Chương IV Luật cạnh tranh năm 2018: Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Số hiệu: | 23/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;
d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.
3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luật này.
ABUSE OF A DOMINANT POSITION, ABUSE OF A MONOPOLY POSITION
Article 24. Enterprises, groups of enterprises holding a dominant position on the market
1. An enterprise shall be considered to hold a dominant position on the market if it has substantial market power as specified in Article 26 of this Law or has market shares of 30% or more on the relevant market.
2. A group of enterprises shall be considered to hold a dominant position on the market if they jointly cause anti-competitive effects and have substantial market power as specified in Article 26 of this Law or their total market shares fall into one of the following cases:
a) Two enterprises having the total market share of 50% or more on the relevant market;
b) Three enterprises having the total market share of 65% or more on the relevant market;
c) Four enterprises having the total market share of 75% or more on the relevant market;
d) At least five enterprises having the total market share of 85% or more on the relevant market.
3. A group of enterprises holding a dominant market position prescribed in Clause 2 of this Article excludes an enterprise holding market share of less than 10% of the relevant market.
Article 25. Enterprises holding a monopoly position
An enterprise shall be considered to hold the monopoly position if there is no enterprise competing on the goods or services dealt in by such enterprise on the relevant market.
Article 26. Determination of substantial market power
1. Substantial market power of an enterprise or group of enterprises is determined based on some of the following factors:
a) Market shares of enterprises on the relevant market;
b) Financial strength and size of the enterprise;
c) Barriers to market entry and expansion to other enterprises;
d) Ability to obtain, assess, control the goods distribution/consumption market or sources of supply;
dd) Advantages in technology and technical infrastructure;
e) Right to own, obtain and assess infrastructure;
g) Right to own or use subject matters of intellectual property;
h) Ability to transfer to other sources of supply or demand associated with other goods and related services;
i) Particular factors in the sector that the enterprise runs the business.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 27. Prohibited abuse of a dominant position or abuse of a monopoly position
1. An enterprise or group of enterprises holding a dominant position on the market is prohibited from:
a) Selling goods or providing services below costs that drives or probably drives competitors out of the market;
b) Imposing irrational buying or selling prices of goods or services or establishing minimum resale price maintenance (RPM), which causes or possibly causes damage to customers;
c) Restricting production and distribution of goods, services, limiting markets, preventing technical and technological development, which causes or possibly causes damage to customers;
d) Applying dissimilar commercial conditions in similar transactions, which leads to or possibly leads to prevention of other enterprises from market entry or expansion or exclusion of other enterprises;
dd) Imposing conditions on other enterprises to conclude goods or services purchase or sale contracts or requesting customers to accept obligations which have no direct connection with subjects of such contracts, which leads to or possibly leads to prevention of other enterprises from market entry/expansion or exclusion of other enterprises;
e) Preventing other enterprises from market entry or expansion;
g) Other prohibited abuse of a dominant position prescribed in other laws.
2. An enterprise holding a monopoly position is prohibited from:
a) Performing acts prescribed in Points b, c, d, dd and e Clause 1 hereof;
b) Imposing unfavorable conditions on customers;
c) Taking advantage of the monopoly position to unilaterally modify or cancel the contract already signed without justifiable reasons;
d) Other prohibited abuse of a monopoly position prescribed in other laws.
Article 28. Control of enterprises operating in state-monopolized domains
1. The State controls enterprises operating in state-monopolized domains with the following measures:
a) Deciding buying prices, selling prices of goods, services in state-monopolized domains;
b) Deciding the quantity, volume and market scope of goods, services in state-monopolized domains;
c) Directing, organizing the markets related to goods, services in state-monopolized domains prescribed by this Law and other relevant laws.
2. When undertaking other business activities outside state-monopolized domains, enterprises shall not be subject to the provisions of Clause 1 of this Article but be still subject to the application of other provisions of this Law.