Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh
Số hiệu: | 35/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2020 |
Ngày công báo: | 03/04/2020 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018.
Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
b) Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó;
c) Doanh nghiệp mua lại có một trong các quyền sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại;
- Quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại bao gồm việc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Nhóm doanh nghiệp liên kết về tổ chức và tài chính (sau đây gọi chung là nhóm doanh nghiệp liên kết) là nhóm các doanh nghiệp cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của một hoặc nhiều doanh nghiệp trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung.
3. Mức thị phần là giá trị bằng số của thị phần của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo Điều 10 Luật Cạnh tranh, ví dụ doanh nghiệp có thị phần trên thị trường liên quan là 30 phần trăm (30%) thì mức thị phần của doanh nghiệp đó là 30.
4. Tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan được tính theo công thức sau:
Tổng bình phương mức thị phần = S12 + S22 + … S(n)2
Trong đó: S1,.. S(n) là mức thị phần tương ứng của doanh nghiệp thứ 1 đến doanh nghiệp thứ n.
Ví dụ: Trên cùng một thị trường liên quan có 3 doanh nghiệp có thị phần tương ứng là 30%, 30% và 40%. Tổng bình phương mức thị phần của 3 doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định là 302 + 302 + 402 = 3400.
5. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường là những yếu tố gây cản trở sự gia nhập, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
2. Trong quá trình xác định thị trường liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.
1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
2. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ;
b) Thành phần của hàng hóa, dịch vụ;
c) Tính chất vật lý, hóa học của hàng hóa;
d) Tính năng kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ;
đ) Tác dụng phụ của hàng hóa, dịch vụ đối với người sử dụng;
e) Khả năng hấp thu của người sử dụng;
g) Tính chất riêng biệt khác của hàng hóa, dịch vụ.
3. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng chủ yếu giống nhau.
4. Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự chênh lệch nhau trên 5%, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả căn cứ thêm vào một số yếu tố quy định tại khoản 5 hoặc thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Trường hợp việc xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau của hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này chưa đủ để kết luận về thị trường sản phẩm liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét thêm một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Tỷ lệ thay đổi về cầu của một loại hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một loại hàng hóa, dịch vụ khác;
b) Chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng chuyển sang mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác;
c) Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;
d) Tập quán tiêu dùng;
đ) Các quy định pháp luật tác động đến khả năng thay thế của hàng hóa, dịch vụ;
e) Khả năng phân biệt về mức giá mua, bán đối với các nhóm khách hàng khác nhau;
g) Khả năng thay thế về cung của một loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
6. Khi cần thiết, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau về giá cả theo phương pháp như sau:
Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả nếu có ít nhất 35% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng trong khu vực địa lý đó.
Khả năng thay thế về cung là việc các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ có khả năng gia tăng sản lượng, số lượng bán hoặc các doanh nghiệp khác bắt đầu hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó trong thời gian dưới 06 tháng mà không có sự tăng lên đáng kể về chi phí nếu giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên từ 5% đến 10%.
1. Thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt có thể được xác định là thị trường của một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, dịch vụ đó, tập quán tiêu dùng hoặc phương thức giao dịch đặc thù, bao gồm các phương thức có sử dụng công nghệ thông tin.
2. Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thể xem xét thêm thị trường của các hàng hóa, dịch vụ bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
3. Sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan là các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả hoặc cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm liên quan. Theo đó, khi giá của sản phẩm bổ trợ tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.
1. Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ theo yếu tố sau đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa, dịch vụ liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia cạnh tranh với các hàng hóa, dịch vụ liên quan trên khu vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
e) Tập quán tiêu dùng;
g) Chi phí, thời gian để khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ;
3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá của hàng hóa, dịch vụ tăng không quá 10%;
b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Các loại rào cản gia nhập, mở rộng thị trường bao gồm:
1. Rào cản pháp lý tạo ra bởi các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước bao gồm các quy định về thuế nhập khẩu và hạn ngạnh nhập khẩu; quy chuẩn kỹ thuật; các điều kiện, thủ tục để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quy định về sử dụng hàng hóa, dịch vụ; tiêu chuẩn nghề nghiệp và các quyết định hành chính khác của các cơ quan quản lý nhà nước.
2. Rào cản tài chính bao gồm chi phí đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp.
3. Chi phí ban đầu khi gia nhập thị trường mà doanh nghiệp không thể thu hồi khi rút khỏi thị trường.
4. Rào cản đối với việc tiếp cận, nắm giữ nguồn cung, cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất, kinh doanh; mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
5. Tập quán tiêu dùng.
6. Thông lệ, tập quán kinh doanh.
7. Rào cản liên quan việc thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
8. Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường khác.
1. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.
2. Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.
1. Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết được xác định như sau:
a) Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của tất cả doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết;
b) Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết.
2. Thị phần của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp liên kết là thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết đó.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều 12 của Luật Cạnh tranh.
2. Việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được căn cứ vào một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Diễn biến, xu hướng thay đổi mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được đánh giá trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này;
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực công nghệ trong ngành và lĩnh vực liên quan;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu được đánh giá căn cứ vào mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí, thời gian để các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng đó hoặc cơ sở hạ tầng tương tự;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định bằng việc so sánh chi phí, thời gian cần thiết của khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trước và sau khi có thỏa thuận;
e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được xác định dựa trên mức độ chi phối của các yếu tố đặc thù đó đối với hoạt động cạnh trạnh của các doanh nghiệp trên thị trường.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
b) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
4. Trong quá trình đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp quy định tại Điều 26 Luật Cạnh tranh căn cứ vào một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan được đánh giá trên cơ sở so sánh thị phần giữa các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được đánh giá căn cứ vào năng lực tài chính, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tín dụng và các nguồn tài chính khác, tổng nguồn vốn, tổng tài sản, số lao động, quy mô sản xuất, mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đó trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác được đánh giá dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ được đánh giá căn cứ vào ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh nhờ việc nắm giữ, kiểm soát mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được đánh giá căn cứ vào ưu thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang sở hữu hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh căn cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định dựa trên chi phí và thời gian cần thiết để khách hàng, doanh nghiệp chuyển sang mua, bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác trên cùng thị trường liên quan;
i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh được đánh giá để xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong điều kiện cụ thể của ngành, lĩnh vực đó.
2. Trong quá trình xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết.
1. Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
2. Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
3. Trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được áp dụng theo điểm a, b hoặc d của khoản 1, điểm a, b hoặc d của khoản 2 Điều này.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
2. Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;
b) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;
c) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;
d) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.
3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện.
4. Tập trung kinh tế được thẩm định chính thức khi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
1. Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế.
2. Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế được đánh giá để xác định nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường của doanh nghiệp, khả năng gia tăng phối hợp, thông đồng giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
3. Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau được đánh giá để xác định khả năng các bên sau tập trung kinh tế tạo ra ưu thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh khác nhằm ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.
4. Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét tổng thể dựa trên các ưu thế về đặc tính sản phẩm, chuỗi sản xuất, phân phối, năng lực tài chính, thương hiệu, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và các ưu thế khác của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, dẫn tới nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế.
5. Khả năng doanh nghiệp tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sau tập trung kinh tế được đánh giá căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Thay đổi dự kiến về cầu trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá, thay đổi sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan;
b) Thay đổi dự kiến về cung của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá, thay đổi sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ;
c) Thay đổi dự kiến về giá, sản lượng, điều kiện giao dịch của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ là các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
d) Điều kiện và nguy cơ các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường gia tăng phối hợp hoặc thỏa thuận nhằm tăng giá bán hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu;
đ) Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng tăng giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.
6. Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập, mở rộng thị trường được xác định dựa trên một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Mức độ kiểm soát yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh trước và sau tập trung kinh tế;
b) Đặc điểm cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực và hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong giai đoạn trước tập trung kinh tế;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Các yếu tố khác dẫn đến khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường.
7. Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được xem xét khi yếu tố đó trực tiếp ảnh hưởng hoặc thay đổi đáng kể kết quả đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế quy định tại Điều này.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố như sau:
1. Tác động tích cực đến phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước được đánh giá dựa trên khía cạnh như sau:
a) Khả năng phát huy hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nguồn lực của địa phương, ngành nghề, lĩnh vực và xã hội do việc tập trung kinh tế có thể mang lại phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.
2. Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét dựa trên việc đánh giá các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập, mở rộng thị trường hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ do tập trung kinh tế dự kiến mang lại.
3. Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được đánh giá dựa trên hệ quả tích cực của tập trung kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.
1. Bên khiếu nại có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
4. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Cạnh tranh.
Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận.
2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.
3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
1. Người tham gia tố tụng cạnh tranh quy định tại Điều 66 của Luật Cạnh tranh trừ người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
3. Các tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ không được quá thời hạn điều tra quy định tại Điều 81, 87 của Luật Cạnh tranh, thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Điều 89, 90, 91 của Luật Cạnh tranh hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
1. Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định hoặc tự mình đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định. Quyền đề nghị giám định được thực hiện trong thời hạn điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Theo đề nghị của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc cạnh tranh đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có vi phạm pháp luật.
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác và phải chịu chi phí giám định nếu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định trưng cầu giám định.
1. Trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể ra quyết định ủy thác để cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này lấy lời khai của người tham gia tố tụng hoặc các biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tình tiết của vụ việc cạnh tranh.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia tố tụng và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh trên cơ sở các thông tin, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc.
1. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chịu trách nhiệm bảo quản.
2. Trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.
4. Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.
1. Việc đánh giá chứng cứ phải đầy đủ, khách quan, toàn diện và chính xác.
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.
3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền công bố và sử dụng công khai một số, một phần hoặc toàn bộ chứng cứ vào thời điểm thích hợp cho việc điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.
2. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;
d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp cơ quan được yêu cầu từ chối áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không còn thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp đã được áp dụng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí để đảm bảo các chi phí phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; trong quá trình thẩm định hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh và trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 35/2020/ND-CP |
Hanoi, March 24, 2020 |
ELABORATING ON SEVERAL ARTICLES OF COMPETITION LAW
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Competition Law dated June 12, 2018;
Upon the request of the Minister of Industry and Trade,
The Government hereby promulgates the Decree that elaborates on several Articles of the Competition Law.
This Decree provides details of Articles 9, 10, 13, 26, 31, 32, 33, 36, 56 and 82 in the Competition Law.
1. An enterprise will have control and influence over an enterprise or a business activity or industry of another enterprise if it falls into the following situations:
a) The acquirer receives the ownership interest that makes up more than 50% of the acquiree's charter capital or more than 50% of the acquiree’s total voting shares;
b) The acquirer holds the right to own or use more than 50% of the acquiree’s total assets, out of all or a single business sector or industry of that acquiree;
c) The acquirer has one of the following rights:
- Directly or indirectly making decisions on appointment, dismissal or discharge from office of most or all of members of the Governing Board, president of the Board of Directors, director or general director of the acquire;
- Making decisions on revision or modification of the acquiree’s corporate charter;
- Making decisions on the acquiree’s important business matters, including its form of business organization; its business activities, location, approaches; changes in its business size and activities or industries; its forms and methods of mobilization, distribution and investment of its capital.
2. Group of enterprises having organizational or financial affiliation (hereinafter referred to as affiliated companies) means a combination of companies put under the control or influence of another or other enterprises in the same group, or put under the management of a governing unit.
3. Market share point means the numerical value of an enterprise's share of a relevant market which is determined under Article 10 in the Competition Law. For example, if an enterprise holds 30 percent (30%) share of a relevant market, its market share point will be 30.
4. Sum of point squares of shares of a relevant market that all enterprises hold shall be calculated according to the following formula:
Sum of market share point squares = S12 + S22 + …S(n)2
Where: S1,...S(n) denotes respective market share points of the first enterprise through the nth enterprise.
Example: On the same relevant market, if there are 3 enterprises holding 30%, 30% and 40% share, respectively, then the sum of point squares of shares of that relevant market will be defined as 302+302+402 = 3400.
5. Barriers to market entry and expansion means factors that hinder an enterprise from entering or expanding its market.
DETERMINATION OF RELEVANT MARKET AND MARKET SHARE
Section 1. DETERMINATION OF RELEVANT MARKET
1. A relevant market is defined as an inclusion of a relevant product market and a relevant geographic market.
2. While identifying the relevant market, National Competition Commission shall be entitled to consult with business sector or industry administrations, specialized entities and persons.
Article 4. Determination of the relevant product market
1. The relevant product market is the market where products and services that are regarded as interchangeable or substitutable in terms of their characteristics, uses and prices are sold.
2. Products and services will be regarded as interchangeable or substitutable if they are identical or homogeneous in terms of one or several elements as follows:
a) Their characteristics;
b) Their composition;
c) Their physical and chemical properties;
d) Their technical functions;
dd) Their side effects on users;
e) User’s absorbability;
g) Other specific attributes and qualities.
3. Products and services will be regarded as interchangeable or substitutable in terms of their uses if their main uses are identical.
4. Products and services will be regarded as interchangeable or substitutable in terms of their prices if the percent difference in these prices is not over 5% under similar transactional conditions. If the percent difference is more than 5%, National Competition Commission may identify products and services regarded as interchangeable or substitutable in terms of their prices by taking into consideration several additional elements referred to in clause 5, or by employing determination methods specified in clause 6 of this Article.
5. In case where determining whether products and services have properties and attributes that prove their interchangeability or substitutability as provided in clause 2, 3 and 4 of this Article gives insufficient evidence for the conclusion about the relevant product market, National Competition Commission shall additionally take into consideration one or several elements as follows:
a) Rate of demand-side substitution of a product or service in case of any change in price of another product or service that takes place;
b) Required costs and time that a consumer spends on buying or using another substitute product or service;
c) Useful lifespan of products or services;
d) Consumption habits;
dd) Law affecting substitutability of products and services;
e) Distinguishability in terms of buying and selling prices between different consumer groups;
g) Supply-side substitutability of a product or service prescribed under Article 5 herein.
6. Where necessary, National Competition Commission can determine the price-related substitutability of products or services by using the following methods:
Products or services will be regarded as interchangeable or substitutable in terms of their prices if at least 35% of a random sample of 1,000 consumers living in relevant geographic regions buys or intends to buy other products or services whose qualities, attributes or uses are similar to those that they are using, or intends to use them in the event of the 10 percent increase in their prices in a continuous manner in 6 consecutive months.
If the number of consumers living in the relevant geographic region as mentioned in this paragraph is not 1,000 persons, the acceptable random sample may be at least 50% of total population of consumers living in that geographic region.
Article 5. Determination of supply-side substitutability
Supply-side substitutability will be defined as the capacity for increase in output volume and sales of enterprises currently manufacturing or trading a product or service, or the commencement or switch of production or trading of that product or service of other enterprises for less than 6 months without any significant increase in product or service costs if increase in its price falls within the range between 5% and 10%.
Article 6. Determination of the relevant product market in special cases
1. A relevant product market in a special case may be defined as the market of a single particular product or service, or a group of particular products and services identified owing to their particular qualities and characteristics, consumption habits or transactional approaches, including information technology-driven transactions.
2. While determining the relevant product market in the case specified in clause 1 of this Article, an additional attention should be paid to the market of products or services supporting relevant products.
3. Products supporting relevant products are products or services used with the aim of improving functions and effectiveness, or necessary for use, of relevant products. This means that, if the price of a supporting product is increased or decreased, then total demand for other relevant product will be decreased or increased as well.
Article 7. Determination of the relevant geographic market
1. A relevant geographic market is a specific geographical area where available products or services are interchangeable or substitutable under similar competition conditions which are significantly distinguished from those conditions existing within neighboring geographic areas.
2. Boundaries of geographic areas prescribed in clause 1 of this Article may be defined by the following elements:
a) Geographic areas that accommodate business establishments of enterprises participating in distribution of relevant products and services;
b) Business establishments of other enterprises that are located within neighboring geographic areas close enough to the geographical areas prescribed in point a of this clause to the extent that they are able to take part in competition with relevant products and services available within these areas;
c) Shipping costs of products and services;
d) Shipping time length of products and services;
dd) Barriers to market entry and expansion;
e) Consumption habits;
g) Required costs and time that consumers spend on buying or using these products and services;
3. A geographical region is regarded as having conditions similar to and considerably distinguishable from relevant geographical areas if it meets one of the following criteria:
a) Shipping costs and time constituting the price of a product or service may be increased by 10% at maximum;
b) One of barriers to market entry and expansion stated in Article 8 herein exist.
Article 8. Barriers to market entry and expansion
Barriers to market entry and expansion shall comprise the followings:
1. Legislative barriers that are created by regulatory and policy frameworks, including regulations on import and export duties and quotas; national technical regulations; mandatory requirements and procedures for production and business of products and services; regulations on use of products and services; specialized standards and other administrative decisions of state regulatory authorities.
2. Financial barriers, including input costs of products and services, enterprise’s accessibility to funds, loans and other capital, credit facilities and financing sources.
3. Initial costs of entry into a market that an enterprise can recover upon market exit.
4. Barriers to access to or keep hold on sources of supply or essential infrastructure for production and business activities; networks for distribution and sale of products and services.
5. Consumption habits.
6. Business practices and customs.
7. Barriers related to exercise of intellectual property rights of organizations and individuals, including author’s rights and other rights pertaining to author’s rights, industrial property rights and plant variety rights under laws on intellectual property rights.
8. Other barriers to market entry and expansion.
Section 2. DETERMINATION OF MARKET SHARE
Article 9. Principles of determination of an enterprise's share of a relevant market
1. An enterprise’s share of a relevant market shall be determined according to methods specified in Article 10 in the Competition Law.
2. While identifying market share, National Competition Commission may consult with business sector or industry administrations, endorsed enterprises, qualified entities and persons.
Article 10. Determination of market share of affiliated companies
1. Sales and purchase volume, and quantity of units of a particular product and service sold or purchased of affiliated companies, shall be determined as follows:
a) Sales and purchase volume, and quantity of units of a particular product and service sold or purchased, which are meant for determination of market share of a group of affiliated companies, shall be calculated by the summation of all of these measurements of all enterprises belonging to this group;
b) Sales and purchase volume, and quantity of units of a particular product and service sold or purchased of a group of affiliated companies shall exclude sales and purchase volume, and quantity of units of a particular product and service sold or purchased which arise from sale of products and supply of services amongst this group's member companies.
2. Market share of affiliated companies in the group shall be defined as the market share of the entire group.
ASSESSMENT OF ANTI-COMPETITIVE EFFECTS OR LIKELIHOOD OF CAUSING SIGNIFICANT ANTI-COMPETITIVE EFFECTS OF ANTI-COMPETITIVE AGREEMENTS
Article 11. Subject matters of assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of anti-competitive agreements
1. National Competition Commission shall conduct assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of anti-competitive agreements in the cases specified in clause 3 and 4 of Article 12 in the Competition Law.
2. Assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of anti-competitive agreements shall be based on one or several elements, including:
a) Developments and changes of market share points of enterprises engaging in agreements that are evaluated in comparison with those of their competitors not engaging in agreements;
b) Barriers to market entry or expansion that are evaluated for the purpose of determination of anti-competitive effects or likelihood of causing anti-competitive effects of anti-competitive agreements based on elements affecting an enterprise's decision on entry into or expansion of its market as provided in Article 8 herein;
c) Restrictions on technological research, development and innovation, or technological competencies, which are assessed for the purpose of determination of anti-competitive effects or likelihood of causing anti-competitive effects with respect to objectives of technological research, development and innovation or improvement of technological competencies in relevant sectors and industries;
d) Decreases in accessibility to or keep hold of essential infrastructure that are evaluated based on the significance of infrastructure for production and business activities, costs and time that their competitors not engaged in anti-competitive agreements can spend on accessing and holding such infrastructure or other equivalents;
dd) Increases in costs and time that consumers can spend on purchasing products or services of enterprises engaged in anti-competitive agreements, or switching to other relevant products or services. This element shall be determined by comparing required costs and time that consumers can spend on purchasing products and services of enterprises engaged in anti-competitive agreements or switching to products and services of their competitors before and after these agreements take effect;
e) Impediments to market competition through control of sector or industry-specific factors related to enterprises engaged in anti-competitive agreements. This element shall be defined by taking into consideration the degree of influence that these specific factors have over market competitions of these enterprises.
3. Anti-competitive agreements shall be regarded as not causing, or unlikely to cause, anti-competitive effects in a considerable manner if the following circumstances occur:
a) Anti-competitive agreements between enterprises in the same relevant market shall be as mentioned above if the joint market share of enterprises engaged in these agreements is less than 5%;
b) Anti-competitive agreements between enterprises performing trades and participating in different stages in the same chain of production, distribution and supply with respect to a certain product or service shall be as mentioned above if the market share of each enterprises engaged in these agreements is less than 15%.
4. In the process of assessment of anti-competitive effects and likelihood of causing anti-competitive effects that is agreed upon in an anti-competitive agreement, National Competition Commission shall have the right to consult with relevant authorities, entities and persons, and require enterprises engaged in that agreement to provide necessary information and documents.
DETERMINATION OF SIGNIFICANT MARKET POWER
Article 12. Subject matters of determination of significant market power of enterprises and groups of enterprises
1. National Competition Commission shall conduct determination of significant market power of enterprises and groups of enterprises prescribed in Article 26 in the Competition Law, based on one or several elements, including:
a) Market share correlation between enterprises in the relevant market which is assessed based on comparison of market share between enterprises and groups of enterprises in the relevant market;
b) Financial strength and size of enterprises or groups of enterprises. This element is assessed based on such criteria as financial competencies and accessibility to funds, loans and other financial sources, total capital, assets, total personnel, production scale, networks for distribution and consumption of products and services of these enterprises or groups of enterprises which are correlated to those of their competitors;
c) Market entry or expansion barriers to other enterprises. This element is assessed based on factors affecting decisions of enterprises upon market entry or expansion under Article 8 herein;
d) Likelihood of holding, accessing and controlling product or service distribution and consumption markets or sources of product and service supply. This element is assessed based on advantages of enterprises or groups of enterprises in comparison to those of their competitors owing to the holding and controlling of networks for distribution and consumption of products and services, or sources of product or service supply in the market;
dd) Technological and technical infrastructure advantages of enterprises or groups of enterprises. This element is assessed based on technological and technical infrastructure advantages of enterprises or groups of enterprises that are keeping ownership of or using them for production and business purposes in comparison to their competitors;
e) Rights to own, hold and access infrastructure. This element is assessed for the purpose of determination of advantages of enterprises or groups of enterprises in comparison to those of their competitors, based on the degree of significance of and accessibility to infrastructure used for the purposes of production and business of products and services;
g) Rights to own and use subject matters protected by intellectual property rights. This element is assessed for the purpose of determination of advantages of enterprises or groups of enterprises in comparison to those of their competitors, based on the degree of significance of and accessibility to subject matters protected by intellectual property rights during their production and business of products and services;
h) Likelihood of switching to sources or supply or demand with respect to other products and services. This element is assessed based on costs and time that consumers or enterprises require to switching to products and services of other enterprises in the same relevant market;
i) Particular factors in sectors or industries where enterprises or groups of enterprises are performing their business activities. This element is assessed for determination of advantages of enterprises or groups of enterprises in comparison to those of their competitors under sector or industry-specific conditions.
2. In the process of determination of significant market power of an enterprise or a group of enterprises, National Competition Commission shall have the right to consult with relevant authorities, entities and persons, and require enterprises to provide necessary information and documents.
Article 13. Threshold for issuing notification of economic concentration
1. Any enterprise intending to participate in the economic concentration program, except for those specified in clause 2 of this Article, according to the provisions of clause 1 of Article 33 of the Competition Law, must notify the National Competition Commission before carrying out the economic concentration regimes if one of the following cases occurs:
a) Total asset available in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated companies of which the company is an affiliate must be worth VND 3,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
b) Total sales or purchase volume arising in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated companies of which the company is an affiliate must be worth VND 3,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
c) Value of all economic concentration transactions must be worth at least VND 1,000 billion;
d) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for at least 20% of total share of the relevant market in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration.
2. Any enterprise, including credit institutions, insurance companies or securities companies, intending to participate in the economic concentration program as provided in clause 1 of Article 33 in the Competition Law must notify the National Competition Commission before carrying out the economic concentration regimes if one of the following cases occurs:
a) Total asset available in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated insurance companies of which the company is an affiliate must be worth VND 15,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration; total asset available in the Vietnamese market of a credit institution or a group of affiliated credit institutions of which the credit institution is an affiliate must account for at least 20% of total asset of the entire system of credit institutions in the Vietnamese market in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
b) Total sales or purchase volume arising in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated insurance companies of which the company is an affiliate must be worth VND 10,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration; Total sales or purchase volume arising in the Vietnamese market of an enterprise or a group of affiliated securities companies of which the enterprise is an affiliate must be worth VND 3,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration; total sales earned in the Vietnamese market of a credit institution or a group of affiliated credit institution of which the credit institution is an affiliate must account for at least 20% of total sales earned in the entire system of credit institutions in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
c) Value of all economic concentration transactions of insurance companies or securities companies must be at least VND 3,000 billion; value of all economic concentration transactions of credit institutions must account for at least 20% of total charter capital in the entire system of credit institutions calculated in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
d) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for at least 20% of total share of the relevant market in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration.
3. If economic concentration regimes are implemented outside of the Vietnamese territory, the threshold for issuing notification of economic concentration shall conform to provisions laid down in point a, b and d of clause 1; point a and b or d of clause 2 of this Article.
Article 14. Preliminary evaluation of economic concentration
1. Within 30 days after receiving a complete and valid notification of economic concentration, the National Competition Commission shall issue a notice of one of the following results of preliminary evaluation of economic concentration:
a) Consent to economic concentration regimes;
b) Official evaluation of economic concentration regimes.
2. An economic concentration regime will be carried out if one of the following cases occurs:
a) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for less than 20% of total share of the relevant market;
b) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for at least 20% of total share of the relevant market while the sum of squares of market share points of enterprises after economic concentration in the relevant market must be less than 1,800;
c) The joint market share of enterprises participating in the economic concentration program must account for at least 20% the relevant market; the sum of squares of market share points of enterprises after economic concentration in the relevant market must be more than 1,800; the amplitude of increases in the sum of squares of market share points of enterprises in the relevant market before and after economic concentration must be less than 100;
d) Market shares of enterprises participating in the economic concentration program that have relationships with each other in the same chain of production, distribution and supply of a certain product or service, or business sectors or industries of enterprises engaging in the economic concentration program that are providing input or supporting products or services for each other, must be less than 20% of total share of the relevant market.
3. Upon expiration of the time limit specified in clause 1 of this Article, if the National Competition Commission has not yet issued a notice of preliminary evaluation results, the economic concentration regime shall be implemented.
4. Economic concentration regime will be subject to the official evaluation if it does not fall into the cases specified in clause 2 and 3 of this Article.
Article 15. Subject matters of the assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of economic concentration regimes
1. Joint market share of enterprises participating in the economic concentration program in the relevant market before and after economic concentration.
2. Level of concentration in the relevant market before and after the economic concentration which is assessed for the purpose of determining the threat of creating or reinforcing the market power of an enterprise, the ability to increase coordination and collusion among enterprises in the relevant market.
3. d) Relationship between enterprises participating in the economic concentration program in the same chain of production, distribution and supply of a certain product or service, or business sectors or industries of enterprises engaging in the economic concentration program that are providing input or supporting products or services for each other. This shall be assessed for the purpose of proving that, after completion of the economic concentration program, participating enterprises will have capabilities of creating more competitive advantages than their competitors in order to impede or rule out market entry competition.
4. Competitive advantages brought about by enterprises’ economic concentration in the relevant market. This shall be overall assessed by considering advantages in terms of their product characteristics, chains of production and distribution, financial capacity, brands, technologies, intellectual property rights and other advantages of these enterprises after economic concentration in the context of relationship with their competitors in the relevant market, which leads to the threat of creating or reinforcing the significant market power of enterprises incorporated after economic concentration.
5. Likelihood of appreciation or increase in the profit margin of an enterprise after economic concentration. This shall be evaluated based on one or some of the following factors:
a) Projected changes on the demand side which shall be assessed in anticipation of the fact that, after completion of the economic concentration program, the participating enterprise may appreciate and change their production or conditions for transaction of their products and services in the relevant market;
b) Projected changes on the supply side of enterprises which shall be assessed in anticipation of the fact that, after completion of the economic concentration program, their competitors in the relevant market may appreciate and change their production or conditions for transaction of their products and services;
c) Projected changes in prices, production output and conditions for transaction of suppliers of products or services that are input factors of enterprises participating in the economic concentration program;
d) Competitor’s conditions for and threats from increases in cooperation or agreement between them for the purpose of elevating their selling prices or profit margins;
dd) Other factors causing effects on likelihood of appreciation or increase in the profit margin of an enterprise after economic concentration.
6. Likelihood of a post-economic concentration enterprise's elimination of or impediment to other enterprises’ entry into or expansion of their market. This shall be determined based on one or some of the following factors:
a) Degree of control of production and business input factors before and after the economic concentration;
b) Intra-sector or industry competitive characteristics and competitive behaviors of enterprises participating in the economic concentration program during the period before economic concentration;
c) Barriers to market entry and expansion stated in Article 8 herein;
d) Other factors that lead to the likelihood of a post-economic concentration enterprise's elimination of or impediment to other enterprises’ entry into or expansion of their market.
7. Specific factors in the sectors or industries that enterprises engaging in the economic concentration program may take into consideration if those factors directly affect or significantly change the results of the evaluation of anti-competitive effects of the economic concentration regime prescribed in regulations of this Article.
Article 16. Subject matters of the assessment of positive effects of the economic concentration regime
The National Competition Commission shall assess positive effects of the economic concentration regime, based on a single factor or a combination of factors as follows:
1. Positive effects on development of industries, sectors, sciences and technologies according to the state strategies or planning schemes. This shall be assessed based on the following aspects:
a) Capability of promoting the economic efficiency owing to the size and resources of localities, industries, sectors and the entire society which may result from implementation of the economic concentration regime. This must be conformable to objectives defined in strategies and planning schemes for development of sectors and industries which are approved by the Government or the Prime Minister;
b) Level of application of scientific and technological advances to enterprises after economic concentration to improve productivity, quality and business efficiency in order to reduce costs, improve product or service quality or serve interests of consumers and the community.
2. Positive effects on development of small and medium-sized enterprises. This shall be assessed based on the evaluation of opportunities and favorable conditions of small and medium-sized enterprises for entry or expansion of their market or their participation in the chain of production and network for distribution of goods and services, which are likely to be brought about by implementation of the economic concentration regime.
3. Improvement of competitiveness of Vietnamese enterprises in the international market. This shall be assessed based on the positive consequences of the economic concentration carried out through the expansion of their domestic product or service manufacturing, consumption and export after completion of the economic concentration process.
COMPETITION-RELATED PROCEEDINGS
Article 17. Rights and obligations to provide evidences
1. The claimant shall have the right and obligation to find and submit documents and evidences that show that they file their complaint on sufficient grounds and in a legitimate manner.
2. Persons with related interests and obligations who file their independent claims shall have the right and obligation to provide documents and evidences proving that their claims are well-grounded and lawful.
3. The defendant, the examinee or the person with related rights and obligations that opposes any complaint or claim of another person against himself/herself shall have the right to prove that such opposition is well-grounded and shall be obliged to provide evidences for such opposition.
4. Authorities conducting investigations into competition-related cases shall be obligated to find evidences for competition-related violations in the cases specified in clause 2 of Article 80 in the Competition Law.
Article 18. Facts and events requiring no evidence
Facts and events requiring no evidence, including:
1. Clear facts and events that are known to all people and recognized by the Commission for Handling of Competition Restriction Cases or the National Competition Commission.
2. Facts and events that have been documented and notarized or lawfully authenticated. In case of doubting the authenticity of documentary facts and events, the National Competition Commission may request agencies, organizations and individuals that have provided and submitted documents to present main and original ones.
3. If a defendant, examinee or person with relevant interests and obligations admits or does not object to the fact, event, record and document that the other party submits, the latter shall not be required to provide evidence. If a defendant, examinee or person with relevant interests and obligations has their representative involved in the court proceedings, any admission or objection by the representative shall be deemed as the litigant’s admission within the representative's delegated authority.
Article 19. Submission of evidences
1. Participants in competition-related legal proceedings specified in Article 66 of the Competition Law, except for interpreters, shall have the right and obligation to hand over documents and evidence to the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases during the process of investigation into and handling of competition cases.
2. Submission of evidences specified in clause 1 of this Article must be recorded. The record must clearly state the name, form, content and characteristics of the evidence; the number of copies, the number of pages of documentary evidence and time of receipt; signature or fingerprint of the sender and the signature of the recipient and the seal of the Competition Investigation Agency and the National Competition Commission. The record must be made into two copies, including one to be kept in the dossiers of competition cases and the other to be deposited with the party submitting evidence.
3. Documents and evidences written in ethnic minority or other foreign languages must enclose copies of lawfully notarized and authenticated Vietnamese translations.
4. The time limit for submitting and handing over documents and evidences must not exceed the time limit for investigation specified in Articles 81 and 87 of the Competition Law, the time limit for supplementary investigation prescribed in Articles 89, 90 and 91 of the Competition Law or at the request of the President of the National Competition Commission and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases.
Article 20. Expertise solicitation or request
1. The claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations shall have the right to request the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases to solicit expertise or, of their own accord, request expertise in case the Head of the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases refuses to solicit expertise. The right to request expertise shall be exercised within the time limit for investigation into and handling of competition cases.
2. At the request of the claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations, or where necessary, the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall make their decision to solicit expertise. The decision to solicit expertise must specify the name and address of the expertise provider, the expertise receiver, subject matters of expertise, and the specific requirements that require the expertise provider’s conclusion.
3. On seeing that expertise conclusions are not clear, at the request of the claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations, or where necessary, the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall request the expertise provider to explain expertise conclusions and summon the expertise provider to directly report on related matters.
4. At the request of the claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations, or where necessary, the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall make the decision on supplementary expertise if expertise conclusions are unclear or insufficient, or if new issues arising relate to facts of competition cases that obtain previous expertise conclusions.
5. Re-expertise shall be permitted if it is established that conclusion of the initial expertise is inaccurate or violates law.
Article 21. Solicitation of expertise for allegedly false evidences
1. If the evidence is alleged to be fake, the person who presented that evidence shall have the right to withdraw it; If not doing so, the claimant may request the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases to solicit expertise.
2. In case where it is suspected that the falsification of evidence is an offence, the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall be authorized to carry out their review according to the provisions of criminal proceedings law.
3. The person who submits false evidence must compensate for any likely loss or damage if such falsification causes damage to other organizations and individuals, and must bear the costs of expertise if the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases makes their decision to solicit expertise.
Article 22. Fiduciary duties to collect documents and evidences
1. In the course of handling competition cases, the National Competition Commission may issue their decision to authorize competent agencies defined in Clause 3 of this Article to take testimonies of participants in legal proceedings or perform other measures to collect documents and evidences, verifying all circumstances of competition cases.
2. The decision must specify the name and address of the legal proceedings participant and the specific assigned tasks of collecting documents and evidences.
3. In case where the collection of documents and evidences must be carried out overseas, at the request of the Head of the Competition Investigation Agency, the Commission for Handling of Competition Restriction Cases or the National Competition Commission shall complete entrustment procedures through competent Vietnamese agencies or competent agencies in foreign countries that are also the party, like the Socialist Republic of Vietnam, to relevant treaties, or according to the principle of reciprocity without breach of the law of Vietnam and in accordance with international laws and practices.
4. In case of failure to perform the entrustment as prescribed in Clause 1 of this Article or already perform the entrustment without receiving any response to such entrustment, the National Competition Commission and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall handle competition-related cases on the basis of information and evidences already existing in the case dossiers.
Article 23. Handling and storage of evidences
1. If the evidence has been filed with the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases, then they shall be responsible for keeping custody thereof.
2. If the evidence is unlikely to be filed with the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases, then the keeper of that evidence shall be responsible for storing it.
3. If the evidence needs to be transferred to the third person to be kept in his/her custody, the Head of the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall be responsible for making his/her decision on transfer of such evidence and making the report on such transfer. The custodian of such evidence shall have to sign their name in the report, receiving remuneration and bearing responsibility for custody and preservation of such evidence.
4. All acts of destruction of documents and evidences shall be strictly prohibited.
Article 24. Evaluation of evidences
1. Evidence evaluation must be sufficient, objective, comprehensive and accurate.
2. The Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases must assess each evidence, the relationship between evidences, and confirm the legal validity of each evidence.
Article 25. Announcement and use of evidences
1. All evidences must be announced and used publicly, except in the cases specified in clause 2 and 3 of this Article.
2. The President of the National Competition Commission or the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall not be allowed to publicly announce and use the following evidences:
a) Evidences classified as state secrets prescribed by law;
b) Evidences related to traditional customs, professional secrets, business know-how, personal secrets at the legitimate request of participants in competition legal proceedings.
3. Where necessary, the President of the National Competition Commission or the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall be entitled to announce and use some, part or all of evidences at the time appropriate for investigations and handling of competition cases.
4. Entities or persons conducting legal proceedings and participants in legal proceedings must protect the confidentiality of the evidences falling in cases where non-disclosure and public use thereof as specified in Clause 2 of this Article in accordance with law are prohibited.
Section 2. MEASURES FOR PREVENTION AND GUARANTEE OF HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ARISING FROM INVESTIGATION INTO AND HANDLING OF COMPETITION CASES
Article 26. Procedures for requesting competent authorities to apply measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases
1. The President of the National Competition Commission shall be authorized to request competent authorities in writing to apply measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases.
2. Written request for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases must contain the following main information:
a) Requesting date;
b) Name and address of the enterprise, trade association, entity or person to be subject to measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases;
c) Summary of competition law violation;
d) Reasons for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases;
dd) Time and scope of application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases.
3. Within the duration of 3 working days of receipt of the written request, the authority receiving the request must apply measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases. If that authority refuses to the request for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations, they must respond to such request in writing, clearly stating reasons for such refusal.
Article 27. Responsibilities for cooperation in implementing measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases
The National Competition Commission shall be responsible for cooperating with competent authorities in applying measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases.
Article 28. Cancellation of application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases
In case where reasons for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases no longer exist, the President of the National Competition Commission may request a competent authority to remove the applied measures.
This Decree shall take effect on May 15, 2020.
Article 30. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Finance shall guide the formulation, management and use of funds to ensure expenses incurred during the evaluation of exemption application dossiers for exemption agreed upon in anti-competitive agreements; incurred in the process of evaluating economic concentration notification dossiers; incurred in the course of investigating competition cases and in the course of competition legal proceedings.
2. Minister of Industry and Trade and President of the National Competition Commission shall be responsible for presiding over implementation of this Decree.
3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |