Chương II Luật bảo vệ môi trường 2014: Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 08/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2015 |
Ngày công báo: | 05/02/2015 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
Từ 15/03/2015, điều kiện để doanh nghiệp (DN) được áp dụng chế độ ưu tiên về hải quan được nới lỏng hơn trước, cụ thể:
Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
- DN xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm (hiện là 200 triệu USD/năm);
- DN xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
- DN xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm (hiện là 50 triệu USD/năm).
Đối với DN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không phải áp dụng điều kiện về kim ngạch này.
Ngoài ra, Đại lý thủ tục hải quan cũng được áp dụng chế độ ưu tiên nếu số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững;
b) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
3. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu;
b) Phân vùng môi trường;
c) Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;
d) Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;
đ) Quản lý chất thải;
e) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;
g) Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này;
h) Nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.
1. Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi trường là 05 năm kể từ ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10 và 11 của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
c) Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp;
d) Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên;
đ) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường;
e) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
2. Chính phủ quy định danh mục đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
2. Đánh giá môi trường: chiến lược phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
4. Trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.
1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
3. Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
4. Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
5. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.
6. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
7. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
8. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
9. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý.
1. Trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được tiến hành thông qua hội đồng thẩm định do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thành lập.
3. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược tổ chức điều tra, đánh giá thông tin trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan.
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm hoàn chỉnh báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của hội đồng thẩm định.
2. Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược báo cáo bằng văn bản kết quả thẩm định cho cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường.
2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
3. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
1. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:
a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
1. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.
2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
3. Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm:
a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;
b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước.
1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
6. Biện pháp xử lý chất thải.
7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
8. Kết quả tham vấn.
9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật này, trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
c) Dự án do Chính phủ giao thẩm định.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao thẩm định tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
2. Thành viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
3. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để thực hiện.
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan thẩm định, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt phải trả lời cho chủ dự án bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;
b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;
c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;
d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;
đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
1. Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
1. Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
2. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Địa điểm thực hiện.
2. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
4. Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
5. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
6. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:
a) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này phải xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
2. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
3. Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.
4. Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi địa điểm;
b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
5. Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
2. Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
PLANNING FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION, STRATEGIC ENVIRONMENT ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION PLAN
Section 1. PLANNING FOR ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 8. Principle, level and term of the planning for environmental protection
1. Planning for environmental protection must comply with the following principles:
a) Conform to the natural, socio-economic conditions; the general strategy and planning for the socio-economic development, and national defense and security maintenance; the national environment protection strategy with the aim of ensuring the sustainable development;
b) Ensure the conformity to the planning for land use; keep basic contents given in the planning for environmental protection consistent;
c) Ensure the conformity to principles of environmental protection as prescribed in Article 4 of this Law.
2. Planning for environmental protection shall include 02 levels such as the planning for environmental protection at the national and provincial level.
3. The planning period of environmental protection is 10 years with a vision to 20 years later.
Article 9. Basic contents of the planning for environmental protection
1. The national-level planning for environmental protection consists of the basic contents as follows:
a) Assessment on current environmental status, environmental management, prediction for trends towards environmental and climate changes;
b) Environmental zoning;
c) Biodiversity and forest conservation;
d) Environmental management of sea, islands and river basins;
dd) Waste management;
e) Environmental protection infrastructure; environmental monitoring system;
g) Planning maps representing contents prescribed at Points b, c, d, dd and e of this Clause;
h) Resources required for the implementation;
i) Implementation.
2. The provincial-level planning for environmental protection must align with the specific conditions that exist in each locality through a separate or integrated planning as per the general planning for the socio-economic development.
3. Details of this Article shall be regulated by the Government.
Article 10. Responsibility for preparing the planning for environmental protection
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall prepare the national-level planning for environmental protection.
2. People’s Committees of centrally-governed cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee) shall take charge of formulating processes or preparing the local planning for environmental protection.
Article 11. Consultation on, inspection and approval of the planning for environmental protection
1. Consultation on the preparation of the planning for environmental protection is regulated as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall consult with Ministries, regulatory agencies and provincial People’s Committees in writing and hold an official consultation with relevant regulatory agencies and organizations during the preparation of the national-level planning for environmental protection;
b) Provincial People’s Committees shall consult with departments, regulatory agencies and People’s Committees of a district, town or city (hereinafter referred to as district-level People's Committee) in writing and hold an official consultation with relevant regulatory agencies and organizations during the preparation of the provincial-level planning for environmental protection.
2. Inspection and approval of the planning for environmental protection shall be required as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall establish a Council for interdisciplinary inspection and prepare the national-level planning for environmental protection for submission to the Prime Minister with the intent to seeking the approval for that planning.
b) Provincial People’s Committee shall inspect and approve the report on the provincial-level planning for environmental protection after obtaining written advice from the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. Details of this Article shall be regulated by the Government.
Article 12. Review and modification of the planning for environmental protection
1. The planning for environmental protection must be periodically rechecked, revised and assessed in terms of the developmental process of that planning in order to make any proper adjustment thereto for the purpose of enabling the planning to conform to the socio-economic development conditions in each period. Time span for the periodical review of the planning for environmental protection shall be within a period of 5 years that begins with the approval date.
2. Adjustment and revision to the planning for environmental protection shall be commenced whenever the strategy for socio-economic development, national defense and security maintenance at national level or provincial level is adjusted. Such efforts shall be made in accordance with regulations specified in Articles 8, 9, 10 and 11 enshrined in this Law and other legal instruments.
Section 2. STRATEGIC ENVIRONMENT ASSESSMENT
Article 13. Strategic environment assessment objects
1. Strategic environment assessment objects include:
a) General strategy and planning for socio-economic development of socio-economic regions, key economic regions, corridors and belts;
b) General planning for socio-economic development of centrally-governed cities and provinces and special administrative – economic units;
c) Strategy and planning for development of economic, processing and exporting, high technology, and industrial zones;
d) Strategy and planning for extraction and utilization of natural resources that require an inclusion of 02 or more provinces;
dd) Strategy, planning and proposal for industrial and sectoral development at the national, local and provincial level that can significantly affect the environment;
e) Adjustment to the strategy, planning and proposal for specified objects described at Points a, b, c, d and dd of this Clause.
2. List of strategic environment assessment objects shall be regulated by the Government.
Article 14. Carrying out the strategic environment assessment
1. The regulatory agencies tasked with the preparation of strategy, planning and proposal as stipulated in Clause 1 Article 13 of this Law shall assume their responsibility for preparing or hiring an advisory organization to prepare the report on strategic environment assessment.
2. The strategic environment assessment must be carried out simultaneously with the process for preparing the strategy, planning and proposal.
3. The final result of the strategic environment assessment must be checked and incorporated into the strategy, planning and proposal.
4. On the basis of carrying out the strategic environment assessment, the regulatory agencies tasked with the preparation of strategy, planning and proposal shall assume their responsibility for preparing the report on strategic environment assessment for submission to the competent authority for the inspection purpose.
Article 15. Main subject-matters of the report on strategic environment assessment
1. Necessity and legal grounds for the task of preparing the strategy, planning and proposal.
2. Method for carrying out the strategic environment assessment.
3. Summary of subject-matters included in the strategy, planning and proposal.
4. Natural and socio-economic environment of an area which is affected by the strategy, planning and proposal.
5. Assessment on the conformity of the strategy, planning and proposal to environmental protection viewpoints and objectives.
6. Assessment and prediction with reference to the positive and negative trend towards environmental issues to be provided in the case of implementing the strategy, planning and proposal.
7. Assessment and prediction with reference to the trend in climate change impacts in the course of implementing the strategy, planning and proposal.
8. Consultation to be required in the process of the strategic environment assessment.
9. Measures for sustaining the positive trends, controlling and mitigating negative trends towards environmental issues in the process of the strategy, planning and proposal.
10. Issues that need to be further researched in the process of implementing the strategy, planning, proposal, and recommended solutions.
Article 16. Verification of the report on strategic environment assessment
1. Responsibility for verifying the report on strategic environment assessment shall be specified as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall carry out the verification of the report on strategic environment assessment in respect of the strategy, planning and proposal decided by the National Assembly, Government and the Prime Minister;
b) Ministries and quasi-ministerial agencies shall arrange to verify the report on strategic environment assessment in respect of the strategy, planning and proposal within their jurisdiction;
c) Provincial People’s Committees shall verify the report on strategic environment assessment in respect of the strategy, planning and proposal within their authority to grant approval and within the jurisdiction of People’s Council at the same administrative level.
2. The verification of the report on strategic environment assessment must be performed by an inspection council established by the head or the person who takes over as a leader of the agency in charge of preparing the report on strategic environment assessment.
3. The agency in charge of verifying the report on strategic environment assessment shall arrange to inspect and assess the information given in the report on strategic environment assessment; conduct a poll to collect opinions from regulatory agencies, organizations and experts involved.
Article 17. Receiving the verification comments and reporting the conclusive result of verification of the report on the strategic environment assessment
1. The regulatory agencies in charge of developing the strategy, planning and proposal shall assume their responsibility for completing the report on strategic environment assessment and preparing a written draft of the strategy, planning and proposal on the basis of conducting proper researches and referring to responses from the inspection council.
2. The regulatory in charge of verifying the report on strategic environment assessment shall send a written report on the verification result to the competent authority to obtain the approval for the strategy, planning and proposal.
3. The conclusive result of verification of the report on strategic environment assessment shall serve as the ground for the approval of strategy, planning and proposal granted by the competent authority.
Section 3. ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
Article 18. Environmental impact assessment objects
1. Environmental impact assessment objects consist of:
a) Projects subject to the decision on investment intentions made by the National Assembly, Government and the Prime Minister;
b) Projects that use land parcels situated in wildlife sanctuaries, national parks, historical – cultural monuments, world heritage sites, biosphere reserves, scenic beauty areas that have been ranked;
c) Projects that can cause bad effects on the environment.
2. List of projects mentioned at Points b and c Clause 1 of this Article shall be regulated by the Government.
Article 19. Carrying out the environment impact assessment
1. Owners of projects regulated in Clause 1 Article 18 of this Law shall carry out, on his own, or hire an advisory organization to carry out the environmental impact assessment and take statutory responsibility for the conclusive result after carrying out such assessment.
2. The environment impact assessment must be performed in the preparatory stage of the project.
3. The conclusive result yielded after carrying out the environment impact assessment shall be expressed in the form of the report on environmental impact assessment.
4. Expenses incurred from the formulation and inspection of the report on environmental impact assessment, and included in total investment budget shall be covered by the project owner.
Article 20. Remaking the report on the environment impact assessment
1. Project owners must repeat the report on the environment impact assessment when:
a) The project is not executed within a period of 24 months as from the date on which the decision on approving the report on environmental impact assessment is made;
b) Project location has been changed as against the approved plan specified in the report on environmental impact assessment;
c) An increase in the size, capacity and technological changes can cause adverse impacts on the environment in comparison with the approved alternatives identified in the report on environmental impact assessment.
2. Details of Point c Clause 1 in this Article shall be regulated by the Government.
Article 21. Consultation to be required in the process of the strategic environment assessment
1. The consultation to be required in the process of environmental impact assessment is aimed at completing the report on environmental impact assessment, helps minimize the bad impacts on the environment and human beings and ensure the sustainable development of the project.
2. Project owners are obliged to consult with regulatory agencies, organizations and communities that are directly affected by the project.
3. Projects that do not require the consultation include:
a) Those in conformity with the planning for concentrated manufacturing, trading and service provision areas under the approval of the report on environmental impact assessment at the infrastructural construction stage for the project;
b) Those specified in the list of state secret projects.
Article 22. Main subject-matters of the report on environmental impact assessment
1. Origin of the project, project owners, and the competent authority's approval of the project; method of the environmental impact assessment.
2. Evaluation of technological choice, work items and any activity relating to the project which can cause bad effects on the environment.
3. Assessment of current status of natural and socio-economic environment carried out at areas where the project is located, adjacent areas and demonstration of the suitability of the selected project site.
4. Assessment and forecast of waste sources, and the impact of the project on the environment and community health.
5. Assessment, forecast and determination of measures for managing the risks of the project posed to the environment and community health.
6. Waste disposal measures.
7. Measures for minimizing the impact of the project on the environment and community health.
8. Consultation result.
9. Environmental management and supervision programs.
10. Budget estimate for the construction of environmental protection facilities and measures to be taken to minimize the environmental impact.
11. Alternatives to the application of measures for the environment protection.
Article 23. Authority to verify the report on environmental impact assessment
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall arrange to verify the report on environmental impact assessment in respect of the following projects:
a) Projects subject to the decision on investment intentions made by the National Assembly, Government and the Prime Minister;
b) Interdisciplinary or inter-provincial projects stipulated at Points b and c Clause 1 Article 18 in this Law, exclusive of those classified as the secret projects in the field of national defense and security;
c) Projects verified by the Government’s authorized entities.
2. Ministries and quasi-ministerial agencies shall inspect the report on environmental impact assessment in respect of projects that shall be permitted under their decision and approval, but are not specified in regulations mentioned at Points b and c Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall arrange to verify the report on environmental impact assessment in respect of projects that shall be permitted under their decision and approval, and those classified as the secret projects in the field of national defense and security.
4. Provincial People’s Committees shall arrange to verify the report on environmental impact assessment in respect of investment projects within their territories that are not regulated at Clause 1, 2 and 3 of this Article.
Article 24. Verification of the report on environmental impact assessment
1. The Head or the person who takes over as a leader of the agency in charge of the verification task shall arrange to carry out the verification of the report on environmental impact assessment by means of seeking the permission from the inspection council or obtaining advisory opinions from relevant agencies and organizations, and concurrently bear legal responsibility for their verification result.
2. Members of the inspection council and entities that are requested to contribute their advisory opinions shall be legally responsible for such of their opinions.
3. When necessary, the agency in charge of verification shall arrange to conduct a poll to obtain the critical opinions from other institutions, organizations and experts in relation to the verification of the report on environmental impact assessment.
4. Within a verification period, where any adjustment or supplementation is required, the inspection agency is responsible to send a written notification thereof to the project owner.
Article 25. Approval of the report on the environmental impact assessment
1. Within a period of 20 days which begins with the date when the report on environmental impact assessment is received after being adjusted at the request of the verification agency, the head or the person who takes over as the leader of the inspection agency shall be responsible to approve the report on environmental impact assessment; if the report is rejected, the project owner must be notified in writing in which the reasons for such rejection must be clearly explained.
2. Decision on verifying the report on environmental impact assessment shall serve as the ground for the competent authority's following tasks:
a) Decision on the intention to invest in the projects specified in Article 18 of this Law must be granted if the project is required to obtain such decision in accordance with laws.
b) Issuing and revising the prospecting permit, mineral extraction permit in respect of the mineral exploration and extraction projects;
c) Approving the plan for prospecting or exploration, and the plan for mine development in respect of petroleum exploration and extraction;
d) Issue and revising the construction permit in respect of the projects on the development of works or structures that are required to obtain the construction permit before commencement;
dd) Issuing the investment certificate with reference to projects that are not regulated at Points a, b, c and d in this Clause.
Article 26. Responsibility assumed by the project owner after being granted the approval of their report on the environmental impact assessment
1. Comply with the requests specified in the approval of their report on environmental impact assessment.
2. Where any change in the project size, capacity and technology applied in the project execution is blamed for the bad impact on the environment in comparison with the alternatives given in the approved report on environmental impact assessment, but is not too serious to make another report as stipulated at Point c Clause 1 Article 20 pf this Law, the project owner must send their explanation to the agency who grants the approval of the report on environmental impact assessment, and the project shall be commenced only after obtaining the permission from such agency.
Article 27. Responsibility assumed by the project owner before bringing the project into operation.
1. Apply measures for the environmental protection under the decision on the approval of their report on environmental impact assessment.
2. Notify the agency who grants the approval of the report on environmental impact assessment of the developmental process of environmental protection works functioning as an ancillary part of major projects that can cause bad impacts on the environment in accordance with the Governmental regulations. These projects will be commenced only after the agency in charge of the approval of the report on environmental impact assessment has inspected and certified the completion of environmental protection works.
Article 28. Responsibility of the agency in charge of approving the report on the environmental impact assessment
1. Bear the statutory responsibility for their conclusive result and decision on the approval of the report on environmental impact assessment.
2. Within a period of 15 days as from the date on which the project owner’s report on the completion of environmental protection works under the regulations specified in Clause 2 Article 27 of this Law, the agency in charge of approving the report on environmental impact assessment must examine and issue the certificate of completion of environmental protection works. Where an analysis of complicated environmental criteria is required, the time span for the issuance of the certificate of completion of environmental protection works can be extended for less than 30 days.
Section 4. ENVIRONMENTAL PROTECTION PLAN
Article 29. Objects that require the formulation of environmental protection plan
1. Investment projects that are not identified as objects that require the environmental impact assessment.
2. Alternatives for the production, trading and services that are not identified as objects that require the formulation of investment projects in accordance with the law on investment.
3. Details of this Article shall be regulated by the Government.
Article 30. Subject-matters of the environmental protection plan
1. Project site.
2. Type, technology and scale of production, trading and service.
3. Required raw materials and fuels.
4. Forecast of wastes and any other substances affecting the environment.
5. Measures for disposing of wastes and mitigating the bad environmental impact.
6. Measures to be applied for the environment protection.
Article 31. Time of registration and certification of the environmental protection plan
Owners of projects, alternatives for production, trading and service provision as regulated in Article 29 of this Law must prepare the environmental protection plan for submission to competent authorities, according to regulations specified in Article 32 of this Law, for the purpose of consideration and certification before the project is commenced and alternatives for production, trading and service provision are put into operation.
Article 32. Responsibility for confirmation of the environmental protection plan
1. The environment protection agency affiliated to provincial People’s Committees must certify the environmental protection plan in respect of the following projects:
a) Those that shall be executed in more than 02 districts;
b) Those that shall be executed on polluted marine zones with waste substances to be shipped for the purpose of inland treatment in a province;
c) Those that are designed at a large scale and can cause bad impacts on the environment of a province in accordance with the Minister of Natural Resources and Environment.
2. District-level People’s Committee shall certify the environmental protection plan of projects and alternatives for production, trading and service provision within the vicinity of a specified district, except for those regulated in Clause 1 of this Article; district-level People’s Committee is entitled to authorize People’s Committee of a commune, ward or town (hereinafter referred to as communal People’s Committee) to certify the environmental protection plan for projects, alternatives for production, trading and service provision managed by family households within the territory of a specific commune.
3. Within a period of 10 days as from the receipt of the environmental protection plan, competent authorities stipulated in Clause 1 and 2 of this Article must certify the registration of the environmental protection plan; where the certification of registration of the environmental protection plan is refused, the competent authority must send a written notification in which the reasons for this refusal must be clearly stated.
Article 33. Responsibility assumed by the project owner and owner of manufacturing or business establishment upon completion of certification of the environmental protection plan
1. Measures to be applied for the environment protection according to the approved plan for environmental protection.
2. Where an environmental emergency occurs, all operations must be suspended, take remedial measures and promptly notify the communal or People’s Committee of a commune or district where the project is executed, or the environmental protection agency affiliated to the provincial People’s Committee as well as relevant competent agencies.
3. Cooperate with and provide all required information for governmental bodies in charge of State management of the environmental protection, which serve the purpose of examination and inspection.
4. Prepare another plan and repeat the registration of the plan for environmental protection for investment projects, alternatives for production, trading and service provision in the following cases:
a) Relocation;
b) Failure to put the approved plan for environmental protection into operation within a period of 24 months as from the date on which the approval is granted.
5. Where projects and alternatives for production, trading and service provision have been changed in respect of their size and characteristics so significantly that another report on the environmental impact assessment must be in place, owners of such manufacturing or business establishments must prepare the report on environmental impact assessment for submission to the competent authority for the purpose of verification and approval.
Article 34. Responsibility of the agency in charge of certifying the environmental protection plan
1. Examine the application of measures for the environment protection according to the approved environmental protection plan.
2. Receive and deal with environmental protection recommendations of project owners and owners of manufacturing or business establishments, individuals participating in the project and alternatives for production, trading and service provision.
3. Cooperate with project owners and owners of manufacturing or business establishments, and any relevant entity in settling environmental emergencies that take place during the implementation of projects and alternatives for production, trading and service provision.