Chương I Luật cạnh tranh năm 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 23/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Căn cứ xác định sức mạnh thị trường đáng kể của DN
Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật cạnh tranh 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018.
Theo đó, sức mạnh thị trường đáng kể là một trong hai cơ sở quan trọng để xác định một hoặc một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
- Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
- Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
- Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
- Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
- Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
- Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
- Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
- Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Xem thông tin chi tiết tại Luật cạnh tranh 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiệp hội ngành, nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp.
2. Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
3. Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
5. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
7. Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
8. Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
9. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.
1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
This Law sets forth anti-competitive practices, economic concentration that causes or may cause anti-competitive effects on the market of Vietnam; unfair competition practices; competition legal proceedings; sanctions against violations of competition law; state management of competition.
1. Business organizations and individuals (hereinafter referred to as enterprises), including enterprises that produce and provide public-utility products and services, enterprises that operate in state-monopolized sectors/domains, public sector entities and foreign enterprises that operate in Vietnam.
2. Industry associations operating in Vietnam.
3. Relevant domestic and foreign agencies, organizations and individuals.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of the Law, these terms below shall be construed as follows:
1. “Industry association” includes business association and professional association.
2. “Anti-competitive practices” means enterprises’ practices that cause or may cause anti-competitive effects, including anti-competitive agreement, abuse of a dominant position on the market and abuse of monopoly power.
3. “Anti-competitive effects” means the effect of eliminating, reducing, distorting or deterring competition on the market.
4. “Anti-competitive agreement” means arrangements made by parties in any form, which causes or may cause anti-competitive effects.
5. “Abuse of a dominant position, abuse of monopoly position” means behavior of enterprises with dominant position, monopoly position which causes or may cause anti-competitive effects.
6. “Unfair competition practices” means competition acts performed by enterprises against the principles of good faith, honesty, business norms and standards, which cause or may cause damage to the legitimate rights and interests of other enterprises.
7. “Relevant market” means the market of those products and/or services that are regarded as interchangeable by reason of their characteristics, intended use and prices in a specific geographical area with homogeneous conditions of competition, which is considerably differentiated from neighboring geographic areas.
8. “Competition legal proceedings” means investigation, handling of competitions cases and handling of claims against decisions on settlement of a competition case (hereinafter referred to as settlement decisions) following the procedures prescribed herein.
9. “Competition case” means case showing signs of violation of competition law, which is investigated and handled in accordance with this Law, including anti-competition, violation of regulations on economic concentration and unfair competition.
Article 4. State’s policies on competition
1. This Law governs competition relations in general. Investigation and handling of competitions cases, exemption from prohibition on anti-competitive agreement and notification of economic concentration shall apply this Law.
2. If there is any discrepancy between this Law and other laws in terms of anti-competitive practices, economic concentration, unfair competition practices and handling of unfair competition practices, the latter shall prevail.
Article 5. Competition rights and rules in business
1. Enterprises are entitled to freedom of competition in accordance with legal provisions. The State guarantees the lawful right to competition in business.
2. Competition must be implemented on the principles of honesty, fairness, non-infringement upon the interests of the State, public interests, legitimate rights and interests of enterprises and consumers.
Article 6. State’s policies on competition
1. Create and maintain healthy, fair, and transparent competition environment.
2. Promote competition, ensure right to freedom of competition in business accordance with legal provisions.
3. Enhance accessibility to market, improve efficiency, social welfares and protect consumers’ interests.
4. Enable society and consumers to oversee the implementation of competition law.
Article 7. Roles of regulatory agencies in competition
1. The Government shall perform uniform state management of competition.
2. The Ministry of Industry and Trade shall be the designated contact point that assists the Government in state management of competition.
3. Ministries, ministerial-level agencies, within their tasks and powers, shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in state management of competition.
4. People’s Committees of provinces, within their tasks and powers, shall perform state management of competition.
Article 8. Prohibited acts related to competition
1. State agencies are prohibited from performing the following acts to prevent competition on the market:
a) Forcing, requesting, recommending enterprises, organizations or individuals to or not to buy, sell specific products, provide services or from/to specific enterprises, except for products and services in state-monopolized domains or in emergency cases prescribed by law;
b) Discriminating among enterprises;
c) Forcing, requesting, recommending industry associations, social-occupational organizations or enterprises to associate with one another with a view to restrain competition on the market;
d) Taking advantage of their positions and powers to illegally intervene the competition.
2. Organizations, individuals are prohibited from providing information, mobilizing, encouraging, coercing or enabling enterprises to engage in anti-competitive practices or unfair competition.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực