Chương VII Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan
Số hiệu: | 08/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2015 |
Ngày công báo: | 05/02/2015 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
Từ 15/03/2015, điều kiện để doanh nghiệp (DN) được áp dụng chế độ ưu tiên về hải quan được nới lỏng hơn trước, cụ thể:
Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
- DN xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm (hiện là 200 triệu USD/năm);
- DN xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
- DN xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm (hiện là 50 triệu USD/năm).
Đối với DN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không phải áp dụng điều kiện về kim ngạch này.
Ngoài ra, Đại lý thủ tục hải quan cũng được áp dụng chế độ ưu tiên nếu số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan gồm:
a) Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
b) Tuần tra hải quan;
c) Thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan;
d) Thu thập, nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
đ) Thu thập, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan. Cử cán bộ, công chức hải quan ra nước ngoài để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
e) Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
g) Bố trí công chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
h) Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Cơ quan hải quan sử dụng kết hợp các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Bộ Tài chính quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan quy định tại Điều này.
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành biện pháp tuần tra trong địa bàn hoạt động hải quan để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Trong quá trình tuần tra cơ quan hải quan có quyền:
a) Sử dụng đèn hiệu, cờ hiệu, pháo hiệu, loa, còi để ra hiệu lệnh;
b) Tạm dừng phương tiện vận tải để khám xét phương tiện vận tải, hàng hóa chứa trên phương tiện vận tải khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
c) Khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
d) Tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
đ) Trong trường hợp lực lượng kiểm soát đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại vùng nội thủy, lãnh hải mà phát hiện phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phát tín hiệu dừng phương tiện vận tải để kiểm tra theo quy định của Luật Biển Việt Nam. Qua kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật cần phải tiến hành khám xét thì phải đưa phương tiện vận tải về cảng hoặc vị trí neo đậu đảm bảo cho việc khám xét an toàn. Việc khám xét được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan phải lập biên bản. Biên bản được giao cho chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.
1. Các trường hợp được tạm hoãn việc khởi hành và dừng phương tiện vận tải:
a) Cơ quan hải quan nhận được tin tố giác về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và xác định thông tin đó là có cơ sở;
b) Cơ quan hải quan nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc yêu cầu dừng, hoãn khởi hành phương tiện từ các cơ quan đó;
c) Cơ quan hải quan nhận được thông tin từ hải quan các nước về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
d) Trong khi tuần tra, kiểm soát hải quan, cơ quan hải quan phát hiện phương tiện vận tải có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
đ) Phương tiện vận tải chở hàng hóa đang làm thủ tục hải quan, hàng hóa chưa được phép thông quan hoặc giải phóng hàng mà cố tình đưa ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan;
e) Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Thẩm quyền tạm hoãn việc khởi hành và dừng phương tiện vận tải
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu được dừng, tạm hoãn việc khởi hành phương tiện vận tải trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không dừng ngay phương tiện vận tải thì tang vật, tài liệu, phương tiện vận tải có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được dừng phương tiện vận tải để khám xét và báo cáo ngay với người có thẩm quyền nêu tại Khoản này;
b) Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố được dừng, tạm hoãn việc khởi hành phương tiện tại vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật Biển Việt Nam.
3. Khi dừng phương tiện vận tải, công chức hải quan được sử dụng đèn hiệu, cờ hiệu, pháo hiệu, loa, còi để dừng phương tiện vận tải.
Việc tạm hoãn khởi hành phương tiện vận tải phải bằng quyết định của người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp tạm hoãn khởi hành đối với phương tiện vận tải đường thủy nội địa và đường biển, cơ quan hải quan phải thông báo cho cảng vụ hàng hải.
4. Người ra quyết định tạm hoãn việc khởi hành và dừng phương tiện vận tải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi để ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu được quyết định việc truy đuổi.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng nếu không thực hiện ngay việc truy đuổi thì phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được thực hiện việc truy đuổi và báo cáo ngay với người có thẩm quyền nêu tại Khoản này.
3. Khi thực hiện truy đuổi phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, công chức hải quan quy định tại Khoản 2 Điều này được dừng phương tiện vận tải.
4. Việc truy đuổi và dừng phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới phải được thông báo cho cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.Bổ sung
PROFESSIONAL CUSTOMS CONTROL METHODS
Article 101. Professional customs control methods
1. Professional customs control methods shall include:
a) Mobilize the public to get involved in preventing or combating smuggling or illicit transportation of commodities across borders;
b) Carry out the customs patrol;
c) Collect and study information about regions, commodity transportation routes, cases, phenomena, incoming, outgoing or in-transit transports and related persons;
d) Collect and study information about any individual who shows the sign of smuggling, illicit transportation of commodities across borders;
dd) Collect and deal with domestic or foreign information concerning customs operations. Send government cadres or officials abroad to verify, collect information and materials in accordance with Vietnam's laws and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
e) Select, organize and use employees who are not in the payroll of customs authorities in order to perform tasks of preventing and combating smuggling and illicit transportation of commodities across borders;
g) Assign customs officers to examine, supervise and monitor activities of smugglers or illegal carrier of commodities across borders;
h) Use dedicated equipment or techniques in accordance with laws in order to perform tasks of examining, supervising and monitoring activities of smugglers or illegal carrier of commodities across borders.
2. Customs authorities shall use combined professional methods of customs control, and dedicated transports or technical equipment for preventing and combating smuggling and illicit transportation of commodities across borders.
3. The Ministry of Finance shall stipulate benefit or supportive policies in order to ensure that professional customs control methods prescribed in this Article shall be applied.
1. Customs authorities shall be responsible for organizing personnel and preparing transports for customs patrol methods within their customs areas in order to preventing and combating smuggling and illicit transportation of commodities across borders.
2. In the customs patrol process, customs authorities shall have the right to:
a) Use warning lights, flags, flares, loudspeakers or whistles;
b) Stop and search transports and cargos loaded on transports to find out any sign of violations against the customs law;
c) Carry out frisk search and search transports or items in accordance with the law on handling of administrative violations;
d) Detain persons or impound exhibits or transports that committing violations in accordance with the Law on Handling of administrative violations;
dd) If customs control team any transport that shows the sign of violations against laws whilst performing the task of patrolling inland waterway areas or territorial waters, they can send a warning signal to stop transports for examination in accordance with the Vietnam’s Law of the Sea. If the search is required for a violation against laws, transports must be brought back to ports or anchoring site in order to ensure safety for this search. The search must be carried out in accordance with the law on handling of administrative violations.
After finishing the examination, customs authorities must make a record on this. Each of the transport owner or operator shall keep 01 copy.
Article 103. Temporary cessation of departure and transport stopping
1. Departure of transports shall be temporarily ceased and transports shall be stopped if:
a) Customs authorities receive a report on acts of smuggling, illicit transportation of commodities across borders, and verify that such report is reliable;
b) Customs authorities receive a report from competent agencies on acts of smuggling, illicit transportation of commodities across borders, or receive a request from such agencies for stop or delay of transports;
c) Customs authorities receive information reported from customs authorities of different countries on acts of smuggling or illicit transportation of commodities across borders;
d) In the course of customs patrol or control, customs authorities have found out that transports show the sign of smuggling or illicit transportation of commodities across borders ;
dd) Cargo transports, though they are going through customs procedures, or cargos have yet to be customs cleared or released, intentionally move out of customs areas;
e) There are reasonable grounds that transports are carrying illegal commodities or show other violations against customs regulations.
2. Authority to carry out temporary cessation of departure and transport stopping
a) The Director of the Customs Sub-department, the Leader of the Customs Control Team affiliated to the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels, the Leader of the Smuggling Control Team affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department shall be vested authority to stop or delay the departure of transports within customs areas.
In case there are reasonable grounds that, unless such transports have been stopped, exhibits, materials or transports may intentionally vanish or be destroyed, customs officials whilst on duty shall have authority to stop these transports for search and immediately report this to competent persons as stipulated in this Clause;
b) The Leader of the Marine Control Team affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department, the Leader of the Customs Control Team affiliated to the Customs Department at provincial, inter-provincial or municipal levels, shall have authority to stop or delay the departure of transports at inland waterway areas or territorial waters in conformity with regulations enshrined in the Vietnam's Law of the Sea.
3. When stopping transports, customs officials shall be entitled to use warning lights, flags, flares, loudspeakers or whistles.
Temporary cessation of the departure of transports must be subject to the decision made by competent persons as prescribed in Clause 2 of this Article. With regard to temporary cessation of the departure of inland waterway and sea transports, customs authorities must send a report to the Maritime Administration Authority.
4. Persons who make a decision temporary cessation of departure and transport stopping shall be held legally responsible for such decision.
Article 104. Chasing of transports, commodities smuggled or illegally carried across borders
1. In case there is clear evidence that commodities smuggled or illegally carried across borders, or transports used for smuggling and illegally carrying commodities across borders are moving out of customs areas, customs authorities shall continue to chase to prevent or handle these illegal activities in accordance with laws.
2. The Director of the Customs Sub-department, the Leader of the Customs Control Team affiliated to the Customs Department at provincial, inter-provincial or centrally-affiliated municipal levels, the Leader of the Smuggling Control Team or the Leader of Marine Control Team affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department shall be vested authority to decide such chase.
In case there are reasonable grounds that, unless such chase have occurred, transports, commodities that are smuggled or illegally carried across borders may intentionally vanish or be destroyed, customs officials whilst on duty shall have authority to carry out a chase and then report this to competent persons as prescribed in this Clause.
3. When chasing transports, commodities smuggled or illegally carried across borders, customs officials stipulated in Clause 2 of this Article shall be entitled to stop transports.
4. Chasing and stopping transports, commodities smuggled or illegally carried across borders must be reported to the police authority, border guard, coastguard and market management team in the area in order to collaborate and concurrently apply preventive or controlling measures in accordance with laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Điều 12. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
Điều 17. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 34. Gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
Điều 43. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Điều 82. Thành lập kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 95. Chế độ báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại kho bảo thuế
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Mục 1. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Mục 1: ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Điều 23. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Điều 31. Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan
Điều 56. Theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập
Điều 83. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 86. Quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
Điều 87. Giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 106. Trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin của cơ quan hải quan