Chương V Luật cạnh tranh năm 2018: Tập trung kinh tế
Số hiệu: | 23/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Căn cứ xác định sức mạnh thị trường đáng kể của DN
Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật cạnh tranh 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018.
Theo đó, sức mạnh thị trường đáng kể là một trong hai cơ sở quan trọng để xác định một hoặc một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
- Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
- Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
- Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
- Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
- Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
- Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Xem thông tin chi tiết tại Luật cạnh tranh 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.
Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
a) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;
b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:
a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);
e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;
g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;
h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;
i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.
Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế bao gồm:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và tiêu chí xác định việc tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật này.
Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
2. Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:
a) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
b) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật này và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
c) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
1. Trong quá trình thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bổ sung thông tin, tài liệu nhưng không quá 02 lần.
2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế có trách nhiệm bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc tập trung kinh tế và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
3. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có.
4. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào thời hạn thẩm định tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
1. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quan được tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung được tham vấn.
2. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật.
1. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;
c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.
2. Quyết định về việc tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
3. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:
1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;
3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.
1. Doanh nghiệp tập trung kinh tế quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.
1. Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.
2. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật này.
4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.
5. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật này.
6. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật này.
Article 29. Categories of economic concentration
1. Economic concentration includes the following categories:
a) Merger of enterprises;
b) Consolidation of enterprises;
c) Acquisition of enterprises;
d) Joint venture between/among enterprises;
dd) Other categories of economic concentration as per the law.
2. Merger of enterprises means an act whereby one or several enterprises transfer all of its/their property, rights, obligations and legitimate interests to another enterprise, and at the same time terminate the existence of the merged enterprises.
3. Consolidation of enterprises means an act whereby two or more enterprises transfer all of their property, rights, obligations and legitimate interests to form a new enterprise and, at the same time, terminate the existence of the consolidating enterprises.
4. Acquisition of enterprises means an act whereby an enterprise acquires the whole or part of property or shares of another enterprise sufficient to control or dominate all or one of the trades of the acquired enterprise.
5. Joint venture between enterprises means an act whereby two or more enterprises jointly contribute part of their property, rights, obligations and legitimate interests to the establishment of a new enterprise.
Article 30. Prohibited economic concentration
Economic concentration shall be prohibited if it causes or probably cause substantial anti-competitive effects on the Vietnamese market.
Article 31. Assessment of substantial anti-competitive effects caused or probably caused by economic concentration
1. The National Competition Commission shall assess substantial anti-competitive effects cause or probably caused by economic concentration based on the following factors:
a) Combined market share of enterprises engaging in the economic concentration on the relevant market;
b) The degree of concentration on the relevant market before and after the economic concentration;
c) The relationship of the parties engaging in the economic concentration in the production, distribution or supply chain for a certain kind of goods/service or the business lines of the parties engaging in the economic concentration which are inputs of or complementary to one another;
d) Competitive advantage brought about by economic concentration in the relevant market;
dd) The ability of enterprises after the economic concentration for increasing significantly their prices or return on sales;
e) The ability of enterprises after the economic concentration for removing or preventing other enterprises from market entry or expansion;
g) Particular factors in the sectors and domains where enterprises are engaging in economic concentration.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 32. Assessment of positive effects of economic concentration
1. The National Competition Commission shall assess positive effects of economic concentration based on one of the following factors or a combination of factors:
a) Positive effects on the development of the sector, domain, science and technology in accordance with the state’s strategies and planning;
b) Positive effects on the development of small and medium-sized enterprises;
c) Increase of the competitiveness of Vietnamese enterprises on the international market.
2. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article.
Article 33. Notification of economic concentration
1. The enterprises engaging in economic concentration must file a dossier of economic concentration notification (hereinafter referred to as notification dossier) to the National Competition Commission as prescribed in Article 34 of this Law before initiating economic concentration if they reach the notification threshold.
2. The notification threshold shall be determined based on one of the following criteria:
a) Total assets of the enterprises engaging in the economic concentration on the Vietnamese market;
b) Total turnover of enterprises engaging in the economic concentration on the Vietnamese market;
c) The transaction value of the economic concentration;
d) Combined market share of enterprises engaging in the economic concentration on the relevant market.
3. The Government shall provide guidelines for this Article in conformity with socio-economic conditions in each period.
Article 34. Notification dossier
1. A notification dossier shall consist of:
a) A notification of economic concentration issued by the National Competition Commission;
b) Agreed contents of the economic concentration or draft contracts, memorandum of understanding regarding economic concentration between/among enterprises;
c) Valid copies of the business registration certificates of similar documents of all enterprises engaging in economic concentration;
d) Financial statements of all enterprises engaging in economic concentration in two consecutive years before the notification year or, in case of newly-established enterprises, from the establishment time to the notification time as per the law;
dd) The list of parent companies, subsidiaries, associate companies, branches, representative offices and other affiliated entities of every enterprise engaging in economic concentration (if any);
e) The list of goods, services dealt in by each enterprise engaging in economic concentration;
g) Information about market shares in the sector where economic concentration will take place held by every enterprise engaging in economic concentration in 2 consecutive years before the notification year;
h) Proposed remedies for possible anti-competitive effects of the economic concentration;
i) Report on assessment of positive effects of economic concentration and measures to enhance the positive effects of economic concentration.
2. Enterprises submitting notification dossiers shall be accountable for the truthfulness of their dossiers. Vietnamese translations are required if documents in the dossier are made in foreign language.
Article 35. Receipt of notification dossiers
1. The National Competition Commission shall receive notification dossiers.
2. Within 7 working days from receipt of an exemption application, the National Competitive Commission shall notify the applicant in writing that whether the application is complete and valid.
If the application is incomplete or invalid, the National Competition Commission shall notify the applicant in writing of deficiencies need amendments and allow them 30 days to make amendments from the date of notice.
Upon expiry of 30 days, if no amendment is made or the application is not amended completely, the National Competition Commission shall return the notification dossier.
Article 36. Preliminary assessment of economic concentration
1. The National Competition Commission shall be responsible for preliminary assessment of economic concentration. Matters to be preliminarily assessed in economic concentration:
a) Combined market share of enterprises engaging in the economic concentration on the relevant market;
b) The degree of concentration on the relevant market before and after the economic concentration;
c) The relationship of the parties engaging in the economic concentration in the production, distribution or supply chain for a certain kind of goods/service or the business lines of the parties engaging in the economic concentration which are inputs of or complementary to one another;
2. Within 30 days from receipt of a complete and valid notification dossier, the National Competition Commission shall notify the preliminary assessment result that:
a) economic concentration is approved; or
b) economic concentration is subject to further official assessment.
3. Upon expiry of 30 days prescribed in Clause 2 of this Article, if the National Competition Commission fails to notify the preliminary assessment result, the economic concentration may be effected and the National Competition Commission may not give a notification as provided in Point b Clause 2 of this Article.
4. The Government shall provide guidelines for Clause 1 of this Article and criteria for determining economic concentration subject to official assessment as prescribed in Point b Clause 2 of this Article.
Article 37. Official assessment of economic concentration
1. The National Competition Commission shall carry out the official assessment of economic concentration within 90 days from the date on which a notification of preliminary assessment result prescribed in Point b Clause 2 Article 36 of this Law.
In complicated cases, the time limit for official assessment of economic concentration may be extended, but not exceeding 60 days and the National Competition Commission shall inform enterprises submitting the notification dossier.
2. Matters to be officially assessed in economic concentration:
a) Assessment of substantial anti-competitive effects caused or probably caused by economic concentration as prescribed in Article 31 of this Law and remedial measures for anti-competitive effects;
b) Assessment of positive effects of economic concentration as prescribed in Article 32 of this Law and measures to enhance the positive effects of economic concentration;
c) Consolidated assessment of anti-competitive effects and positive anti-competitive effects of economic concentration forming the basis for consideration of economic concentration.
Article 38. Additional documentation on economic concentration
1. During the official assessment of economic concentration, the National Competition Commission may require the enterprise submitting notification dossier to provide additional documentation but not exceeding 2 times.
2. The enterprise submitting notification dossier shall provide additional documentation on economic concentration and be accountable for the completeness and accuracy of the documentation provided at the request of the National Competition Commission.
3. If the enterprise fails to provide additional documentation or provide insufficient documentation, the National Competition Commission shall consider the application according to provided documentation.
4. The duration for providing additional documentation prescribed in Clause 2 hereof shall not be included in the time limit for assessment of economic concentration prescribed in Clause 1 Article 37 of this Law.
Article 39. Consultation during the assessment of economic concentration
1. During the assessment of economic concentration, the National Competition Commission may consult the bodies which manage the domains/sectors where enterprises engaging in the economic concentration are operating.
Within 15 days from the date on which the request for consultation made by the National Competition Commission is received, the relevant entity shall respond in writing and provide documentation supporting their consultation.
2. During the assessment of economic concentration, the National Competition Commission may consult other related entities.
Article 40. Responsibility for providing documentation by related entities during the assessment of economic concentration
1. Related entities are responsible for fully, accurately and promptly providing the documentation requested by the National Competition Commission during the assessment of economic concentration, except the cases where the law provides otherwise.
2. The National Competition Commission shall ensure confidentiality of documentation provided as per the law.
Article 41. Decision on economic concentration
1. Upon completion of the official assessment of economic concentration, the National Competition Commission shall issue a decision determining that:
a) the economic concentration is approved;
b) the economic concentration is subject to conditions prescribed in Article 42 hereof; or
c) the economic concentration is prohibited.
2. The decision on economic concentration prescribed in Clause 1 hereof shall be sent to enterprises engaging in economic concentration within 5 working days from the date of issue.
3. If the National Competition Commission issues a decision beyond the given time limit that cause damage to enterprises, it shall compensate for such damage as per the law.
Article 42. Conditional economic concentration
Conditional economic concentration is economic concentration which is approved but subject to one or certain conditions below:
1. Total or partial division, resale of partial capital holding of enterprises engaging in economic concentration;
2. Control of the content related to the purchase and sale prices of goods, services or other trading conditions in business contracts of enterprises formed after the economic concentration;
3. Remedies to rectify the probability of causing adverse effects on competition on the market;
4. Other measures to enhance the positive effects of economic concentration.
Article 43. Implementation of economic concentration
1. Enterprises engaging in the economic concentration specified in Point a Clause 2, Clause 3 Article 36 and Point a, Point b Clause 1 Article 41 of this Law may carry out economic concentration procedures according to the legal provisions on enterprises and other relevant laws.
2. Enterprises engaging in the economic concentration specified in Point b Clause 1 Article 42 of this Law must fully meet the conditions for economic concentration as specified in the decision of the National Competition Commission before and after the economic concentration implementation.
Article 44. Violations against regulations on economic concentration
1. An enterprise fails to notify economic concentration under the provisions of this Law.
2. An enterprise implements economic concentration without receiving a notification of preliminary assessment result from the National Competition Commission prescribed in Clause 2 Article 36 of this Law, except for the case prescribed in Clause 3 Article 36 hereof.
3. An enterprise implements economic concentration before the National Competition Commission issues a decision on economic concentration prescribed in Article 41 of this Law although it is subject to official assessment of economic concentration.
4. An enterprise fails to meet or fully meet conditions specified in the decision on economic concentration prescribed in Point b Clause 1 Article 41 of this Law.
5. An enterprise implements economic concentration which is prohibited under Point c Clause 1 Article 41 of this Law.
6. An enterprise implements economic concentration which is prohibited under Article 30 of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực