Chương III Nghị định 35/2020/NĐ-CP : Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Số hiệu: | 35/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2020 |
Ngày công báo: | 03/04/2020 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018.
Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều 12 của Luật Cạnh tranh.
2. Việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được căn cứ vào một hoặc một số yếu tố như sau:
a) Diễn biến, xu hướng thay đổi mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được đánh giá trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này;
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực công nghệ trong ngành và lĩnh vực liên quan;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu được đánh giá căn cứ vào mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí, thời gian để các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng đó hoặc cơ sở hạ tầng tương tự;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định bằng việc so sánh chi phí, thời gian cần thiết của khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trước và sau khi có thỏa thuận;
e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được xác định dựa trên mức độ chi phối của các yếu tố đặc thù đó đối với hoạt động cạnh trạnh của các doanh nghiệp trên thị trường.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
b) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
4. Trong quá trình đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
ASSESSMENT OF ANTI-COMPETITIVE EFFECTS OR LIKELIHOOD OF CAUSING SIGNIFICANT ANTI-COMPETITIVE EFFECTS OF ANTI-COMPETITIVE AGREEMENTS
Article 11. Subject matters of assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of anti-competitive agreements
1. National Competition Commission shall conduct assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of anti-competitive agreements in the cases specified in clause 3 and 4 of Article 12 in the Competition Law.
2. Assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of anti-competitive agreements shall be based on one or several elements, including:
a) Developments and changes of market share points of enterprises engaging in agreements that are evaluated in comparison with those of their competitors not engaging in agreements;
b) Barriers to market entry or expansion that are evaluated for the purpose of determination of anti-competitive effects or likelihood of causing anti-competitive effects of anti-competitive agreements based on elements affecting an enterprise's decision on entry into or expansion of its market as provided in Article 8 herein;
c) Restrictions on technological research, development and innovation, or technological competencies, which are assessed for the purpose of determination of anti-competitive effects or likelihood of causing anti-competitive effects with respect to objectives of technological research, development and innovation or improvement of technological competencies in relevant sectors and industries;
d) Decreases in accessibility to or keep hold of essential infrastructure that are evaluated based on the significance of infrastructure for production and business activities, costs and time that their competitors not engaged in anti-competitive agreements can spend on accessing and holding such infrastructure or other equivalents;
dd) Increases in costs and time that consumers can spend on purchasing products or services of enterprises engaged in anti-competitive agreements, or switching to other relevant products or services. This element shall be determined by comparing required costs and time that consumers can spend on purchasing products and services of enterprises engaged in anti-competitive agreements or switching to products and services of their competitors before and after these agreements take effect;
e) Impediments to market competition through control of sector or industry-specific factors related to enterprises engaged in anti-competitive agreements. This element shall be defined by taking into consideration the degree of influence that these specific factors have over market competitions of these enterprises.
3. Anti-competitive agreements shall be regarded as not causing, or unlikely to cause, anti-competitive effects in a considerable manner if the following circumstances occur:
a) Anti-competitive agreements between enterprises in the same relevant market shall be as mentioned above if the joint market share of enterprises engaged in these agreements is less than 5%;
b) Anti-competitive agreements between enterprises performing trades and participating in different stages in the same chain of production, distribution and supply with respect to a certain product or service shall be as mentioned above if the market share of each enterprises engaged in these agreements is less than 15%.
4. In the process of assessment of anti-competitive effects and likelihood of causing anti-competitive effects that is agreed upon in an anti-competitive agreement, National Competition Commission shall have the right to consult with relevant authorities, entities and persons, and require enterprises engaged in that agreement to provide necessary information and documents.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực