Chương I Nghị định 75/2019/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 75/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2019 |
Ngày công báo: | 08/10/2019 | Số công báo: | Từ số 817 đến số 818 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt đến 2 tỷ đồng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Theo đó, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2 tỷ đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt của hành vi đó:
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được điều chỉnh tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Nghị định 75/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/12/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.
2. Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
c) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
d) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc cải chính công khai;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
c) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
e) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;
g) Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;
h) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
i) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
k) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng;
l) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
4. Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 3 Điều này phải được nêu trong quyết định xử lý, xử phạt.
5. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định.
5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng.
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
3. Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.
1. This Decree deals with penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties, and implementation of decision on imposition of penalties for administrative violations against regulations of the competition law, administrative violations against other regulations on competition and the power to record administrative violations against other regulations on competition.
2. Administrative violations against regulations of the competition law include:
a) Violations against regulations on anti-competitive agreements;
b) Violations against regulations on abuse of dominant position or monopoly position;
c) Violations against regulations on economic concentrations;
d) Violations against regulations on unfair competition;
dd) Violations against other regulations on competition.
1. Organizations and individuals doing business (hereinafter referred to as "enterprises"), including producers and suppliers of public-utility products and services, enterprises engaging in state-monopolized sectors/domains, public service providers and foreign enterprises that operate in Vietnam.
2. Trade associations operating in Vietnam.
3. Relevant domestic and foreign authorities, organizations and individuals.
Article 3. Penalties and remedial measures
1. The entity that commits an administrative violation against regulations on competition shall be liable to one of the following primary penalties:
a) A warning; or
b) A fine.
2. Depending on the nature and severity of each administrative violation, the violating entity may face one or some of the following additional penalties:
a) The violating entity shall have its/his/her license, practicing certificate or operations suspended for a period of 06-12 months;
b) The exhibits and instrumentalities used for committing the administrative violation shall be confiscated;
c) Profits illegally obtained from the administrative violation shall be confiscated;
d) The enterprise registration certificate or equivalent document shall be revoked.
3. Besides incurring the penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the entity committing a violation against regulations on competition may be liable to one or some of the remedial measures mentioned below:
a) Enforced public correction of information;
b) Enforced removal of violating elements on the goods, goods labels, means of trading or articles;
c) Enforced restructuring of the enterprise that has abused its dominant position or monopoly position;
d) Enforced removal of illegal terms and conditions from business contract, agreement or transaction;
dd) Enforced full/partial division or transfer of partial or entire paid-in capital or assets of the enterprise that is established from the economic concentration;
e) Enforced operation under a competent authority’s control over prices of goods/services or other transaction terms included in contracts concluded by transferee/acquirer enterprises or enterprises that are established from economic concentration;
g) Enforced provision of sufficient information/documents;
h) Enforced restoration of conditions for technical/technological development which has been obstructed by the enterprise;
i) Enforced removal of terms and conditions unfavorable to customers;
k) Enforced restoration of terms and conditions of contracts or contracts which have been changed or invalidated without legitimate reasons;
a) Enforced restoration of original state.
4. The time-limit for implementing the remedial measure mentioned in Point e Clause 3 of this Article must be specified in the penalty imposition decision.
5. If a state agency performs any prohibited acts as prescribed in Clause 1 Article 8 of the Competition Law, it shall be requested by the National Competition Committee to stop performing such prohibited acts and repair damage caused by its performance of such acts. The requested state agency shall immediately stop performing the violations, implement remedial measures and make compensation for damage as regulated by laws.
1. The maximum fine imposed for a violation against regulations on anti-competitive agreements or abuse of dominant position or monopoly position shall be 10% of total turnover of the violating enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation but shall not be lower than the minimum fine imposed upon the violating entity prescribed in the Criminal Code.
2. The maximum fine imposed for a violation against regulations on economic concentration shall be 05% of total turnover of the violating enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation.
3. If total turnover of the violating enterprise earned from the relevant market in the financial year preceding the year in which it committed the violation as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article is zero as determined, it shall be liable to a fine ranging from VND 100,000,000 to VND 200,000,000.
4. Total turnover earned from the relevant market as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article is the sum of turnovers of the violating enterprise earned from all markets related to its violation in the following circumstances:
a) The enterprises engaging in the economic concentration are the ones engaging in the chain of production, distribution or supply of a certain type of goods or services or the business lines of enterprises engaging in the economic concentration are inputs or support those of each other;
b) Enterprises entering into a prohibited anti-competitive agreement are doing business in different stages of the same chain of production, distribution or supply of a certain type of goods or services.
5. The maximum fine imposed for a violation against regulations on unfair competition is VND 2,000,000,000.
6. The maximum fine imposed for a violation against other regulations on competition prescribed in this Decree is VND 200,000,000.
7. The maximum fines prescribed in Chapter II of this Decree are imposed for violations committed by organizations. The maximum fine imposed upon an individual shall be equal to a half of that imposed upon an organization for committing the same administrative violation against regulations on competition.
8. The specific fine imposed for an administrative violation against regulations on competition is the average level of the fine bracket for that violation.
If there are mitigating circumstances, the imposed fine may be lowered but shall not be lower than the minimum level of the fine bracket. If there are aggravating circumstances, the imposed fine may be increased but shall not exceed the maximum level of the fine bracket.
For every mitigating or aggravating circumstance, the fine which is determined according to regulations of this Clause shall be lowered or increased but such adjustment shall not exceed 15% of the average level of the fine bracket.
Article 5. Mitigating and aggravating circumstances
1. The following mitigating circumstances shall be taken into account when imposing penalties for violations against regulations on competition:
a) The violating entity has prevented or reduced the harm caused by the violation or voluntarily implements remedial measures or makes compensation for damage;
b) The violating entity has voluntarily made declarations and expresses contrition; has arduously assisted competent authorities in discovery and actions against the violation;
c) The violation is committed because the violating entity has been coerced or dependent on others;
d) The violating entity commits the violation for the first time.
2. The following aggravating circumstances shall be taken into account when imposing penalties for violations against regulations on competition:
a) There is an organized violation;
b) The violation has been committed for more than once or repeated;
c) The violating entity takes advantage of war, state of emergency, natural disaster, epidemic or other tragic circumstances of society to commit the violation;
d) The violating entity continues performing acts of violation although it/he/she has been requested by the Chairperson of the National Competition Committee, the competition case-handling council or another competent authority to stop performing such acts of violation;
dd) The violating entity has deliberately concealed the violation;
e) The violation involves a large amount or high value of goods.
3. Factors which have been considered for offering leniency for the penalty shall not be considered as mitigating factors.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực