Chương V Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Thủ tục thành lập, hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
Số hiệu: | 08/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2015 |
Ngày công báo: | 05/02/2015 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
Từ 15/03/2015, điều kiện để doanh nghiệp (DN) được áp dụng chế độ ưu tiên về hải quan được nới lỏng hơn trước, cụ thể:
Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
- DN xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm (hiện là 200 triệu USD/năm);
- DN xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
- DN xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm (hiện là 50 triệu USD/năm).
Đối với DN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không phải áp dụng điều kiện về kim ngạch này.
Ngoài ra, Đại lý thủ tục hải quan cũng được áp dụng chế độ ưu tiên nếu số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều kiện thành lập kho ngoại quan:
a) Khu vực đề nghị thành lập kho ngoại quan phải được thành lập trong các khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan; khu vực được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch phát triển dịch vụ logistics, phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung. Kho ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh;
b) Chủ kho ngoại quan là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có ngành nghề kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan;
c) Kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với kho chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Riêng đối với bãi ngoại quan chuyên dùng phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho;
d) Chủ kho ngoại quan phải có hệ thống sổ sách kế toán được ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho và được nối mạng trực tiếp với hải quan quản lý kho ngoại quan. Kho ngoại quan phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn giám sát hàng hóa nhập, xuất, tồn kho của cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn đề nghị thành lập theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho bãi: 01 bản chụp;
c) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan;
d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp.
3. Thủ tục thành lập:
a) Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, nếu đáp ứng điều kiện thành lập thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định thành lập;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
4. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích, chuyển quyền sở hữu hoặc di chuyển kho ngoại quan, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chính;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chụp;
c) Giấy tờ về quyền sử dụng kho, bãi khi di chuyển, mở rộng: 01 bản chụp.
Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của kho ngoại quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.
5. Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu kho ngoại quan đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập theo văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để biết, theo dõi.
6. Các trường hợp chấm dứt hoạt động kho ngoại quan:
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về quản lý kho ngoại quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:
1. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
2. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
3. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
4. Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
a) Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;
b) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;
c) Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
2. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
3. Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
4. Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
1. Hàng hóa lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải phù hợp với hợp đồng thuê kho ngoại quan; kho ngoại quan chuyên dùng chỉ được phép lưu giữ các mặt hàng phù hợp với điều kiện bảo quản, lưu giữ của kho.
2. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Riêng đối với các mặt hàng là máy móc, thiết bị hoặc một số loại hàng hóa khác cung ứng từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng, chủ hàng hóa hoặc người được ủy quyền có thể lựa chọn không làm thủ tục hải quan, nhưng phải thông báo cụ thể cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để theo dõi.
3. Áp dụng phương tiện, công nghệ thông tin để quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho thông qua hệ thống công nghệ thông tin được kết nối với cơ quan hải quan.
4. Trong trường hợp muốn tiêu hủy những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ kho ngoại quan phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa. Văn bản thỏa thuận được gửi cho Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan để theo dõi. Chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan phải chịu trách nhiệm thực hiện và thanh toán các khoản chi phí tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật.
1. Phương tiện, hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào chủng loại hàng hóa gửi kho ngoại quan, tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật của chủ kho ngoại quan để áp dụng biện pháp giám sát phù hợp.
2. Việc thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan để tổ chức theo dõi, giám sát.
3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
1. Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
2. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng; thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan và việc xử lý hàng hóa tồn đọng quá thời hạn gửi kho ngoại quan.
1. Điều kiện thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ
Khu vực đề nghị thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Kho, bãi đề nghị thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ phải nằm trong khu vực quy định tại Khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan;
b) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho, bãi;
c) Địa điểm thu gom hàng lẻ có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ;
d) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;
đ) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan;
e) Hàng hóa ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ thành lập:
a) Đơn đề nghị thành lập theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản chụp;
c) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản chụp;
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh kho, bãi: 01 bản chụp.
3. Thủ tục thành lập:
a) Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, nếu đáp ứng điều kiện thành lập thì báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định thành lập;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc có văn bản trả lời Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Trước khi đưa vào hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
4. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích, chuyển quyền sở hữu hoặc di chuyển địa điểm thu gom hàng lẻ, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chính;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp: 01 bản chụp;
c) Giấy tờ về quyền sử dụng kho, bãi khi di chuyển, mở rộng: 01 bản chụp.
Trình tự, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp thực hiện như thủ tục thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Riêng việc mở rộng, thu hẹp diện tích của địa điểm thu gom hàng lẻ do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.
5. Trường hợp thay đổi tên chủ sở hữu địa điểm thu gom hàng lẻ đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập theo văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm để biết, theo dõi.
6. Các trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm thu gom hàng lẻ:
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan và các điều kiện thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
c) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
d) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi làn vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
1. Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.
2. Hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
3. Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
4. Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được lưu giữ trong địa điểm thu gom hàng lẻ quá thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan, nếu hàng hóa không được đưa ra khỏi địa điểm thu gom hàng lẻ thì xử lý theo quy định tại Điều 57 Luật Hải quan.
2. Địa điểm thư gom hàng lẻ, hàng hóa lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ và các hoạt động, dịch vụ thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm thu gom hàng lẻ nằm ngoài cửa khẩu và ngược lại hoặc hàng hóa vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ đến các địa điểm làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu và ngược lại phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
4. Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Hải quan.
1. Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên được thành lập kho bảo thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho;
b) Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư không được bảo thuế, được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan để giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế.
2. Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên được thành lập kho bảo thuế, ngoài các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật thuế;
b) Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê;
c) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ đề nghị thành lập kho bảo thuế
Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có nhu cầu thành lập kho bảo thuế thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất. Hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị thành lập kho bảo thuế;
b) Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế: 01 bản sao.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành:
a) Kiểm tra điều kiện thành lập, hồ sơ đề nghị thành lập kho bảo thuế;
b) Khảo sát thực tế kho, bãi;
c) Báo cáo, đề xuất và gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập kho bảo thuế của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập kho bảo thuế nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trừ thủ tục nộp thuế.
2. Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế chỉ được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
3. Khi đưa nguyên liệu, vật tư vào sản xuất, doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi theo quy định của pháp luật kế toán, thống kê.
1. Định kỳ 01 năm 01 lần, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra việc tổ chức quản lý kho bảo thuế của doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 92 Nghị định này;
b) Kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu số liệu tồn kho thực tế với tồn kho trên hệ thống sổ kế toán, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
2. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 92 Nghị định này hoặc hàng hóa chứa trong kho bảo thuế là hàng hóa không nhằm mục đích phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thì xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành đúng chế độ kế toán, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu; xuất kho, nhập kho thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện lượng hàng hóa tồn kho thực tế không đúng lượng hàng hóa tồn kho trên hệ thống sổ kế toán, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp thì tùy theo mức độ vi phạm xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra đột xuất nguyên liệu, vật tư tồn kho:
Trong quá trình theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư gửi kho bảo thuế, cơ quan Hải quan phát hiện doanh nghiệp nhập nhiều nguyên liệu, vật tư được bảo thuế nhưng số lượng sản phẩm xuất ít hơn kế hoạch đã đăng ký hoặc có đầy đủ thông tin doanh nghiệp tiêu thụ nguyên liệu, vật tư được bảo thuế vào nội địa thì tiến hành kiểm tra số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho để xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp có kho bảo thuế chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kho bảo thuế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát kho bảo thuế.
1. Chủ kho bảo thuế hàng quý báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hàng hóa gửi kho bảo thuế, dự kiến kế hoạch đưa hàng hóa gửi kho bảo thuế vào sản xuất trong thời gian tiếp theo với cơ quan hải quan trực tiếp quản lý theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
2. Kết thúc năm kế hoạch (ngày 31 tháng 12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo, doanh nghiệp phải lập báo cáo theo Điểm đ Khoản 2 Điều 63 Luật Hải quan và theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
Doanh nghiệp có kho bảo thuế chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư gửi kho bảo thuế.
Nguyên liệu, vật tư gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu sản xuất được làm thủ tục hải quan để tái xuất hoặc tiêu hủy. Thủ tục tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất. Thủ tục tiêu hủy thực hiện như sau:
1. Doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Hải quan quản lý kho bảo thuế, nêu rõ lý do cần tiêu hủy, tên nguyên liệu, vật tư, chủng loại, số lượng nguyên liệu, vật tư, tờ khai hải quan nhập khẩu (số, ngày, tháng, năm).
2. Doanh nghiệp tự tổ chức và chịu trách nhiệm về việc tiêu hủy. Việc tiêu hủy được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan hải quan và cơ quan môi trường đối với hàng hóa thuộc diện quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Sau khi tiêu hủy phải lập biên bản chứng nhận và có đầy đủ họ tên, chữ ký của người giám sát tiêu hủy.
4. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được áp dụng chế độ bảo thuế khi thực hiện tiêu hủy không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION OF BONDED WAREHOUSES, DUTY SUSPENSION WAREHOUSES AND CONTAINER FREIGHT STATIONS
Article 82. Establishment of bonded warehouses
1. Requirements for establishment of bonded warehouses:
a) Proposed sites for establishment of bonded warehouses must be located at the areas stipulated in Clause 1 Article 62 of the Customs Law; the areas where competent regulatory agencies draw up the planning to develop logistics services, support exportation of agricultural, forest and aquatic products which are manufactured in the concentration manner. Bonded warehouses shall be separated from surrounding areas by walls, fences, and meet requirements for regular customs examination or supervision, except for those located in border checkpoints or ports with walls or fences to keep it completely separated from surrounding areas;
b) Bonded warehouse proprietor is the enterprise established under legal regulations, and provides services such as warehouse, storage and forwarding of exports or imports, and customs brokerage;
c) A bonded warehouse must cover a minimum area of 5,000 m2 (including spaces used for warehouse, commodity handling yards and auxiliary facilities), of which the warehouse must cover an area of 1,000 m2 or more. As for specialized warehouses particularly intended for one or several type(s) of cargos required to be specially stored, bonded warehouses must cover a minimum area of 1,000 m2. In particular, bonded yards intended for special purposes must cover a minimum area of 10,000 m2 and the size of warehouse space is not specified;
d) Bonded warehouse proprietor must have accounting record system developed and administrated by the application of information technologies in order to meet criteria stipulated by regulatory agencies for monitoring, managing commodities which are received, dispatched, stored or inventoried and connected with customs authorities in charge of bonded warehouses. Bonded warehouses must be equipped with surveillance cameras which meet the standards for customs supervision of commodities which are received, dispatched or inventoried.
2. Establishment documentation:
a) Application form issued by the Ministry of Finance: 01 original;
b) Business Registration Certificate in which warehouse or storage facility services are defined: 01 copy;
c) Layout of warehouse, storage yards or sites in which building restriction lines, locations of commodity warehouses, internal roads, fire fighting, prevention, security system, warehouse and customs offices must be clearly stated;
d) The title to land: 01 copy.
3. Establishment procedures:
a) Enterprises shall submit documents in accordance with regulations laid down in Clause 2 of this Article to the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels;
b) Within a period of 10 working days of receipt of sufficient documents from enterprises, the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels must complete customs inspection or verification of documents, warehouses and storage facilities. If enterprises prove that they are eligible for establishment, the Customs Department shall submit a report and request to the General Department of Customs to obtain the establishment decision;
c) Within a period of 07 working days of receipt of such report from the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels enclosed with the documentation submitted to apply for establishment of inspection points, the Director of the General Department of Customs shall make a decision to establish bonded warehouses or respond in writing to the Customs Department at provincial or municipal levels and to enterprises in case they have not met regulatory requirements.
4. With respect to enterprises who wish to narrow or expand, transfer the right to own or relocate bonded warehouses, if they meet requirements stipulated in Clause 1 of this Article, they can submit their applications to the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels, including the following documents:
a) Written application for relocating, expanding or narrowing bonded warehouses: 01 original;
b) Site plan of warehouses or storage yards that need to be relocated, expanded or narrowed: 01 copy;
c) Documents proving the ownership of warehouses, storage yards for such relocation or expansion: 01 copy.
Processes or procedures for such relocation, expansion or narrowing shall be the same as these for establishment of bonded warehouses in accordance with regulations laid down in Clause 3 of this Article. Especially for the expansion or narrowing of bonded warehouses, the Director of the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels shall have authority to make his/her decision on these activities.
5. In case a change to the name of bonded warehouse owner has been approved by the General Department of Customs under their establishment decision with reference to written confirmation issued by competent regulatory agencies, enterprises must send a written notification to the Customs Sub-department for their reference and monitoring.
6. Termination of bonded warehouse operations shall occur if:
a) The Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels makes a written request for termination of bonded warehouse operations when verifying that requirements for customs examination or supervision and establishment as prescribed in Clause 1 of this Article are not met;
b) Enterprises file written application for such termination;
c) Enterprises fail to bring their bonded warehouses into operation within a permitted period of 06 months from the effective date of establishment decision, for which no sound reasons are stated;
d) Within one year, enterprises have committed administrative violations against regulations on management of bonded warehouses 3 times, and have paid each monetary penalty for an administrative violation equal to an amount beyond the delegated authority of the Director of the Customs Sub-department.
Article 83. Services provided by bonded warehouses
Owners of commodities stored at bonded warehouses shall directly carry out or authorize bonded warehouse proprietors or customs brokerage agents to carry out the following services:
1. Package reinforcement, splitting and repackaging; consolidation; freight classification and maintenance.
2. Freight sampling for managerial work or customs procedures.
3. Transfer of the ownership of freight.
4. Especially for bonded warehouses particularly intended for chemicals or petrol, if they meet requirements for customs managerial operations and relevant requirements for specialized management activities, their preparation or mixture or conversion of different freight types shall be allowed.
Article 84. Bonded warehouse lease
1. Entities who are entitled to rent bonded warehouses shall include:
a) Vietnamese organizations or individuals who obtain an import and export permit and come from different economic sectors;
b) Foreign organizations and individuals.
2. The contract to lease bonded warehouses:
a) Bonded warehouse lease contract shall be agreed between a bonded warehouse proprietor and a freight owner in accordance with laws, except when that freight owner is also the bonded warehouse proprietor;
b) Lease validity and term shall be agreed between the freight owner and bonded warehouse proprietor under the lease contract but shall not exceed the duration of freight storage at bonded warehouses in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 61 of the Customs Law;
c) If the freight owner or the person authorized by the freight owner fails to move their freight out of bonded warehouses within the validity and term of lease, or the freight owner or the person authorized by the freight owner sends a written request for freight liquidation, the Customs Department shall liquidate commodities stored at bonded warehouses in accordance with laws.
Article 85. Commodities stored at bonded warehouses
1. Commodities of entities entitled to lease bonded warehouses stipulated in Clause 1 Article 84 moving from Vietnam which have completed customs clearance for export, commodities moving from overseas countries which are waiting for customs clearance for entry into Vietnam or exit to the third country shall be allowed to move into bonded warehouses for storage.
2. Commodities coming from overseas countries which are allowed to move into bonded warehouses for storage shall include:
a) Commodities of foreign freight owners who have yet to enter into the sale contract with Vietnamese enterprises;
b) Commodities of Vietnamese enterprises imported from overseas countries which are looking to be launched to domestic markets or expecting to be exported to the third country;
c) Commodities coming from overseas countries which are allowed to move into bonded warehouses for export to the third country.
3. Commodities coming from Vietnam’s inland areas which are allowed to move into bonded warehouses for storage shall include:
a) Commodities that have been customs cleared and are about to be exported;
b) Commodities required to be re-exported due to the expiry of the deadline for temporary import.
4. The commodities which are not allowed to be stored at bonded warehouses shall include:
a) Commodities detected with brand or Vietnam-origin and name frauds or counterfeits;
b) Commodities which are dangerous for human beings or cause environmental pollution;
c) Commodities subject to a ban on export, import, temporary suspension from export, import, unless otherwise permitted by the Prime Minister.
Besides commodities stipulated at Point a, b and c Clause 4 of this Article, depending on the turnover of import and export in each period, the Prime Minister shall make a decision on the list of imported commodities that are not allowed to be stored at bonded warehouses.
Article 86. Management and storage of commodities at bonded warehouses
1. Commodities stored or managed at bonded warehouses must conform to the contract to lease bonded warehouses; specialized bonded warehouses shall only be used to store commodities provided that they conform to permitted storage conditions of such warehouses.
2. Commodities moving in or out of bonded warehouses must follow customs procedures as required by laws. Especially for commodities such as machinery, equipment or other commodities coming from inland areas which are moved in bonded warehouses to serve the purpose of packaging, classification and maintenance, the freight owner or person authorized by the freight owner can choose not to carry out customs formalities, but is required to send a detailed notification to the Customs Sub-department in charge of bonded warehouses with the aim of carrying out customs monitoring activities.
3. Necessary equipment, information technology shall be used to manage commodities moving in or out of bonded warehouses, and information about current status of commodities and operation of bonded warehouses shall be provided through the information technology facilities connected with customs authorities.
4. If the bonded warehouse proprietor wishes to destroy the commodity which is broken, damaged, decrease their quality, or exceeds its expiry date during storage, that proprietor must reach an agreement with the freight owner or legal representative of the freight owner on such destruction. The agreement shall be sent to the Customs Department where the bonded warehouse is located for the purpose of carry out the customs monitoring. The freight owner or bonded warehouse proprietor shall be held responsible for carrying out such destruction and liable for destruction costs in accordance with laws.
Article 87. Customs supervision to be carried out for bonded warehouses
1. Transports, commodities moved in or out of bonded warehouses and services carried out at bonded warehouses must be put under customs examination and supervision. Customs authorities shall take into account types of commodities stored at bonded warehouses, bonded warehouse operations and the bonded warehouse proprietor’s compliance with laws to apply proper supervisory measures.
2. Before carrying out such services as package reinforcement, splitting or repackaging; consolidation; freight classification and maintenance as well as freight sampling at bonded warehouses, the freight owner or bonded warehouse proprietor must send a prior notice to the Customs Sub-department in charge of that bonded warehouse in order to request their customs monitoring or supervision.
3. Commodities conveyed from the border checkpoint to the bonded warehouse and in an opposite direction, or from the bonded warehouse to other venues for completing customs procedures located outside of the border gate and in an opposite direction, must follow customs procedures and put under customs examination and supervision carried out by customs authorities.
Article 88. Customs procedures for shipments that move in or out of bonded warehouses
1. If a shipment is moved from an oversea country or inland area, or from a free trade zone to a bonded warehouse, the freight owner or authorized person of the freight owner is required to complete the customs formalities for entry into that bonded warehouse at the in-charge Customs Sub-department.
2. If a shipment is moved from a bonded warehouse to overseas countries or inland areas, or to free trade zones, the freight owner or authorized person of the freight owner is required to submit the customs declaration for commodities moved out of this bonded warehouse to the in-charge Customs Sub-department. If commodities are imported into Vietnam, customs procedures are the same as those for commodities imported from overseas countries in the equivalent form of importation; the time of actual commodity importation is the time when customs authorities confirm that such commodities have been moved out of the bonded warehouse.
Commodities stored at the bonded warehouse which are considered as those required to be re-exported under the decision made by competent regulatory agencies shall not be allowed to re-enter into the Vietnam’s market.
3. Shipments from the port of arrival to the bonded warehouse; shipments from the bonded warehouse to the port of departure; shipments from inland areas to the bonded warehouse and in an opposite direction, must follow customs procedures the same as those for cargos under customs supervision, except when shipments have gone through customs procedures for commodities exported from inland areas, or have opened combined transport bill of lading for import customs procedures.
4. The Minister of Finance shall provide guidance on customs procedures, or customs examination, supervision procedures for commodities moved in or out of bonded warehouses, and on dealing with any commodity that remains at such bonded warehouses though the permitted deadline has expired.
Section 2: CONTAINER FREIGHT STATIONS (CFS)
Article 89. Establishment of inland CFS
1. Requirements for establishment of the CFS
Proposed site for establishment of the CFS must meet the following requirements:
a) Proposed site for establishment of the CFS must be located in areas stipulated in Clause 1 Article 62 of the Customs Law;
b) Enterprises must have registered business lines such as forwarding, carriage of exports or imports, warehouses or storage facilities;
c) Container freight station must cover a minimum area of 1,000 m2, exclusive of yards and auxiliary facilities;
d) Working facilities for customs authorities such as offices, cargo examination areas or areas where equipment items used for customs examination are installed and secure storage facilities for exhibits must conform to regulatory standards;
dd) Washhouses or storage yards must have fences or walls to keep them separated from surrounding areas and must be equipped with surveillance cameras which meet the standards set by customs authorities;
e) Commodities moved in or out of warehouses or storage yards must be managed by means of computers and then such computers must be connected with the surveillance system of customs authorities.
2. Establishment documentation:
a) Application form issued by the Ministry of Finance: 01 original;
b) Technical and economic evaluation: 01 copy;
c) The title to land: 01 copy;
d) Business Registration Certificate in which warehouse or storage facility operations are defined: 01 copy.
3. Establishment procedures:
a) Enterprises shall submit required documents in accordance with regulations laid down in Clause 2 of this Article to the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels;
b) Within a period of 10 working days of receipt of sufficient documents from enterprises, the Customs Department at provincial or municipal levels must complete customs inspection or verification of documents, warehouses and storage facilities. If enterprises prove that they are eligible for establishment, the Customs Department shall send a report to and request the General Department of Customs to consider making a decision to establish the CFS;
c) Within a period of 07 working days of receipt of such report from the Customs Department at provincial, municipal levels enclosed with the documentation submitted to apply for establishment of customs inspection points, the Director of the General Department of Customs shall make a decision to establish the CFS or respond in writing to the Customs Department at provincial or municipal levels and to enterprises in case they have not met regulatory requirements.
As for the CFS located inside of seaports, inland ports of arrival or departure of cargos, enterprises are not required to follow establishment procedures in accordance with Clause 2 and 3 of this Article. Before bringing a CFS into operation, enterprises must send a prior notice to the Customs Sub-department at seaports, inland ports of arrival or departure.
4. With respect to enterprises who wish to narrow or expand, transfer the right to own or relocate the CFS, if they meet requirements stipulated in Clause 1 of this Article, they can file their applications to the Customs Department at provincial, municipal levels, including the following documents:
a) Written application for relocating, expanding or narrowing the CFS: 01 original;
b) Site plan of warehouses or storage yards that need to be relocated, expanded or narrowed: 01 copy;
c) Documents proving the right to use warehouses, storage yards for such relocation or expansion: 01 copy.
Processes or procedures for such relocation, expansion or narrowing activities shall be the same as these for establishment of the CFS in accordance with regulations laid down in Clause 3 of this Article. Especially for the expansion or narrowing of the CFS, the Director of the Customs Department at provincial or municipal levels shall have authority to make his/her decision on these activities.
5. In case a change to the name of CFS owner has been approved by the General Department of Customs under their establishment decision with reference to written confirmation issued by competent regulatory agencies, enterprises must send a written notification to the in-charge Customs Sub-department for their reference and monitoring.
6. Termination of CFS operations shall occur if:
a) The Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels shall make a written request for termination of CFS operations when verifying that requirements for customs examination or supervision and establishment as prescribed in Clause 1 of this Article are not met;
b) Enterprise’s written application for such termination;
c) Enterprises fail to bring their bonded warehouses into operation within a permitted period of 06 months from the effective date of establishment decision, for which no sound reasons are stated;
d) Within one year, enterprises have committed administrative violations against regulations on management of CFS 3 times, and have paid each monetary penalty for an administrative violation equal to an amount beyond the delegated authority of the Director of the Customs Sub-department.
Article 90. Services to be carried out at the CFS
1. Wrapping, repackaging, handling or re-handling of cargos before export.
2. In-transit, transshipped cargos moved in the CFS located inside ports for the purpose of container splitting or consolidation of cargos into one container or consolidation of cargos into Vietnam’s exported shipments.
3. Deconsolidation of imported shipments before completion of import customs procedures, or consolidation of less container load shipments into another shipments for export to a third country.
4. Transfer of the ownership of cargos stored in the CFS.
Article 91. Customs management and supervision
1. If exported or imported cargos stored at the CFS are not moved out of the CFS before the specified deadline stipulated in Clause 3 Article 61 of the Customs Law, this violation shall be handled in accordance with Article 57 of the Customs Law.
2. CFS, cargos stored at the CFS and operations or services to be carried out at the CFS must be put under customs examination and supervision.
3. Commodities conveyed from the border checkpoint to the CFS located outside of bordergates and in an opposite direction, or from the CFS to other venues for completing customs procedures located outside of border gates and in an opposite direction, must follow customs procedures and put under customs examination and supervision carried out by customs authorities.
4. Customs supervision of cargos stored at the CFS shall conform to regulations laid down in Section 3 Chapter III of the Customs Law.
Section 3: DUTY-SUSPENSION WAREHOUSES
Article 92. Procedures for establishment of duty-suspension warehouses
1. An enterprise shall be recognized as an enterprise who is given priority to establish the duty-suspension warehouse when the following requirements are met:
a) Such enterprise must have accounting record system and apply information technology in conformity with standards set by regulatory agencies to serve the purpose of monitoring, managing commodities which are received, dispatched, stored or inventoried in the duty-suspension warehouse;
b) The duty-suspension warehouse must be built inside of manufacturing areas of enterprises and separated from the areas intended for storage of raw materials and inputs which are not entitled to duty suspension policy, and must be equipped with surveillance cameras that meet the standards set by customs authorities in order to supervise cargos moved in or out of the duty-suspension warehouse.
2. Enterprises who gain the export turnover of USD 40 million or more shall be eligible for establishment of the duty-suspension warehouse and, in addition to requirements stipulated at Point a Clause 1 of this Article, must conform to the following requirements:
a) They must achieve experience in exportation activities in more than 2 consecutive years without committing any violations against the law on customs and taxation;
b) They must comply with the law on accounting and statistics;
c) They must make payments via banks in accordance with laws.
3. Documentation that must be submitted to apply for establishment of the duty-suspension warehouse
Enterprises specialized in production of commodities for export who wish to establish the duty-suspension warehouse must submit the following documents to the Customs Department where their manufacturing facilities are located:
a) Written request for establishment of the duty-suspension warehouse;
b) Site plan of the duty-suspension warehouse: 01 copy.
4. Within a period of 05 working days of receipt of sufficient valid documents from enterprises, the Customs Department at provincial or municipal levels shall proceed to:
a) Check enterprise’s eligibility for establishment or all documentation that must be submitted to apply for establishment of the duty-suspension warehouse;
b) Carry out the field observation of warehouses and storage yards;
c) Submit a report, proposal and all necessary documentation to the General Department of Customs.
5. Within a period of 07 working days of receipt of sufficient documents submitted to apply for establishment of the duty-suspension warehouse from the Customs Department at provincial, municipal levels, the Director of the General Department of Customs shall make a decision to establish the duty-suspension warehouse if requirements stipulated in Clause 1, 2 of this Article are met.
Article 93. Customs procedures for raw materials or inputs moved in or out of the duty-suspension warehouse
1. Customs procedures for raw materials or inputs moved in or out of the duty-suspension warehouse shall be the same as those for imported commodities used for production of exported commodities, but shall be different in terms of tax payment procedures.
2. Commodities moved in the duty-suspension warehouse shall only be used for production of commodities for the duty-suspension warehouse proprietor’s export.
3. When using raw materials or inputs for manufacturing activities, enterprises must carry out management and monitoring process in accordance with the law on accounting and statistics.
Article 94. Examination and supervision of the duty-suspension warehouse
1. Customs authorities shall conduct annual examination of management of the duty-suspension warehouse carried out by enterprises. The following matters shall be examined:
a) Implementation of regulations enshrined in Clause 1 Article 92 hereof;
b) Actual quantity of in-stock commodities, actual in-stock commodity quantity compared with the quantity recorded in accounting books, tracking records, and status reports on enterprise’s use of raw materials.
2. Handling of the examination result:
a) If enterprises fail to fulfill requirements stipulated in Clause 1 Article 92 hereof, or commodities stored at the duty-suspension warehouse are those that are not used for production of commodities for export, this case shall be handled in accordance with laws;
b) If enterprises fail to comply with the accounting regime or import or export tracking records; goods receipt or dispatch, depending on the severity of violations, these violations shall be handled under legal regulations;
c) If the examiner comes to the conclusion that the actual quantity of in-stock commodities have not matched the in-stock commodity quantity recorded in accounting books or tracking records and status reports on enterprise’s use of raw materials, such violation shall be handled depending on its severity.
3. Unnotified inspection of raw material and input inventory:
In the course of monitoring utilization of raw materials or inputs stored at the duty-suspension warehouse, if customs authorities conclude that enterprises import a large amount of duty-suspended raw materials or inputs but the quantity of products remain fewer than the proposed quantity registered with customs authorities, or keep sufficient information about enterprise’s sale of duty-suspended raw materials or inputs in the domestic market, they shall conduct the examination of the quantity of in-stock raw materials or inputs in order to identify such enterprise's violations and have them handled under legal regulations.
4. Enterprises who operate the duty-suspension warehouse shall take responsibility to manage that warehouse; closely collaborate with customs authorities in carrying out customs examination and supervision of that warehouse.
Article 95. Reporting regime for use of raw materials or inputs at the duty-suspension warehouse
1. The duty-suspension warehouse proprietor shall prepare quarterly report on management and use of commodities stored at the duty-suspension warehouse, set up the plan to bring such commodities into manufacturing activities in the upcoming period of time for submission to customs authorities directly in charge of issues relating to that warehouse by completing the form issued by the Ministry of Finance.
2. At the end of planning year (on December 31 every year) or on January 31 of the subsequent year at the latest, enterprises must make a report in accordance with regulations laid down at Point dd Clause 2 Article 63 of the Customs Law and according to the form issued by the Ministry of Finance.
Enterprises that operate the duty-suspension warehouse shall be responsible for the accuracy and sufficiency of their status report on use of raw materials or inputs stored at that warehouse.
Article 96. Handling of damaged or quality-degraded raw materials or inputs stored at the duty-suspension warehouse
Damaged or quality-degraded raw materials or inputs stored at the duty-suspension warehouse, or those that fail to meet manufacturing standards shall be subject to re-export or destruction. Customs procedures for re-export shall be the same as those for commodities which have been imported but forced to be re-exported. Procedures for commodity destruction:
1. Enterprises shall send a written notice to the Customs Department in charge of the duty-suspension warehouse in which reasons for such destruction, name, types and quantity of raw materials, inputs, and import customs declarations (number and date) must be clearly stated.
2. Enterprises shall be solely responsible for carrying out such destruction. The destruction shall be carried out under the customs supervision of customs authorities and environment protection agencies if such commodities are under their management in accordance with legal regulations on the environment protection.
3. Upon completion of such destruction, the record on such destruction must be established with full names and signatures of destruction supervisors.
4. The import duty and value-added tax on imported raw materials or inputs, whilst being destroyed, shall not be imposed.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Điều 12. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
Điều 17. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 34. Gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
Điều 43. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Điều 82. Thành lập kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 95. Chế độ báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại kho bảo thuế
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Mục 1. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Mục 1: ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Điều 23. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Điều 31. Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan
Điều 56. Theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập
Điều 83. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 86. Quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
Điều 87. Giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 106. Trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin của cơ quan hải quan