- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Báo cáo tài chính là gì ? Quy định về hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
1. Báo cáo tài chính là gì ?
Báo cáo tài chính tiếng Anh là Financial Statement. Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 có quy địnhbáo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, các công ty (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, thì bên cạnh việc báo cáo tài chính năm sẽ phải làm báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên cạnh việc lập báo cáo tài chính năm, sẽ phải lập thêm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.
Có 2 nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng báo cáo tài chính là:
· Đối tượng bên trong doanh nghiệp: Là chủ doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp cần đọc báo báo tài chính để nắm bắt hiện trạng công ty để từ đó đưa ra được các định hướng phát triển đúng đắn đồng thời tối ưu hóa kinh doanh đem lại giá trị cho doanh nghiệp.
· Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp:
+ Nhà đầu tư: Xem xét khả năng tạo ra doanh thu, mức độ an toàn của vốn đầu tư, khả năng trả lãi, phân chia lợi nhuận nhằm đưa ra quyết định
+ Nhà cung cấp, người cho vay: Xem xét khả năng thanh toán, sự ổn định tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp từ đó quyết định xem có nên mở rộng quan hệ tín dụng không, có nên tiếp tục cho vay hoặc cho trả chậm hàng hóa/ dịch vụ không.
+ Các cơ quan chức năng: Xem xét xem doanh nghiệp có tuân thủ đúng quy định pháp luật không cũng như kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, xác định số thuế mà doanh nghiệp đó phải nộp gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng
+ Kiểm toán viên: Kiểm tra về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Vậy mục đích của việc lập báo cáo tài chính là gì? Căn cứ theo điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về mục đích của BCTC như sau:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Bên cạnh đó, trong BCTC cần có bản Bản thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm mục đích giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.
2. Quy định về hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp
2. 1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
– Thời hạn chậm nhất để doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập,… chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập….
2.2. Mức phạt khi nộp chậm hoặc lập sai báo cáo tài chính
2.2.1. Vi phạm về tài khoản kế toán
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi dưới đây:
· Hạch toán không đúng nội dung
· Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận.
· Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.
Với 2 trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
2.2.2 Vi phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:
· Lập BCTC không đầy đủ hoặc không đúng quy định.
· BCTC thiếu chữ ký.
· Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:
· Lập không đầy đủ BCTC.
· Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác so với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:
· Không lập BCTC theo quy định
· Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
· Lập và trình bày BCTC không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.
Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các hành vi sau:
· Giả mạo BCTC, khai man số liệu nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.
· Thỏa thuận hoặc thực hiện ép buộc người khác giả mạo BCTC, khai man số liệu trên BCTC nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
· Cố ý hoặc thỏa thuận với người khác nhằm cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các trường hợp sau:
· Không lập BCTC hoặc lập không đầy đủ nội dung
· Lập và trình bày BCTC không rõ ràng, nhất quán.
· Nộp BCTC, báo cáo quyết toán cho Cơ quan nhà nước chậm từ 1-3 tháng.
· Công khai BCTC không đầy đủ nội dung.
· Công khai BCTC chậm từ 1-3 tháng
· Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.
· Sửa nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được Bộ tài chính chấp thuận.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:
· Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản cho lĩnh vực của đơn vị.
· Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được chấp thuận.
· Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi:
· Nộp BCTC chậm quá 3 tháng.
· Lập BCTC không chính xác.
· Giả mạo BCTC, khai man số liệu.
· Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo BCTC.
· Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật
· Công khai BCTC chậm quá 3 tháng.
· Sai thông tin, số liệu trên BCTC.
· Nộp BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán khi cần thiết.
Xem thêm các bài viết có liên quan dưới đây:
Dấu treo là gì? Cách đóng dấu treo đúng quy định
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Giảm vốn điều lệ trong Công ty TNHH 1 Thành viên