Chương IX Luật cạnh tranh năm 2018: Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Số hiệu: | 23/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
d) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
đ) Cải chính công khai;
e) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.
5. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.
5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
6. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.
1. Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
3. Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;
c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;
d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
5. Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:
a) Thứ tự khai báo;
b) Thời điểm khai báo;
c) Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.
7. Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;
b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
1. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.
3. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, b, d, đ, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.
4. Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.
5. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác theo quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 111 của Luật này;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110 của Luật này;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 110 của Luật này.
6. Các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật này được xử lý theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành hoặc không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Điều 103 của Luật này thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
2. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.
SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF COMPETITION LAW
Article 110. Rules and forms of sanctions against violations and remedial measures for violations of competition law
1. Any entity committing violation of competition law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, incur penalties for administrative violations or face a criminal prosecution; in case of damage to the interests of the State, legitimate rights and interests of organizations and individuals, compensation must be paid according to the provisions of law.
2. For each violation of competition law, the violator shall be subject to one of the following primary penalties:
a) Warning;
b) Fines.
3. Depending on nature and severity of the violation, the violator may be subject to one of the following additional penalties:
a) Revocation of enterprise registration certificates or equivalent, deprivation of licenses and practicing certificates;
b) Confiscation of the exhibits and means used for violations of competition law;
c) Confiscation of the profit earned from the violations of competition law.
4. Apart from penalties prescribed in Clauses 2 and 3 hereof, the violator may be subject to the application of one or more of the following remedial measures:
a) Restructure the enterprises having abused their dominant position on the market or abused their monopoly position;
b) Remove illegal provisions from business contracts, agreements or transactions;
c) Divide, split or sell a part or all paid-in capital, assets of the enterprise which is established after economic concentration;
d) Subject to the control of competent authority related to purchase prices and sale prices of goods, services or other transaction conditions in contracts of the enterprise which is established after economic concentration;
dd) Make public correction;
e) Other necessary measures to overcome anti-competitive effects of the violation.
5. The Government shall provide guidelines for penalties and remedial measures for each violation prescribed in competition law.
Article 111. Fines imposed on violations of competition law
1. The maximum fine for violations of regulations on anti-competitive agreements, abuse of the dominant position on the market, abuse of the monopoly position shall be equal to 10% of the total turnover of violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of violation, but not less than the minimum fine imposed on violations prescribed by the Penal Code.
2. The maximum fine for violations of economic concentration regulations shall be 5% of the total turnover of violating enterprises on the relevant market in the fiscal year preceding the year of violation.
3. The maximum fine for violations of regulations on unfair competition shall be VND 2 billion.
4. The maximum fine for other violations of this Law shall be VND 200 million.
5. The maximum fines prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall apply to violations committed by organizations; a violation of regulations on competition law committed by an individual shall be subject to a half of fine that imposed on an organization committing the same violation.
6. The Government shall provide guidelines for amounts of fines imposed on violations prescribed in this Law.
1. Enterprises that voluntarily inform to help the National Competition Commission detect, investigate and handle anti-competitive agreements prohibited prescribed in Article 12 of this Law might receive full or partial immunity from fines under the leniency policy.
2. The President of the National Competition Commission shall decide the granting of full or partial immunity from fines in accordance with the leniency policy.
3. The full or partial immunity from fines prescribed in Clause 1 hereof shall be granted if the enterprise meets the following conditions:
a) It has engaged in the anti-competitive agreement as a party as prescribed in Article 11 of this Law;
b) It voluntarily gives notice of the violation before competent bodies make an investigation decision;
c) It honestly provides all information/evidence that it has on the violation, which is of great help for the National Competition Commission to detect, investigate and handle the violation;
d) Fully cooperate with competent bodies during the investigation and handling of the violation.
4. Regulations in Clause 1 hereof shall not apply to enterprises that play the role of forcing or arranging other enterprises to participate in the agreement.
5. This leniency policy is applicable to no more than the first 3 enterprises which apply for leniency to the National Competition Commission and meet all the conditions specified in Clause 3 of this Article.
6. Criteria for determining the enterprises entitled to leniency:
a) Order of the notification;
b) Time of notification submission;
c) Fidelity and values of the provided information/evidence.
7. The full or partial immunity from fines shall be granted as follows:
a) The first enterprise applying for leniency and meeting the conditions specified in Clause 3 of this Article might receive full immunity from fines;
b) The second and third enterprises applying for leniency and meeting the conditions specified in Clause 3 of this Article might receive 60% and 40% of immunity from fines respectively;
Article 113. Power and forms of sanctions against violations of competition law
1. If a regulatory body performs an act prescribed in Clause 1 Article 8 of this Law, the National Competition Commission shall request such regulatory body to terminate the act and adopt remedial measures. The aforesaid regulatory body shall terminate the act, adopt remedial measures and compensate for damage as per the law.
2. In case of prohibited acts prescribed in Clause 2 Article 8 of this Law, the President of the National Competition Commission and the anti-competitive settlement council shall have power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clause 4 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points dd, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 Article 110 of this Law.
3. In cases of violations of anti-competitive agreements, abuse of the dominant position on the market, abuse of the monopoly position, the anti-competitive settlement council shall have the power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clause 1 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points a, b, d, dd, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 110 of this Law.
4. In cases of violation of economic concentration regulations, the President of the National Competition Commission shall have power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clause 2 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points a, c, d, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 110 of this Law.
5. In case of violations of unfair competition and other violations prescribed herein other than the cases prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 hereof, the President of National Competition Commission shall have power to:
a) Give warnings;
b) Impose fines as prescribed in Clauses 3 and 4 Article 111 of this Law;
c) Adopt measures prescribed in Points b, c Clause 3 and Points dd, e Clause 4 Article 110 of this Law;
d) Request the competent authority to adopt measures prescribed in Point a Clause 3 Article 110 of this Law.
6. Prohibited acts prescribed in Clause 7 Article 45 of this Law shall be settled as prescribed in relevant laws.
Article 114. Enforcement of settlement decisions
1. Within 15 days from the effective date of a settlement decision, if the party obliged to comply with the decision fails to voluntarily do so, the President of the National Competition Commission and the successful party shall have the right to request competent authorities to enforce the settlement decision.
2. If a settlement decision is related to the properties of the party bound to comply with such decision, the National Competition Commission shall request the competent civil enforcement agency to carry out the enforcement.
Article 115. Enforcement of decision on handling of complaint against settlement decision
1. Within 15 days from the effective date of a settlement decision, if the party obliged to comply with the decision fails to voluntarily do so, the President of the National Competition Commission and the successful party shall have the right to request competent authorities to enforce the settlement decision.
2. If a settlement decision is related to the properties of the party bound to comply with such decision, the National Competition Commission and the successful party may request the competent civil enforcement agency to carry out the enforcement.