Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
Số hiệu: | 75/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2019 |
Ngày công báo: | 08/10/2019 | Số công báo: | Từ số 817 đến số 818 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt đến 2 tỷ đồng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Theo đó, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2 tỷ đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt của hành vi đó:
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được điều chỉnh tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Nghị định 75/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/12/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.
2. Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
c) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
d) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
e) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;
g) Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;
h) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
i) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
k) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 3 Điều này phải được nêu trong quyết định xử lý, xử phạt.
5. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
3. Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
b) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
1. Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.
1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.
1. Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.
1. Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh,
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.
1. Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
2. Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh;
b) Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh.
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
1. Phạt cảnh cáo đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
c) Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
d) Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu.
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 14 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
5. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm g khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b; điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm g và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Đối với hành vi quy định tại Điều 25 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
1. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh, Thư ký phiên điều trần phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
1. Doanh nghiệp vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 31 của Nghị định này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 96 của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm hành chính về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trừ quy định tại Điều 36 (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp) có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 36 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp) cho đến khi có quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 75/2019/ND-CP |
Hanoi, September 26, 2019 |
PRESCRIBING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Pursuant to the Law on organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Competition Law dated June 12, 2018;
Pursuant to the Law on penalties for administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on enforcement of civil judgments dated November 14, 2008 and the Law on amendments to the Law on enforcement of civil judgments dated November 25, 2014;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates a Decree providing for penalties for administrative violations against regulations on competition.
1. This Decree deals with penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties, and implementation of decision on imposition of penalties for administrative violations against regulations of the competition law, administrative violations against other regulations on competition and the power to record administrative violations against other regulations on competition.
2. Administrative violations against regulations of the competition law include:
a) Violations against regulations on anti-competitive agreements;
b) Violations against regulations on abuse of dominant position or monopoly position;
c) Violations against regulations on economic concentrations;
d) Violations against regulations on unfair competition;
dd) Violations against other regulations on competition.
1. Organizations and individuals doing business (hereinafter referred to as "enterprises"), including producers and suppliers of public-utility products and services, enterprises engaging in state-monopolized sectors/domains, public service providers and foreign enterprises that operate in Vietnam.
2. Trade associations operating in Vietnam.
3. Relevant domestic and foreign authorities, organizations and individuals.
Article 3. Penalties and remedial measures
1. The entity that commits an administrative violation against regulations on competition shall be liable to one of the following primary penalties:
a) A warning; or
b) A fine.
2. Depending on the nature and severity of each administrative violation, the violating entity may face one or some of the following additional penalties:
a) The violating entity shall have its/his/her license, practicing certificate or operations suspended for a period of 06-12 months;
b) The exhibits and instrumentalities used for committing the administrative violation shall be confiscated;
c) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated;
d) The enterprise registration certificate or equivalent document shall be revoked.
3. Besides incurring the penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the entity committing a violation against regulations on competition may be liable to one or some of the remedial measures mentioned below:
a) Enforced public correction of information;
b) Enforced removal of violating elements on the goods, goods labels, means of trading or articles;
c) Enforced restructuring of the enterprise that has abused its dominant position or monopoly position;
d) Enforced removal of illegal terms and conditions from business contract, agreement or transaction;
dd) Enforced full/partial division or transfer of partial or entire paid-in capital or assets of the enterprise that is established from the economic concentration;
e) Enforced operation under a competent authority’s control over prices of goods/services or other transaction terms included in contracts concluded by transferee/acquirer enterprises or enterprises that are established from economic concentration;
g) Enforced provision of sufficient information/documents;
h) Enforced restoration of conditions for technical/technological development which has been obstructed by the enterprise;
i) Enforced removal of terms and conditions unfavorable to customers;
k) Enforced restoration of terms and conditions of contracts or contracts which have been changed or invalidated without legitimate reasons;
a) Enforced restoration of original state.
4. The time-limit for implementing the remedial measure mentioned in Point e Clause 3 of this Article must be specified in the penalty imposition decision.
5. If a state agency performs any prohibited acts as prescribed in Clause 1 Article 8 of the Competition Law, it shall be requested by the National Competition Committee to stop performing such prohibited acts and repair damage caused by its performance of such acts. The requested state agency shall immediately stop performing the violations, implement remedial measures and make compensation for damage as regulated by laws.
1. The maximum fine imposed for a violation against regulations on anti-competitive agreements or abuse of dominant position or monopoly position shall be 10% of total turnover of the violating enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation but shall not be lower than the minimum fine imposed upon the violating entity prescribed in the Criminal Code.
2. The maximum fine imposed for a violation against regulations on economic concentration shall be 05% of total turnover of the violating enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation.
3. If total turnover of the violating enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article is zero as determined, it shall be liable to a fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000.
4. Total turnover earned from the relevant market as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article is the sum of turnovers of the violating enterprise earned from all markets related to its violation in the following circumstances:
a) The enterprises engaging in the economic concentration are the ones engaging in the chain of production, distribution or supply of a certain type of goods or services or the business lines of enterprises engaging in the economic concentration are inputs or support those of each other;
b) Enterprises entering into a prohibited anti-competitive agreement are doing business in different stages of the same chain of production, distribution or supply of a certain type of goods or services.
5. The maximum fine imposed for a violation against regulations on unfair competition is VND 2,000,000,000.
6. The maximum fine imposed for a violation against other regulations on competition prescribed in this Decree is VND 200,000,000.
7. The maximum fines prescribed in Chapter II of this Decree are imposed for violations committed by organizations. The maximum fine imposed upon an individual shall be equal to a half of that imposed upon an organization for committing the same administrative violation against regulations on competition.
8. The specific fine imposed for an administrative violation against regulations on competition is the average level of the fine bracket for that violation.
If there are mitigating circumstances, the imposed fine may be lowered but shall not be lower than the minimum level of the fine bracket. If there are aggravating circumstances, the imposed fine may be increased but shall not exceed the maximum level of the fine bracket.
For every mitigating or aggravating circumstance, the fine which is determined according to regulations of this Clause shall be lowered or increased but such adjustment shall not exceed 15% of the average level of the fine bracket.
Article 5. Mitigating and aggravating circumstances
1. The following mitigating circumstances shall be taken into account when imposing penalties for violations against regulations on competition:
a) The violating entity has prevented or reduced the harm caused by the violation or voluntarily implements remedial measures or makes compensation for damage;
b) The violating entity has voluntarily made declarations and expresses contrition; has arduously assisted competent authorities in discovery and actions against the violation;
c) The violation is committed because the violating entity has been coerced or dependent on others;
d) The violating entity commits the violation for the first time.
2. The following aggravating circumstances shall be taken into account when imposing penalties for violations against regulations on competition:
a) There is an organized violation;
b) The violation has been committed for more than once or repeated;
c) The violating entity takes advantage of war, state of emergency, natural disaster, epidemic or other tragic circumstances of society to commit the violation;
d) The violating entity continues performing acts of violation although it/he/she has been requested by the Chairperson of the National Competition Committee, the competition case-handling council or another competent authority to stop performing such acts of violation;
dd) The violating entity has deliberately concealed the violation;
e) The violation involves a large amount or high value of goods.
3. Factors which have been considered for offering leniency for the penalty shall not be considered as mitigating factors.
VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION, PENALTIES AND FINES TO BE IMPOSED
Section 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ANTI-COMPETITIVE AGREEMENTS
Article 6. Violations against regulations on anti-competitive agreements between enterprises engaging in the same relevant market
1. A fine ranging from 01% to 10% of total turnover of an enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation shall be imposed upon that enterprise if it is a party of one of the following anti-competitive agreements:
a) An agreement on direct or indirect fixing of prices of goods or services;
b) An agreement on customer allocation, market division, division of sources of supply of goods or services;
c) An agreement on limitation or control of the production or trading of goods or provision of services;
d) An agreement on big-rigging whereby one or more parties of this agreement can submit a winning bid for supply of goods or services in a tender process;
dd) An agreement on hindering or preventing another enterprise from entering the marketing or developing its business;
e) An agreement on forcing another enterprise that is not a party of the agreement out of the market;
g) An agreement on restriction of technical/technological development or investment if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
h) An agreement on imposing or applying conditions for concluding contracts for trading of goods or provision of services to other enterprises or an agreement on forcing them to accept obligations which are not related to objects of contracts if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
i) An agreement on refusal to deal with enterprises that are not parties of the agreement if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
k) An agreement on restriction of consumption market, sources of supply of goods or services of other enterprises that are not parties of the agreement if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
l) Another agreement that reduces or may reduce the competition in the market.
2. Additional penalties:
Profits illegally obtained from the administrative violations prescribed in Clause 1 of this Article shall be confiscated.
3. Remedial measures:
The violating entity is forced to remove illegal terms and conditions from business contracts, agreements or transactions.
4. The maximum fine imposed upon the violating entity for committing the violation prescribed in Point dd or Point e Clause 1 of this Article must be lower than the lowest fine for corresponding violation prescribed in the Criminal Code. If any signs of a crime, as prescribed in Article 217 of the 2015 the Criminal Code (as amended in the 2017 Law on amendments to the Criminal Code) are detected while taking actions against any of the violations prescribed in Clause 1 of this Article, Chairperson of the National Competition Committee shall transfer a part of or all documents of the case file relating to that crime to the authority competent to institute legal proceedings for initiating criminal prosecution in accordance with laws.
Article 7. Violation against regulations on anti-competitive agreements entered into by enterprises doing business in different stages of the same chain of production, distribution or supply of a certain type of goods or services
1. A fine ranging from 01% to 05% of total turnover of the enterprise that is a party of an anti-competitive agreement earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation shall be imposed upon that enterprise for:
a) Reaching an agreement on direct or indirect fixing of prices of goods or services if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
b) Reaching an agreement on customer allocation, market division, division of sources of supply of goods or services if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
c) Reaching an agreement on limitation or control of the production or trading of goods or provision of services if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
d) Reaching agreement on big-rigging whereby one or more parties of this agreement can submit a winning bid for supply of goods or services in a tender process;
dd) Reaching an agreement on hindering or preventing another enterprise from entering the marketing or developing its business;
e) Reaching an agreement on forcing another enterprise that is not a party of the agreement out of the market;
g) Reaching an agreement on restriction of technical/technological development or investment if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
h) Reaching an agreement on imposing or applying conditions for concluding contracts for trading of goods or provision of services to other enterprises or an agreement on forcing them to accept obligations which are not related to objects of contracts if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
i) Reaching an agreement on refusal to deal with enterprises that are not parties of the agreement if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
k) Reaching an agreement on restriction of consumption market, sources of supply of goods or services of other enterprises that are not parties of the agreement if this agreement reduces or may reduce the competition in the market significantly;
l) Reaching another agreement that reduces or may reduce the competition in the market.
2. Additional penalties:
Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
3. Remedial measures:
The violating entity is forced to remove illegal terms and conditions from business contracts, agreements or transactions.
4. The maximum fine imposed upon the violating entity for committing the violation prescribed in Point dd or Point e Clause 1 of this Article must be lower than the lowest fine for corresponding violation prescribed in the Criminal Code. If any signs of a crime, as prescribed in Article 217 of the 2015 the Criminal Code (as amended in the 2017 Law on amendments to the Criminal Code) are detected while taking actions against the violation prescribed in Point dd or Point e Clause 1 of this Article, Chairperson of the National Competition Committee shall transfer a part of or all documents of the case file relating to that crime to the authority competent to institute legal proceedings for initiating criminal prosecution in accordance with laws.
Section 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ABUSE OF DOMINANT POSITION OR MONOPOLY POSITION
Article 8. Abuse of dominant position
1. A fine ranging from 01% to 10% of total turnover of the enterprise holding dominant market position or each enterprise in the group of enterprises holding dominant market position earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon that enterprise for:
a) Selling goods or providing services below the costs that drives or probably drives competitors out of the market;
b) Imposing unreasonable purchase or selling prices of goods or services or setting a minimum resale price maintenance that causes or may cause harm to customers.
c) Restricting production or distribution of goods or provision of services, limiting markets or restricting technical/technological development that causes or may cause harm to customers;
d) Applying dissimilar conditions to equivalent transactions with other trading parties that prevents or may prevent other enterprises from engaging in or expanding their market or force them out of the market;
dd) Applying conditions for concluding contracts for trading of goods or provision of services to other enterprises or requesting other enterprises or customers to accept obligations which are not related to objects of contracts, that prevents or may prevent other enterprises from engaging in or expanding their market or force them out of the market;
e) Preventing other enterprises from engaging in or expanding their market;
g) Performing other prohibited acts of abuse of dominant position as regulated by law.
2. Additional penalties:
Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
3. Remedial measures:
a) The violating entity is forced to remove illegal terms and conditions from business contracts, agreements or transactions;
b) The enterprise that abuses its dominant position is forced to carry out restructuring.
Article 9. Abuse of monopoly position
1. A fine ranging from 01% to 10% of total turnover of the enterprise holding the monopoly position earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon that enterprise for:
a) Performing acts prescribed in Point b, c, d, dd or e Clause 1 Article 8 of this Decree;
b) Imposing terms and conditions unfavorable to customers;
c) Taking advantage of the monopoly position to unilaterally modify or invalidate the signed contract without legitimate reasons;
d) Performing other prohibited acts of abuse of the monopoly position as regulated by law.
2. Additional penalties:
Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
3. Remedial measures:
a) The enterprise that abuses the monopoly position is forced to carry out restructuring;
b) The violating entity is forced to remove illegal terms and conditions from business contracts, agreements or transactions;
c) The violating entity is forced to restore conditions for technical/technological development which it has obstructed;
d) The violating entity is forced to remove terms and conditions unfavorable to customers;
dd) The violating entity is forced to restore terms and conditions of contracts or contracts which have been changed or invalidated without legitimate reasons.
Section 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ECONOMIC CONCENTRATIONS
Article 10. Banned merger of enterprises
1. A fine ranging from 01% to 05% of total turnover of the transferee enterprise and the transferor enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon the transferee enterprise for carrying out the merger banned as regulated in Article 30 of the Competition Law.
2. Remedial measures:
a) The transferee enterprise is forced to carry out full/partial division;
b) The transferee enterprise is forced to operate under a competent authority’s control over prices of goods/services or other transaction terms included in its signed contracts.
Article 11. Banned consolidation of enterprises
1. A fine ranging from 01% to 05% of total turnover of consolidating enterprises earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon the consolidated enterprise for carrying out the consolidation banned as regulated in Article 30 of the Competition Law.
2. Additional penalties:
The enterprise registration certificate which has been issued to the consolidated enterprise shall be revoked.
3. Remedial measures:
a) The consolidated enterprise is forced to carry out full/partial division;
b) The enterprise that is established after the economic concentration process is forced to operate under a competent authority’s control over prices of goods/services or other transaction terms included in its signed contracts.
Article 12. Banned acquisition of enterprises
1. A fine ranging from 01% to 05% of total turnover of the acquirer enterprise and the acquired enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon the acquirer enterprise for its purchase of a part or all of paid-in capital and assets of another enterprise which is banned as regulated in Article 30 of the Competition Law.
2. Remedial measures:
a) The acquirer enterprise is forced to sell the part or all of paid-in capital and assets which have been purchased;
b) The acquirer enterprise is forced to operate under a competent authority’s control over prices of goods/services or other transaction terms included in its signed contracts for a specific period.
Article 13. Banned joint venture between enterprises
1. A fine ranging from 01% to 05% of total turnover of each enterprise participating in the joint venture earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon that enterprise for participating in the joint venture banned as regulated in Article 30 of the Competition Law.
2. Additional penalties:
The enterprise registration certificate which has been issued to the joint venture shall be revoked.
3. Remedial measures:
The enterprise participating in the joint venture is forced to operate under a competent authority’s control over prices of goods/services or other transaction terms included in its signed contracts.
Article 14. Failure to give notification of economic concentration
A fine ranging from 01% to 05% of total turnover of each enterprise participating in the economic concentration earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon that enterprise for failure to give notification of such economic concentration as regulated in Article 33 of the Competition Law.
Article 15. Other violations against regulations on economic concentration
1. A fine ranging from 0.5% to 01% of total turnover of each enterprise participating in the economic concentration earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon that enterprise for:
a) Carrying out the economic concentration without obtaining a notice of preliminary valuation from the National Competition Committee as regulated in Clause 2 Article 36 of the Competition Law, except for the case prescribed in Clause 3 Article 36 of the Competition Law.
b) Carrying out the economic concentration before the National Competition Committee issues a decision as regulated in Article 41 of the Competition Law in case such economic concentration requires an official evaluation.
2. A fine ranging from 01% to 03% of total turnover of each enterprise participating in the economic concentration earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which the violation is committed shall be imposed upon that enterprise for:
a) Failing to satisfy or insufficiently satisfying the conditions specified in the decision on approval for economic concentration prescribed in Point b Clause 1 Article 41 of the Competition Law;
b) Carrying out the economic concentration in the case prescribed in Point c Clause 1 Article 41 of the Competition Law.
Section 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON UNFAIR COMPETITION
Article 16. Misappropriation of trade secrets
1. A fine ranging from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for committing one of the following violations:
a) Accessing or obtaining trade secrets by taking actions against security measures adopted by the older of such trade secrets;
b) Disclosing or using trade secrets without the permission of the holder of such trade secrets.
2. Additional penalties:
a) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
b) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
Article 17. Use of coercion and undue influence in business
1. A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for threatening or coercing customers or business partners of an enterprise into refusing to enter into or suspending transactions with that enterprise.
2. A fine ranging from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for committing the violation prescribed in Clause 1 of this Article if the threatened or coerced customers or business partners are the largest ones of a competitor.
3. A fine twice as much as the fine for the administrative violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article shall be imposed if the corresponding violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article involves two provinces or central-affiliated cities or more.
4. Additional penalties:
a) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
b) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
1. A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for trade libel by indirectly spreading false information about an enterprise with the aim of causing harm to the prestige, financial status or business operations of that enterprise.
2. A fine ranging from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for trade libel by directly spreading false information about an enterprise with the aim of causing harm to the prestige, financial status or business operations of that enterprise.
3. A fine twice as much as the fine for the administrative violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article shall be imposed if the corresponding violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article involves two provinces or central-affiliated cities or more.
4. Additional penalties:
a) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
b) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
5. Remedial measures:
The violating entity is forced to make public correction of information.
Article 19. Disruption to business activities of other enterprises
1. A fine ranging from VND 50,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for indirectly disturbing or disrupting business activities of another enterprise.
2. A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 150,000,000 shall be imposed for directly disturbing or disrupting business activities of another enterprise.
3. A fine twice as much as the fine for the administrative violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article shall be imposed if the corresponding violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article involves two provinces or central-affiliated cities or more.
4. Additional penalties:
a) The violating entity shall have its/his/her license, practicing certificate or operations suspended for a period from 06 to 12 months from the effective date of the decision on settlement of competition case;
b) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
c) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
Article 20. Illegally luring customers from other enterprises
1. A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for luring or poaching customers from other enterprises in one of the following forms:
a) The enterprise provides false or misleading information about its profiles or its products, services, promotion programs or trading conditions relating to its goods or services with the aim of attracting customers of other enterprises;
b) The enterprise compares its goods or services with those of the same types provided by other enterprises without giving persuasive evidence.
2. A fine twice as much as the fine for the administrative violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article shall be imposed if the corresponding violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article involves two provinces or central-affiliated cities or more.
3. Additional penalties:
a) The violating entity shall have its/his/her license, practicing certificate or operations suspended for a fixed period;
b) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
c) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
4. Remedial measures:
a) The violating entity is forced to make public correction of information;
b) The violating entity is forced to remove violating elements on its goods, goods labels, and means of trading or articles.
Article 21. Selling goods or providing services below costs
1. A fine ranging from VND 800,000,000 to VND 1,000,000,000 shall be imposed for selling goods or providing services below their costs and thus driving or potentially driving other enterprises selling or providing the same type of goods or services out of the market.
2. A fine twice as much as the fine for the administrative violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article shall be imposed if the corresponding violation prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article involves two provinces or central-affiliated cities or more.
3. Additional penalties:
a) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
b) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
Section 5. VIOLATIONS AGAINST OTHER REGULATIONS ON COMPETITION
Article 22. Violations against regulations on provision of information and documents
1. A warning shall be imposed upon the party subject to the investigation or the person with relevant interests and duties for failure to provide information/documents by the deadline requested by the National Competition Committee, the authority in charge of investigation into the competition case or the anti-competitive case handling council.
2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed upon the party subject to the investigation or the person with relevant interests and duties for failure to provide sufficient information/documents as requested by the National Competition Committee, the authority in charge of investigation into the competition case or the anti-competitive case handling council.
3. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed the party subject to the investigation or the person with relevant interests and duties for:
a) Failing to provide information/documents as requested by the National Competition Committee, the authority in charge of investigation into the competition case or the anti-competitive case handling council;
b) Falsifying or providing false information/documents;
c) Forcing another person to provide false information/documents;
d) Concealing or destroying information/documents relating to the competition case.
4. Remedial measures:
The violating entity is forced to provide sufficient information/documents.
Article 23. Violations against other regulations on investigation into and settlement of competition cases
1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for committing one of the following violations:
a) Disclosing confidential information/documents relating to the investigation;
b) Disrupting the court hearing.
2. Additional penalties:
The exhibits and instrumentalities used for committing the administrative violation shall be confiscated.
Article 24. Entering into anti-competitive agreements before obtaining exemption decisions from competent authorities
1. A fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for each enterprise entering into an anti-competitive agreement in the exemption case prescribed in Article 14 of the Competition Law before obtaining an exemption decision from the Chairperson of the National Competition Committee.
2. Additional penalties:
a) The exhibits and instrumentalities for committing the administrative violation shall be confiscated;
b) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated.
3. Remedial measures:
The violating entity is forced to restore the original state.
Article 25. Providing information for or mobilizing, inciting, coercing or enabling enterprises to engage in anti-competitive or unfair practices
1. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for providing information for or mobilizing, inciting, coercing or enabling enterprises to engage in anti-competitive or unfair practices.
2. Additional penalties:
a) The violating entity shall have its/his/her license, practicing certificate or operations suspended for a fixed period from 06 to 12 months from the effective date of the decision on imposition of penalty for violations against other regulations on competition;
b) The exhibits and instrumentalities used for committing the administrative violation shall be confiscated;
c) The enterprise registration certificate or equivalent document shall be revoked.
3. Remedial measures:
The violating entity is forced to make public correction of information.
POWER AND PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Section 1. POWER TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Article 26. Power to impose penalties for violations against regulations on economic concentration and unfair competition
Chairperson of the National Competition Committee shall have the power to:
1. Issue warning;
2. Impose a fine;
3. Impose one or some of the additional penalties prescribed in Points a, b, c Clause 2 Article 3 of this Decree;
4. Enforce one or some of the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, e, h, I and k Clause 3 Article 3 of this Decree;
5. Request competent authorities to impose the penalty prescribed in Point d Clause 2 Article 3 of this Decree.
Article 27. Power to impose penalties for violations against regulations on anti-competitive agreements, abuse of dominant position and monopoly position
The anti-competitive case handling council shall have the power to:
1. Issue warning;
2. Impose a fine;
3. Impose the additional penalties prescribed in Points b, c Clause 2 Article 3 of this Decree;
4. Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, e, h, i and k Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 28. Power to impose penalties for violations against other regulations on competition
1. On-duty inspectors and persons assigned to carry out specialized inspections in competition sector shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 500,000 for violations against regulations on competition committed by individuals and up to VND 1,000,000 for those committed by organizations.
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations provided their value does not exceed the fine specified in Point b of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Point g Clause 3 Article 3 of this Decree.
2. Chief Inspector of the Ministry of Industry and Trade and Chairperson of the National Competition Committee shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 100,000,000 for violations against regulations on competition committed by individuals and up to VND 200,000,000 for those committed by organizations;
c) Impose the additional penalties prescribed in Points b, c Clause 2 Article 3 of this Decree;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, g and l Clause 3 Article 3 of this Decree.
3. With regard to the violations prescribed in Article 25 of this Decree, Chairperson of the National Competition Committee and anti-competitive case handling council shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 25,000,000 for violations against regulations on competition committed by individuals and up to VND 50,000,000 for those committed by organizations;
c) Impose the additional penalties prescribed in Points a, b and c Clause 2 Article 3 of this Decree;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Point a Clause 3 Article 3 of this Decree;
dd) Request competent authorities to impose the penalty prescribed in Point d Clause 2 Article 3 of this Decree.
Section 2. PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Article 29. Procedures for imposing penalties for administrative violations against regulations on competition
1. Procedures for imposing penalties for administrative violations against regulations on anti-competitive agreements, abuse of dominant position and monopoly position, economic concentration and unfair competition shall comply with regulations of the Competition Law.
2. Procedures for imposing penalties for administrative violations against other regulations on competition shall comply with regulations of the Law on penalties for administrative violations.
3. Procedures and order for imposing additional penalties, enforcing remedial measures, preventive measures and measures for ensuring the enforcement of penalties in the course of imposing penalties for administrative violations against regulations on competition shall comply with regulations of the Competition Law and the Law on penalties for administrative violations.
Article 30. Power to record violations against other regulations on competition
When detecting any violations against other regulations on competition as prescribed in Section 5 Chapter II of this Decree, inspectors, persons assigned to carry out specialized inspections, heads of authorities in charge of investigation into competition cases, and clerks of court hearings must record administrative violations.
Section 3. PROCEDURES FOR IMPLEMENTING DECISIONS ON SETTLEMENT OF COMPETITION CASES AND DECISIONS ON IMPOSITION OF PENALTIES FOR VIOLATIONS AGAINST OTHER REGULATIONS ON COMPETITION
Article 31. Abiding by decisions on settlement of competition cases and decisions on imposition of penalties for violations against other regulations on competition
1. Any violating enterprise must abide by the decision on settlement of competition case made by the anti-competitive case handling council or of the Chairperson of the National Competition Committee within 15 days from the date on which such decision takes legal effect.
2. Any entity that commits any of the violations against other regulations on competition as prescribed in Section 5 Chapter II of this Decree is required to abide by the decision on imposition of penalties for that violation within 10 days from the date of receipt of that decision.
The violating entities that incur fines according to decisions on settlement of competition cases or decisions on imposition of penalties for violations against other regulations on competition shall make payment of fines to the State Treasury specified in such decisions.
Article 33. Implementation of decisions on settlement of competition cases
1. After the time limit specified in Article 31 of this Decree expires, if a decision debtor neither voluntarily implements the decision nor makes a complaint to the Chairperson of the National Competition Committee in accordance with regulations in Article 96 of the Competition Law, the decision creditor is entitled to request the competition authority prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article in writing to enforce the decision on settlement of competition case within the ambit of its assigned functions, duties and powers.
2. Competent authorities shall revoke enterprise registration certificates or equivalent documents that they issued to the enterprises committing violations against regulations on competition at the request of anti-competitive case handling councils or Chairperson of the National Competition Committee as specified in decisions on settlement of competition cases.
3. Other competent authorities shall organize the implementation of measures for enforcing the restructuring of enterprises that have abused their dominant position, full/partial division of transferee or consolidated enterprises, or transfer/sale of capital and assets that violating enterprises purchased at the request of anti-competitive case handling councils or Chairperson of the National Competition Committee as specified in decisions on settlement of competition cases.
4. The civil enforcement agency of each province or central-affiliated city where the headquarters, residence or other assets of the relevant decision debtor is located shall organize the implementation of assets-related contents of the decision on settlement of competition case at the request of the decision creditor.
1. This Decree comes into force from December 01, 2019.
2. This Decree supersedes the Government's Decree No. 71/2014/ND-CP dated July 21, 2014 elaborating the Competition Law regarding penalties for violations against regulations of the Competition Law, except regulations in Article 36 (as amended in Clause 1 Article 1 of the Government's Decree No. 141/2018/ND-CP dated October 08, 2018 amending and supplementing a number of articles of Decrees prescribing penalties for violations against regulations on multi-level marketing).
The persons competent to impose penalties prescribed in Article 101, Article 102 and Article 103 of the Government's Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 (as amended in the Government’s Decree No. 124/2015/ND-CP dated November 19, 2015 and the Government's Decree No. 141/2018/ND-CP dated October 08, 2018) shall have the power to impose penalties for administrative violations prescribed in Article 36 of the Government's Decree No. 71/2014/ND-CP dated July 21, 2014 (as amended in Clause 1 Article 1 of the Government's Decree No. 141/2018/ND-CP dated October 08, 2018) until an amending or superseding document is promulgated.
Article 36. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Chairpersons of Provincial People’s Committees shall be responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |