Chương VI Nghị định 35/2020/NĐ-CP : Tố tụng cạnh tranh
Số hiệu: | 35/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2020 |
Ngày công báo: | 03/04/2020 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018.
Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bên khiếu nại có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
4. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Cạnh tranh.
Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
1. Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận.
2. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.
3. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
1. Người tham gia tố tụng cạnh tranh quy định tại Điều 66 của Luật Cạnh tranh trừ người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong quá trình điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh.
2. Việc giao nộp chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp và chữ ký của người nhận và dấu của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc cạnh tranh và một bản giao cho bên giao nộp chứng cứ giữ.
3. Các tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ không được quá thời hạn điều tra quy định tại Điều 81, 87 của Luật Cạnh tranh, thời hạn điều tra bổ sung quy định tại Điều 89, 90, 91 của Luật Cạnh tranh hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
1. Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định hoặc tự mình đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định. Quyền đề nghị giám định được thực hiện trong thời hạn điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Theo đề nghị của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc cạnh tranh đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có vi phạm pháp luật.
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác và phải chịu chi phí giám định nếu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định trưng cầu giám định.
1. Trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể ra quyết định ủy thác để cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này lấy lời khai của người tham gia tố tụng hoặc các biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tình tiết của vụ việc cạnh tranh.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia tố tụng và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
4. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh trên cơ sở các thông tin, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc.
1. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chịu trách nhiệm bảo quản.
2. Trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
3. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.
4. Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.
1. Việc đánh giá chứng cứ phải đầy đủ, khách quan, toàn diện và chính xác.
2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ.
1. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không công bố và sử dụng công khai các chứng cứ sau đây:
a) Chứng cứ thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Chứng cứ liên quan tới thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của người tham gia tố tụng cạnh tranh.
3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có quyền công bố và sử dụng công khai một số, một phần hoặc toàn bộ chứng cứ vào thời điểm thích hợp cho việc điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố và sử dụng công khai quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.
2. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;
d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp cơ quan được yêu cầu từ chối áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không còn thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp đã được áp dụng.
COMPETITION-RELATED PROCEEDINGS
Article 17. Rights and obligations to provide evidences
1. The claimant shall have the right and obligation to find and submit documents and evidences that show that they file their complaint on sufficient grounds and in a legitimate manner.
2. Persons with related interests and obligations who file their independent claims shall have the right and obligation to provide documents and evidences proving that their claims are well-grounded and lawful.
3. The defendant, the examinee or the person with related rights and obligations that opposes any complaint or claim of another person against himself/herself shall have the right to prove that such opposition is well-grounded and shall be obliged to provide evidences for such opposition.
4. Authorities conducting investigations into competition-related cases shall be obligated to find evidences for competition-related violations in the cases specified in clause 2 of Article 80 in the Competition Law.
Article 18. Facts and events requiring no evidence
Facts and events requiring no evidence, including:
1. Clear facts and events that are known to all people and recognized by the Commission for Handling of Competition Restriction Cases or the National Competition Commission.
2. Facts and events that have been documented and notarized or lawfully authenticated. In case of doubting the authenticity of documentary facts and events, the National Competition Commission may request agencies, organizations and individuals that have provided and submitted documents to present main and original ones.
3. If a defendant, examinee or person with relevant interests and obligations admits or does not object to the fact, event, record and document that the other party submits, the latter shall not be required to provide evidence. If a defendant, examinee or person with relevant interests and obligations has their representative involved in the court proceedings, any admission or objection by the representative shall be deemed as the litigant’s admission within the representative's delegated authority.
Article 19. Submission of evidences
1. Participants in competition-related legal proceedings specified in Article 66 of the Competition Law, except for interpreters, shall have the right and obligation to hand over documents and evidence to the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases during the process of investigation into and handling of competition cases.
2. Submission of evidences specified in clause 1 of this Article must be recorded. The record must clearly state the name, form, content and characteristics of the evidence; the number of copies, the number of pages of documentary evidence and time of receipt; signature or fingerprint of the sender and the signature of the recipient and the seal of the Competition Investigation Agency and the National Competition Commission. The record must be made into two copies, including one to be kept in the dossiers of competition cases and the other to be deposited with the party submitting evidence.
3. Documents and evidences written in ethnic minority or other foreign languages must enclose copies of lawfully notarized and authenticated Vietnamese translations.
4. The time limit for submitting and handing over documents and evidences must not exceed the time limit for investigation specified in Articles 81 and 87 of the Competition Law, the time limit for supplementary investigation prescribed in Articles 89, 90 and 91 of the Competition Law or at the request of the President of the National Competition Commission and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases.
Article 20. Expertise solicitation or request
1. The claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations shall have the right to request the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases to solicit expertise or, of their own accord, request expertise in case the Head of the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases refuses to solicit expertise. The right to request expertise shall be exercised within the time limit for investigation into and handling of competition cases.
2. At the request of the claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations, or where necessary, the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall make their decision to solicit expertise. The decision to solicit expertise must specify the name and address of the expertise provider, the expertise receiver, subject matters of expertise, and the specific requirements that require the expertise provider’s conclusion.
3. On seeing that expertise conclusions are not clear, at the request of the claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations, or where necessary, the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall request the expertise provider to explain expertise conclusions and summon the expertise provider to directly report on related matters.
4. At the request of the claimant, the defendant, the examinee or the person with related rights and obligations, or where necessary, the Head of the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall make the decision on supplementary expertise if expertise conclusions are unclear or insufficient, or if new issues arising relate to facts of competition cases that obtain previous expertise conclusions.
5. Re-expertise shall be permitted if it is established that conclusion of the initial expertise is inaccurate or violates law.
Article 21. Solicitation of expertise for allegedly false evidences
1. If the evidence is alleged to be fake, the person who presented that evidence shall have the right to withdraw it; If not doing so, the claimant may request the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases to solicit expertise.
2. In case where it is suspected that the falsification of evidence is an offence, the Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall be authorized to carry out their review according to the provisions of criminal proceedings law.
3. The person who submits false evidence must compensate for any likely loss or damage if such falsification causes damage to other organizations and individuals, and must bear the costs of expertise if the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases makes their decision to solicit expertise.
Article 22. Fiduciary duties to collect documents and evidences
1. In the course of handling competition cases, the National Competition Commission may issue their decision to authorize competent agencies defined in Clause 3 of this Article to take testimonies of participants in legal proceedings or perform other measures to collect documents and evidences, verifying all circumstances of competition cases.
2. The decision must specify the name and address of the legal proceedings participant and the specific assigned tasks of collecting documents and evidences.
3. In case where the collection of documents and evidences must be carried out overseas, at the request of the Head of the Competition Investigation Agency, the Commission for Handling of Competition Restriction Cases or the National Competition Commission shall complete entrustment procedures through competent Vietnamese agencies or competent agencies in foreign countries that are also the party, like the Socialist Republic of Vietnam, to relevant treaties, or according to the principle of reciprocity without breach of the law of Vietnam and in accordance with international laws and practices.
4. In case of failure to perform the entrustment as prescribed in Clause 1 of this Article or already perform the entrustment without receiving any response to such entrustment, the National Competition Commission and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall handle competition-related cases on the basis of information and evidences already existing in the case dossiers.
Article 23. Handling and storage of evidences
1. If the evidence has been filed with the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases, then they shall be responsible for keeping custody thereof.
2. If the evidence is unlikely to be filed with the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases, then the keeper of that evidence shall be responsible for storing it.
3. If the evidence needs to be transferred to the third person to be kept in his/her custody, the Head of the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall be responsible for making his/her decision on transfer of such evidence and making the report on such transfer. The custodian of such evidence shall have to sign their name in the report, receiving remuneration and bearing responsibility for custody and preservation of such evidence.
4. All acts of destruction of documents and evidences shall be strictly prohibited.
Article 24. Evaluation of evidences
1. Evidence evaluation must be sufficient, objective, comprehensive and accurate.
2. The Competition Investigation Agency and the Commission for Handling of Competition Restriction Cases must assess each evidence, the relationship between evidences, and confirm the legal validity of each evidence.
Article 25. Announcement and use of evidences
1. All evidences must be announced and used publicly, except in the cases specified in clause 2 and 3 of this Article.
2. The President of the National Competition Commission or the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall not be allowed to publicly announce and use the following evidences:
a) Evidences classified as state secrets prescribed by law;
b) Evidences related to traditional customs, professional secrets, business know-how, personal secrets at the legitimate request of participants in competition legal proceedings.
3. Where necessary, the President of the National Competition Commission or the Competition Investigation Agency or the Commission for Handling of Competition Restriction Cases shall be entitled to announce and use some, part or all of evidences at the time appropriate for investigations and handling of competition cases.
4. Entities or persons conducting legal proceedings and participants in legal proceedings must protect the confidentiality of the evidences falling in cases where non-disclosure and public use thereof as specified in Clause 2 of this Article in accordance with law are prohibited.
Section 2. MEASURES FOR PREVENTION AND GUARANTEE OF HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ARISING FROM INVESTIGATION INTO AND HANDLING OF COMPETITION CASES
Article 26. Procedures for requesting competent authorities to apply measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases
1. The President of the National Competition Commission shall be authorized to request competent authorities in writing to apply measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases.
2. Written request for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases must contain the following main information:
a) Requesting date;
b) Name and address of the enterprise, trade association, entity or person to be subject to measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases;
c) Summary of competition law violation;
d) Reasons for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases;
dd) Time and scope of application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases.
3. Within the duration of 3 working days of receipt of the written request, the authority receiving the request must apply measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases. If that authority refuses to the request for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations, they must respond to such request in writing, clearly stating reasons for such refusal.
Article 27. Responsibilities for cooperation in implementing measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases
The National Competition Commission shall be responsible for cooperating with competent authorities in applying measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases.
Article 28. Cancellation of application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases
In case where reasons for application of measures for prevention and guarantee of handling of administrative violations arising from investigation into and handling of competition cases no longer exist, the President of the National Competition Commission may request a competent authority to remove the applied measures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực