Chương II Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
Số hiệu: | 08/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2015 |
Ngày công báo: | 05/02/2015 | Số công báo: | Từ số 189 đến số 190 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nới lỏng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên với doanh nghiệp
Từ 15/03/2015, điều kiện để doanh nghiệp (DN) được áp dụng chế độ ưu tiên về hải quan được nới lỏng hơn trước, cụ thể:
Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
- DN xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm (hiện là 200 triệu USD/năm);
- DN xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
- DN xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm (hiện là 50 triệu USD/năm).
Đối với DN được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao sẽ không phải áp dụng điều kiện về kim ngạch này.
Ngoài ra, Đại lý thủ tục hải quan cũng được áp dụng chế độ ưu tiên nếu số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chế độ ưu tiên thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Hải quan.
2. Được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên kiểm tra giám sát trước.
3. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp pháp luật kiểm tra chuyên ngành có quy định hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu thì được ưu tiên kiểm tra trước.Bổ sung
1. Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế
Trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:
a) Các hành vi trốn thuế; gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
b) Các hành vi vi phạm hành chính có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương.
2. Điều kiện về chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán:
a) Áp dụng các chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
3. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ:
Doanh nghiệp phải thực hiện và duy trì hệ thống, quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất, nhập khẩu của mình.
4. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch 100 triệu USD/năm;
b) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD/năm;
c) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam đạt kim ngạch 30 triệu USD/năm;
d) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai làm thủ tục hải quan trong năm đạt 20.000 tờ khai/năm.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Điểm d Khoản này là kim ngạch bình quân trong 02 năm liên tiếp tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.
5. Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 4 Điều này đối với doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
6. Bộ Tài chính xem xét áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
b) Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
c) Báo cáo chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán trong 02 năm gần nhất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
d) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp;
đ) Báo cáo kiểm toán trong 02 năm gần nhất: 01 bản chụp;
e) Bản kết luận thanh tra trong 02 năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
g) Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chụp;
h) Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
2. Thẩm định, công nhận doanh nghiệp ưu tiên
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Tổng cục Hải quan thẩm định, kết luận về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Đối với các trường hợp phức tạp, cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan thì thời gian thẩm định có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày;
b) Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên có hiệu lực trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành quyết định và tự động gia hạn thêm 03 năm tiếp theo nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
3. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên: Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan khi đã được cơ quan hải quan thông báo thì cơ quan hải quan tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn 60 ngày.
4. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không còn đáp ứng một trong các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên mà doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 45 Luật Hải quan;
c) Doanh nghiệp đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên.
Trường hợp doanh nghiệp đã bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên thì trong 02 năm tiếp theo, doanh nghiệp không được Tổng cục Hải quan xem xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
1. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên:
a) Theo dõi, thu thập, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục và duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên;
b) Phối hợp với doanh nghiệp xử lý ngay các vấn đề vướng mắc phát sinh;
c) Phối hợp với các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa, kiểm tra giám sát trước cho doanh nghiệp ưu tiên.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên:
a) Tuân thủ tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế, chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán;
b) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 45 Luật Hải quan;
c) Thực hiện việc trao đổi thông tin với cơ quan hải quan để báo cáo những vướng mắc phát sinh (nếu có), vấn đề liên quan đến việc duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên;
d) Thực hiện việc rà soát, tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót và báo cáo cơ quan hải quan về những sai sót đã phát hiện, khắc phục.
1. This priority shall conform to regulations laid down in Article 43 of the Customs Law.
2. Enterprises given priority by customs authorities and harbour warehousing agencies shall be permitted to get procedures for shipping and taking delivery of their cargos as well as customs examination and supervision procedures completed first.
3. With respect to cargos subject to specialized examinations, the above-mentioned enterprises shall be entitled to keep them stored in such enterprises' warehouses while waiting for the result of specialized inspection, unless the law on specialized inspection allows such cargos to be examined at the border checkpoint. In case cargos are required to undergo specialized examinations at the border checkpoint, such examinations shall be prioritized.
Article 10. Requirements for eligibility to be given priority
1. Compliance with the law on customs and taxation
Within a period of 02 consecutive years from the date on which enterprises file their applications for recognition of enterprises’ eligibility for priority, these enterprises have not committed any of the following violations against the law on taxation and customs to an extent that punitive measures shall be applied:
a) Tax evasion; tax fraud; goods smuggling and illicit trafficking across the border;
b) Administrative violations which are committed in the form and on which penalty rates are imposed ultra vires the Head of Customs Sub-departments and others who hold the equivalent title.
2. Compliance with the law on accounting and auditing:
a) Conformity with accounting principles under regulations set out by the Ministry of Finance;
b) Annual financial statements that must be audited by auditing companies that meet requirements for rendering auditing services under legal regulations on independent audit. An audit opinion about a financial statement as expressed in an audit report must be an unqualified opinion in accordance with Vietnam’s Audit Standards.
3. Internal audit:
Enterprises must devise and maintain the system and process for managing, monitoring and controlling actual operations in all of their export and import supply chains.
4. Export and import turnover:
a) Export and import enterprises must record the turnover of USD 100 million per annum;
b) Enterprises that export made-in-Vietnam products must record the turnover of USD 40 million per annum;
c) Enterprises that export agricultural, aquatic products manufactured or cultivated in Vietnam must record the turnover of USD 30 million per annum;
d) In respect of enterprises that render customs brokerage services, the number of customs declaration forms to be filled out under customs procedures in a year must equal 20,000 sheets per annum.
The export and import turnover stipulated at Point a, b, c and d of this Clause must be the average turnover recorded over 02 consecutive years till the date on which enterprises file their applications, exclusive of the turnover recorded from entrusted export and import.
5. Requirements relating to export and import turnover as stipulated in Clause 4 of this Article shall not be applied to enterprises licensed to be high-technology enterprises by the Ministry of Science and Technology in accordance with regulations laid down in the Law on High Technology.
6. The Ministry of Finance shall consider giving priority to enterprises under regulations enshrined in Article 9 hereof on imports in order to execute key investment projects under the Prime Minister’s directions before granting the investment licence to projects that enter the preliminary construction stage.
Article 11. Procedures for recognition, renewal, temporary suspension and cessation of priority given to an enterprise
1. Application for priority that an enterprise must file shall include the following documentation:
a) The application form issued by the Ministry of Finance: 01 original;
b) The comprehensive and statistical report on export and import operations of such enterprise that has been compiled over 02 latest years by completing the form issued by the Ministry of Finance: 01 original;
c) The report on compliance with the Law on Customs, Taxation and Accounting that has been compiled over 02 latest years by completing the form issued by the Ministry of Finance: 01 original;
d) The financial statement that has been audited over 02 latest years: 01 copy;
dd) The audit report that has been compiled over 02 latest years: 01 copy;
e) The inspection conclusion towards that enterprise’s operations in over 02 latest years: 01 copy;
g) The full description of internal control system including the process for managing, monitoring and controlling actual operations in all of that enterprise’s export and import supply chains: 01 copy;
h) Awards, certificates of merit, certificates of quality (if any): 01 copy.
2. Verification and recognition of an enterprise’s eligibility for priority
a) Within a period of 30 days from the date on which sufficient documentation has been filed in accordance with regulations laid down in Clause 1 of this Article, the General Department of Customs shall carry out the verification and come to conclusion concerning the recognition of that enterprise’s eligibility for priority.
In complicated situations when consultation with relevant Ministries and agencies is required, the deadline for such verification is likely to be extended for below 30 days;
b) Upon verifying that such enterprise is eligible for priority, the Director of the General Department of Customs shall make a decision on such enterprise's recognized priority.
This decision shall remain valid for a period of 03 years from the decision-making date and automatically be extended for another 03 successive years provided that the enterprise sustains their conformity to regulatory requirements.
3. Temporary suspension of priority given to an enterprise: If such enterprise is notified by customs authorities that they have yet to fulfill their responsibilities in accordance with Article 45 of the Customs Law, temporary suspension of priority decided by these customs authorities shall become effective for a period of 60 days.
4. Cessation of priority given to an enterprise
An enterprise shall be subject to cessation of priority if:
a) That enterprise has not sustained their conformity to regulatory requirements for eligibility to be given priority as stipulated in Article 10 hereof;
b) That enterprise continues failing to comply with regulations laid down in Article 45 of the Customs Law after the temporary suspension ends;
c) That enterprise files an application for cessation of priority.
If an enterprise is subjected to cessation of priority, the General Department of Customs shall not consider or give recognized priority to this enterprise.
Article 12. Management of a priority-given enterprise
1. Responsibilities of customs authorities for carrying out activities relating to priority given to an enterprise:
a) Tracking, collecting, analyzing data or information on that enterprise's operations in order to provide guidance on improving such enterprise's capability of complying with laws, early identify any shortcoming for the purpose of promptly having it remedied and sustaining conformity to requirements for such enterprise’s eligibility to be given priority;
b) Cooperating with that enterprise in immediately handling any difficult that may arise;
c) Collaborating with harbour warehousing agencies in prioritizing procedures for shipping and taking delivery of cargos as well as customs examination and supervision that a priority-given enterprise must follow.
2. Responsibilities of a priority-given enterprise:
a) Strictly observing the law on customs, taxation, accounting and audit;
b) Strictly following the reporting regime in accordance with regulations laid down in Clause 1, 3 Article 45 of the Customs Law;
c) Exchanging information with customs authorities in order to report any difficulty that may arise (if any), and issues relating to maintenance of requirements that that enterprise must met to become eligible to be given priority;
d) Checking, self-inspecting, identifying and correcting any fault, and submitting a report on fault identification and correction to customs authorities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
Điều 12. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
Điều 17. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 34. Gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
Điều 43. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Điều 82. Thành lập kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 95. Chế độ báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại kho bảo thuế
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Mục 1. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Mục 1: ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Điều 23. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Điều 31. Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan
Điều 56. Theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập
Điều 83. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Điều 86. Quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
Điều 87. Giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
Điều 106. Trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin của cơ quan hải quan