Chương III Nghị định 75/2019/NĐ-CP: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh
Số hiệu: | 75/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2019 |
Ngày công báo: | 08/10/2019 | Số công báo: | Từ số 817 đến số 818 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt đến 2 tỷ đồng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Theo đó, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2 tỷ đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt của hành vi đó:
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
- Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được điều chỉnh tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Nghị định 75/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/12/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
5. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm g khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b; điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm g và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Đối với hành vi quy định tại Điều 25 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này;
đ) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
1. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
2. Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh, Thư ký phiên điều trần phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
1. Doanh nghiệp vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
1. Hết thời hạn quy định tại Điều 31 của Nghị định này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 96 của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm hành chính về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
POWER AND PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Section 1. POWER TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Article 26. Power to impose penalties for violations against regulations on economic concentration and unfair competition
Chairperson of the National Competition Committee shall have the power to:
1. Issue warning;
2. Impose a fine;
3. Impose one or some of the additional penalties prescribed in Points a, b, c Clause 2 Article 3 of this Decree;
4. Enforce one or some of the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, e, h, I and k Clause 3 Article 3 of this Decree;
5. Request competent authorities to impose the penalty prescribed in Point d Clause 2 Article 3 of this Decree.
Article 27. Power to impose penalties for violations against regulations on anti-competitive agreements, abuse of dominant position and monopoly position
The anti-competitive case handling council shall have the power to:
1. Issue warning;
2. Impose a fine;
3. Impose the additional penalties prescribed in Points b, c Clause 2 Article 3 of this Decree;
4. Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, e, h, i and k Clause 3 Article 3 of this Decree.
Article 28. Power to impose penalties for violations against other regulations on competition
1. On-duty inspectors and persons assigned to carry out specialized inspections in competition sector shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 500,000 for violations against regulations on competition committed by individuals and up to VND 1,000,000 for those committed by organizations.
c) Confiscate the exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations provided their value does not exceed the fine specified in Point b of this Clause;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Point g Clause 3 Article 3 of this Decree.
2. Chief Inspector of the Ministry of Industry and Trade and Chairperson of the National Competition Committee shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 100,000,000 for violations against regulations on competition committed by individuals and up to VND 200,000,000 for those committed by organizations;
c) Impose the additional penalties prescribed in Points b, c Clause 2 Article 3 of this Decree;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, g and l Clause 3 Article 3 of this Decree.
3. With regard to the violations prescribed in Article 25 of this Decree, Chairperson of the National Competition Committee and anti-competitive case handling council shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 25,000,000 for violations against regulations on competition committed by individuals and up to VND 50,000,000 for those committed by organizations;
c) Impose the additional penalties prescribed in Points a, b and c Clause 2 Article 3 of this Decree;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Point a Clause 3 Article 3 of this Decree;
dd) Request competent authorities to impose the penalty prescribed in Point d Clause 2 Article 3 of this Decree.
Section 2. PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMPETITION
Article 29. Procedures for imposing penalties for administrative violations against regulations on competition
1. Procedures for imposing penalties for administrative violations against regulations on anti-competitive agreements, abuse of dominant position and monopoly position, economic concentration and unfair competition shall comply with regulations of the Competition Law.
2. Procedures for imposing penalties for administrative violations against other regulations on competition shall comply with regulations of the Law on penalties for administrative violations.
3. Procedures and order for imposing additional penalties, enforcing remedial measures, preventive measures and measures for ensuring the enforcement of penalties in the course of imposing penalties for administrative violations against regulations on competition shall comply with regulations of the Competition Law and the Law on penalties for administrative violations.
Article 30. Power to record violations against other regulations on competition
When detecting any violations against other regulations on competition as prescribed in Section 5 Chapter II of this Decree, inspectors, persons assigned to carry out specialized inspections, heads of authorities in charge of investigation into competition cases, and clerks of court hearings must record administrative violations.
Section 3. PROCEDURES FOR IMPLEMENTING DECISIONS ON SETTLEMENT OF COMPETITION CASES AND DECISIONS ON IMPOSITION OF PENALTIES FOR VIOLATIONS AGAINST OTHER REGULATIONS ON COMPETITION
Article 31. Abiding by decisions on settlement of competition cases and decisions on imposition of penalties for violations against other regulations on competition
1. Any violating enterprise must abide by the decision on settlement of competition case made by the anti-competitive case handling council or of the Chairperson of the National Competition Committee within 15 days from the date on which such decision takes legal effect.
2. Any entity that commits any of the violations against other regulations on competition as prescribed in Section 5 Chapter II of this Decree is required to abide by the decision on imposition of penalties for that violation within 10 days from the date of receipt of that decision.
The violating entities that incur fines according to decisions on settlement of competition cases or decisions on imposition of penalties for violations against other regulations on competition shall make payment of fines to the State Treasury specified in such decisions.
Article 33. Implementation of decisions on settlement of competition cases
1. After the time limit specified in Article 31 of this Decree expires, if a decision debtor neither voluntarily implements the decision nor makes a complaint to the Chairperson of the National Competition Committee in accordance with regulations in Article 96 of the Competition Law, the decision creditor is entitled to request the competition authority prescribed in Clause 2 or Clause 3 of this Article in writing to enforce the decision on settlement of competition case within the ambit of its assigned functions, duties and powers.
2. Competent authorities shall revoke enterprise registration certificates or equivalent documents that they issued to the enterprises committing violations against regulations on competition at the request of anti-competitive case handling councils or Chairperson of the National Competition Committee as specified in decisions on settlement of competition cases.
3. Other competent authorities shall organize the implementation of measures for enforcing the restructuring of enterprises that have abused their dominant position, full/partial division of transferee or consolidated enterprises, or transfer/sale of capital and assets that violating enterprises purchased at the request of anti-competitive case handling councils or Chairperson of the National Competition Committee as specified in decisions on settlement of competition cases.
4. The civil enforcement agency of each province or central-affiliated city where the headquarters, residence or other assets of the relevant decision debtor is located shall organize the implementation of assets-related contents of the decision on settlement of competition case at the request of the decision creditor.