Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Số hiệu: | 08/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2015 |
Ngày công báo: | 05/02/2015 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
Từ 15/03/2015, điều kiện để doanh nghiệp (DN) được áp dụng chế độ ưu tiên về hải quan được nới lỏng hơn trước, cụ thể:
Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
- DN xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm (hiện là 200 triệu USD/năm);
- DN xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
- DN xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm (hiện là 50 triệu USD/năm).
Đối với DN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không phải áp dụng điều kiện về kim ngạch này.
Ngoài ra, Đại lý thủ tục hải quan cũng được áp dụng chế độ ưu tiên nếu số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào kết quả tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro tại Khoản 1 Điều này theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành để quyết định hoặc phân cấp quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác trên cơ sở phù hợp với nguồn nhân lực, các điều kiện thực tế quản lý hải quan.
1. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:
a) Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
b) Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
c) Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.
2. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.
1. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
2. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
a) Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
c) Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
d) Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
đ) Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
e) Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp.
1. Phân loại hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Việc phân loại hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc phân loại hàng hóa.
1. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo và được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ViệtNam trong toàn quốc.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
a) Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ;
c) Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
1. Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam là tập hợp các thông tin liên quan về phân loại hàng hóa, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành;
b) Văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa của Bộ Tài chính.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình khi ban hành các quy định hoặc xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan đến phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và các quy định tại Nghị định này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật xây dựng Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành gửi Bộ Tài chính. Chậm nhất 10 ngày làm việc, Bộ Tài chính thực hiện xác định về mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các hàng hóa này để các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện công bố ban hành.
Đối với Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa có mã số hàng hóa hoặc có mã số hàng hóa nhưng chưa phù hợp thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính để có mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đối với danh mục các hàng hóa này.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan để quyết định việc phân loại hàng hóa đối với các trường hợp có sự khác biệt trong việc áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc có sự khác biệt giữa các Danh mục hàng hóa do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành trước ngày hiệu lực của Nghị định này với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế. Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:
a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới;
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Khoản 1, Khoản 2 Điều này và nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan đối với các trường hợp khác.
1. Việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tế hàng hóa.
2. Xử lý kết quả kiểm tra, xác định trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan:
a) Trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá hải quan mà người khai hải quan khai báo, đồng thời người khai hải quan chấp nhận những cơ sở bác bỏ do cơ quan hải quan đưa ra thì cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan sửa đổi, bổ sung; cơ quan hải quan xử phạt vi phạm hành chính và thông quan hàng hóa theo quy định; trường hợp người khai hải quan không chấp nhận, cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo khai báo của người khai hải quan và kiểm tra sau thông quan;
b) Trường hợp cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, người khai hải quan đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thực hiện giải phóng hàng trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan và thực hiện tham vấn trị giá. Thời hạn thực hiện tham vấn tối đa là 05 ngày làm việc;
c) Trường hợp cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và người khai hải quan không đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thông quan trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Nghị định này.
3. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường, hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.
Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập nhật.
2. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan là căn cứ để đánh giá rủi ro về trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.Bổ sung
1. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được thực hiện theo đề nghị của người khai hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan.
2. Xác định trước trị giá hải quan bao gồm xác định trước phương pháp và mức giá.
1. Điều kiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan;
b) Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
c) Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
3. Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi tổ chức, cá nhân đối với trường hợp không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ (đối với trường hợp thông thường) hoặc 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ). Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là cơ sở để khai hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
5. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.
6. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan có hiệu lực tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành. Riêng văn bản thông báo kết quả xác định trước mức giá có hiệu lực trực tiếp đối với lô hàng được xác định trước mức giá;
b) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế xuất khẩu, nhập khẩu khác với mẫu hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan trong trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan do tổ chức, cá nhân cung cấp không chính xác, không trung thực;
d) Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hồ sơ xác định trước mã số xuất xứ và trị giá hải quan.
1. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Các trường hợp sau đây được khai trên tờ khai hải quan giấy:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;
d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;
h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
4. Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện:
a) Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử;
b) Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
c) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.
Đối với khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, ký tên, đóng dấu (trừ trường hợp người khai hải quan là cá nhân) trên tờ khai để nộp cho cơ quan hải quan.
5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.
7. Khai hải quan đối với hàng hóa có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng
a) Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, giao hàng một lần, có một vận đơn thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan.
Người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán, qua cùng cửa khẩu được đăng ký tờ khai hải quan một lần trong thời hạn không quá 01 năm.
Tờ khai hải quan một lần không còn giá trị làm thủ tục hải quan khi có sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Việc sử dụng tờ khai hải quan điện tử
Tờ khai hải quan điện tử có giá trị sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua Ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin tờ khai hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm trang bị các thiết bị để tra cứu dữ liệu trên tờ khai hải quan điện tử.
10. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai hải quan một lần, khai tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.
1. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
2. Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan thông báo thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người khai hải quan biết và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp số tờ khai hải quan, xử lý tờ khai hải quan và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ tiêu chí phân loại mức độ rủi ro do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định để quyết định việc kiểm tra hải quan và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:
a) Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và cho phép thông quan;
b) Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.
5. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy
Việc đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện ngay sau khi người khai hải quan khai, nộp đủ hồ sơ hải quan theo quy định và được cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các thông tin khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách quản lý và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Kiểm tra việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm dừng làm thủ tục hải quan. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ căn cứ vào hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa để quyết định việc làm thủ tục hải quan.
Trường hợp đủ điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan cấp số đăng ký tờ khai hải quan, quyết định việc kiểm tra hải quan theo quy định.
Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo ngay lý do bằng văn bản cho người khai hải quan.
6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan được áp dụng các chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
7. Tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh quốc phòng theo quy định tại Điều 50 Luật Hải quan và tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Điều 43 Luật Hải quan gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ người xuất khẩu hàng hóa, người nhập khẩu hàng hóa; những thông tin sơ bộ về tên hàng, lượng hàng, trị giá; cửa khẩu nhập; thời gian phương tiện vận tải vận chuyển lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thuế được áp dụng chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký và nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.
1. Việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
2. Trong quá trình kiểm tra chi tiết hồ sơ bởi công chức hải quan, nếu phát hiện sự không chính xác, không đầy đủ, không phù hợp giữa nội dung khai hải quan với chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan; có dấu hiệu không tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
3. Trường hợp việc kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện bởi công chức hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề nghị của người khai hải quan, quyết định gia hạn thời gian nộp bản chính một số chứng từ kèm theo tờ khai hải quan trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
1. Căn cứ kết quả phân tích thông tin quản lý rủi ro, bản khai hàng hóa nhập khẩu được cung cấp trước khi hàng hóa đến cửa khẩu, cơ quan hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua máy soi và thiết bị kỹ thuật khác.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm lắp đặt máy soi và các thiết bị kỹ thuật khác để cơ quan hải quan kiểm tra tại khu vực xếp dỡ hàng lên, xuống phương tiện vận tải.
3. Trường hợp kiểm tra hàng hóa qua máy soi, thiết bị kỹ thuật, cơ quan hải quan phát hiện lô hàng có nghi vấn cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bởi công chức hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để phối hợp bố trí khu vực lưu giữ riêng.
1. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.
2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa: Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện cho đến khi đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của toàn bộ lô hàng với hồ sơ hải quan.
Công chức hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và căn cứ thông tin liên quan đến hàng hóa tại thời điểm kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra đối với phần hàng hóa được kiểm tra.
4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:
a) Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;
b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;
c) Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.
5. Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất lượng, khối lượng, trọng lượng thì yêu cầu các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên.
Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.
1. Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan của hàng hóa thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan.
Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.
2. Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
1. Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan. Các trường hợp được giải phóng hàng bao gồm:
a) Phải thực hiện việc phân tích, phân loại hoặc giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định này;
d) Người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
2. Việc thông quan hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nhưng vẫn đang trong địa bàn hoạt động hải quan, nếu cơ quan hải quan phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, xử lý theo quy định của pháp luật và chịu các chi phí phát sinh trong trường hợp không phát hiện vi phạm.
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc đối tượng phải kiểm dịch thì phải thực hiện việc kiểm dịch tại cửa khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan trừ trường hợp pháp luật về kiểm dịch cho phép đưa hàng hóa đưa về các địa điểm để kiểm dịch trong nội địa. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm thì cơ quan hải quan căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để thực hiện việc kiểm tra theo chỉ định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan hải quan căn cứ vào kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành để quyết định việc thông quan.
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm tra đồng thời đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn phải đưa về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
Cơ quan hải quan chủ trì, điều phối hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu thực hiện theo Quy chế hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan, trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác, cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền phải có kết luận kiểm tra và gửi cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 35 Luật Hải quan hoặc gửi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp cơ quan kiểm tra có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan quyết định việc thông quan hàng hóa. Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa có kết luận kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do và ngày ra kết luận kiểm tra gửi cơ quan hải quan.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập trong nội địa, kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi thông quan. Ngoài các địa điểm trên, hàng hóa được đưa về các địa điểm sau:
a) Hàng hóa phải đưa về các địa điểm để kiểm dịch trong nội địa theo quy định của pháp luật về kiểm dịch;
b) Trường hợp theo quy định của pháp luật cho phép đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra chuyên ngành hoặc người khai hải quan có văn bản đề nghị được đưa hàng về bảo quản, cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản nếu địa điểm lưu giữ hàng hóa là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa.
Đối với một số hàng hóa nhập khẩu không thể lấy mẫu để kiểm tra chuyên ngành và chỉ có thể thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành trong nội địa, tại chân công trình theo quy định của pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan cho phép người khai hải quan được đưa hàng về bảo quản; người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa cho đến khi thông quan.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí máy móc, thiết bị phục vụ việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, bao gồm cả việc kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan và kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại các cửa khẩu quốc tế có lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lớn. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan tại cửa khẩu có trách nhiệm bố trí lực lượng để phối hợp kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thực hiện theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 Luật Hải quan.
2. Để thực hiện các quy định về giám sát hải quan tại Luật Hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm:
a) Bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
b) Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi và thực hiện kết nối với cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;
c) Kiểm tra các chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã thông quan, giải phóng hàng, được đưa hàng về bảo quản, đưa về địa điểm kiểm tra trước khi cho phép hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu được đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi;
d) Bảo mật thông tin trên hệ thống theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm thời gian lưu giữ, hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan.
3. Để thực hiện các quy định tại Khoản 2, Khoản 6 Điều 41 Luật Hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi quy định tại Điều 41 Luật Hải quan và Khoản 2 Điều này. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi vi phạm các quy định về giám sát hải quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và cơ quan hải quan tăng cường các biện pháp thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa đưa vào, ra khu vực kho, bãi cảng;
b) Chia sẻ thông tin tờ khai hải quan đã được thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản, đưa hàng về địa điểm kiểm tra để doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thực hiện các quy định tại Khoản 2, Khoản 6 Điều 41 Luật Hải quan để phục vụ cho việc kết nối trên cơ sở bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống;
c) Bố trí cán bộ phối hợp cùng doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi kiểm tra việc hàng hóa đưa vào khu vực cảng khi có sự cố hệ thống;
d) Kiểm tra tình trạng hàng hóa, niêm phong hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trong khu vực cảng, kho, bãi theo quy định.
4. Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có quyền:
a) Quyết định tạm hoãn việc khởi hành, dừng phương tiện vận tải đang vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Trong trường hợp khẩn cấp, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được quyền tạm dừng phương tiện vận tải và báo cáo ngay với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;
b) Quyết định việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
c) Quyết định việc truy đuổi phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về giám sát hải quan.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan.
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu.
3. Địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong khu vực sản xuất của tổ chức, cá nhân; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải có văn bản, gửi cơ quan hải quan xem xét, quyết định.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan, việc báo cáo quyết toán đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị xuất khẩu, nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân nộp cho Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục báo cáo quyết toán các chứng từ sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 01 bản chụp;
b) Văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
Trường hợp có sự thay đổi về các nội dung trong văn bản thông báo thì phải thông báo cho cơ quan hải quan biết trước khi thực hiện;
c) Hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đối với trường hợp thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: 01 bản chụp.
Tổ chức, cá nhân không phải nộp các chứng từ nêu tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
2. Lưu giữ hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công, định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư cho từng mã sản phẩm, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất, sơ đồ giác mẫu (nếu có) tại tổ chức, cá nhân và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn về tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu, số liệu báo cáo quyết toán và tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
4. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nhà xưởng, máy móc, thiết bị; giải trình các số liệu, quy trình sản xuất liên quan đến việc sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu do tổ chức, cá nhân nộp.
2. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, năng lực gia công, sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu đối với các trường hợp phải kiểm tra theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 Nghị định này.
3. Tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân nộp; xử lý các vấn đề liên quan đến thuế đối với loại hình nhập nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
4. Căn cứ kết quả xử lý thông tin hải quan và tiêu chí quản lý rủi ro, cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán; đối với tổ chức, cá nhân có thông tin nghi vấn có dấu hiệu gian lận thương mại thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý theo quy định.
5. Thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
a) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro thực hiện hợp đồng gia công hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất.
2. Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.
3. Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công, sản xuất:
a) Trường hợp không có cơ sở gia công, sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải nộp đủ các loại thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định đối với số lượng nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu không được ưu đãi thuế theo quy định;
b) Trường hợp có đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị vượt quá năng lực sản xuất hoặc không phù hợp với ngành nghề trên giấy phép kinh doanh thì cho phép tổ chức, cá nhân được giải trình, chứng minh; trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình hoặc giải trình, chứng minh không hợp lý thì thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành theo quy định.
a) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu;
b) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
c) Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế;
đ) Khi số liệu quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu có sự chênh lệch bất thường so với số liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan.
2. Chi cục trưởng Chi cục hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quyết định của Cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố.
Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo nhập - xuất - tồn, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho;
b) Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu;
c) Kiểm tra tính phù hợp của nguyên liệu, vật tư với sản phẩm xuất khẩu;
d) Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất;
đ) Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;
e) Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.
4. Xử lý kết quả kiểm tra
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hàng hóa còn tồn, đang lưu giữ tại kho của tổ chức, cá nhân không đúng với số lượng trên hồ sơ, chứng từ, báo cáo quyết toán thì yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình bằng văn bản.
Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận giải trình và có đủ căn cứ để chứng minh tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, về thuế, cơ quan hải quan quyết định việc ấn định thuế, xử lý vi phạm theo quy định.
1. Nguyên tắc báo cáo quyết toán
Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị theo hình thức nhập - xuất - tồn.
a) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, cơ quan hải quan xử lý các vấn đề liên quan đến thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục, thời điểm báo cáo quyết toán, việc kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
1. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài phải khai hải quan.
2. Hàng hóa từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa phải làm thủ tục như đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Hàng hóa từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan phải làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu.
4. Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thực hiện thủ tục hải quan như hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh:
a) Tờ khai vận chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
Đối với hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền, người khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển mà thực hiện khai trên bản kê hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
Đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới có quy định sử dụng chứng từ quá cảnh thì người khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển mà thực hiện khai trên chứng từ quá cảnh: 01 bản chính;
b) Chứng từ vận tải: 01 bản chụp;
c) Giấy phép theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
3. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật Hải quan;
b) Đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đối với trường hợp không thể niêm phong từ cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh.
4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
a) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa quá cảnh;
c) Bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp hàng hóa quá cảnh đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này.
5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:
a) Kiểm tra các thông tin về tờ khai vận chuyển trên hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan;
b) Kiểm tra chứng từ quá cảnh đã có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đối với trường hợp quá cảnh theo quy định tại các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới;
c) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để làm thủ tục xuất cảnh.
6. Giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh
a) Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan, trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa;
b) Hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng - xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
c) Hàng hóa quá cảnh là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan;
d) Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nếu người khai hải quan thực hiện trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trước khi thực hiện.
7. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian thì người khai hải quan, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển, sau đó được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này; không được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua cửa khẩu khác trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa trung chuyển được đưa ra nước ngoài toàn bộ hoặc từng phần của lô hàng đã chuyển vào cảng.
2. Hàng hóa trung chuyển phải được thông báo với cơ quan hải quan, chịu sự giám sát hải quan trong suốt quá trình lưu giữ tại cảng. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa trung chuyển chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hóa:
a) Thông báo hàng hóa trung chuyển cho cơ quan hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa trong suốt quá trình hàng hóa lưu giữ tại cảng;
c) Theo ủy quyền của chủ hàng, người kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hóa được thực hiện các dịch vụ gia cố bao bì, chia gói, đóng gói lại để bảo quản hàng hóa phù hợp với yêu cầu vận chuyển hoặc trường hợp được gia công, chế biến theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
1. Người nước ngoài đưa tài sản di chuyển vào Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Văn bản xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nơi người nước ngoài làm việc hoặc giấy phép làm việc tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp: 01 bản chụp;
c) Chứng từ vận tải trong trường hợp tài sản vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp.
2. Người nước ngoài chuyển tài sản di chuyển ra khỏi Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Văn bản chứng minh hết thời gian làm việc: 01 bản chụp;
c) Tờ khai hải quan nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với tài sản di chuyển là xe ô tô, xe gắn máy hoặc chứng từ thay đổi mục đích sử dụng và chứng từ nộp thuế đối với hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế: 01 bản chụp.
3. Tổ chức, công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển về nước, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Văn bản chứng minh việc hết thời hạn kinh doanh, làm việc ở nước ngoài hoặc trở về Việt Nam cư trú: 01 bản chụp;
c) Chứng từ vận tải trong trường hợp tài sản vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp.
4. Tổ chức, công dân Việt Nam đưa tài sản di chuyển ra nước ngoài, khi làm thủ tục hải quan phải nộp:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Văn bản chứng minh công tác, làm việc hoặc cư trú tại nước ngoài: 01 bản chụp.
5. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa là tài sản di chuyển thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện được mang vào Việt Nam tùy từng thời kỳ và định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh thất lạc, nhầm lẫn phải chịu sự kiểm tra; giám sát của cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất.
2. Đối với hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh qua đường hàng không thất lạc, nhầm lẫn:
Doanh nghiệp kinh doanh cảng hoặc đại diện doanh nghiệp vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan bản kê hành lý ký gửi thất lạc, nhầm lẫn. Cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng không, An ninh Hàng không thực hiện kiểm tra qua máy soi hành lý trước khi đưa hành lý ký gửi thất lạc, nhầm lẫn vào khu vực lưu giữ.
a) Trường hợp qua kiểm tra máy soi không phát hiện hành lý vượt tiêu chuẩn định mức miễn thuế theo quy định, hành lý vi phạm thì giao doanh nghiệp kinh doanh cảng hoặc đại diện doanh nghiệp vận chuyển để chuyển trả cho người xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Trường hợp qua kiểm tra máy soi phát hiện hành lý vượt tiêu chuẩn định mức miễn thuế theo quy định, hành lý vi phạm thì cơ quan hải quan thực hiện niêm phong trước khi đưa vào khu vực lưu giữ hành lý thất lạc, nhầm lẫn của doanh nghiệp kinh doanh cảng. Khi nhận lại hành lý thất lạc, nhầm lẫn, người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 59 Nghị định này.
Việc mở hành lý thất lạc, nhầm lẫn để kiểm tra phải được sự đồng ý và giám sát của cơ quan hải quan.
3. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc xử lý đối với hành lý ký gửi thất lạc, nhầm lẫn không xác định được người nhận.
1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
5. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.
1. Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:
a) Tái xuất để trả cho khách hàng ở nước ngoài;
b) Tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
b) Văn bản chấp nhận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài (nếu hàng xuất khẩu trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chụp;
c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 01 bản chụp.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định.
4. Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.
1. Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng;
c) Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác.
2. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký, nếu thương nhân chưa tái xuất, tái nhập hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này:
a) Khi nhập khẩu, người khai hải quan nộp 01 bản lược khai hàng hóa chuyên chở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng nhập khẩu;
b) Khi xuất khẩu, người khai hải quan nộp 01 Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và 01 bản lược khai hàng hóa chuyên chở;
c) Chi cục Hải quan nơi, làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm nhập, tạm xuất; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục điện tử đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng quy định tại khoản này.
4. Hồ sơ hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo, phương thức quay vòng khác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
5. Hồ sơ hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
6. Thủ tục hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
7. Địa điểm làm thủ tục hải quan:
a) Đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu;
b) Đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
8. Trong thời hạn tạm nhập tái xuất mà người khai hải quan đã đăng ký với cơ quan hải quan, phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập - tái xuất chưa phải nộp thuế. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng, thủ tục hải quan thực hiện như sau:
a) Người khai hải quan có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký bảng kê tạm nhập và làm thủ tục tạm nhập giải trình rõ lý do thay đổi mục đích sử dụng phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng;
b) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký bảng kê, làm thủ tục tạm nhập có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hải quan; nếu không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấp nhận đề nghị của người khai hải quan;
c) Người khai hải quan phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Mục 5 Chương này tại Chi cục Hải quan tạm nhập. Trường hợp tạm nhập tại nhiều Chi cục Hải quan thì lựa chọn một Chi cục Hải quan tạm nhập để làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
1. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
2. Hồ sơ hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án. Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
5. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị bán, cho, tặng máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.
1. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài: 01 bản chụp.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
5. Kiểm tra, giám sát hải quan:
a) Chi cục Hải quan cửa khẩu giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng. Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khi thực xuất ra nước ngoài;
b) Người khai hải quan chịu trách nhiệm quản lý tàu biển, tàu bay tại khu vực sửa chữa, bảo dưỡng.
1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh hoặc gửi trước hoặc gửi sau thời điểm nhập cảnh của tàu bay, tàu biển:
a) Người khai hải quan là người điều khiển tàu bay, tàu biển hoặc đại lý của chủ tàu bay, tàu biển;
b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp mang theo tàu nhập cảnh): 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Chi cục Hải quan cửa khẩu.
4. Linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập - tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
c) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu.
4. Thời hạn tái xuất, tái nhập:
a) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan;
b) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
6. Việc bán, tặng hàng hóa tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định bao gồm: Hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (trừ trường hợp hàng hóa do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp;
c) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
Trường hợp thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, người khai hải quan phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan;
b) Văn bản về việc tham gia các công việc nêu tại Khoản 1 Điều này: 01 bản chụp;
c) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
4. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
5. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan.
6. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
4. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập: Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
5. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.Bổ sung
1. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất đối với hàng hóa quy định tại Mục này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập đối với hàng hóa quy định tại mục này.
Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp.
1. Định mức hành lý được miễn thuế của người nhập cảnh thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được quy định
a) Cho từng lần nhập cảnh;
b) Không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều lần nhập cảnh để tính miễn thuế một lần nhập cảnh;
c) Không được gộp định mức hành lý miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để giải quyết miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi.
3. Hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này được coi là hàng hóa nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa nhập khẩu, pháp luật về thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
4. Trường hợp phần vượt định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh phải nộp thuế, nhưng nếu tổng số thuế phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam thì cũng được miễn thuế.
5. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc không được hưởng định mức hành lý miễn thuế cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được hưởng định mức miễn thuế một lần. Người nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc gồm:
a) Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế;
b) Người điều khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế;
c) Sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển;
d) Lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam.
Việc hưởng định mức miễn thuế đối với người nhập cảnh thường xuyên thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Không hạn chế định mức hành lý được miễn thuế của người xuất cảnh. Người xuất cảnh không được mang theo hành lý các vật phẩm thuộc trong Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật.
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
2. Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh được kiểm tra qua hệ thống máy soi hàng hóa và các trang thiết bị khác. Trên cơ sở phân tích thông tin và quá trình giám sát người xuất cảnh, nhập cảnh, cơ quan hải quan quyết định lựa chọn hành lý có rủi ro để kiểm tra thực tế.
4. Trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì thực hiện việc khám người theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Người xuất cảnh, nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. Thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 ngày, kể từ ngày hành lý được gửi vào kho của Hải quan.
6. Trong thời hạn tạm gửi hành lý quy định tại Khoản 5 Điều này, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.
1. Hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương này.
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính;
b) Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu có dấu xác nhận của cơ quan xuất cảnh, nhập cảnh đối với người nhập cảnh: 01 bản chụp;
c) Tờ khai xuất nhập cảnh có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập cảnh đối với người nhập cảnh: 01 bản chính;
d) Chứng từ vận tải trong trường hợp hành lý của người nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi: 01 bản chụp.
3. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa để áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế theo quy định của pháp luật
4. Người nhập cảnh thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.Bổ sung
CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION PROCEDURES FOR EXPORTS AND IMPORTS
Section 1: APPLICATION OF RISK MANAGEMENT TO CUSTOMS PROCEDURES, INSPECTION AND SUPERVISION
Article 13. APPLICATION OF RISK MANAGEMENT TO CUSTOMS-RELATED PROFESSIONAL ACTIVITIES
1. Customs authorities shall carry out their customs supervision and inspection, post-clearance audit, inspection and other professional approaches on the basis of aggregating and dealing with the results of evaluating customs declarant’s compliance with laws and classifying risk levels.
2. The Director of the General Department of Customs shall use the result of aggregating and dealing with the results of evaluating customs declarant’s compliance with laws and classifying risk levels, mentioned in Clause 1 of this Article in accordance with criteria promulgated by the Ministry of Finance, as the basis for taking a decision or delegating authority to take a decision on customs examination, supervision, post-clearance audit, inspection and other customs-related professional approaches in conformity with human resource and actual requirements concerning customs management.
Article 14. Evaluation of customs declarant’s compliance with laws
1. Evaluating the degree of customs declarant's compliance with laws shall be based on criteria and information about:
a) Frequency of violation against the law on customs and taxation;
b) Nature and severity of violation against the law on customs and taxation;
c) Cooperation with customs authorities in carrying out customs procedures, examination and supervision as well as compliance with other decisions made by customs authorities.
2. Customs authorities shall evaluate the specific degrees of customs declarant’s compliance with laws in order to apply proper customs management measures.
Article 15. Classification of risk levels
1. Classifying levels of risk incurred from export, import, exit, entry or transit shall be carried out on the basis of the degree of customs declarant’s compliance with laws.
2. In the process of risk level classification, customs authorities shall consider related factors such as:
a) Managerial and tax policies applied to exports, imports, in-transit goods, outgoing, incoming and in-transit transports, baggage that inbound, outbound and in-transit persons carry;
b) Nature and attributes of cargos, baggage and transports;
c) Frequency, nature and severity of violation pertaining to cargos, baggage and transports;
d) Origin of exports, imports or in-transit cargos;
dd) Route and mode of transportation of cargos and baggage;
e) Other factors relating to export, import, entry, exit or transit activities.
3. Customs authorities shall evaluate and classify risks imposed on customs declarants, export, import, exit, entry or transit according to different levels in order to apply proper measures for customs examination, supervision and inspection.
Section 2: TAXONOMY OF EXPORTS AND IMPORTS
1. Taxonomy of goods shall be used for identifying the harmonized system of goods in accordance with the List of Vietnam’s exports and imports.
2. Taxonomy of goods shall be based on customs records, technical documentation and information about physical, chemical composition, properties, features, functions or utility of exported or imported goods.
3. Taxonomy of goods shall be used for identifying harmonized system codes of goods, which serves as the basis for calculating taxes and carrying out policies on management of goods.
4. The Minister of Finance shall set out detailed regulations on taxonomy of goods.
Article 17. List of Vietnam’s exports and imports
1. The list of Vietnam’s exports and imports shall include code, name, description, measurement unit and other remarks, and shall be compiled on the basis of fully adhering to the International Convention on Harmonized Commodity Description and Coding System in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 26 of the Customs Law.
2. The Minister of Finance shall introduce the List of Vietnam's exports and imports across the nation.
3. The List of Vietnam’s exports and imports shall be used for:
a) Introducing export and import tariffs;
b) Compiling Lists of goods to serve the purpose of state management in accordance with Government regulations;
c) Preparing the statistical report of the State on exports and imports;
d) Serving the purpose of state management of product exportation, importation and other sectors.
Article 18. Database of the List of Vietnam’s exports and imports
1. The database of the List of Vietnam’s exports and imports is the collection of information about the taxonomy of exports and imports, which includes:
a) Database of the List of Vietnam’s exports and imports; the List of products subject to a ban on exportation, temporary cessation of exportation; the List of products subject to a ban on importation and temporary cessation of importation; the List of products to be exported and imported under the permit granted by competent authorities; the List of products that fall under entities subject to specialized examinations;
b) Guiding documents on classification of products, issued by the Ministry of Finance.
2. The Minister of Finance shall adopt detailed regulations on setting up and using the database of the List of Vietnam’s exports and imports.
Article 19. Responsibility of Ministries and agencies for carrying out the classification of exports and imports
1. The Ministry of Finance shall be responsible for issuing the List of Vietnam’s exports and imports, codes of exports and imports.
2. Ministries and ministerial-level agencies must comply with regulations laid down in Article 26 of the Customs Law and others enshrined in this Decree when they promulgate regulations or consider dealing with issues relating to the classification of exports and imports within their assigned duties and delegated authority.
3. Ministries and ministerial-level agencies in charge of particular sectors, as prescribed by laws, shall prepare the List of products subject to a ban on exportation, temporary cessation of exportation; the List of products subject to a ban on importation and temporary cessation of importation; the List of products to be exported and imported under the permit; the List of products that fall under entities subject to specialized examinations for submission to the Ministry of Finance. Not later than 10 working days, the Ministry of Finance shall identify commodity codes which conform to the List of exports and imports applied in Vietnam in order for Ministries and ministerial-level agencies to make it known to the public.
a) With regard to the List of products subject to a ban on exportation, temporary cessation of exportation; the List of products subject to a ban on importation and temporary cessation of importation; the List of products to be exported and imported under the permit granted by competent authorities; the List of products that fall under entities subject to specialized examinations, which are issued before the effective date of this Decree but comprises improper commodity codes, within a period of 06 months from the effective date of this Decree, Ministries and ministerial-level agencies in charge of particular sectors shall bear responsibility to agree with the Ministry of Finance on proper codes of these products that conform to the List of Vietnam’s exports and imports.
4. The Ministry of Finance shall be responsible for presiding over, collaborating with relevant Ministries, agencies and organizations in making a decision on classification of goods in case there exists any discrepancy in applying the List of Vietnam's exports and imports, or any discrepancy between Lists of goods which are introduced by Ministries and ministerial-level agencies before the effective date of this Decree and the List of Vietnam's exports and imports.
Article 20. Principle and method of customs valuation
1. In the context of exported commodities, the customs value is the selling price of such commodities, exclusive of international insurance and transportation costs. The selling price calculated at the customs exit gates is the price agreed in the sales contract or others that have the similar legal value to such contract, commercial invoices and relevant records that help to prove that such shipments are identical to actual exported commodities.
2. In the context of imported commodities, the customs value is the actual buying price calculated at the first port of arrival on the basis of applying the General Agreement on Tariffs and Trade or in accordance with the international commitment to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. The first port of arrival shall be identified as follows:
a) As for sea and air transportation mode, the first port of arrival is the unloading port specified on the bill of lading;
b) As for rail transportation mode, the first port of arrival is the international intermodal rail terminal located at borders;
c) As for road, inland waterway transportation mode, the first port of arrival is the border gate where commodities are imported into the territory of Vietnam.
3. The Minister of Finance shall stipulate Clause 1, 2 of this Article, and principles and methods of customs valuation that can be applicable in other cases.
Article 21. Customs examination and valuation
1. Customs examination and valuation shall be based on customs records, relevant documents and current commodity status.
2. Handling of the result of customs examination and valuation in the process of following customs procedures:
a) In case the customs authority has reasonable grounds for rejecting the customs value that a customs declarant has defined and such customs declarant also agrees to this rejection, the customs authority must give advice on having it adjusted and supplemented; the customs authority shall impose penalties for administrative violations and allow customs clearance in accordance with legal regulations; in case of the customs declarant’s refusal, the customs authority must allow to customs clear goods in conformity with customs declaration and conduct customs post-clearance inspection;
b) In case the customs authority has doubt about declared customs value but have not had sufficient grounds for rejection, and the customs declarant request the customs value consultation, the customs authority must customs clear goods on the basis of duties that have been already paid or self-assessed taxes that have been secured by credit institutions, tax computation of the customs declarant, and proceed to hold customs value consultation. The time limit for such consultation is within 05 working days;
b) In case the customs authority has doubt about declared customs value but have not had sufficient grounds for rejection, and the customs declarant does not request the customs value consultation, the customs authority must customs clear goods on the basis of duties that have been already paid or self-assessed taxes that have been secured by credit institutions, tax computation of the customs declarant, and proceed to carry out customs post-clearance inspection in accordance with regulations laid down in this Decree.
3. The exchange rate between Vietnamese dong and a foreign currency, used for customs valuation, is the rate of such a foreign currency to be bought in the form of money transfer that takes place at the head office of Joint stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, which is identified at the end of the fifth working day of the preceding week, or the exchange rate identified at the end of the working day immediately preceding that fifth day in case such fifth day is a holiday or day-off. The rate of this kind shall be used for determining the rate of customs duty for customs declarations submitted within a week.
As for foreign currencies of which the exchange rate is not published by Joint stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, the exchange rate of these foreign currencies shall be determined in the form of cross rate between Vietnamese dong and several foreign currencies that the State Bank of Vietnam has published. As for foreign currencies of which the cross rate is not published, the exchange rate of such foreign currencies shall be determined according to the principle of calculating the cross rate between USD - VND and USD – such foreign currencies exchange rates published by the State Bank of Vietnam. The exchange rate published by the State Bank of Vietnam is the exchange rate updated in the latest post on the official website of the State Bank of Vietnam.
Article 22. Database of customs value
1. The database of customs value is a kind of information about customs valuation of exported and imported commodities that customs authorities collect, aggregate and classify in accordance with regulations set forth by the Ministry of Finance. This database shall be set up by the General Department of Customs in the manner of consistency and regular update.
2. The database of customs value shall serve as the basis for assessing risks from export and import values.
Section 4: PRE-DETERMINATION OF CODE, ORIGIN AND CUSTOMS VALUE OF EXPORTS AND IMPORTS
Article 23. Pre-determination of code, origin and customs value
1. Pre-determination of code, origin and customs value shall be carried out at the request of customs declarants. Customs authorities shall carry out the pre-determination of code, origin and customs value in accordance with regulations enshrined in Article 28 of the Law on Customs.
2. The pre-determination of customs value shall include the pre-determination of methods and prices.
Article 24. Procedures for pre-determination of code, origin and customs value
1. Requirements for pre-determination of code, origin and customs value
a) Organizations, individuals shall request customs authorities to pre-determine code, origin and customs value of proposed exports and imports, and provide necessary information, documents and records concerning the pre-determination of code, origin and customs value;
b) Exports and imports of which customs values need to be pre-determined are commodities that are exported and imported for the first time, or affected by any substantial or unexpected change compared with the customs value currently applied to customs declarant‘s commodities, or cargos which are shipped as break bulk cargos or deemed unpopular or have no comparable or similar ones launched in the market.
2. Responsibility of organizations, individuals for requesting the pre-determination of code, origin and customs value:
a) File sufficient documents required to apply for the pre-determination of code, origin and customs value to the General Department of Customs;
b) Enter into a dialogue with the customs authority in order to clarify information provided in the application for the pre-determination of code, origin and customs value at the request of that customs authority;
c) Send a written notification to the General Department of Customs within a period of 10 working days as from the date when any change to commodities of which the application for the pre-determination of code, origin and customs value has been filed, in which the modified content, reasons for such change and change-making date must be clearly stated.
3. Responsibility of the General Department of Customs:
a) Within 05 working days of receipt of the application, the customs authority shall respond with the written refusal of the pre-determination of code, origin and customs value to organizations, individuals in the event that applicants fail to meet regulatory requirements and submit sufficient documents required to apply for the pre-determination of code, origin and customs value;
b) The Director of the General Department of Customs shall issue the written announcement about the result of predetermination of code, origin and customs value within 30 days of receipt of sufficient documents (with regard to normal applications) or 60 days of receipt of sufficient documents (with regard to complicated applications that need to be carefully authenticated). The written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value must be sent to organizations, individuals, and concurrently used for keeping the database managed by customs authorities up to date, and released on the official website of the General Department of Customs.
4. The written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value shall serve as the basis for customs declaration according to the customs procedures.
In case organizations, individuals disagree over the statement on pre-determination of code, origin and customs value of their commodities required to undergo customs clearance, released by the Director of the General Department of Customs, their self-assessed taxes must be paid or guarantee must be carried out in accordance with legal regulations in order to serve the purpose of completing the customs clearance of commodities. Customs authorities shall carry out their customs post-clearance examination at their offices.
5. In case of disagreeing over the content of pre-determination of code, origin and customs values, organizations, individuals must send a written request to the General Department of Customs for the purpose of calling for their consideration. Within 10 working days (with regard to normal commodities) or 30 days (with regard to complicated commodities required to be clearly authenticated) from the date on which customs declarant's requests have been obtained, the General Department of Customs shall respond with the result to such customs declarants.
6. The validity of the written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value:
a) The validity of the written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value shall be restricted to less than 03 years from the date on which the Director of the General Department of Customs brings it into effect. In particular, the written announcement about the result of pre-determination of price levels shall become effective directly towards shipments of which price level is pre-determined;
b) The written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value shall become invalid if actual commodities or records on exports and imports are differentiated respectively from sample commodities or applications for pre-determination of code, origin and customs value;
c) The Director of the General Department of Customs shall issue written notice to cancel the result of predetermination of code, origin and customs value if documents submitted to apply for pre-determination of code, origin and customs value by organizations, individuals consist of false and inaccurate information;
d) The written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value may be annulled if legal regulations as the basis for issuing the written announcement about the result of pre-determination of code, origin and customs value shall be revised, supplemented or replaced.
7. The Minister of Finance shall stipulate applications that must be filed to apply for pre-determination of code, origin and customs valuation.
Section 5: CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORTS AND IMPORTS
Article 25. Customs declaration
1. Customs declaration shall be carried out in the electronic. Customs declarants shall register their customs declaration through the electronic customs procedures under the regulations set out by the Minister of Finance.
2. Paper customs declaration is permitted if:
a) Cargos required to complete the customs declaration before being exported or imported are those of border residents;
b) Exported and imported cargos are in excess of limits on tax exemption applied to incoming and outgoing persons;
c) Cargos are used for the purpose of emergency assistance and humanitarian aid;
d) Cargos are used as personal gifts, presents and property;
dd) Cargos are equipment used for containing cargos according to the temporary importation – reexportation or temporary exportation – reimportation rotation method in accordance with regulations laid down at Point a, b Clause 1 Article 49 hereof;
e) Goods to be temporarily imported and re-exported, or temporarily exported and re-imported which are carried along by incoming and outgoing persons are used for work in the pre-determined time;
g) Customs electronic data processing system or electronic customs declaration system fails to carry out mutual electronic transactions which may be caused by the operational failure of single or both system(s) or may result from any other reason.
In case customs electronic data processing system fails to carry out electronic customs procedures, customs authorities shall be responsible for making an announcement on the customs website at least 01 hour from the time when such failure takes place;
h) Other commodities stipulated by the Minister of Finance.
3. Customs declarants must provide sufficient, accurate and clear information required in the customs declaration, decide their self-assessed taxes and other payments to the State budget as well as take their full responsibility before the laws for their declared information.
4. When carrying out customs declaration, customs declarants shall be required to:
a) Input their information declared on the electronic customs declaration system;
b) Send their customs declaration to customs authorities through customs electronic data processing system;
c) Receive feedbacks and follow instructions from customs authorities.
With regard to paper customs declaration, customs declarants are required to provide sufficient information required in the customs declaration form, append their names and signatures (except when customs declarants are individuals) in their declarations for submission to customs authorities.
5. If exports or imports are classified as regulated entities required to pay export, import taxes, excise duties, value-added taxes, environmental taxes, or of which export or import taxes are exempted or such tax exemption is under consideration, or of which the tax rate is imposed according to the tariff quota, and cargos are customs released or cleared but then subject to changes in entities that are not required to pay taxes or in purposes for which exports or imports are exempted from paying taxes or under consideration for their tax exemption; exports or imports are taxed at the rate that conforms to the tariff quota; imports are raw materials used for processing or manufacturing exports or temporarily imported – re-exported products that have been released or cleared under customs procedures but then their use purpose has changed for domestic consumption, new customs declarations must be submitted instead. Policies on management of exports and imports and policies on taxes levied on exports and imports shall be implemented in the time when new customs declarations are registered, except when all of policies on management of exports and imports have been fully implemented at the time when the initial customs declaration is registered.
6. Commodities to be exported or imported in different manners must be declared in different export or import declarations that such commodities are required to carry out.
7. Customs declaration that commodities agreed in various commercial contracts or orders are required to complete
a) Imports which are agreed in various commercial contracts or orders, or described in one or many invoices issued by one seller under the same terms of commodity delivery, payment, one-time shipment, and those with one bill of lading shall be declared in the same customs declaration;
b) Imports which are agreed in various commercial contracts or orders under the same terms of commodity delivery, payment, or sold to the same client and those under the agreement on one-time shipment shall be declared in one or many customs declaration(s).
8. Registration of one-time customs declaration
Customs declarants who frequently export or import a single commodity at a specified time as agreed upon in the same sale contract under which contracting parties are the same seller or buyer, and whose commodities are exported or imported across the same border checkpoint shall be entitled to register their one-time customs declaration for a period of below 01 year.
One-time customs declaration shall become invalid for further customs procedures when any change to policies on taxation or management of exports or imports occurs.
9. Utilization of electronic customs declaration
Electronic customs declaration shall be valid for use when procedures for taxation, certification of commodity origin, payment made at banks and other administrative procedures as well as serve as evidence to show the legality of commodities to be traded in the market are required to be completed. Relevant regulatory agencies shall use this electronic customs declaration for their administrative purpose and shall not be allowed to request customs declarants to submit paper customs declarations.
Customs authorities shall be responsible for providing information required in the customs declaration in the form of electronic data for relevant regulatory agencies. These agencies shall be responsible for installing necessary equipment for customs declarants to get access to the data provided in the electronic customs declaration.
10. The Ministry of Finance shall set out detailed regulations on addition or cancellation of customs declaration, register one-time customs declaration or complete a new customs declaration for commodities of which the use purpose is changed or consumption market is changed to domestic one.
Article 26. Receipt, examination, registration and handling of customs declarations
1. The customs electronic data processing system shall receive, examine, register and handle customs declarations within 24 hours a day and 7 days a week.
2. In case registration of customs declarations is rejected, customs authorities shall send a notification to customs declarants through the customs electronic data processing system in which reasons for such rejection must be clearly stated.
3. In case registration of customs declarations is accepted, the customs electronic data processing system shall number and handle customs declarations, and then make a response to customs declarants.
4. The Director of the General Department of Customs shall adhere to criteria for classifying risk levels set out by the Minister of Finance in order to make a decision on customs examination and make announcement through the customs electronic data processing system according to one of the following forms:
a) Approve the information declared on the customs declaration system and permit customs clearance;
b) Examine related documents included in the customs documentation of customs declarations, or any other document stored on the single-window portal in order to decide customs clearance or conduct physical verification of commodities before permitting customs clearance.
5. Paper customs declaration shall be allowed in the following cases
Registration of customs declarations is carried out immediately after customs declarants their complete customs declaration and submit all of the required documents, and customs authorities managed to examine their eligibility for registration of customs declarations, including:
a) Examination of accuracy and legality of stated information and documents included in the customs documentation;
b) Examination of compliance with the administration regime and policy, and tax policy aimed at exports or imports;
c) Examination of application of measures to impose the temporary suspension of customs clearance. The Director of Customs Sub-departments where customs declarations are received and handled shall refer to customs documentation and physical verification in order to make a decision to deal with customs formalities.
In case customs declarants are eligible for registration of customs declarations, customs authorities shall grant registration numbers and decide issues relating to regulated customs examination.
In case customs declarants are not eligible for registration of customs declarations, customs authorities shall immediately send a written notification of such ineligibility to customs declarants.
6. Goods to be exported or imported within the effective time of customs declarations, as stipulated in Clause 2 Article 25 of the Customs Law, shall be governed by policies on management of exports or imports, and policies on taxes levied on exports or imports that come into effect at the time when customs declarations are registered.
7. Uncompleted customs declarations required for exports or imports used for emergency cases, dedicated commodities intended for national defense and security tasks in accordance with regulations laid down in Article 50 of the Customs Law, and uncompleted customs declarations required for commodities exported or imported by priority-given enterprises in accordance with regulations laid down in Article 43 of the Customs Law shall consist of such information as name and address of the exporter or importer; preliminary information about commodity description, quantity and value; port of entry; transportation schedule.
Commodities on which duties are imposed shall be subject to the tax policy that takes effect at the registration time and shall be required to enclose uncompleted customs declarations for submission.
Article 27. Examination of customs documentation
1. Examination of customs documentation shall be conducted as stipulated in Article 32 of the Customs Law. Time limit for completing the examination of customs documentation shall conform to regulations enshrined at Point a Clause 2 Article 23 of the Customs Law.
2. In the course of scrutiny conducted by customs officers, if the information provided in customs declarations and the one provided in relevant documents as part of the customs documentation are inaccurate, insufficient and incompatible, or if there are signs of infringement upon policies on management of commodities, policies on taxes levied on exports or imports as well as other relevant laws, the Director of the Customs Sub-department where customs declarations are received or registered shall consider and make a decision on physical verification of commodities.
3. In case examination of customs documentation is conducted by customs officers, the Director of the Customs Sub-department shall take into consideration the request made by customs declarants, and make a decision on extending the deadline for submission of several original documents along with customs declarations within a period of under 30 days as from the date on which customs declarations are registered.
Article 28. Customs examination to be conducted in the course of handling commodities at seaports and airports
1. Based on the result of analysis of information about risk management, the customs declaration on exported or imported cargos which are provided before commodities arrive at border gates, customs authorities shall make a decision on physical verification by means of scanning equipment and other technical devices.
2. Harbour warehousing enterprises shall be responsible for saving a space to install scanning equipment and other technical devices in order for customs authorities to perform their examination tasks at the area where commodities are loaded (or unloaded) onto (or from) transports.
3. In case customs examination is conducted by means of scanning equipment or other technical devices, and customs authorities detect any sign of suspicion as well as customs officers find it is necessary to carry out this examination, customs authorities shall notify harbour warehousing enterprises in order to call for their cooperation in arranging a separate warehousing area.
Article 29. Physical verification
1. Physical verification activities shall include checking of commodity name, code, quantity, weight, mass, type, quality, origin and customs value. ; Checking of actual physical attributes of commodities in comparison with the information about commodities provided in customs documentation.
2. Authority to make a decision on forms and levels of physical verification
In respect of exports or imports required to undergo physical verification, the Director of Customs Sub-department where customs documentation is received and handled shall refer to regulations laid down in Clause 4 Article 26 hereof, and commodity information in order to decide forms and levels of physical verification.
Time limit for completing the physical verification shall conform to regulations enshrined at Point b Clause 2 Article 23 of the Customs Law.
In case any violation against the customs legislation is detected, the Director of Customs Sub-department where customs documentation is received and handled, and the Director of Customs Sub-department where commodities are preserved or the Head of the Customs Authority who is in charge of manage concentrated commodity inspection places shall make a decision on any change to the level or form of physical verification and bear their responsibility for their decision.
3. Level of physical verification: Physical verification shall be conducted till the grounds for determining the legality and conformity of all of the shipment with information about such shipment provided in the customs documentation have been sufficient.
Customs officers shall conduct physical verification in accordance with the decision made by the Director of Customs Sub-department and use commodity information as the basis for such verification; take full responsibility for the result of physical verification that they carry out.
4. Forms of the physical verification:
a) Customs officers’ direct checking;
b) Checking to be carried out by means of technical equipment and other professional approaches;
c) Checking to be carried out with reference to the result of analysis and assessment of commodities.
In the course of physical verification, when any change to the form of physical verification is required, the Director of the Customs Sub-department where such verification take places shall make his/her decision. The result of physical verification to be carried out by means of electronic scanning and weighing equipment as well as other technical devices shall serve as the basis for customs authorities' making decision on the customs clearance of commodities.
5. In case, upon using equipment and devices available at Customs Sub-departments or customs examination areas, customs officers who are charged with the physical verification task fail to verify the provided information of customs declarants about commodity name, code, type, quality, quantity, mass and weight, professional and specialized affiliates of customs authorities shall be advised to carry out classification or assessment activities with the aim of determining such information.
In case customs authorities are incapable of verifying the information provided by customs declarants, customs authorities shall request the assessment carried out by assessment service organizations in accordance with laws, and then use the result of such assessment as the basis for customs clearance.
Article 30. Handling of the result of customs examination
1. If customs declarants agree to customs authorities’ conclusion as to commodity name, code, origin, weight, type, quality and customs value, further information must be provided at the request of customs authorities, and the result of customs examination shall be handled in accordance with the legislation on taxation, penalties for administrative violations or other relevant laws.
If customs declarants disagree with customs authorities about the conclusion as to commodity name, code, origin, weight, type, quality and customs value, they can file their petitions or shall be entitled to choose assessment service providers to carry out the commodity assessment in accordance with laws. In such case, customs authorities shall refer to the conclusion drawn by such assessment service providers to make a decision on customs clearance.
2. In case customs authorities disagree about the result of such assessment submitted by customs declarants, customs authorities shall have the right to choose other assessment service providers and refer to the result of this assessment to make a decision on customs clearance. If customs declarants disagree about the result of customs examination announced by customs authorities, a petition must be filed or a lawsuit must be filed in accordance with legal regulations.
Article 31. Collection and payment of fees incurred from customs procedures
1. Customs declarants shall be liable for fees incurred from customs procedures in accordance with regulations laid down in the legislation on fees and charges.
2. The Minister of Finance shall introduce detailed regulations on the process and form of collection and payment of customs fees.
Article 32. Customs release and clearance
1. The customs release shall conform to regulations laid down in Article 36 of the Customs Law. The customs release of commodities shall be carried out in the following cases:
a) Analysis, classification or assessment must be conducted with the intention of identifying commodity code, quantity, weight and mass of exports or imports, and customs declarants who have already paid their taxes or credit institutions that provide their guarantee for self-assessed taxes imposed on customs declarants;
b) Exports or imports have not had official price at the time when customs declarations are registered, and customs declarants pay taxes or their taxes have been guaranteed by credit institutions on the basis of the price temporarily calculated by customs declarants;
c) Exports or imports are stipulated at Point b Clause 2 Article 21 hereof;
d) If customs declarants do not have sufficient information and documents required to support customs valuation of exported goods and imported goods, customs release of their commodities shall be permitted provided that there is any credit institution providing guarantee for their taxes on the basis of customs value determined by customs authorities.
2. The customs clearance shall conform to regulations laid down in Article 37 of the Customs Law. In respect of exports or imports that have been customs cleared but have not been moved away from the custom area, if customs authorities detect any sign of violation, the Director of the Customs Sub-department shall make a decision to check customs documentation, physical verification or impose proper penalties for such violation in accordance with laws as well as shall have to pay any cost incurred when detecting none of violations.
Article 33. Responsibility of competent regulatory agencies and cooperative relationship between these agencies in the examination of commodities or transports at border gates
1. Exports or imports, in-transit commodities, incoming, outgoing or in-transit transports that are classified as entities subject to quarantine inspection, must undergo such inspection at the border checkpoint before completing other customs formalities, unless otherwise permitted by the legislation on quarantine to ship back to areas intended for quarantine inspection across the nation. In respect of exports or imports, in-transit commodities, incoming, outgoing or in-transit transports that are classified as entities subject to quality examination or food safety control process, customs authorities shall adhere to requirements or criteria promulgated by regulatory agencies in order to carry out examination as designated by Ministries and ministerial-level agencies charged with specialized management, or take the conclusion drawn by specialized management agencies into account to make a decision on customs clearance.
Regulatory agencies shall be responsible for collaborating in examining exports, imports, in-transit commodities, outgoing, incoming or in-transit transports concurrently at border checkpoints or commodity inspection places, except when commodities are required to ship back to specialized examination areas to meet technical or professional requirements.
Customs authorities shall preside over or collaborate in customs examination of exports, imports, in-transit commodities, outgoing, incoming or in-transit transports which is conducted by regulatory agencies at border checkpoints. Collaboration between regulatory agencies in carrying out customs examination activities at border checkpoints must conform to the regulations promulgated by the Prime Minister on specialized examination operations to take place at border checkpoints.
2. With regard to exports or imports required to undergo the specialized examination before customs clearance, within a maximum period of 10 days as from the date on which examination registration is granted or the sampling of such commodities for the purpose of this specialized examination, unless otherwise stipulated by the legislation on specialized examination, competent specialized examination authorities must send the examination result to customs authorities in accordance with regulations laid down in Article 35 of the Customs Law or to the national single-window portal, in case such specialized examination authorities connect their information technology system with the national single-window portal, in order for customs authorities to make a decision on customs clearance. If the specialized examination authority has not given the result of specialized examination after expiration of allowed duration, a written explanation for such delay must be provided and the appointment date on which the result of such examination is given must be determined as well.
3. Exports or imports required to undergo the specialized examination must be retained at border gates, ports of entry or exit located across the nation, bonded warehouses or concentrated commodity inspection areas, and must be kept under the supervision of customs authorities until customs clearance is permitted. In addition to above-mentioned areas, commodities shall be shipped back to the following areas:
a) Areas used for carrying out quarantine inspection activities across the nation in accordance with the quarantine law;
b) If, as stipulated by legal regulations, commodities are permitted to ship back to other areas for the purpose of specialized examination or customs declarants file their written request for shipping their commodities back to their storage facilities, customs authorities shall allow customs declarants to ship their commodities to the warehouses or storage grounds which have clear address and are isolated from surrounding areas in order to ensure that commodities shall be kept intact.
With regard to imports that can not be sampled for the specialized examination purpose and of which specialized examination can only be conducted at domestic areas or destinations in accordance with legal regulations on specialized examination, customs authorities shall allow customs declarants to ship their commodities back to their storage facilities; customs declarants shall be legally held responsible for the storage of these commodities whilst waiting for customs clearance.
4. The Ministry of Finance shall be responsible for collaborating with Ministries, Ministerial-level and relevant agencies or organizations in developing infrastructural facilities, arranging machinery, equipment used for examining commodities at border gates, including physical verification of customs authorities and specialized examination of specialized regulatory agencies at international border gates across which the flow of incoming and outgoing commodities is massive. Relevant regulatory agencies or organizations operating at border gates shall be responsible for arranging human forces to collaborate in specialized examinations stipulated in Clause 1 and 2 of this Article.
Article 34. Customs supervision of exports, imports or in-transit goods
1. Customs supervision of exports, imports or in-transit goods shall conform to regulations laid down in Article 38, 39, 40 and 41 of the Customs Law.
2. In order to implement regulations on customs supervisions enshrined in the Customs Law, port and warehousing service enterprises shall assume their responsibility to:
a) Arrange a separate space for storage of exports, imports or in-transit goods and imports stored at the port of entry in over 90 days as from the arrival date but not claimed by any person;
b) Use information technology system to meet statutory standards with the objective of managing and monitoring exports or imports which are under customs supervision to serve the purpose of carrying out storage or transiting of such commodities out of ports, warehouses or storage facilities as well as make connection with regulatory agencies at border gates;
c) Check documentation proving that customs authorities certify that commodities have been customs cleared, released, shipped back to storage facilities or examination areas before allowing these commodities to be loaded onto transports for exportation or imports to be transited out of ports, warehouses or grounds;
d) Treat information available on the system with complete confidentiality in accordance with laws;
dd) Observe any decision of competent agencies on handling of commodities committing any violation against the storage duration, or customs uncleared commodities in accordance with regulations laid down in Article 58 of the Customs Law.
3. In order to implement regulations laid down in Clause 2 and 6 of Article 41 of the Customs Law, customs authorities shall assume their responsibility to:
a) Examine the fulfillment of responsibility of port and warehousing enterprises as stipulated in Article 41 of the Customs Law and Clause 2 of this Article. In case the port and warehousing enterprise commits any violation against regulations on customs supervision, proper penalties shall be imposed on them and customs authorities shall enhance measures to strictly examine and supervise commodities transited in or out of warehouses or grounds;
b) Share the information provided in customs declarations about commodities that have been customs cleared, released, shipped for storage, moved to examination areas in order for port and warehousing enterprises to implement regulations laid down in Clause 2, 6 Article 41 of the Customs Law with the aim of serving the connection purpose on the basis of ensuring system safety and security;
c) Assign customs officers to collaborate with port and warehousing enterprises in examining commodities transited in or out of port areas whenever the system is faced with failure;
d) Check commodity status and customs seal for the shipment of exports or imports required to be sealed in accordance with regulations of the Ministry of Finance;
dd) Perform patrol and control activities within the port or warehouse areas in accordance with legal regulations.
4. In the course of carrying out customs supervision and patrol at customs areas, the Director of a Customs Department shall be vested with the right to:
a) Make a decision on temporary postponement or stop of transports currently conveying exports, imports or in-transit goods when detecting any sign of violations against the customs legislation.
In case of emergency, customs officers on duty shall have the right to temporarily stop transports and send an immediate report to the Director of a Customs Sub-department;
b) Make a decision to carry out document checking and physical verification of exports, imports or in-transit goods, incoming, outgoing or in-transit transports when detecting any sign of violations against the customs legislation;
c) Make a decision to pursue transports conveying exports, imports, in-transit goods that have a sign of violation against the customs legislation from the inside to outside of customs areas.
5. The Minister of Finance shall provide detailed regulations on customs supervision.
Article 35. Customs procedures that must be followed by on-the-spot exports and imports
1. On-the-spot exports and imports shall include:
a) Those produced in Vietnam under contract manufacturing arrangements and sold to Vietnamese organizations or individuals by overseas ones;
b) Those traded under the sale and purchase contract between domestic enterprises and exporting and processing enterprises or enterprises located in free trade zones;
c) Those traded under the sale or purchase contract between Vietnamese enterprises and overseas organizations or individuals that have no representative in Vietnam, and delivered or received under the designation arrangement between foreign merchants with other enterprises in Vietnam.
2. The Minister of Finance shall set forth detailed regulations on customs procedures that on-the-spot exports and imports must follow.
Article 36. Customs procedures, customs supervision and inspection processes for exports and imports used for contract manufacturing; imports used for manufacturing exports
1. Before obtaining customs clearance for the first shipment of raw materials, machinery or equipment used for contract manufacturing activities, production of goods for exportation, organizations or individuals must give information about the manufacturer to customs authorities.
2. Organizations, individuals who export or import goods used for contract manufacturing of products or production of exports must make a financial report on management and use of imported raw materials, inputs, machinery and equipment, and exports.
3. Facilities serving the purpose of storage of imported raw materials, inputs, machinery and equipment used for contract manufacturing activities, production of exports and exported products must be located in the manufacturing area of an organization or individual; if exports or imports are stored outside of the manufacturing area, organization or individual must send a request to customs authorities for consideration and decision.
4. The Minister of Finance shall stipulate customs procedures, and financial reporting of exported or imported raw materials, machinery and equipment used for contract manufacturing purposes, or production of exports; inspection of manufacturing facilities, current use and inventory of raw materials, machinery and equipment.
Article 37. Responsibility of organizations or individuals importing goods used for contract manufacturing purposes or productions of commodities for export
1. Before obtaining customs clearance for the first shipment of raw materials, machinery or equipment used for contract manufacturing purposes, production of commodities for export, they are responsible to submit the following documentation to the Customs Authorities where they intend to submit their financial reports for approval:
a) A Certificate of Business Registration or Certificate of Enterprise Registration or Investment License or Investment Certificate for foreign-invested enterprises: 01 copy;
b) A written notification of contract manufacturing facilities, manufacturer of exports, storage facilities where raw materials, machinery, equipment and exports according to the form issued by the Minister of Finance: 01 original.
Where there is any change to contents given in such written notification, customs authorities must be informed prior to proceed to other customs procedures;
c) A lease on manufacturing facilities, applicable to customs declarants who rent manufacturing facilities: 01 copy.
Organizations or individuals shall not be required to submit the documents mentioned at Point a, b, c Clause 1 of this Article when they are carrying out their customs declaration for importation of raw materials, machinery or equipment used for manufacturing contract purposes or production of commodities for export.
2. Retain contracts or appendices given in agreements on the contract manufacturing, permitted amounts of raw materials or inputs used for manufacture of specific products by code, product mock-ups, nesting or marker plans (if applicable) at organizations or individuals, and show these for custom authorities’ inspection required by laws.
3. Make financial reports on received, dispatched or in-stock raw materials, machinery, equipment and exported products; be held legally responsible for the accuracy of the actual norm determined for production of exports, financial reporting data and status report on use of imported raw materials, machinery, equipment used for contract manufacturing purpose or production of commodities for export.
4. Provide sufficient documents, records and materials relating to exports, imports, manufacturing facilities, machinery and equipment; give the demonstration of data, figures and manufacturing process in relation to use and inventory of raw materials, machinery and equipment to customs authorities to serve the purpose of their inspection required by laws.
Article 38. Responsibility of customs authorities
1. Receive the written notification of contract manufacturing or production facilities of exports, or facilities used for storage of raw materials, machinery, equipment and exported products sent by organizations or individuals.
2. Inspect facilities used for contract manufacturing and production of commodities for export, capability of carrying out contract manufacturing and production activities, and use and inventory of raw materials, machinery, equipment and exports when customs inspection is required in accordance with regulations laid down in Article 39 and 40 hereof.
3. Receive financial reports on current use of raw materials, machinery, equipment and exports, submitted by organizations or individuals; handle issues relating to taxes levied on specific forms of importation of raw materials, machinery and equipment used for production of exports.
4. Depending on the result of customs information handling and criteria for risk management, customs authorities shall inspect financial reports; with regard to organizations or individuals suspected of trade frauds, customs authorities shall carry out customs post-clearance examination and handle such frauds as required by laws.
5. Impose taxes or penalties for administrative violations against the law on customs and taxed in accordance with legal regulations on taxation and handling of administrative violations.
Article 39. Examination of contract manufacturing and production facilities and capability
1. Examination shall be applicable to the followings:
a) Organizations or individuals are considered as entities that can pose any risk in adhering to terms and conditions agreed in the contract manufacturing arrangement or are extended 275-day duration of tax payment for commodities which are raw materials, machinery or equipment used for production of exports;
b) Whenever customs authorities doubt that organizations or individuals have none of manufacturing facilities, or a sudden increase or reduction in importation of raw materials, machinery or equipment in comparison with manufacturing capability is detected.
2. Examination is conducted after 05 working days as from the date on which the examination decision is made. The examination duration shall be restricted to fewer than 05 working days.
3. Handling of the result of examination of contract manufacturing and production facilities and capability:
a) In case organizations or individuals do not have contract manufacturing or production facilities, they are liable to make a full payment of taxes, late payment fees from the date on which their customs declarations for import are registered to the date on which taxes are paid, and shall face penalties for their violations in accordance with legal regulations, depending on the number of imported raw materials, machinery or equipment that are not offered tax incentives in accordance with legal regulations;
b) In case there are sufficient grounds for verifying that organizations or individuals have imported raw materials, machinery or equipment beyond their manufacturing capabilities or unconformable to their scope of operation described in the business licence, these organizations or individuals shall be permitted to present their demonstration or explanation; in case they refuse to do that, or their demonstration or explanation is proved to be unacceptable, customs post-clearance examination or specialized inspection stipulated by laws is required.
Article 40. Checking of use and inventory of raw materials, machinery and equipment
1. This checking shall be carried out if:
a) Organizations or individuals considered as entities who may pose the risk of importing machinery, equipment, raw materials or inputs of which the life cycle is ended have produced no commodity for export;
b) There are reasonable grounds for demonstrating that organizations or individuals report a sudden increase or reduction in importing raw materials, machinery, equipment, or exporting products;
c) There are reasonable grounds for demonstrating that organizations or individuals have sold their raw materials, machinery, equipment or products at the domestic market but have not carried out any customs declaration yet;
d) Declaration of exported products carried out by organizations or individuals is found in breach of legal regulations or contrast to the actual condition;
dd) There is any suspicious difference in data or figures shown in the financial report on use of raw materials, machinery, equipment and exported commodities in comparison with those shown on the system of customs authorities.
2. The Director of Customs Sub-department shall carry out customs post-clearance examination in accordance with the Director of Customs Department of a province or city.
Such examination shall take place within fewer than 05 working days at manufacturing facilities or main office of organizations or individuals. In respect of complicated cases, the Director of Customs Department of a province or city shall give a decision to extend the examination deadline for more 05 days at maximum.
3. Issues that need to be examined:
a) Customs documentation, statements on receipt - dispatch - inventory, records on monitoring received or dispatched raw materials, machinery or equipment;
b) The actual norm determined for manufacturing of exported products;
c) Suitability of raw materials, machinery or equipment for exported products;
d) Raw materials, machinery or equipment used in the production line;
dd) Quantity of in-stock products;
e) Quantity of finished products that have not been exported yet.
4. Handling of the examination result
In case the examination come to the conclusion that the number of commodities which are still inventoried or stored at warehouses of organizations or individuals is not identical to the number shown in documents, records or financial reports, a written explanation must be submitted.
In case customs authorities disagree about such explanation and have sufficient grounds for demonstrating that organizations or individuals have committed acts of violation against the law on customs, taxation, and then make a decision to impose taxes as well as handle such violation in accordance with legal regulations.
Article 41. Financial reporting regime; examination of financial reporting of current use of raw materials, machinery and equipment
1. Financial reporting principles
Organizations or individuals shall carry out the financial reporting of current use of raw materials, machinery, equipment in the form of a receipt—dispatch – inventory report.
2. Handling of a financial report
a) Customs authorities shall inspect a financial report on the basis of following risk management method;
b) Depending on the result of examination of a financial report, customs authorities shall deal with issued relating to taxes levied on imported raw materials, machinery or equipment used for manufacturing exported products.
3. The Minister of Finance shall provide detailed guidance on the process or time of making a financial report and inspection of a financial report on use of imported raw materials, machinery or equipment used for contract manufacturing purpose or production of commodities for export.
Section 7: CUSTOMS PROCEDURES FOR TRANSHIPPED, IN-TRANSIT CARGOS, OR SHIPMENTS THAT ENTER OR EXIT ACROSS FREE TRADE ZONES
Article 42. Customs procedures for incoming or outgoing shipments through free trade zones must follow
1. Shipments transited from overseas countries to free trade zones, or shipments transited from free trade zones to overseas countries are required to complete customs declaration.
2. Shipments transited from free trade zones to inland areas must follow the customs procedures the same as imported commodities do.
3. Shipments transited from inland areas to free trade zones must follow the customs procedures the same as imported commodities do.
4. Cargos shipped from this free trade zone to another free trade zone shall follow the customs procedures the same as shipments under customs supervision do.
5. The Minister of Finance Article shall stipulate the customs procedures that incoming or outgoing shipments through free trade zones must follow.
Article 43. Customs procedures, customs supervision and inspection procedures for in-transit cargos
1. Customs declaration required by customs procedures that in-transit cargos must be followed shall be carried out at the customs office located at the first port of call and the last port of departure.
2. Customs documentation required for in-transit cargos shall consist of the followings:
a) Transportation declaration according to the form issued by the Ministry of Finance.
With regard to in-transit cargos that are not moved via an inland country, customs declarants shall not need to submit transportation declarations but be required to submit the cargo manifest according to the form issued by the Ministry of Finance: 01 original.
With regard to cargos moving in transit in conformity with Agreements on the transit of cargos between Vietnam and bordering countries, under which attached documents for such in-transit cargos are stipulated, customs declarants shall not need to submit transportation declarations on transportation but are required to submit customs documents for their in-transit moving of cargos: 01 original;
b) Transport document: 01 copy;
c) License required by laws: 01 original.
3. Responsibility of customs declarants:
a) Ship cargos along the route, to the port and within a time limit stipulated in Clause 1, 2 Article 65 of the Customs Law;
b) Ensure that cargos are protected by customs seals, or keep cargos intact during transportation in case it is impossible to customs seal such shipment of cargos moving from port of entry to port of exit.
4. Responsibility of the Customs Sub-department operating at ports of entry:
a) Receive and handle customs documentation as stipulated in Clause 2 of this Article;
b) Carry out customs sealing for in-transit cargo transports;
c) Assign customs officers to directly supervise in-transit cargos in terms of those stipulated at Point c Clause 6 of this Article.
5. Responsibility of the Customs Sub-department operating at ports of exit:
a) Verify information provided on transportation declarations available on the data system of customs authorities;
b) Inspect customs documents for in-transit cargos which are verified by the Customs Sub-department operating at port of entry with respect to cargos moving in transit under Agreements on the transit of cargos between Vietnam and bordering countries;
c) Check whether customs seal is unbroken or cargos are kept intact before carrying out customs clearance.
6. Customs supervision to be carried out for in-transit cargos:
a) In-transit cargos must be customs sealed. In case such cargos are impossible to be customs sealed, customs declarants shall be held responsible for keeping their cargos intact;
b) In-transit cargos that appear in the list of commodities subject to a ban on trading, export, or a temporary cessation of export, or a ban on import or a temporary cessation of import; the list of exports or imports under permits shall be supervised by means of technical equipment;
c) In-transit cargos which are weapons, bullets, explosive materials and highly dangerous commodities shall be supervised by means of technical equipment or directly by customs officers;
d) During the period when cargos are moving in transit via Vietnam, before customs declarants carry out transshipment, transloading, warehousing, deconsolidation, changing of transportation modes or other activities, customs authorities where customs clearance for imports occurs must be informed and grant their permission.
7. In case force majeure is likely to damage the intactness of shipments, customs sealing or causes cargos to fail to be shipped along the predetermined route or on schedule, customs declarants, after applying necessary measures to control and mitigate any possible loss or damage, must promptly inform customs authorities to seek any solution; in case it is impossible to give such notification, the nearest police authority, border guard or coastguard must be informed to give their confirmation or find any solution in accordance with laws.
Article 44. Customs supervision and inspection procedures for transshipped cargos
1. Transshipped cargos are cargos moving from an overseas country to intermediate destination and then transited directly from this intermediate destination to another overseas country; those which are not permitted to move throughout the territory of Vietnam for the purpose of export via a different border gate, unless otherwise permitted by international agreements to which Vietnam is a signatory or the Prime Minister’s decision. Transshipped cargos which are the whole or part of shipments moving in a port shall be shipped to overseas countries.
2. Transhipped cargos must be reported to customs authorities and put under customs supervision during the time when they are stored at ports. Physical verification shall be needed if any violation against law is detected.
3. Responsibility of freight forwarders:
a) Send a notification of cargos transhipment to customs authorities by completing the form issued by the Ministry of Finance;
b) Keep transhipped cargos intact during the customs storage process;
c) After obtaining the authorization from the consignor, carry out package reinforcement, splitting and repackaging for the purpose of storing cargos in conformity with shipment requirements, or reconfiguration or contract manufacturing if permitted by the Prime Minister;
d) Have transshipped cargos consolidated into different cargos for export.
Section 8. CUSTOMS PROCEDURES, CUSTOMS SUPERVISION AND INSPECTION PROCEDURES FOR OTHER EXPORTS AND IMPORTS
1. When wishing to carry movable assets into Vietnam, foreigners must follow customs procedures by submitting the followings:
a) Customs declaration: 02 originals;
b) Written accreditation for work in Vietnam, issued by organizations or agencies where these foreigners are working, or work permit issued by Vietnamese competent regulatory agencies: 01 copy;
c) Transport documents, if these assets are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy.
2. When wishing to move movable assets out of Vietnam, foreigners must follow customs procedures by submitting the followings:
a) Customs declaration: 02 originals;
b) Written evidence to show that their work period has expired: 01 copy;
c) Customs declaration for import accredited by customs authorities, if movable assets are cars or motorbikes, or documents showing the change to use purpose of such assets, or records on tax payment for any cargos on which taxes must be paid: 01 copy.
3. When wishing to bring movable assets back to their home country, Vietnamese organizations or citizens must follow customs procedures by submitting the followings:
a) Customs declaration: 02 originals;
b) Documents proving that their period of business or work abroad has expired, or that they will stay permanently in Vietnam: 01 copy;
c) Transport documents, if these assets are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy.
4. When wishing to carry movable assets to overseas countries, Vietnamese organizations or citizens must follow customs procedures by submitting the followings:
a) Customs declaration: 02 originals;
b) Written evidence to show that they are working, holding an office or settling abroad: 01 copy.
5. The Prime Minister shall promulgate the list of commodities being movable assets that appear in the list of commodities subject to a ban on import, or commodities that appear in the list of commodities subject to the restriction on import, or conditional imports permitted to be carried into Vietnam at a specific period and limited amount of commodities being tax-exempt movable assets.
Article 46. Exported, imported commodities, checked baggage of inbound or outbound persons which have got lost or mistakenly taken
1. Exported, imported commodities, checked baggage of incoming or outbound persons which have got lost or mistakenly taken shall be required to undergo customs inspection, supervision of customs authorities at the port of entry/exit.
2. With regard to air checked baggage which have got lost or mistakenly taken:
Port service enterprise or representative of a shipping enterprise shall be responsible for notifying customs authorities of the list of checked baggage which have been lost or mistakenly taken. Customs authorities shall preside over or collaborate with Airport Authority and Aviation Security Authority in carrying out inspection by means of baggage scanning machines before moving lost or mistakenly taken checked baggage in the storage areas.
a) In case there is no baggage that exceeds permitted amounts on which taxes must be paid in accordance with legal regulations after inspection carried out by means of scanning machines, or in breach of laws, port service enterprises or representatives of shipping enterprises shall be assigned to have them reclaimed by incoming or outbound persons;
b) In case there is any baggage that exceeds permitted amounts on which taxes must be paid in accordance with legal regulations, or in breach of laws, customs authorities shall carry out customs sealing before allowing lost or mistakenly taken checked baggage to be moved in the storage area of port service enterprises. When reclaiming lost, mistakenly taken baggage, incoming or outbound persons must follow customs procedures in accordance with regulations laid down in Article 59 hereof.
The opening of lost or mistakenly taken baggage must be approved or supervised by customs authorities.
3. The Ministry of Finance shall adopt detailed regulations on dealing with lost or mistakenly-taken checked baggage of which recipients can not be identified.
Article 47. Customs procedures for reimportation of exported commodities
1. Reimportation of commodities that have been exported but returned (hereinafter referred to as reimportation of returned commodities) shall be carried out to serve the following purposes:
a) Repair or recycling (commonly called recycling), and then re-exportation;
b) Domestic consumption;
c) Destruction in Vietnam (not applicable to those that are produced under the contract manufacturing arrangement with foreign merchants);
d) Re-exportation required by foreign partners.
2. Customs documentation to be submitted:
a) Customs declaration for imported commodities;
b) Transport documents, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy;
c) Written notification of returned commodities sent by foreign parties, or of those returned commodities that is unclaimed: 01 copy.
3. Customs procedures shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof (exclusive of import permit or written notification of the result of specialized examination).
4. Customs authorities shall not levy taxes on re-imported commodities as stipulated in Clause 1 of this Article if customs declarants submit sufficient documents proving that tax exemption is applicable to these commodities at the time of completing required re-import customs formalities in accordance with legal regulations.
5. With regard to commodities that are re-imported for recycling, the recycling time limit must be registered with customs authorities but be restricted to fewer than 275 days as from the date of re-importation; customs declarants have yet to pay taxes within this time limit. In case such commodities have not been re-exported within the registered time limit, legal regulations enshrined in the law on taxation shall be applied.
6. Procedures for re-exportation of recycled commodities shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
7. The way in which recycled commodities have failed to be re-exported:
a) With regard to recycled products made by the contract manufacturing process, customs procedures shall be followed to enable them to be consumed at the domestic market or destroyed;
b) With regard to products other than the aforesaid recycled products, they shall be consumed as re-imported commodities in the domestic market.
8. If re-imported commodities are exported products made of imported raw materials or inputs; commercial goods classified as entities on which the import duty is refunded, the customs authority where required formalities required by re-import customs procedures are completed must notify the customs authority where documents that must be submitted to apply for the tax refund is completed (if both are different) of cases as mentioned at Point b, c Clause 1 and cases in which re-export is not allowed as mentioned at Point d Clause 1 of this Article, or those mentioned in Clause 7 of this Article, or the case in which time limit is exceeded as mentioned in Clause 5 of this Article, in order to find any possible tax-related solution in accordance with legal regulations.
Article 48. Customs procedures, supervision for imported commodities required to be re-exported
1. Re-exportation of imported commodities that have completed their customs formalities required by customs procedures shall be carried out to serve the following purposes:
a) Payments made to foreign clients;
b) Re-exportation of commodities to a third country or a free trade zone.
2. Customs documentation:
a) Customs declaration on exported goods;
b) Written documents proving that the consignor agrees to reclaim the shipment (if this shipment is returned to the consignor): 01 copy;
c) Decision granted by competent regulatory agencies to enforce this re-export (when applicable): 01 copy.
3. Customs procedures shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof (exclusive of import permit or written notification of the result of specialized examination).
In case customs declarants submit sufficient documents proving that their commodities are permitted to be exempted for tax payment when completing customs formalities required by customs procedures, customs authorities shall not be allowed to collect taxes on exported commodities which are returned or exported to the third country or exported to the free trade zone, and make their decision on customs clearance in accordance with legal regulations.
4. If commodities (exclusive of narcotics, weapons, reactionary documents, toxic chemicals defined in Schedule 1 of the Chemical Weapons Convention), for which import customs formalities has not completed yet, are still kept in the customs supervision area by reason of being lost or misdirected, or left unclaimed, or due to someone’s refusing to accept them, and if the carrier or consignor files a request for re-export (in which reasons for such events are clearly stated), the Director of the Customs Sub-department where shipments are stored shall supervise such commodities until they are actually moved out of the territory of Vietnam across the port of entry.
Article 49. Customs procedures for equipment used for containing cargos according to the temporary importation – temporary exportation rotation method
1. Types of equipment used for containing cargos according to the rotation method shall comprise:
a) Empty container with or without suspension hooks;
b) Flexible tanks inside containers for liquid storage;
c) Other types of equipment used for containing cargos according to the rotation method shall comprise.
2. The deadline for temporary importation - reexportation, temporary exportation - reimportation shall be agreed under the contract between a merchant and his/her partner, and registered with the Customs Sub-department where customs formalities are completed. If this merchant and his/her partner enter into an agreement on extending the deadline for temporary importation, temporary exportation, customs declarants must send written notification enclosed with the extension agreement prior to the above-mentioned deadline to the Customs Sub-department where customs formalities are completed. If that merchant fails to temporarily export, import commodities by the registered deadline, this violation shall be handled in compliance with legal regulations.
3. Customs procedures for equipment used for containing goods according to the rotation method in accordance with regulations laid down at Point a, b Clause 1 of this Article shall be described as follows:
a) In terms of importation, customs declarants are required to submit 01 cargo manifest which details equipment used for containing goods according to the import rotation method;
b) In terms of exportation, customs declarants are required to submit 01 list of empty containers to be temporarily imported or exported before loading onto transports by completing the form issued by the Ministry of Finance and 01 cargo manifest;
c) The Customs Sub-department where customs formalities for temporary importation or exportation are completed shall monitor, check and verify the number of temporarily imported, exported transports; carry out physical verification whenever any suspicion is detected.
The Minister of Finance shall provide guidance on electronic customs procedures for equipment used for containing goods according to the rotation method in accordance with regulations laid down in this Clause.
4. Customs procedures for other types of equipment used for containing goods according to the temporary importation – reexportation rotation method shall conform to regulations enshrined at Point c Clause 1 of this Article as follows:
a) Customs declarations according to the form issued by the Ministry of Finance;
b) Transport documents, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy;
c) Import permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
5. Customs procedures for other types of equipment used for containing goods according to the temporary exportation – reimportation rotation method shall conform to regulations enshrined at Point c Clause 1 of this Article as follows:
a) Customs declarations according to the form issued by the Ministry of Finance;
b) Export permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
6. Customs procedures for other types of equipment used for containing goods according to the rotation method as stipulated by Point c Clause 1 of this Article shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
7. Venue for customs procedures:
a) Required customs declaration under the customs procedures that must be followed by equipment used for containing goods according to the rotation method as stipulated by Point a, b Clause 1 of this Article shall be completed at the Customs Sub-department located at border gates;
b) Required customs declaration under the customs procedures that must be followed by other types of equipment used for containing goods according to the rotation method as stipulated by Point c Clause 1 of this Article shall be completed at the Customs Sub-department located at border gates or the Customs Sub-department where customs formalities for import of goods use for manufacturing contract purpose or production of commodities for export are completed.
8. Within the permitted period of temporary importation, reexportation that customs declarants register with customs authorities, equipment used for containing goods according to the temporary importation – reexportation rotation method shall not be taxed. In case there is any change to the use purpose of equipment used for containing goods according to the rotation method, customs procedures shall be adopted as follows:
a) Customs declarants shall file a written clear explanation for such change to the Customs Sub-department where the manifest of re-imported cargos is registered or the customs declaration for such re-imports is completed;
b) The Director of the Customs Sub-department the manifest of re-imported cargos is registered or the customs declaration for such re-imports is completed shall take responsibility to consider these reasons or explanations; if there are no sign of trade frauds, the request made by customs declarants shall be accepted.
c) Customs declarants are required to complete customs formalities for import in accordance with regulations laid down in Section 5 hereof at the Customs Sub-department where temporary import is carried out. In case temporary import is carried out at different Customs Sub-department, customs declarant shall choose one Customs Sub-department for such temporary import to complete customs formalities for import.
Article 50. Customs procedures for temporary import – re-export, temporary export – re-import of equipment, machinery, moulds or models for production, construction, project execution or experimentation
1. Customs procedures for temporary import – re-export of equipment, machinery, moulds or models shall comprise the followings:
a) Customs declarations according to the form issued by the Ministry of Finance;
b) Transport documents, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy;
c) Import permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
2. Customs procedures for temporary export – re-import of equipment, machinery, moulds or models shall comprise the followings:
a) Customs declarations according to the form issued by the Ministry of Finance;
b) Export permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
3. Venue for submitting customs documents to complete customs formalities: the Customs Sub-department located at border gates or the Customs Sub-department at the area where manufacturing facilities or projects are located. With regard to temporarily imported – re-exported, temporarily exported – re-imported machinery, equipment, moulds or models used for contract manufacturing process or production of commodities for export, or operation of export processing enterprises, customs formalities shall be completed at the Customs Sub-department where customs declaration for import of such commodities is carried out.
4. Customs procedures shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
5. The time limit for temporary importation - reexportation, temporary exportation - reimportation shall be agreed under the contract between a merchant and his partners, and registered with customs authorities. In case the deadline for temporary importation, reexportation needs to be extended to serve the purpose of production, construction, project execution or experimentation as agreed upon between that merchant with his partners, customs declarants must notify in writing the Customs Sub-department where customs formalities for temporary importation, reexportation are dealt with.
If customs declarants fail to carry out temporary importation, reexportation by the agreed deadline, this violation shall be handled in compliance with legal regulations.
6. If the temporary import and temporary export enterprise submit the deed of gift of temporarily imported – re-exported, temporarily exported – re-imported machinery, equipment, moulds or models used for production, construction, project execution or experimentation, they must follow customs procedures in compliance with Section 5 hereof.
Article 51. Customs procedures for temporary import – re-export of cargo ships or aircraft for the purpose of repair or maintenance that takes place in Vietnam
1. Customs documentation shall include:
a) Customs declarations according to the form issued by the Ministry of Finance;
b) The contract to supply ship or aircraft repair or maintenance services with foreign partners: 01 copy.
2. Venue for submitting customs documents to complete customs formalities: the Customs Sub-department located at border gates.
3. The time limit for temporary importation, reexportation shall be agreed in this contract and registered with the Customs Sub-department located at border gates.
4. Customs procedures shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
5. Customs examination or supervision shall be conducted as follows:
a) The Customs Sub-department at border gates shall supervise customs declarants’ moving their ships or aircraft from anchoring or landing areas to repair and maintenance service points. a) The Customs Sub-department at border gates shall supervise customs declarants’ moving their ships or aircraft from anchoring or landing areas to repair and maintenance service points;
b) Customs declarants shall be responsible for managing cargo ships or aircraft at repair and maintenance service points.
Article 52. Customs procedures for temporary import of components, spare parts or items used for replacing or repairing foreign cargo ships or aircraft
1. With regard to temporarily imported components, spare parts or items carried on ships or aircraft through the entry point, or shipped before or after the entry of ships or aircraft:
a) Customs declarants must be the operator of ships or aircraft or the agent of the ship or aircraft owner;
b) Customs procedures must conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
2. Customs documentation shall include:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
b) Transport document, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy;
c) Import permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
3. Venue for submitting customs documents to complete customs formalities: the Customs Sub-department located at border gates.
4. Components, spare parts or items temporarily imported for repair or operation of cargo ships or aircraft under the contract to provide ship, aircraft repair or maintenance services with foreign partners shall be required to complete customs procedures the same as those produced under the contract manufacturing arrangement do in accordance with instructions from the Minister of Finance.
Article 53. Customs procedures for temporary import – re-export, temporary export – re-import of commodities used for fair, exhibition or product launch events
1. Customs documentation that customs declarants must submit for temporarily imported – re-exported commodities:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
b) Transport document, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy;
c) The written permission certified by competent authorities to organize fair or exhibition events (except for temporarily imported – re-exported commodities used for product launch events): 01 copy;
c) Import permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
2. Customs documentation that customs declarants must submit for temporarily exported – re-imported commodities:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
c) The written permission certified by competent authorities to organize fair or exhibition events (except for temporarily exported – re-imported commodities used for product launch events): 01 copy;
c) Export permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
3. Venues for completing customs formalities: At the Customs Sub-department where fair, exhibition or product launch events take place or the Customs Sub-department located at border gates.
4. Permitted period of temporary export – re-import:
a) Temporarily imported commodities for fair, exhibition or product launch events that take place in Vietnam must be re-exported within 30-day period from the closing date of these events as registered with customs authorities;
b) Permitted period of temporary exportation of commodities for fair, exhibition or product launch events that take place in overseas countries shall be one year from the date on which such commodities are temporarily exported; if these commodities have not been re-imported within this period, these commodities shall be taxed or held liable for other financial obligations under Vietnamese regulations.
5. Customs procedures that customs declarants must follow shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
6. Sale or gift of commodities at fair, exhibition or product launch events carried out under regulations laid down in Article 136, 137 of the Commerce Law must follow the customs procedures for import as stipulated by laws.
Article 54. Temporarily imported – re-exported, temporarily exported – re-imported commodities used for work activities over a defined period of time
1. Temporarily imported – re-exported, temporarily exported – re-imported commodities used for work activities over a defined period of time shall encompass: Commodities used for such work activities as conferences, seminars, scientific researches, education, sports competitions, cultural and arts performance, healthcare services, product research and development.
2. Customs documentation that customs declarants must submit for temporarily imported – re-exported commodities shall include:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
If customs declarants have to complete paper customs declaration in accordance with regulations laid down at Point e Clause 2 Article 25 hereof, they are required to submit 02 original customs declarations;
b) Transport document, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports (except for hand luggage carried by inbound persons): 01 copy;
c) A written proof of participation in aforementioned work activities mentioned in Clause 1 of this Article: 01 copy;
c) Import permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
3. Customs documentation that customs declarants must submit for temporarily exported – re-imported commodities:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
If customs declarants have to complete paper customs declaration in accordance with regulations laid down at Point e Clause 2 Article 25 hereof, they are required to submit 02 original customs declarations;
c) A written proof of participation in aforementioned work activities mentioned in Clause 1 of this Article: 01 copy;
c) Export permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
4. Venues for completing customs formalities: At the Customs Sub-department located at border gates.
5. Permitted period of temporary import – export, temporary export - re-import must be registered with customs authorities.
6. Customs procedures that customs declarants must follow shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
Article 55. Temporarily imported – re-exported, temporarily exported – re-imported commodities for warranty or repair services
1. Customs documentation that customs declarants must submit for temporarily imported – re-exported commodities shall include:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
b) Transport document, if cargos are conveyed by means of sea, air or rail transports: 01 copy;
c) Import permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
2. Customs documentation that customs declarants must submit for temporarily exported – re-imported commodities:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance;
b) Export permit, written notification of the result of specialized examination required by relevant laws: 01 original.
3. Venues for completing customs formalities: At the Customs Sub-department located at border gates.
4. Permitted period of temporary import – re-export, temporary export – re-import shall conform to the agreement between merchants with their partners and then shall be registered with the Customs Sub-department when completing customs formalities for temporary import or temporary export.
5. Customs procedures that customs declarants must follow shall conform to regulations laid down in Section 5 hereof.
Article 56. Monitoring of customs declarations for temporary import – re-export, temporary export - re-import
1. The Customs Sub-department where customs formalities for temporary import or temporary export are completed shall be held responsible for monitoring or managing customs declarations for temporary import or temporary export for commodities stipulated herein.
2. The Minister of Finance shall stipulate the monitoring of customs declarations for temporary import – re-export, temporary export – re-import for commodities stipulated herein.
Section 9. CUSTOMS PROCEDURES FOR LUGGAGE OF INBOUND OR OUTBOUND PERSONS
Article 57. Applicable entities
Luggage carried by persons who are allowed to move in or out through the entry/exit point after showing their passports or equivalents issued by competent regulatory agencies of Vietnam or overseas countries.
Article 58. Duty-free luggage limit
1. The limit on duty-free luggage of inbound persons shall conform to the Prime Minister’s Decision.
2. The limit on duty-free luggage of inbound persons shall be stipulated as follows:
a) The limit shall be applied to each entry;
b) Combination of the duty-free limits for different entry times as the basis for calculating the duty-free limit for one entry time is not allowed;
c) Combination of the duty-free limits on luggage of different inbound persons for the purpose of approving application for the duty-free limit on luggage of one inbound person, except when luggage is personal one carried by family members on the same trip.
3. If the luggage which exceeds the permitted duty-free limit and then the excess is considered imported commodities, inbound persons must conform to legal regulations on imported commodities and taxation. Inbound persons shall be entitled to choose to pay tax on any of their items if they carry a lot of items with them.
4. In case the excess of duty-free luggage limit for inbound persons is taxed but the aggregated tax payable is restricted to below VND 100,000, tax exemption shall be applied.
5. Those who have to frequently move in for their work nature shall not be entitled to the duty-free luggage limit for each of their entry but shall be entitled to such limit once every 90 days. Those who have to frequently move in for their work nature refer to:
a) Pilots or international flight attendants;
b) Train operator and attendants working on intermodal rail transports;
c) Officers or crewmen working on a ship;
d) Operators or Vietnamese employees working in neighboring countries that share the same land border with Vietnam.
The enjoyment of this duty-free limit shall be stipulated by the Prime Minister’s Decision
6. The amount of duty-free luggage of outbound persons shall not be restricted. Outbound persons shall not be permitted to carry items that appear on the list of commodities subject to a ban on importation, temporary suspension of exportation, or the list of conditional exports as stipulated by laws.
Article 59. Customs procedures for luggage of inbound or outbound persons
1. Luggage of inbound or outbound persons must go through customs procedures at border checkpoints.
2. Inbound or outbound persons are not required to complete customs declaration if they keep none of the luggage that exceeds the duty-free limit in accordance with the law on taxation, or are claimed before or after their trips.
Any commodity carried by inbound or outbound persons which exceeds the duty-free limit through the customs checkpoint without completing customs declaration shall be considered as illegal imports or exports and shall be subject to handling measures in accordance with laws.
3. The luggage of inbound or outbound persons shall be checked by means of commodity scanning machines and other equipment. On the basis of data analyses and supervision of inbound or outbound persons, customs authorities shall choose one of the commodities which poses potential risks to undergo the customs physical verification.
4. In case there are sufficient grounds for proving that inbound or outbound persons may commit smuggling or illegal carriage of commodities across borders, frisking search shall be carried out as stipulated by the law on handling of administrative violations.
5. Inbound or outbound persons shall be allowed to have their commodities safe-kept at the warehouse of the Bordergate Customs Sub-department and to reclaim them after their entry or exit customs procedures have been completed. Duration of temporary keeping their commodities under customs protection shall not exceed 180 days from the date on which their commodities are safe-kept at the customs warehouse.
6. Within the duration of the customs safekeeping as stipulated in Clause 5 of this Article, if incoming or outbound persons submit written documents about abandonment of such commodities or fail to reclaim their commodities by the specified deadline, this case shall be subject to proper handling measures in accordance with laws. Proceeds from the liquidation of commodities shall be paid into the state budget after deducting any relevant cost as stipulated by laws.
Article 60. Customs procedures for luggage of incoming passengers which exceeds the duty-free limit; luggage of inbound or outbound persons which is shipped before or after their trips
1. Luggage of inbound persons which exceeds the duty-free limit; luggage of inbound or outbound persons which is shipped before or after their trips must go through customs procedures in accordance with regulations laid down in Section 5 hereof.
2. Customs documentation shall include:
a) Customs declaration form issued by the Ministry of Finance: 02 originals;
b) Passports or any equivalent document of inbound persons certified by customs entry/exit authorities: 01 copy;
c) Entry/exit customs declarations certified by the Customs Sub-department where customs procedures for inbound persons are completed: 01 original;
d) Transport documents, if luggage of inbound passengers are shipped before or after their trips: 01 copy.
3. Customs authorities shall carry out the physical verification of these commodities for the purpose of adopting policies on managing exports or imports, or on taxation in accordance with laws.
4. Inbound passengers shall be required to complete the customs formalities for their luggage shipped before or after their trips within a period of fewer than 30 days from the date on which their luggage is shipped to the arrival port.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Điều 12. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
Điều 17. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 34. Gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
Điều 43. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Điều 82. Thành lập kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 95. Chế độ báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại kho bảo thuế
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Mục 1. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Mục 1: ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Điều 23. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Điều 31. Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan
Điều 56. Theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập
Điều 83. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 86. Quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
Điều 87. Giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 106. Trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin của cơ quan hải quan