Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

1. Khái niệm vốn lưu động, vốn cố định

Vốn lưu động

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không định nghĩa thuật ngữ vốn lưu động, thực tế có thể hiểu vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp, biểu hiện dưới là những tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày

Vốn lưu động được thể hiện ở tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận bao gồm có: tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Vốn lưu động được tính bằng cách áp dụng công thức sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...

- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.

Khái niệm Vốn lưu động và vốn cố định

Khái niệm Vốn lưu động và Vốn cố định

Vốn cố định

Vốn cố định là vốn hoặc tiền mà chúng ta đầu tư vào tài sản cố định, có tính chất lâu bền và được sử dụng nhiều lần trong thời gian dài.

Vốn cố định bao gồm mọi thứ từ máy móc, thiết bị, đất đai, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, xe cộ, đến trang thiết bị văn phòng. Điểm chung của những tài sản này là chúng không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và thường được sử dụng trong một thời gian dài.

Tại Việt Nam, nếu thuộc các tài sản sau thì được coi là tài sản cố định (theo điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC):

- Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Có thời gian sử dụng từ hơn 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

2. Phân biệt tài sản lưu động và Tài sản cố định

Tiêu chí

Vốn cố định

Vốn lưu động

Khái niệm

Vốn cố định biểu hiện giá trị của tài sản cố định. Các loại tài sản này đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu năm, trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty A sử dụng 1 tỷ đồng đầu tư mua máy móc phục vụ cho xưởng sản xuất. 1 tỷ đồng này được xác định là vốn cố định.

Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp. Vì vậy vốn lưu động thường được biểu hiện bằng tiền và các tài sản ngắn hạn.

Ví dụ: hàng tồn kho, nguyên vật liệu, tiền trả lương cho nhân viên.

Đặc điểm

- Vốn cố định luân chuyển theo kỳ kinh doanh.

- Vốn cố định luân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.

- Vòng tuần hoàn kết thúc khi TSCĐ hết hạn sử dụng.

- Tổng giá trị của vốn cố định về cơ bản là không đổi, một phần chuyển hóa thành giá trị sản phẩm, phần còn lại nằm trong giá trị của tài sản.

- Vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền.

- Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Vòng tuần hoàn kết thúc sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh.

- Tổng giá trị sẽ có sự thay đổi, vốn lưu động xoay vòng thành một chu kỳ khép kín, sau đó trở về hình thái với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu nhờ sự đóng góp của lợi nhuận

Các tiêu chí theo dõi

Tài sản cố định

Tiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn…

Phân loại

Dựa vào hình thái biểu hiện:

- TSCĐ vô hình

- TSCĐ hữu hình

Dựa vào tình hình sử dụng thực tế:

- TSCĐ đang sử dụng

- TSCĐ chưa đưa vào sử dụng

- TSCĐ đang chờ thanh lý

Dựa theo hình thái biểu hiện:

- Vốn bằng tiền

- Vốn bằng hàng hóa

Theo vai trò đối với quá trình sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất

- Vốn lưu động trong lưu thông

Rủi ro

Ít Rủi ro

Nhiều Rủi ro

3. Một số ví dụ về vốn lưu động và vốn cố định

Vốn cố định

Mọi loại tài sản mang tính chất cố định trong khi sử dụng cũng sẽ đều đem đến những ảnh hưởng quyết định tới việc chi phối những đặc tính luân chuyển của loại hình vốn cố định. Lấy ví dụ cụ thể như trong quá trình luân chuyển của nguồn vốn cố định sẽ gồm có những đặc tính như sau:

Ngày nay nguồn vốn cố định tồn tại ở nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Nguồn vốn cố định của các doanh nghiệp cũng có thể được tiến hành chuyển giao theo từng giai đoạn, từng phần, vào ngay trong những chu kỳ cố định của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp.

Có thể nhìn thấy rõ nhất chính là công tác tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất bất kỳ nào đó, có một số bộ phận nhất định của nguồn vốn cố định có thể sẽ được luân chuyển tới nơi khác và biến thành một khoản chi phí mang tính cố định tương ứng với những mảng đã bị hao hụt đi của những tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Một số ví dụ về vốn lưu động và vốn cố định
Một số ví dụ về vốn lưu động và vốn cố định

Vốn lưu động

Vốn lưu động (Working capital) là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp.

Ví dụ như: Tiền mua mới nguyên liệu, tiền trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản nợ ngân hàng đến hạn…

Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nhưng nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động cũng sẽ khiến việc kinh doanh bị gián đoạn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Giảm vốn điều lệ trong Công ty TNHH 1 Thành viên

Có mấy loại vốn doanh nghiệp? Quy đinh pháp luật có liên quan

Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động được phân loại ra sao?