so requested:
a) Lawyers as prescribed by law on lawyers;
b) Vietnamese citizens who have full legal capacity, have legal knowledge, have no criminal convictions and have not been charged with offences.
3. Protectors of the legitimate rights and interests of the complainant, respondent, the investigated party, persons with related rights and obligations may protect the legitimate rights and interests of more than one party in the same case if the legitimate right and interests of those parties are not opposite. Multiple protectors of legitimate rights and interests may jointly protect the legitimate rights and interests of one party in a case.
4. When a person registers as a protector of legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party, or person with related rights and obligations, he/she must present the written request made by the complainant, respondent, investigated party, or person with related rights and obligations.
5. When participating in competition legal proceedings, the protector of the legitimate rights and interests of the complainant, respondent, investigated party or person with related rights and obligations shall have rights and obligations to:
a) Participate in stages of the competition procedure;
b) Verify and collect evidence and submit them in order to protect the legitimate rights and interests of the party which they represent;
c) Study documents in the competition case dossiers and to take notes and copy necessary documents in such dossiers in order to protect the legitimate rights and interests of the parties which they represent;
d) Propose the replacement of competition presiding officers and/or participants in competition legal proceedings, on behalf of the parties they represent;
dd) Respect truth and law; not to bribe, force or incite other persons to give false testimonies or supply untruthful documents;
e) Appear in response to the summonses of the National Competition Commission, Competition Investigation Agency and competition settlement council;
g) Not to disclose investigation secrets they know in the process of participating in competition legal proceedings; not to use their notes and copies of documents in the competition case dossiers for the purpose of infringing upon the State's interests or legitimate rights and interests of organizations and individuals;
h) Other rights and obligations as prescribed by law.
1. Persons who know about details related to competition cases may be summoned by the Competition Investigation Agency, anti-competitive settlement council to participate in competition legal proceedings in the capacity as witnesses. A legally incapacitated person may not act as a witness.
2. A witness shall have rights and obligations to:
a. Supply all documents, papers and things they have, which are related to the settlement of competition cases; give testimony to the Competition Investigation Agency, the anti-competitive settlement council on all details they know, which are related to the settlement of competition cases;
b. Participate in hearings and give testimony to the anti-competitive settlement council;
c. Be allowed to take leave when they are summoned by or give testimony to the Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council if they are working for agencies, organizations or enterprises;
d. Be paid for relevant expenses as prescribed by law;
dd. Refuse to give testimony if such testimony is related to State secrets, professional secrets, trade secrets or personal privacy or badly, disadvantageously affects the complainant or investigated party who are their close relatives;
e. Pay damages and take legal liability for their false testimony causing damage to the complainant, investigated party or other entities;
g. Appear at the hearings in response to the summonses of the anti-competitive settlement council if they must give testimony publicly at the hearings;
h. Pledge before the Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council to exercise their rights and fulfill their obligations, except for minor witnesses;
i. Witnesses shall be protected as per the law.
3. Witnesses who refuse to give testimony, give false testimony, supply false materials or are absent without justifiable reasons when being summoned by the Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council shall have to bear liability as per the law, except for the case prescribed at Point dd Clause 2 of this Article.
1. Expert witness is a person who is knowledgeable about an area of expertise at the request of the Head of Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council or at the request of the involved parties in a case where the Head of Competition Investigation Agency or anti-competitive settlement council refuses the solicitation of expert opinion.
2. An expert witness shall have rights and obligations to:
a. Read documents in the competition case dossier which are related to the subject matters requiring expert opinions; to request the relevant entities, the expertise solicitor to supply documents necessary for giving expert opinions;
b. Raise questions to the participants in competition legal proceedings on matters related to subject matters requiring expert opinions;
c. Appear in response to the summonses of the competition presiding agencies c, give answers on matters related to the expertise as well as make expertise conclusions in an honest, grounded and objective manner;
d. Notify in writing the expertise solicitor of the impossibility to perform expertise because the subject matters requiring expert opinions fall beyond their professional capability or the supplied documents are not enough or are of no use for expertise;
dd. Preserve the received documents and return them to the expertise solicitor together with the expertise conclusions or the notice on the impossibility to perform expertise;
e. Not to collect by themselves documents for expertise, not to privately contact other participants in competition legal proceedings if such contact affects the impartiality of the expertise results; not to disclose information they know during the expertise, not to notify the expertise results to other persons, except for presiding agencies, expertise solicitor in a case where the Head of Competition Investigation Agency, anti-competitive settlement council refuses the solicitation of expert opinion;
g. Be paid for relevant expenses as prescribed by law.
3. Expert witnesses who refuse to give expertise conclusions without justifiable reasons or give false expertise conclusions or are absent without justifiable reasons when summoned by competition presiding agencies shall have to bear liability as per the law.
4. An expert witness must refuse to participate in competition legal proceedings or be replaced in the following cases:
a) He/she is the complainant, investigated party, person with relevant rights and obligations or relative of the complainant, investigated party, person with relevant interests;
b) He has participated in competition legal proceedings as a protector of legitimate rights and interests, witness or interpreter in the same competition case;
c) There are obvious grounds to believe that he/she is biased when performing his/her duties.
1. Interpreter is a person who is capable of translating a language other than Vietnamese into Vietnamese and vice versa in case where participants in competition legal proceedings cannot use Vietnamese. The interpreter may be requested by Competition Investigation Agency, the anti-competitive settlement council or selected by the complainant, investigated party or person with relevant rights and obligations or agreed upon by involved parties with approval of the Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council.
2. An interpreter shall have rights and obligations to:
a. Appear in answer to the summonses;
b. Interpret in a truthful, objective and accurate manner;
c. Ask competition presiding officers, participants in competition legal proceedings to clarify the contents to be interpreted;
d. Not to contact other participants in competition legal proceedings if such contact may affect the truthfulness, objectivity and accuracy of the interpretation;
dd. Be paid for relevant expenses as prescribed by law.
3. The expert witness must refuse to participate in competition legal proceedings or be replaced in the following cases:
a) He/she is the complainant, investigated party, person with relevant rights and obligations or relative of the complainant, investigated party, person with relevant interests;
b) He has participated in competition legal proceedings as a protector of legitimate rights and interests or expert witness in the same competition case;
c) There are obvious grounds to believe that he/she is biased when performing his/her duties.
4. The provisions of this Article also apply to those who understand the sign language of participants in competition legal proceedings with hearing or speech impairments. Where only the representatives or relatives of participants in competition legal proceedings with hearing or speech impairments can understand the latter’s sign language, they may be accepted by the Competition Investigation Agency or the competition settlement council to act as interpreters for such hearing/speech-impaired persons.
Article 72. Persons with relevant rights and obligations
1. Persons with rights and obligations related to a competition case are those who do not complain about the competition case or are not the investigated party, yet the settlement of the competition case is related to their rights and obligations. Therefore, they propose themselves or are requested by the complainant or the investigated party and accepted by the Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council for participation in the procedures as persons with related rights and obligations, or are requested by the Competition Investigation Agency or the anti-competitive settlement council to participate in the procedures as persons with related rights and obligations.
2. Persons with related interests, obligations may file independent claims or participate in competition legal proceedings on the side of the complainant or investigated party.
The procedures for filing independent claims shall be compliant with procedures for competition claims.
3. Persons with related interests, obligations who file independent claims, participate in competition legal proceedings on the side of the complainant or persons with interests only shall have the rights and obligations prescribed in Clause 1 and Clause 4 Article 67 of this Law.
4. Persons with related interests, obligations who participate in competition legal proceedings on the side of the investigated parties or persons with obligations only shall have the rights and obligations prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 67 of this Law.
Article 73. Refusing expertise, interpretation or requesting replacement of expert witnesses or interpreters
The refusal of expertise or interpretation or request for replacement of expert witnesses or interpreters must be made in writing with clear explanation.
Article 74. Deciding replacement of expert witnesses or interpreters
1. The replacement of expert witnesses or interpreters shall be decided by the Head of Competition Investigation Agency, except for the case prescribed in Clause 2 hereof.
2. During a hearing, the replacement of expert witnesses or interpreters shall be decided by the anti-competitive settlement council.
If it is necessary to replace expert witnesses or interpreters at the hearing, the anti-competitive settlement council shall issue a decision to postpone the hearing. The solicitation of other expert witnesses or appointment of other interpreters shall comply with the provisions of Articles 70 and 71 of this Law.
Section 4. PROCEDURES FOR INVESTIGATION AND SETTLEMENT OF COMPETITION CASES
Article 75. Provision of information on violations
1. An entity when having doubt or detecting signs of violation of the provisions of this Law shall have to notify and provide information and evidence for the National Competition Commission.
2. Organizations and individuals shall be responsible for the truthfulness of the information and evidence provided to the National Competition Commission.
3. When required, the National Competition Commission take necessary measures to ensure the confidentiality of information and identity of the organizations or individuals providing information or evidence.
Article 76. Receipt, verification and evaluation of information on violations
1. The National Competition Commission shall be responsible for receiving, verifying and evaluating information and evidence on violations provided by organizations and individuals.
2. The National Competition Commission shall have the right to request the organizations and individuals specified in Clause 1 Article 78 of this Law to provide further information, documents and evidence to clarify signs of violation.
Article 77. Complaints against competition cases
1. Organizations and individuals assuming that their rights and interests are breached due to violations of this Law shall have the right to lodge complaints against competition cases to the National Competition Commission.
2. The time limit for making such a complaint is 3 years since the performance of the acts with signs of violation of competition law.
3. A complaint dossier shall include:
a) A written complaint, using the form issued by the National Competition Commission;
b) Evidence to prove that contents of the complaint have grounds and legality;
c) Other relevant information (if any) that the complainant considers necessary for settlement of the case.
4. The complainant shall be responsible for the truthfulness of the information and evidence provided to the National Competition Commission.
Article 78. Receipt and verification of complaint dossiers
1. Within 7 days from receipt of the complaint dossier, the National Competition Commission shall verify if the complaint dossier is complete and valid; if it is complete and valid, the National Competition Commission shall notify the complainant and the respondent as the acknowledgement of complaint dossier.
2. Within 15 days from the notices given to relevant parties prescribed in Clause 1 of this Article, the National Competition Commission shall assess the complaint dossier; if it fails to meet requirements prescribed in Clause 3 Article 77 of this Article, the National Competition Commission shall notify the complainant in writing of amendments to the complaint dossier.
The time limit for amendments to the complaint dossier is 30 days from the date of receiving the Commission’s written notice of the amendments. The Commission may extend the time limit for amendments for only 1 time of no more than 15 days at the request of the complainant.
3. Within the time limits set out in Clauses 2 and 3 of this Article, the complainant shall have the right to withdraw the complaint dossier and the National Competition Commission may stop the assessment of the complaint dossier.
Article 79. Return of complaint dossiers
The National Competition Commission shall return a complaint dossier in the following cases:
1. The time limit for making complaint is expired;
2. The complaint does not fall under the authority of the National Competition Commission;
3. The complainant does not amend the complaint dossier according to the provisions of Clause 2 Article 78 of this Law;
4. The complainant withdraws the complaint dossier.
Article 80. Competition investigation decisions
The Head of the Competition Investigation Agency shall issue a competition investigation decision in the following cases:
1. The complaint against a competition case satisfies the requirements prescribed in Article 77 of this Law and does not fall under Article 79 of this Law;
2. The National Competition Commission detects signs of violation of competition law within 3 years from the date the acts with signs of violation are committed.
Article 81. Competition investigation time limit
1. The time limit for investigation of an anti-competitive case is 9 months from the date of investigation decision; in case of complicated case, it may be extended once but not exceeding 3 months.
2. The time limit for investigation of a case in which a violation of economic concentration is found is 90 days from the date of investigation decision; in case of complicated case, it may be extended once but not exceeding 60 days.
3. The time limit for investigation of an unfair competition case is 60 days from the date of investigation decision; in case of complicated case, it may be extended once but not exceeding 45 days.
4. The extension of the investigation time limit must be notified to investigated party and concerned parties within 7 working days before the expiry date of the investigation.
Article 82. Application of measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations in investigation and settlement of competition cases
1. During the investigation and settlement of competition cases, the President of the National Competition Commission, within his/her competence, shall require competent authorities to apply measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations in accordance with law on sanctions against administrative violations:
a) Temporarily seizing exhibits and means of violations, licenses, practicing certificates;
b) Searching means of transport and objects;
c) Searching locations suspected to store exhibits and means of violations.
2. The Government shall set forth procedures for application of measures to prevent and guarantee imposition of sanctions against administrative violations in investigation and settlement of competition cases.
Article 83. Taking of testimonies
1. Investigators shall take testimonies of complainants, investigated parties, persons with related rights and obligations, witnesses, concerned organizations and individuals in order to gather and verify necessary information and evidence for settling competition cases.
2. The taking of testimony provided in Clause 1 of this Article shall be conducted at the headquarters of the National Competition Commission. In necessary circumstances, the testimonies may be taken outside the headquarters of the National Competition Commission.
3. The written record of the testimonies must be read by or to givers of testimonies, and be signed or fingerprinted by them. Givers of testimonies have the right to request amendments to the written record of the testimonies and sign or fingerprint on the amended/supplemented parts. The record must bear signatures of the testimony taker and the recorder on every page.
4. If the giver of testimonies refuses to sign or fingerprint the record, the investigator shall take the testimonies and sign the record and provide explanation.
Article 84. Summoning witnesses during investigation
1. The person who requests summoning a witness shall give explanation to the Competition Investigation Agency for consideration.
2. Testimonies taken from the witness shall be recorded as prescribed in Article 83 of this Law.
Article 85. Transfer of competition dossiers showing criminal signs
1. During the investigation, in a case where signs of crime are detected, investigators must report it to the Head of the Competition Investigation Agency for consideration and requesting the President of the National Competition Commission to transfer all or part of the relevant dossier to the competent regulatory body for settlement according to the legal provisions.
2. Where there is no ground or no criminal proceedings shall be instituted against a violation of competition regulations, the competent authority shall return the dossier to the National Competition Commission to continue the investigations in accordance with this Law. The investigation time limit shall commence from the date on which the National Competition Commission receives the dossier back.
Article 86. Suspension of investigation
The Head of the Competition Investigation Agency shall issue a decision to suspend the investigation of a competition case in the following cases:
1. Evidence to prove violations cannot be taken as prescribed in this Law;
2. The complainants withdraws the complaint and the investigated party commits to terminate the investigated act, commit to take remedial measures which are approved by the Competition Investigation Agency;
3. The investigated party commits, in case the investigation falls under the provisions of Clause 2 Article 80, to terminate the investigated acts, commit to take remedial measures which are approved by the Competition Investigation Agency.
Article 87. Re-establishment of investigation
1. The Head of the Competition Investigation Agency shall, on his own or at the request of the President of the National Competition Commission/of any involved party, re-establish the investigation in the following cases:
a) The investigated party fails to comply or complies in an incorrect and incomplete manner with the commitments as prescribed in Clauses 2 and 3 Article 86 of this Law;
b) The investigated party’s decision to accept commitments is based on incomplete, inaccurate or misleading information provided by involved parties.
2. The investigation time limit after the decision on re-establishment of investigation is issued is 4 months.
Article 88. Investigation reports
1. Investigators shall make an investigation report upon completion of the investigation which contains the following key contents and send it to the Head of Competition Investigation Agency:
a) A brief description of the case;
b) Determination of the violation;
c) Verified details and evidence;
d) Proposed handling measures.
2. The Head of the Competition Investigation Agency shall have to sign investigation conclusions and submit the competition case dossier, investigation report and investigation conclusions to the President of the National Competition Commission for settlement in accordance with this Law.
Article 89. Settlement of violation of economic concentration regulations
1. Within 30 days from receipt of the competition case dossier, investigation report and investigation conclusions, the President of the National Competition Commission shall issue a decision to:
a) settle a violation of economic concentration regulations;
b) request Competition Investigation Agency to carry out further investigation if the evidence collected is not sufficient to determine violations against competition regulations. The time limit for further investigation is 30 days from the date of decision; or
c) suspend the settlement of a violation of economic concentration regulations.
2. Time limit for settlement of a violation of economic concentration regulations in case of further investigation is 20 days from the date on which the dossier, investigation report and investigation conclusions are received.
Article 90. Settlement of an unfair competition case
1. Within 15 days from receipt of the competition case dossier, investigation report and investigation conclusions, the President of the National Competition Commission shall issue a decision to:
a) settle the unfair competition case;
b) request Competition Investigation Agency to carry out further investigation if the evidence collected is not sufficient to determine violations against competition regulations. The time limit for further investigation is 30 days from the date of decision; or
c) suspend the settlement of the unfair competition case.
2. Time limit for settlement of an unfair competition case in case of further investigation is 10 days from the date on which the dossier, investigation report and investigation conclusions are received.
Article 91. Settlement of an anti-competitive case
1. Within 15 days from receipt of the competition case dossier, investigation report and investigation conclusions, the President of the National Competition Commission shall establish an anti-competitive settlement council.
2. Within 30 days from the date of establishment, the anti-competitive settlement council may request Competition Investigation Agency to carry out further investigation if the evidence collected is not sufficient to determine violations against competition regulations. The time limit for further investigation is 60 days from the date of request.
3. Within 60 days from the date on which the council is established or the report and conclusions on further investigation are received, the anti-competitive settlement council shall issue a decision to suspend the settlement of competitions case as prescribed in Article 92 of this Law or to issue a settlement decision as prescribed in Article 94 of this Law.
4. Before issuing a decision on settlement of anti-competitive case, the anti-competitive settlement council shall open a hearing as prescribed in Article 93 of this Law.
5. The anti-competitive settlement council shall issue a decision on settlement on anti-competitive case according to discussion, ballot and decision on the majority rule.
Article 92. Suspension of competition case settlement
1. The President of the National Competition Commission shall decide to suspend the settlement of violations of economic concentration regulations and unfair competition cases in the following cases:
a) The complainants withdraws the complaint and the investigated party commits to terminate the investigated act, commit to take remedial measures;
b) The investigated party commits, in case the investigation falls under the provisions of Clause 2 Article 80, to terminate the investigated acts, commit to take remedial measures.
2. The anti-competitive settlement council shall decide to suspend the settlement of anti-competitive cases in the following cases
a) The complainants withdraws the complaint and the investigated party commits to terminate the investigated act, commit to take remedial measures;
b) The investigated party commits, in case the investigation falls under the provisions of Clause 2 Article 80, to terminate the investigated acts, commit to take remedial measures.
The decision on suspension of competition case settlement must be sent to the complainant, the investigated party and made public.
1. Within 15 days before expiry of time limit prescribed in c, 3 Article 91 of this Law, the anti-competitive settlement council shall open a hearing.
2. Such hearing shall be held in public. Where the contents of the hearing are related to national secrets or trade secrets, the hearing shall be held in confidentiality.
3. The decision to open the hearing and invitations to the hearing must be sent to the complainant, the investigated party and related organizations and individuals within 5 working days before the opening of the hearing. If they are absent in the hearing without justifiable reasons or still absent in second hearing although they are summoned validly, the anti-competitive settlement council shall still settle the competitions case as prescribed.
4. Participants in the hearing:
a) Members of the anti-competitive settlement council;
b) The complainant;
c) The investigated party;
d) Protectors of the legitimate rights and interests of the complainant or the investigated party;
dd) The Head of Competition Investigation Agency and investigators who have investigated the competition case;
e) Hearing clerks;
g) Person with relevant rights and obligations and others listed in the hearing opening decision.
5. At the hearing, participants shall present and discuss to protect their rights and legitimate interests. Opinions and arguments presented at the hearing must be recorded.
Article 94. Settlement decision
1. A settlement decision shall at least contain:
a) A brief description of the case;
b) Analysis of the case;
c) Conclusion of the case.
2. The settlement decision shall be served to relevant organizations and individuals within 5 working days from the date of signing.
3. The settlement decision shall be served by one of the following methods:
a) Personal service;
b) Service by post;
c) Service through an authorized third party.
4. If the settlement decision cannot be served using one of the methods prescribed in Clause 3 of this Article, it shall be put up publicly or announced by means of mass media.
Article 95. Effect of settlement decision
A settlement decision shall take effect from the expiry of a complaint period as prescribed in Article 96 of this Law, except for the case prescribed in Clause 2 Article 99 of this Law.
Section 5. HANDLING OF COMPLAINTS AGAINST SETTLEMENT DECISIONS
Article 96. Complaining about a settlement decision
In case of disagreement with a part or the whole of a settlement decision, the organizations or individuals may lodge a complaint with the President of the National Competition Commission within 30 days after receiving the settlement decision.
Article 97. Complaints against settlement decisions
1. A complaint against a settlement decision must at least contain:
a) Date of the complaint;
b) Name and address of the complainant;
c) Code and date of the settlement decision against which the complaint is filed;
d) Grounds for complaint and requests of the complainant;
dd) Signature and seal (if any) of the complainant.
2. The complaint against a settlement decision must be sent to together with additional evidence (if any) proving that the complaint is well-grounded and lawful.
Article 98. Processing of complaints against settlement decisions
Within 10 days after receiving a complaint, the President of the National Competition Commission shall process the complaint and notify the complainant and related parties in writing of the contents of the complaint; in case of refusal, the President of National Competition Commission shall provide explanation in writing.
Article 99. Consequences of complaints against settlement decisions
1. A settlement decision against which a complaint is filed shall continue to be enforced except for the cases stipulated in Clause 2 of this Article.
2. During the handling of complaints, if deeming that the implementation of a part or the whole of complained settlement decision shall result in consequences difficult to remedy, the President of the National Competition Commission shall decide to temporarily suspend the implementation of a part or the whole of such decision. The suspension decision issued by the President of National Competition Commission shall cease to be effective from the date on which the decision on handling of above-mentioned complaint take effect.
Article 100. Handling of complaints against settlement decisions
1. Handling of complaints against settlement decisions:
a) Within 5 working days from acceptance of a complaint, the President of National Competition Commission shall decide to set up a complaint handling council composed of the President of the National Competition Commission and all members of the National Competition Commission, except for members who have participated in the anti-competitive settlement council;
b) The decision on handling of the complaint must be voted by at least two thirds of total members of the complaint handling council.
The decision on handling of complaint shall be adopted by voting under majority rule; in the event of equal votes, the chairperson of the council shall have the deciding vote;
c) The time limit for handling of complaints is 30 days from the date on which the decision on establishment of the complaint handling council is issued.
2. Handling of complaints against decisions on settlement of violations of economic concentration regulations or unfair competition:
a) After receiving a complaint, the President of the National Competition Commission shall have to handle the complaint within his/her competence;
b) The time limit for handling of complaints is 30 days from the date on which the complaint is accepted.
3. In complicated cases, the time limit for handling complaint prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article may be extended but for no more than 45 days.
Article 101. Handling of complaints against settlement decisions
1. Uphold the settlement decision.
2. Amend a part or the whole of the settlement decision.
3. Cancel the settlement decision for re-settlement in any of the following cases:
a) The composition of the anti-competitive settlement council does not comply with this Law;
b) There is a serious violation against competition legal proceedings;
c) There are new facts leading possibly basic changes of the settlement decision that are not found during the investigation.
4. If the settlement decision is cancelled as prescribed in Article 3 of this Article, the President of National Competition Commission shall return the dossier in question to the Competition Investigation Agency or set up an anti-competitive settlement council as prescribed in this Law. A member of the anti-competitive settlement council or an investigator who commits a violation prescribed in Point a and b Clause 3 of this Article shall not be allowed to keep participating in investigation and settlement of this case.
Article 102. Effect of complaint handling decisions
1. A decision on handling of the complaint against settlement decision shall take effect from the day on which it is signed.
2. Within 5 working days from the date of signing, the decision on handling of the complaint against settlement decision shall be sent to relevant entities for further enforcement.
Article 103. Initiation of a lawsuit against complaint handling decisions
1. In case of disagreement with a complaint handling decision, the related party may initiate a lawsuit against a part or the whole of the contents of such decision to the competent court as prescribed in the Law on Administrative Proceedings within 30 days from the date of receiving the decision.
2. If the court accepts the lawsuit petition as prescribed in Clause 1 of this Article, the National Competition Commission shall transfer the competition dossier to the court within 10 days from the date on which the court's request is received.
Section 6. ANNOUNCEMENT OF DECISIONS OF NATIONAL COMPETITION COMMISSION
Article 104. Decisions to be announced
1. The following decisions must be announced, except for the contents prescribed in Article 105 of this Law:
a) Decision on exemption for prohibited anti-competitive agreements;
b) Decision on economic concentration;
c) Decision on competition case settlement;
d) Decision on suspension of competition case settlement;
dd) Decision on handling complaints against settlement decisions.
2. The National Competition Commission shall announce the decisions referred to in Clause 1 of this Article only after they have taken effect.
Article 105. Contents not to be disclosed
The President of the National Competition Commission shall decide the contents related to State secrets or trade secrets which are not to be disclosed in the decisions specified in Clause 1 Article 104 of this Law.
Article 106. Posting of contents to be announced
The contents allowed to be announced in the decisions referred to in Clause 1 Article 104 of this Law shall be posted on the website of the National Competitive Commission for a period of 90 consecutive days after such decisions take effect.
Article 107. Announcement and publication of annual performance reports of the National Competition Commission
The National Competition Commission shall announce and publish its annual performance reports on its website.
Section 7. INTERNATIONAL COOPERATION IN COMPETITION LEGAL PROCEEDINGS
Article 108. International cooperation in competition legal proceedings
1. The National Competition Commission shall conduct cooperation activities with foreign competition authorities in the course of competition legal proceedings in order to promptly detect, investigate and handle acts with signs of violation of competition law.
2. The scope of international cooperation in competition legal proceedings includes consultation, exchange of information and materials or other appropriate international cooperation activities in accordance with the provisions of Vietnamese law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Article 109. Principles of international cooperation in competition legal proceedings
1. International cooperation in competition legal proceedings shall be conducted on the principle of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference in each other's internal affairs, equality and mutual benefit, in conformity with Vietnamese Constitution, laws and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
2. In cases where Vietnam has not yet signed or joined related international treaties, international cooperation in competition legal proceedings shall be conducted on the principle of reciprocity but not contrary to Vietnamese laws, and in conformity with international laws and practices.
SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF COMPETITION LAW
Article 110. Rules and forms of sanctions against violations and remedial measures for violations of competition law
1. Any entity committing violation of competition law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, incur penalties for administrative violations or face a criminal prosecution; in case of damage to the interests of the State, legitimate rights and interests of organizations and individuals, compensation must be paid according to the provisions of law.
2. For each violation of competition law, the violator shall be subject to one of the following primary penalties:
a) Warning;
b) Fines.
3. Depending on nature and severity of the violation, the violator may be subject to one of the following additional penalties:
a) Revocation of enterprise registration certificates or equivalent, deprivation of licenses and practicing certificates;
b) Confiscation of the exhibits and means used for violations of competition law;
c) Confiscation of the profit earned from the violations of competition law.
4. Apart from penalties prescribed in Clauses 2 and 3 hereof, the violator may be subject to the application of one or more of the following remedial measures:
a) Restructure the enterprises having abused their dominant position on the market or abused their monopoly position;
b) Remove illegal provisions from business contracts, agreements or transactions;
c) Divide, split or sell a part or all paid-in capital, assets of the enterprise which is established after economic concentration;
d) Subject to the control of competent authority related to purchase prices and sale prices of goods, services or other transaction conditions in contracts of the enterprise which is established after economic concentration;
dd) Make public correction;
e) Other necessary measures to overcome anti-competitive effects of the violation.
5. The Government shall provide guidelines for penalties and remedial measures for each violation prescribed in competition law.
Article 111. Fines imposed on violations of competition law
1. The maximum fine for violations of regulations on anti-competitive agreements, abuse of the dominant position on the market, abuse of the monopoly position shall be equal to 10% of the total turnover of violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of violation, but not less than the minimum fine imposed on violations prescribed by the Penal Code.
2. The maximum fine for violations of economic concentration regulations shall be 5% of the total turnover of violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of violation.
3. The maximum fine for violations of regulations on unfair competition shall be VND 2 billion.
4. The maximum fine for other violations of this Law shall be VND 200 million.
5. The maximum fines prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall apply to violations committed by organizations; a violation of regulations on competition law committed by an individual shall be subject to a half of fine that imposed on an organization committing the same violation.
6. The Government shall provide guidelines for amounts of fines imposed on violations prescribed in this Law.
1. Enterprises that voluntarily inform to help the National Competition Commission detect, investigate and handle anti-competitive agreements prohibited prescribed in Article 12 of this Law might receive full or partial immunity from fines under the leniency policy.
2. The President of the National Competition Commission shall decide the granting of full or partial immunity from fines in accordance with the leniency policy.
3. The full or partial immunity from fines prescribed in Clause 1 hereof shall be granted if the enterprise meets the following conditions:
a) It has engaged in the anti-competitive agreement as a party as prescribed in Article 11 of this Law;
b) It voluntarily gives notice of the violation before competent bodies make an investigation decision;
c) It honestly provides all information/evidence that it has on the violation, which is of great help for the National Competition Commission to detect, investigate and handle the violation;
d) Fully cooperate with competent bodies during the investigation and handling of the violation.
4. Regulations in Clause 1 hereof shall not apply to enterprises that play the role of forcing or arranging other enterprises to participate in the agreement.
5. This leniency policy is applicable to no more than the first 3 enterprises which apply for leniency to the National Competition Commission and meet all the conditions specified in Clause 3 of this Article.
6. Criteria for determining the enterprises entitled to leniency:
a) Order of the notification;
b) Time of notification submission;
c) Fidelity and values of the provided information/evidence.
7. The full or partial immunity from fines shall be granted as follows:
a) The first enterprise applying for leniency and meeting the conditions specified in Clause 3 of this Article might receive full immunity from fines;
b) The second and third enterprises applying for leniency and meeting the conditions specified in Clause 3 of this Article might receive 60% and 40% of immunity from fines respectively;
Article 113. Power and forms of sanctions against violations of competition law
1. If a regulatory body performs an act prescribed in Clause 1 Article 8 of this Law, the National Competition Commission shall request such regulatory body to terminate the act and adopt remedial measures. The aforesaid regulatory body shall terminate the act, adopt remedial measures and compensate for damage as per the law.
2. In case of prohibited acts prescribed in Clause 2 Article 8 of this Law, the President of the National Competition Commission and the anti-competitive settlement council shall have power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clause 4 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points dd, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 Article 110 of this Law.
3. In cases of violations of anti-competitive agreements, abuse of the dominant position on the market, abuse of the monopoly position, the anti-competitive settlement council shall have the power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clause 1 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points a, b, d, dd, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 110 of this Law.
4. In cases of violation of economic concentration regulations, the President of the National Competition Commission shall have power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clause 2 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points a, c, d, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 110 of this Law.
5. In case of violations of unfair competition and other violations prescribed herein other than the cases prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 hereof, the President of National Competition Commission shall have power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clauses 3 and 4 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points dd, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 Article 110 of this Law.
6. Prohibited acts prescribed in Clause 7 Article 45 of this Law shall be settled as prescribed in relevant laws.
Article 114. Enforcement of settlement decisions
1. Within 15 days from the effective date of a settlement decision, if the party obliged to comply with the decision fails to voluntarily do so, the President of the National Competition Commission and the successful party shall have the right to request competent authorities to enforce the settlement decision.
2. If a settlement decision is related to the properties of the party bound to comply with such decision, the National Competition Commission shall request the competent civil enforcement agency to carry out the enforcement.
Article 115. Enforcement of decision on handling of complaint against settlement decision
1. Within 15 days from the effective date of a settlement decision, if the party obliged to comply with the decision fails to voluntarily do so, the President of the National Competition Commission and the successful party shall have the right to request competent authorities to enforce the settlement decision.
2. If a settlement decision is related to the properties of the party bound to comply with such decision, the National Competition Commission and the successful party may request the competent civil enforcement agency to carry out the enforcement.
Article 116. Amendments to and annulment of provisions of other laws
1. Certain articles of the Law on Civil Judgment Enforcement No. 26/2008/QH12 which are amended in the Law No. 64/2014/QH13 are amended as follows:
a) Replacing the phrase “quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh” (settlement decisions of the anti-competitive settlement council) prescribed in Article 1, Point e Clause 2 Article 35, Point a Clause 1 Article 56 with the phrase "quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh” (settlement decisions of the President of National Competition Commission, the anti-competitive settlement council, decisions on handling of complaints against settlement decisions of the President of National Competition Commission, the anti-competitive complaint handling council);
b) Replacing the phrase “Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh” (the anti-competitive settlement council) prescribed in Article 26 and Article 27 with the phrase “Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh” (the President of the National Competition Commission, the anti-competitive settlement council, the anti-competitive complaint handling council);
c) Point dd Clause 1 Article 2 shall be amended as follows:
“dd) A settlement decision of the President of National Competition Commission or anti-competitive settlement council, a decision on handling of complaint against settlement decision of the President of National Competition Commission or anti-competitive settlement council that involved parties are unwilling to enforce or do not file a lawsuit to a court after 15 days from the date on which the decision takes effect;”.
2. Clause 6 Article 19 of the Law on Telecommunication No. 41/2009/QH12 shall be annulled.
3. Point 4.1, sub-section 04, section II, Part A of Appendix No. 01 issued together with the Law on Fees and Charges No. 97/2015/QH13 shall be annulled.
1. This Law comes into force as of July 1, 2019.
2. The Competition Law No. 27/2004/QH11 ceases to be effective from effective date of this Law.
Article 118. Transitional regulations
From effective date of this Law, violations against competition law prescribed in the Competition Law No. 27/2004/QH11 shall be considered further as follows:
1. If a violation is determined not contravening this Law during investigation, the investigation shall be suspended;
2. If a violation is determined contravening this Law during the investigation and handling of complaint, the investigation or handling of complaint shall keep being carried out as prescribed in this Law. If the penalties or amounts of fines imposed on violations prescribed in this Law are higher than those prescribed in Competition Law No. 27/2004/QH11, Competition Law No. 27/2004/QH11 shall prevail.
This Law is passed by the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at the 5th meeting on June 12, 2018.
|
CHAIRPERSON OF NATIONAL ASSEMBLY |