Chương V Nghị định 35/2020/NĐ-CP : Tập trung kinh tế
Số hiệu: | 35/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2020 |
Ngày công báo: | 03/04/2020 | Số công báo: | Từ số 339 đến số 340 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018.
Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại.
- Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/5/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
2. Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.
3. Trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được áp dụng theo điểm a, b hoặc d của khoản 1, điểm a, b hoặc d của khoản 2 Điều này.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
a) Tập trung kinh tế được thực hiện;
b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
2. Tập trung kinh tế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20% trên thị trường liên quan;
b) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;
c) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;
d) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.
3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện.
4. Tập trung kinh tế được thẩm định chính thức khi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.
1. Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế.
2. Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế được đánh giá để xác định nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường của doanh nghiệp, khả năng gia tăng phối hợp, thông đồng giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
3. Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau được đánh giá để xác định khả năng các bên sau tập trung kinh tế tạo ra ưu thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh khác nhằm ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường.
4. Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan được xem xét tổng thể dựa trên các ưu thế về đặc tính sản phẩm, chuỗi sản xuất, phân phối, năng lực tài chính, thương hiệu, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và các ưu thế khác của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, dẫn tới nguy cơ tạo ra hoặc củng cố sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế.
5. Khả năng doanh nghiệp tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sau tập trung kinh tế được đánh giá căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Thay đổi dự kiến về cầu trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá, thay đổi sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan;
b) Thay đổi dự kiến về cung của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trước khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá, thay đổi sản lượng hoặc điều kiện giao dịch của hàng hóa, dịch vụ;
c) Thay đổi dự kiến về giá, sản lượng, điều kiện giao dịch của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ là các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
d) Điều kiện và nguy cơ các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường gia tăng phối hợp hoặc thỏa thuận nhằm tăng giá bán hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu;
đ) Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng tăng giá hoặc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.
6. Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập, mở rộng thị trường được xác định dựa trên một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Mức độ kiểm soát yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh trước và sau tập trung kinh tế;
b) Đặc điểm cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực và hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong giai đoạn trước tập trung kinh tế;
c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Các yếu tố khác dẫn đến khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường.
7. Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được xem xét khi yếu tố đó trực tiếp ảnh hưởng hoặc thay đổi đáng kể kết quả đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế quy định tại Điều này.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố như sau:
1. Tác động tích cực đến phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước được đánh giá dựa trên khía cạnh như sau:
a) Khả năng phát huy hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nguồn lực của địa phương, ngành nghề, lĩnh vực và xã hội do việc tập trung kinh tế có thể mang lại phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.
2. Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét dựa trên việc đánh giá các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập, mở rộng thị trường hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ do tập trung kinh tế dự kiến mang lại.
3. Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được đánh giá dựa trên hệ quả tích cực của tập trung kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.
Article 13. Threshold for issuing notification of economic concentration
1. Any enterprise intending to participate in the economic concentration program, except for those specified in clause 2 of this Article, according to the provisions of clause 1 of Article 33 of the Competition Law, must notify the National Competition Commission before carrying out the economic concentration regimes if one of the following cases occurs:
a) Total asset available in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated companies of which the company is an affiliate must be worth VND 3,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
b) Total sales or purchase volume arising in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated companies of which the company is an affiliate must be worth VND 3,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
c) Value of all economic concentration transactions must be worth at least VND 1,000 billion;
d) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for at least 20% of total share of the relevant market in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration.
2. Any enterprise, including credit institutions, insurance companies or securities companies, intending to participate in the economic concentration program as provided in clause 1 of Article 33 in the Competition Law must notify the National Competition Commission before carrying out the economic concentration regimes if one of the following cases occurs:
a) Total asset available in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated insurance companies of which the company is an affiliate must be worth VND 15,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration; total asset available in the Vietnamese market of a credit institution or a group of affiliated credit institutions of which the credit institution is an affiliate must account for at least 20% of total asset of the entire system of credit institutions in the Vietnamese market in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
b) Total sales or purchase volume arising in the Vietnamese market of a company or a group of affiliated insurance companies of which the company is an affiliate must be worth VND 10,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration; Total sales or purchase volume arising in the Vietnamese market of an enterprise or a group of affiliated securities companies of which the enterprise is an affiliate must be worth VND 3,000 billion or more in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration; total sales earned in the Vietnamese market of a credit institution or a group of affiliated credit institution of which the credit institution is an affiliate must account for at least 20% of total sales earned in the entire system of credit institutions in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
c) Value of all economic concentration transactions of insurance companies or securities companies must be at least VND 3,000 billion; value of all economic concentration transactions of credit institutions must account for at least 20% of total charter capital in the entire system of credit institutions calculated in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration;
d) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for at least 20% of total share of the relevant market in the fiscal year preceding the planned year of economic concentration.
3. If economic concentration regimes are implemented outside of the Vietnamese territory, the threshold for issuing notification of economic concentration shall conform to provisions laid down in point a, b and d of clause 1; point a and b or d of clause 2 of this Article.
Article 14. Preliminary evaluation of economic concentration
1. Within 30 days after receiving a complete and valid notification of economic concentration, the National Competition Commission shall issue a notice of one of the following results of preliminary evaluation of economic concentration:
a) Consent to economic concentration regimes;
b) Official evaluation of economic concentration regimes.
2. An economic concentration regime will be carried out if one of the following cases occurs:
a) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for less than 20% of total share of the relevant market;
b) The joint market share of enterprises intending to participate in the economic concentration program must account for at least 20% of total share of the relevant market while the sum of squares of market share points of enterprises after economic concentration in the relevant market must be less than 1,800;
c) The joint market share of enterprises participating in the economic concentration program must account for at least 20% the relevant market; the sum of squares of market share points of enterprises after economic concentration in the relevant market must be more than 1,800; the amplitude of increases in the sum of squares of market share points of enterprises in the relevant market before and after economic concentration must be less than 100;
d) Market shares of enterprises participating in the economic concentration program that have relationships with each other in the same chain of production, distribution and supply of a certain product or service, or business sectors or industries of enterprises engaging in the economic concentration program that are providing input or supporting products or services for each other, must be less than 20% of total share of the relevant market.
3. Upon expiration of the time limit specified in clause 1 of this Article, if the National Competition Commission has not yet issued a notice of preliminary evaluation results, the economic concentration regime shall be implemented.
4. Economic concentration regime will be subject to the official evaluation if it does not fall into the cases specified in clause 2 and 3 of this Article.
Article 15. Subject matters of the assessment of anti-competitive effects or likelihood of causing significant anti-competitive effects of economic concentration regimes
1. Joint market share of enterprises participating in the economic concentration program in the relevant market before and after economic concentration.
2. Level of concentration in the relevant market before and after the economic concentration which is assessed for the purpose of determining the threat of creating or reinforcing the market power of an enterprise, the ability to increase coordination and collusion among enterprises in the relevant market.
3. d) Relationship between enterprises participating in the economic concentration program in the same chain of production, distribution and supply of a certain product or service, or business sectors or industries of enterprises engaging in the economic concentration program that are providing input or supporting products or services for each other. This shall be assessed for the purpose of proving that, after completion of the economic concentration program, participating enterprises will have capabilities of creating more competitive advantages than their competitors in order to impede or rule out market entry competition.
4. Competitive advantages brought about by enterprises’ economic concentration in the relevant market. This shall be overall assessed by considering advantages in terms of their product characteristics, chains of production and distribution, financial capacity, brands, technologies, intellectual property rights and other advantages of these enterprises after economic concentration in the context of relationship with their competitors in the relevant market, which leads to the threat of creating or reinforcing the significant market power of enterprises incorporated after economic concentration.
5. Likelihood of appreciation or increase in the profit margin of an enterprise after economic concentration. This shall be evaluated based on one or some of the following factors:
a) Projected changes on the demand side which shall be assessed in anticipation of the fact that, after completion of the economic concentration program, the participating enterprise may appreciate and change their production or conditions for transaction of their products and services in the relevant market;
b) Projected changes on the supply side of enterprises which shall be assessed in anticipation of the fact that, after completion of the economic concentration program, their competitors in the relevant market may appreciate and change their production or conditions for transaction of their products and services;
c) Projected changes in prices, production output and conditions for transaction of suppliers of products or services that are input factors of enterprises participating in the economic concentration program;
d) Competitor’s conditions for and threats from increases in cooperation or agreement between them for the purpose of elevating their selling prices or profit margins;
dd) Other factors causing effects on likelihood of appreciation or increase in the profit margin of an enterprise after economic concentration.
6. Likelihood of a post-economic concentration enterprise's elimination of or impediment to other enterprises’ entry into or expansion of their market. This shall be determined based on one or some of the following factors:
a) Degree of control of production and business input factors before and after the economic concentration;
b) Intra-sector or industry competitive characteristics and competitive behaviors of enterprises participating in the economic concentration program during the period before economic concentration;
c) Barriers to market entry and expansion stated in Article 8 herein;
d) Other factors that lead to the likelihood of a post-economic concentration enterprise's elimination of or impediment to other enterprises’ entry into or expansion of their market.
7. Specific factors in the sectors or industries that enterprises engaging in the economic concentration program may take into consideration if those factors directly affect or significantly change the results of the evaluation of anti-competitive effects of the economic concentration regime prescribed in regulations of this Article.
Article 16. Subject matters of the assessment of positive effects of the economic concentration regime
The National Competition Commission shall assess positive effects of the economic concentration regime, based on a single factor or a combination of factors as follows:
1. Positive effects on development of industries, sectors, sciences and technologies according to the state strategies or planning schemes. This shall be assessed based on the following aspects:
a) Capability of promoting the economic efficiency owing to the size and resources of localities, industries, sectors and the entire society which may result from implementation of the economic concentration regime. This must be conformable to objectives defined in strategies and planning schemes for development of sectors and industries which are approved by the Government or the Prime Minister;
b) Level of application of scientific and technological advances to enterprises after economic concentration to improve productivity, quality and business efficiency in order to reduce costs, improve product or service quality or serve interests of consumers and the community.
2. Positive effects on development of small and medium-sized enterprises. This shall be assessed based on the evaluation of opportunities and favorable conditions of small and medium-sized enterprises for entry or expansion of their market or their participation in the chain of production and network for distribution of goods and services, which are likely to be brought about by implementation of the economic concentration regime.
3. Improvement of competitiveness of Vietnamese enterprises in the international market. This shall be assessed based on the positive consequences of the economic concentration carried out through the expansion of their domestic product or service manufacturing, consumption and export after completion of the economic concentration process.