Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13
Số hiệu: | 54/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 17/07/2014 | Số công báo: | Từ số 685 đến số 686 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Rút ngắn thời hạn nộp tờ khai hải quan
Thời gian nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ.
Đó là nội dung quy định tại Luật hải quan 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015.
Ngoài nội dung trên, Luật hải quan mới còn có một số quy định nổi bật:
- Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan. Theo đó, việc quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa căn cứ vào kết quả thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro.
- Quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan tại Điều 10.
- Quy định mới về tiêu chí thành lập Cục Hải quan. Theo đó khẳng đinh rõ việc thành lập Cục Hải quan không dựa vào đơn vị hành chính mà dựa vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.
- Điều kiện đăng ký làm đại lý thủ tục hải quan được quy định chặt chẽ hơn. Ngoài yêu cầu về ngành nghề kinh doanh còn phải có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan và hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để khai hải quan điện tử.
Đặt ra tiêu chuẩn cho nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan:
+ Là công dân Việt Nam
+ Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
+ Có mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
- Quy định mở hơn về thành phần tham gia kiểm tra thực tế hàng hóa khi vắng mặt người khai hải quan. Về phía đại diện chính quyền, chỉ cần là đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu chứ không nhất thiết phải là đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành thì chủ hàng hóa phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa cho chủ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan.
Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
- Bỏ quy định cơ quan hải quan phải xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2014/QH13 |
Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2014 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật hải quan.
Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Điều 3. Chính sách về hải quan
1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Xây dựng Hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.
3. Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
5. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
6. Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
7. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
8. Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này.
9. Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
10. Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
11. Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
12. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
13. Lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp dụng.
14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
15. Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa.
16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
17. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
18. Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả.
19. Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
20. Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
21. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.
22. Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
24. Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
25. Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm: tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải.
26. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan.
Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Đối với những trường hợp mà Luật này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan, nếu việc áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan
1. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:
a) Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
b) Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
c) Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
d) Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
2. Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Địa bàn hoạt động hải quan
1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Điều 8. Hiện đại hóa quản lý hải quan
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.
2. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Điều 9. Phối hợp thực hiện pháp luật về hải quan
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện pháp luật về hải quan.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 10. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Điều 11. Giám sát thi hành pháp luật về hải quan
1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về hải quan; giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan, công chức hải quan phải tuân theo pháp luật, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
2. Chuyển tải là việc chuyển hàng hóa từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu.
3. Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
5. Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
6. Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
7. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
8. Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này.
9. Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
10. Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
11. Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
12. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
13. Lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp dụng.
14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
15. Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa.
16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
17. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
18. Quản lý rủi ro là việc cơ quan hải quan áp dụng hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro, làm cơ sở bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nghiệp vụ hải quan khác có hiệu quả.
19. Rủi ro là nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
20. Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
21. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.
22. Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
24. Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
25. Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm: tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải.
26. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Đối với những trường hợp mà Luật này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan, nếu việc áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:
a) Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
b) Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
c) Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
d) Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
2. Hải quan Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật.
1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công nghệ tiên tiến để bảo đảm hiệu quả quản lý hải quan; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử.
2. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện pháp luật về hải quan.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ.
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
1. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về hải quan; giám sát việc thi hành pháp luật về hải quan.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan, công chức hải quan phải tuân theo pháp luật, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA HẢI QUAN
Điều 12. Nhiệm vụ của Hải quan
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 13. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan
1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
Điều 14. Hệ thống tổ chức Hải quan
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.
1. Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan, hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan theo quy định của Chính phủ.
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.
1. Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan, hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan theo quy định của Chính phủ.
THỦ TỤC HẢI QUAN, CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 16. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Điều 17. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;
e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều này trong phạm vi được ủy quyền. Người khai hải quan là người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, e và g khoản 2 Điều này.
Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
1. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
6. Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Đại lý làm thủ tục hải quan
1. Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;
b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
c) Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.
2. Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;
b) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
c) Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan; cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
4. Đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Điều 18 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Điều 22. Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
Điều 23. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
1. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này.
2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
3. Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
1. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
b) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.
4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5. Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Xác định xuất xứ hàng hóa
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a) Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa.
Điều 28. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
Trường hợp không thể cung cấp mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó.
2. Cơ quan hải quan căn cứ quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các thông tin, chứng từ liên quan do người khai hải quan cung cấp để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan và có văn bản thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trước. Trường hợp không đủ cơ sở hoặc thông tin để xác định theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan hoặc đề nghị bổ sung thông tin, chứng từ liên quan.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước, nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước thì có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả xác định trước. Cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét và trả lời kết quả cho người khai hải quan trong thời hạn quy định.
4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước có giá trị pháp lý để cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục, thời hạn xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thời hạn giải quyết yêu cầu xem xét lại kết quả xác định trước; thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước quy định tại Điều này.
1. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
2. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
3. Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
4. Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
6. Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Điều 30. Đăng ký tờ khai hải quan
1. Phương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
b) Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
2. Tờ khai hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan chấp nhận việc khai của người khai hải quan. Thời điểm đăng ký được ghi trên tờ khai hải quan.
Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết.
Điều 31. Căn cứ, thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa, thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Điều 32. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
Điều 33. Kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.
6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Điều 34. Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan
1. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ an ninh;
b) Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;
c) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:
a) Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
b) Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
c) Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
Điều 35. Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan
1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải.
Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, phương tiện vận tải thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để quyết định việc thông quan.
2. Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan và hàng hóa đó chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan.
Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan.
3. Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
4. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để bảo đảm thông quan nhanh chóng hàng hóa, phương tiện vận tải.
1. Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;
b) Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
2. Thời hạn xác định số thuế chính thức phải nộp không quá 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa; trường hợp hàng hóa cần phải giám định thì thời hạn này tính từ ngày nhận được kết quả giám định.
3. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của cơ quan hải quan thì được quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
1. Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
2. Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp, nộp chưa đủ số thuế phải nộp trong thời hạn quy định thì hàng hóa được thông quan khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền và hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với hàng hóa phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác định có đủ điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan hàng hóa sau khi xác định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
5. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được thông quan theo quy định tại Điều 50 và Điều 57 của Luật này.
Điều 38. Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan
1. Thực hiện các phương thức giám sát phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa theo quy định của Luật này.
2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan.
Điều 40. Trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan
1. Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
2. Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan.
4. Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp.
5. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu.
6. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận.
Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan
1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.
3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.
5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.
7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.
Mục 2: CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 42. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
1. Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;
b) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định;
c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan;
d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
đ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;
e) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
2. Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, chế độ ưu tiên, việc quản lý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
Điều 43. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
2. Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
3. Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 44. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xét, công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ việc áp dụng chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp.
2. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, giám sát, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;
b) Hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách, quy định của pháp luật về thuế và hải quan.
Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên
1. Định kỳ hàng năm cung cấp cho cơ quan hải quan báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính.
2. Chấp hành các quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
3. Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.
Mục 3: KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, TÀI SẢN DI CHUYỂN, HÀNH LÝ
Điều 46. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Điều 47. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
1. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế được quy định như sau:
a) Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Thời hạn lưu giữ hàng hóa không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng;
b) Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan đến khi được bán, được xuất khẩu hoặc được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế nếu chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Điều 48. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
1. Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:
a) Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
c) Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;
d) Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;
đ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
e) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.
3. Hàng hóa tạm xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai hải quan tái nhập khẩu, tái xuất khẩu.
4. Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 49. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng
1. Hàng hóa là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, tặng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Định mức hàng hóa là quà biếu, tặng được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 50. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng
1. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp.
Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp phải có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
2. Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng:
a) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng có yêu cầu bảo mật theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an được miễn khai hải quan và miễn kiểm tra thực tế.
Điều 51. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội biên phòng theo quy định của Luật này.
Điều 52. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Trường hợp người được ủy quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế thì phải thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại Điều 18 của Luật này; chỉ được chuyển, phát hàng hóa sau khi được thông quan.
Điều 53. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển
Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
Điều 54. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.
2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh.
3. Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 55. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu.
3. Người xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại cửa khẩu.
Điều 56. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải
1. Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Hàng hóa mua từ phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Hàng hóa cung ứng phục vụ phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu.
Điều 57. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
1. Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.
Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được miễn kiểm tra hải quan.
3. Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 58. Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng; phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy.
Mục 4: KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ GIA CÔNG, SẢN XUẤT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
c) Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
3. Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Điều 60. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan.
2. Sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này.
3. Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
4. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra.
5. Thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Mục 5: KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI KHO NGOẠI QUAN, KHO BẢO THUẾ, ĐỊA ĐIỂM THU GOM HÀNG LẺ
Điều 61. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.
2. Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất.
3. Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ.
Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 90 ngày.
Điều 62. Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ hàng hóa, chủ kho bảo thuế
1. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;
b) Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.
2. Chủ kho bảo thuế có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Được sắp xếp, đóng gói lại, di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế;
c) Thông báo trước cho cơ quan hải quan kế hoạch dự kiến đưa nguyên liệu, vật tư trong kho bảo thuế vào sản xuất;
d) Định kỳ 03 tháng một lần, thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan quản lý kho bảo thuế về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho bảo thuế;
đ) Chậm nhất là ngày 31 tháng 01 hàng năm, phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và số lượng nguyên liệu, vật tư đã đưa vào kho bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và số lượng hàng hóa đã xuất khẩu trong năm trước đó gửi Cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế.
3. Chủ hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ hàng hóa được chuyển quyền sở hữu hàng hóa, đóng gói, đóng gói lại, gia cố, sửa chữa, bảo quản hàng hóa;
b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ được chia tách, đóng ghép các lô hàng của nhiều chủ hàng hóa vận chuyển chung trong một công-te-nơ, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa lưu giữ;
c) Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.
4. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
5. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế, chủ hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
Mục 6: THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN
Điều 64. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
1. Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển cửa khẩu.
2. Khi vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan phải khai tờ khai vận chuyển hàng hóa; nộp hoặc xuất trình chứng từ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật này.
3. Cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai vận chuyển hàng hóa, kiểm tra các chứng từ và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình để quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
4. Trong thời gian vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, nếu người khai hải quan thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan trước khi thực hiện. Cơ quan hải quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 02 giờ kể từ khi nhận được thông báo của người khai hải quan.
Điều 65. Tuyến đường, thời gian vận chuyển
1. Hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan phải được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu, đúng thời hạn.
2. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận.
Mục 7: THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Điều 66. Thông báo thông tin phương tiện vận tải
Chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền hoặc người phát hành chứng từ vận chuyển phải thông báo thông tin trực tiếp cho cơ quan hải quan hoặc qua hệ thống thông tin một cửa quốc gia về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hành khách xuất cảnh, nhập cảnh trên phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, xuất cảnh.
Điều 67. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh phải qua cửa khẩu.
Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
Điều 68. Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.
Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
4. Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu khác vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phương tiện vận tải để khám xét. Việc khám xét phải thực hiện theo quy định của pháp luật; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 69. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải khai hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan; cung cấp các thông tin, chứng từ về hàng hóa, vật dụng trên phương tiện vận tải.
Trường hợp các chứng từ liên quan đã đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra hải quan thì chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền không phải khai hải quan, trừ hành lý, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người xuất cảnh, nhập cảnh trên phương tiện vận tải.
2. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan, chứng từ liên quan được quy định như sau:
a) Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;
b) Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
c) Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;
d) Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
3. Phương tiện vận tải quân sự, phương tiện vận tải khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
4. Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải.
Điều 70. Chuyển tải, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hóa, hành lý trên phương tiện vận tải
Việc chuyển tải, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hóa, hành lý trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của cơ quan hải quan.
Hàng hóa chuyển tải, sang toa, cắt toa phải được giữ nguyên trạng bao bì, thùng, kiện.
Điều 71. Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phương tiện vận tải khi vận chuyển quốc tế, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì được kết hợp vận chuyển hàng hóa nội địa.
2. Phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì được kết hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan.
Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu tại sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế có trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan thông tin liên quan đến thời gian đến và đi, địa điểm đỗ của tàu biển, tàu bay, tàu hỏa liên vận quốc tế; thời gian xếp dỡ hàng hóa lên, xuống tàu biển, tàu bay, tàu hỏa liên vận quốc tế.
Mục 8: KIỂM TRA, GIÁM SÁT, TẠM DỪNG LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU CÓ YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Điều 73. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan hải quan chỉ quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
3. Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh.
Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp đề nghị kiểm tra, giám sát, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị; văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp đơn;
b) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là 02 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 02 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
Điều 75. Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Nơi nhận đơn đề nghị:
a) Chi cục Hải quan nhận đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
b) Tổng cục Hải quan nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị theo thời hạn sau đây:
a) Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
b) Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
Trường hợp từ chối đơn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 76. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với người yêu cầu đã được cơ quan hải quan chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát được thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và thông báo ngay bằng văn bản cho người yêu cầu biết;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan, người yêu cầu có đơn đề nghị không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị tạm dừng, đồng thời nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.
2. Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa có đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
3. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 20 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
4. Kết thúc thời hạn tạm dừng quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Trường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan rút đơn yêu cầu và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan ngay cho lô hàng.
5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra.
6. Cơ quan hải quan hoàn trả các khoản tiền bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.
7. Thời hạn nộp thuế (nếu có) được tính từ ngày cơ quan hải quan quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Mục 9: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Điều 77. Kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan.
Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Điều 78. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
Điều 79. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
1. Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.
Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.
2. Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.
3. Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a) Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
b) Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.
Điều 80. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan:
a) Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
b) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan:
a) Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;
c) Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
4. Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 81. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Ban hành quyết định kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra;
b) Gia hạn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Ban hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra; quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, xuất trình hàng hóa để kiểm tra trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện;
c) Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi không chấp hành, cản trở, trì hoãn thực hiện quyết định kiểm tra của người khai hải quan;
d) Tạm giữ, niêm phong tài liệu, tang vật trong trường hợp người khai hải quan có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Lập, ký biên bản kiểm tra;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra với người ban hành quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
3. Thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
b) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo;
c) Lập, ký biên bản kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó.
3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.
5. Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
6. Chấp hành yêu cầu kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan.
7. Giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
8. Ký biên bản kiểm tra.
9. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền.
1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
1. Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;
e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều này trong phạm vi được ủy quyền. Người khai hải quan là người điều khiển phương tiện vận tải thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, e và g khoản 2 Điều này.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
6. Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
7. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;
b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
c) Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.
2. Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;
b) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
c) Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan; cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
4. Đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Điều 18 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2. Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
3. Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
1. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này.
2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
3. Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
1. Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
b) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này.
2. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
3. Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.
4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5. Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a) Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a) Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa.
1. Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
Trường hợp không thể cung cấp mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó.
2. Cơ quan hải quan căn cứ quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các thông tin, chứng từ liên quan do người khai hải quan cung cấp để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan và có văn bản thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trước. Trường hợp không đủ cơ sở hoặc thông tin để xác định theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan hoặc đề nghị bổ sung thông tin, chứng từ liên quan.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước, nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước thì có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả xác định trước. Cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét và trả lời kết quả cho người khai hải quan trong thời hạn quy định.
4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước có giá trị pháp lý để cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục, thời hạn xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thời hạn giải quyết yêu cầu xem xét lại kết quả xác định trước; thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước quy định tại Điều này.
1. Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
2. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
3. Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
4. Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
6. Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
1. Phương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
b) Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
2. Tờ khai hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan chấp nhận việc khai của người khai hải quan. Thời điểm đăng ký được ghi trên tờ khai hải quan.
Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết.
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa, thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.
6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
1. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan do thủ trưởng cơ quan hải quan nơi lưu giữ hàng hóa quyết định và chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ an ninh;
b) Để bảo vệ vệ sinh, môi trường;
c) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan được tiến hành dưới các hình thức:
a) Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
b) Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan;
c) Mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp với sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải.
Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, phương tiện vận tải thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để quyết định việc thông quan.
2. Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan và hàng hóa đó chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan.
Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan.
3. Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
4. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để bảo đảm thông quan nhanh chóng hàng hóa, phương tiện vận tải.
1. Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;
b) Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
2. Thời hạn xác định số thuế chính thức phải nộp không quá 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa; trường hợp hàng hóa cần phải giám định thì thời hạn này tính từ ngày nhận được kết quả giám định.
3. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của cơ quan hải quan thì được quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
1. Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
2. Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp, nộp chưa đủ số thuế phải nộp trong thời hạn quy định thì hàng hóa được thông quan khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền và hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với hàng hóa phải kiểm tra, phân tích, giám định để xác định có đủ điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan hàng hóa sau khi xác định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
5. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp; hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được thông quan theo quy định tại Điều 50 và Điều 57 của Luật này.
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
1. Thực hiện các phương thức giám sát phù hợp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa theo quy định của Luật này.
2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát hải quan của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan.
1. Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
2. Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan.
4. Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp.
5. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu.
6. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận.
1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.
3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.
5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.
7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.
1. Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;
b) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định;
c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan;
d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;
đ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;
e) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
2. Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, chế độ ưu tiên, việc quản lý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.
1. Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.
2. Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
3. Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xét, công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ việc áp dụng chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp.
2. Cơ quan hải quan các cấp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, giám sát, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;
b) Hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách, quy định của pháp luật về thuế và hải quan.
1. Định kỳ hàng năm cung cấp cho cơ quan hải quan báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính.
2. Chấp hành các quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
3. Thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.
1. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
1. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế được quy định như sau:
a) Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Thời hạn lưu giữ hàng hóa không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng;
b) Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan đến khi được bán, được xuất khẩu hoặc được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế nếu chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
1. Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:
a) Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
c) Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản xuất, thi công;
d) Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;
đ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
e) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.
3. Hàng hóa tạm xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai hải quan tái nhập khẩu, tái xuất khẩu.
4. Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hàng hóa là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, tặng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Định mức hàng hóa là quà biếu, tặng được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp.
Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp phải có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
2. Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng:
a) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng có yêu cầu bảo mật theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an được miễn khai hải quan và miễn kiểm tra thực tế.
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội biên phòng theo quy định của Luật này.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Trường hợp người được ủy quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế thì phải thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại Điều 18 của Luật này; chỉ được chuyển, phát hàng hóa sau khi được thông quan.
Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.
2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh.
3. Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu.
3. Người xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại cửa khẩu.
1. Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Hàng hóa mua từ phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Hàng hóa cung ứng phục vụ phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu.
1. Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.
Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được miễn kiểm tra hải quan.
3. Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng; phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy.
1. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm:
a) Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Kiểm tra việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra số lượng hàng hóa tồn kho của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
c) Kiểm tra việc quyết toán, quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư của tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
3. Việc kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Điều này thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
1. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan.
2. Sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này.
3. Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
4. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra.
5. Thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
1. Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.
2. Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất.
3. Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ.
Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 90 ngày.
1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
1. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;
b) Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.
2. Chủ kho bảo thuế có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Được sắp xếp, đóng gói lại, di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế;
c) Thông báo trước cho cơ quan hải quan kế hoạch dự kiến đưa nguyên liệu, vật tư trong kho bảo thuế vào sản xuất;
d) Định kỳ 03 tháng một lần, thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan quản lý kho bảo thuế về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho bảo thuế;
đ) Chậm nhất là ngày 31 tháng 01 hàng năm, phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và số lượng nguyên liệu, vật tư đã đưa vào kho bảo thuế, tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và số lượng hàng hóa đã xuất khẩu trong năm trước đó gửi Cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế.
3. Chủ hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ hàng hóa được chuyển quyền sở hữu hàng hóa, đóng gói, đóng gói lại, gia cố, sửa chữa, bảo quản hàng hóa;
b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ được chia tách, đóng ghép các lô hàng của nhiều chủ hàng hóa vận chuyển chung trong một công-te-nơ, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa lưu giữ;
c) Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.
4. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
5. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế, chủ hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
1. Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển cửa khẩu.
2. Khi vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan phải khai tờ khai vận chuyển hàng hóa; nộp hoặc xuất trình chứng từ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật này.
3. Cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai vận chuyển hàng hóa, kiểm tra các chứng từ và hàng hóa do người khai hải quan xuất trình để quyết định cho phép vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
4. Trong thời gian vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, nếu người khai hải quan thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan trước khi thực hiện. Cơ quan hải quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 02 giờ kể từ khi nhận được thông báo của người khai hải quan.
1. Hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan phải được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu, đúng thời hạn.
2. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu do người khai hải quan đăng ký và được cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận.
Chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền hoặc người phát hành chứng từ vận chuyển phải thông báo thông tin trực tiếp cho cơ quan hải quan hoặc qua hệ thống thông tin một cửa quốc gia về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hành khách xuất cảnh, nhập cảnh trên phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, xuất cảnh.
Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh phải qua cửa khẩu.
Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
1. Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.
Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
4. Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu khác vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phương tiện vận tải để khám xét. Việc khám xét phải thực hiện theo quy định của pháp luật; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải khai hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan; cung cấp các thông tin, chứng từ về hàng hóa, vật dụng trên phương tiện vận tải.
Trường hợp các chứng từ liên quan đã đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra hải quan thì chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền không phải khai hải quan, trừ hành lý, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người xuất cảnh, nhập cảnh trên phương tiện vận tải.
2. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan, chứng từ liên quan được quy định như sau:
a) Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;
b) Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
c) Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;
d) Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
3. Phương tiện vận tải quân sự, phương tiện vận tải khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
4. Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải.
Việc chuyển tải, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hóa, hành lý trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của cơ quan hải quan.
Hàng hóa chuyển tải, sang toa, cắt toa phải được giữ nguyên trạng bao bì, thùng, kiện.
1. Phương tiện vận tải khi vận chuyển quốc tế, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì được kết hợp vận chuyển hàng hóa nội địa.
2. Phương tiện vận tải vận chuyển nội địa, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì được kết hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế có trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan thông tin liên quan đến thời gian đến và đi, địa điểm đỗ của tàu biển, tàu bay, tàu hỏa liên vận quốc tế; thời gian xếp dỡ hàng hóa lên, xuống tàu biển, tàu bay, tàu hỏa liên vận quốc tế.
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan hải quan chỉ quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
3. Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh.
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp đề nghị kiểm tra, giám sát, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị; văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp đơn;
b) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là 02 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 02 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
1. Nơi nhận đơn đề nghị:
a) Chi cục Hải quan nhận đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
b) Tổng cục Hải quan nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị theo thời hạn sau đây:
a) Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
b) Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
Trường hợp từ chối đơn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với người yêu cầu đã được cơ quan hải quan chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát được thực hiện như sau:
a) Khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và thông báo ngay bằng văn bản cho người yêu cầu biết;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan, người yêu cầu có đơn đề nghị không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị tạm dừng, đồng thời nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.
2. Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa có đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
3. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 20 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
4. Kết thúc thời hạn tạm dừng quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
Trường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan rút đơn yêu cầu và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan ngay cho lô hàng.
5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra.
6. Cơ quan hải quan hoàn trả các khoản tiền bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.
7. Thời hạn nộp thuế (nếu có) được tính từ ngày cơ quan hải quan quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan.
Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
3. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
1. Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan, yêu cầu người khai hải quan cung cấp hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.
Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 05 ngày làm việc.
2. Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
Người khai hải quan có trách nhiệm giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.
3. Việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a) Trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;
b) Trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.
1. Thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc;
b) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục.
Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch kiểm tra sau thông quan hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
2. Thời hạn kiểm tra sau thông quan:
a) Thời hạn kiểm tra sau thông quan được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
b) Quyết định kiểm tra sau thông quan phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra sau thông quan:
a) Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;
c) Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
4. Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Ban hành quyết định kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra;
b) Gia hạn thời gian kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Ban hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra; quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra;
b) Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, xuất trình hàng hóa để kiểm tra trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện;
c) Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi không chấp hành, cản trở, trì hoãn thực hiện quyết định kiểm tra của người khai hải quan;
d) Tạm giữ, niêm phong tài liệu, tang vật trong trường hợp người khai hải quan có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Lập, ký biên bản kiểm tra;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra với người ban hành quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
3. Thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
b) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo;
c) Lập, ký biên bản kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ, chứng từ đó.
3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Nhận bản kết luận kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung bản kết luận kiểm tra; bảo lưu ý kiến trong bản kết luận kiểm tra.
5. Yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.
6. Chấp hành yêu cầu kiểm tra sau thông quan, cử người có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan.
7. Giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
8. Ký biên bản kiểm tra.
9. Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền.
TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 83. Trách nhiệm của người khai hải quan trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác
1. Kê khai, tính thuế chính xác, trung thực, đầy đủ, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về việc kê khai, tính thuế của mình.
2. Nộp thuế và các khoản thu khác đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành quyết định của cơ quan hải quan về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 84. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác
1. Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thống nhất việc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo chức năng và thẩm quyền được phân cấp kiểm tra việc kê khai, tính thuế; thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người khai hải quan; thu thuế, các khoản thu khác và quản lý việc nộp thuế.
Điều 85. Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế.
Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
3. Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tỷ giá tính thuế là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trường hợp tại thời điểm tính thuế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá hối đoái thì áp dụng tỷ giá hối đoái của lần công bố gần nhất.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Kê khai, tính thuế chính xác, trung thực, đầy đủ, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về việc kê khai, tính thuế của mình.
2. Nộp thuế và các khoản thu khác đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành quyết định của cơ quan hải quan về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thống nhất việc thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; việc áp dụng các biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo chức năng và thẩm quyền được phân cấp kiểm tra việc kê khai, tính thuế; thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người khai hải quan; thu thuế, các khoản thu khác và quản lý việc nộp thuế.
Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế.
Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
3. Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tỷ giá tính thuế là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trường hợp tại thời điểm tính thuế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá hối đoái thì áp dụng tỷ giá hối đoái của lần công bố gần nhất.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
Điều 87. Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Điều 88. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.
Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật biển Việt Nam.
2. Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường, cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát bằng các biện pháp nghiệp vụ hải quan; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, cơ quan hải quan thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam.
5. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
6. Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Điều 89. Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan; phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan.
Khi tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ việc kiểm tra, điều tra, xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh mở bưu phẩm, hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hóa đó có tài liệu, hàng hóa liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Sử dụng cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
6. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan phối hợp, thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm. Trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân liên quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức và cá nhân liên quan có quyền:
a) Cung cấp các thông tin, hồ sơ tài liệu và chứng cứ liên quan đến vụ việc vi phạm cho cơ quan hải quan; đề nghị cơ quan hải quan trưng cầu giám định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
b) Được bảo vệ bí mật, bảo vệ tính mạng và được hưởng các đãi ngộ theo quy định của pháp luật khi cung cấp thông tin, tố giác, tố cáo về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức và cá nhân liên quan có nghĩa vụ:
a) Người điều khiển, người có mặt trên phương tiện vận tải phải chấp hành lệnh dừng phương tiện, khám xét và xuất trình giấy tờ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của công chức hải quan. Người điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để công chức hải quan tiến hành khám xét;
b) Tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các giao dịch thanh toán, giao dịch bảo hiểm theo yêu cầu của cơ quan hải quan để phục vụ hoạt động điều tra, xác minh và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có nghĩa vụ cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ hoạt động điều tra, xác minh và xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; có mặt tại trụ sở cơ quan hải quan để giải trình các nội dung liên quan khi được yêu cầu.
Điều 92. Trang bị và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan được trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, cờ hiệu, pháo hiệu, đèn hiệu, thiết bị quan sát, soi chiếu, công nghệ sinh hóa, thiết bị cơ khí, điện, điện tử và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Việc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp lực lượng, hỗ trợ phương tiện, cung cấp thông tin; nếu phương tiện được hỗ trợ bị thiệt hại thì cơ quan hải quan phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.
Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật biển Việt Nam.
2. Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường, cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát bằng các biện pháp nghiệp vụ hải quan; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, cơ quan hải quan thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam.
5. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
6. Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan với cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
1. Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan; phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan.
Khi tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ việc kiểm tra, điều tra, xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh mở bưu phẩm, hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hóa đó có tài liệu, hàng hóa liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Sử dụng cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
6. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan phối hợp, thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
1. Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm. Trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức và cá nhân liên quan có quyền:
a) Cung cấp các thông tin, hồ sơ tài liệu và chứng cứ liên quan đến vụ việc vi phạm cho cơ quan hải quan; đề nghị cơ quan hải quan trưng cầu giám định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
b) Được bảo vệ bí mật, bảo vệ tính mạng và được hưởng các đãi ngộ theo quy định của pháp luật khi cung cấp thông tin, tố giác, tố cáo về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức và cá nhân liên quan có nghĩa vụ:
a) Người điều khiển, người có mặt trên phương tiện vận tải phải chấp hành lệnh dừng phương tiện, khám xét và xuất trình giấy tờ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của công chức hải quan. Người điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để công chức hải quan tiến hành khám xét;
b) Tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các giao dịch thanh toán, giao dịch bảo hiểm theo yêu cầu của cơ quan hải quan để phục vụ hoạt động điều tra, xác minh và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có nghĩa vụ cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ hoạt động điều tra, xác minh và xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; có mặt tại trụ sở cơ quan hải quan để giải trình các nội dung liên quan khi được yêu cầu.
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan được trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, cờ hiệu, pháo hiệu, đèn hiệu, thiết bị quan sát, soi chiếu, công nghệ sinh hóa, thiết bị cơ khí, điện, điện tử và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Việc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp lực lượng, hỗ trợ phương tiện, cung cấp thông tin; nếu phương tiện được hỗ trợ bị thiệt hại thì cơ quan hải quan phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
THÔNG TIN HẢI QUAN VÀ THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Thông tin hải quan được thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng để phục vụ thực hiện thủ tục hải quan; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; kiểm tra sau thông quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hoạt động nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan.
Điều 94. Hệ thống thông tin hải quan
1. Hệ thống thông tin hải quan bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin;
b) Hạ tầng kỹ thuật về hệ thống thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan bao gồm:
a) Thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Thông tin về phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Thông tin khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hải quan.
3. Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan được quản lý tập trung, thống nhất. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin hải quan trên cơ sở cập nhật, tích hợp thông tin, dữ liệu toàn ngành hải quan; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân ngoài ngành hải quan, của Hải quan các nước và tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin, ngăn ngừa hành vi truy cập trái phép vào hệ thống thông tin hải quan.
Điều 95. Thu thập, cung cấp thông tin hải quan ở trong nước
1. Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn sau:
a) Hoạt động nghiệp vụ hải quan;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Các nguồn thông tin khác.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc thu thập, cung cấp thông tin hải quan:
a) Tiếp nhận, cung cấp thông tin cho người khai hải quan;
b) Xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
c) Áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
đ) Khai thác các nguồn thông tin khác có liên quan.
3. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin hải quan:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp thông tin hải quan liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho cơ quan hải quan;
c) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 96. Thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài
1. Nguồn thông tin hải quan được thu thập ở nước ngoài bao gồm:
a) Thông tin do cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định hợp tác hỗ trợ trao đổi, cung cấp thông tin;
b) Thông tin do tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cung cấp theo đề nghị của cơ quan hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ các hoạt động sau:
a) Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu;
b) Xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan;
d) Xác minh thông tin khác liên quan đến người tham gia hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Mục 2: THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 97. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, báo cáo, phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.
2. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và bản phân tích số liệu thống kê đó.
3. Tổng cục Hải quan tổ chức xuất bản các ấn phẩm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 98. Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ hàng tháng theo hệ thống mẫu biểu quy định và báo cáo phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Thông tin hải quan được thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng để phục vụ thực hiện thủ tục hải quan; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; kiểm tra sau thông quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hoạt động nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan.
1. Hệ thống thông tin hải quan bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin;
b) Hạ tầng kỹ thuật về hệ thống thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan bao gồm:
a) Thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Thông tin về phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Thông tin khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hải quan.
3. Cơ sở dữ liệu thông tin hải quan được quản lý tập trung, thống nhất. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin hải quan trên cơ sở cập nhật, tích hợp thông tin, dữ liệu toàn ngành hải quan; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân ngoài ngành hải quan, của Hải quan các nước và tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin, ngăn ngừa hành vi truy cập trái phép vào hệ thống thông tin hải quan.
1. Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin từ các nguồn sau:
a) Hoạt động nghiệp vụ hải quan;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Các nguồn thông tin khác.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc thu thập, cung cấp thông tin hải quan:
a) Tiếp nhận, cung cấp thông tin cho người khai hải quan;
b) Xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan;
c) Áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
đ) Khai thác các nguồn thông tin khác có liên quan.
3. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin hải quan:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp thông tin hải quan liên quan đến quyền, nghĩa vụ của mình;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho cơ quan hải quan;
c) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nguồn thông tin hải quan được thu thập ở nước ngoài bao gồm:
a) Thông tin do cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định hợp tác hỗ trợ trao đổi, cung cấp thông tin;
b) Thông tin do tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất hàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cung cấp theo đề nghị của cơ quan hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan hải quan tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ các hoạt động sau:
a) Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu;
b) Xác định tính hợp pháp của các chứng từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan;
d) Xác minh thông tin khác liên quan đến người tham gia hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, báo cáo, phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện.
2. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và bản phân tích số liệu thống kê đó.
3. Tổng cục Hải quan tổ chức xuất bản các ấn phẩm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ hàng tháng theo hệ thống mẫu biểu quy định và báo cáo phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Điều 99. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;
4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
7. Thống kê nhà nước về hải quan;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;
9. Hợp tác quốc tế về hải quan.
Điều 100. Cơ quan quản lý nhà nước về hải quan
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan tại địa phương.
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;
4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
7. Thống kê nhà nước về hải quan;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan;
9. Hợp tác quốc tế về hải quan.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan tại địa phương.
Điều 101. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13
1. Sửa đổi khoản 5 Điều 4 như sau:
“5. Áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan.”
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 32 như sau:
“4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của Luật hải quan.”
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 34 như sau:
“2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của Luật hải quan.”
4. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 78 như sau:
“b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật hải quan.
Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này;”
5. Bãi bỏ điểm d khoản 3 Điều 77; bỏ cụm từ “và điểm d” tại điểm a khoản 1 Điều 78; bỏ cụm từ “tại trụ sở người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này” tại điểm a khoản 2 Điều 107.
6. Sửa cụm từ “kể từ ngày đăng ký tờ khai” tại điểm a khoản 2 Điều 107 thành cụm từ “kể từ ngày thông quan”.
Điều 102. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 122 như sau:
“1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.”
2. Sửa đổi đoạn đầu khoản 1 Điều 123 như sau:
“1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:”
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
1. Sửa đổi khoản 5 Điều 4 như sau:
“5. Áp dụng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan.”
2. Sửa đổi khoản 4 Điều 32 như sau:
“4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của Luật hải quan.”
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 34 như sau:
“2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của Luật hải quan.”
4. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 78 như sau:
“b) Các trường hợp kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật hải quan.
Khi kiểm tra sau thông quan nếu phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này;”
5. Bãi bỏ điểm d khoản 3 Điều 77; bỏ cụm từ “và điểm d” tại điểm a khoản 1 Điều 78; bỏ cụm từ “tại trụ sở người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này” tại điểm a khoản 2 Điều 107.
6. Sửa cụm từ “kể từ ngày đăng ký tờ khai” tại điểm a khoản 2 Điều 107 thành cụm từ “kể từ ngày thông quan”.
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 122 như sau:
“1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.”
2. Sửa đổi đoạn đầu khoản 1 Điều 123 như sau:
“1. Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:”
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
Hanoi, June 23, 2014 |
LAW ON CUSTOMS
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on customs.
GENERAL PROVISIONS
This Law stipulates the state management of customs with regard to goods permitted to be imported, exported or transited, and vehicle of domestic and foreign entities which are on exit or entry or in transit within the customs territory; and organization and operation of the customs service.
1. Entities that import, export, or transit goods, or have vehicle on exit or entry or in transit.
2. Entities that have rights and obligations related to the import, export and transit of goods and exit, entry and transit of vehicle.
3. Customs authorities and customs officials.
4. Other regulatory bodies involved in the cooperation in state management of customs.
1. The State of Vietnam shall facilitate customs formalities applied to import, export, exit, entry and transit in the Vietnamese territory.
2. Developing Vietnam Customs into a clean, strong, professional and modern agency with transparent and efficient operation.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Border checkpoint transfer means transfer of goods or vehicle subject to customs inspection and supervision from one place where customs declarations are made to another.
2. Transshipment means transfer of goods from a vehicle used for domestic transportation or on entry to a vehicle on exit for export or from a vehicle for domestic transportation or on entry into depots in a border checkpoint area before being loaded aboard other vehicle for export.
3. National single-window system means permission for customs declarants to send information and electronic documents for following customs formalities and formalities of regulatory bodies related to imported and exported goods through an integrated communication system. Regulatory bodies shall decide goods that are permitted to be imported, exported and transited; customs authorities shall make decisions about granting customs clearance and releasing goods on the integrated communication system.
4. Container freight station means depots used for receiving or breaking bulk containerized cargoes of many consignees.
5. Customs supervision means professional measures applied by customs authorities to ensure the original conditions of goods and law compliance in the preservation, storage, loading, unloading, transportation and use of goods, and in the exit, entry and transit of vehicle currently subject to customs management.
6. Goods include movable assets with headings and subheadings according to the Vietnamese list of imports and exports which may be imported, exported, transited or retained in customs areas.
7. Luggage of people on exit or entry means essentials for their daily needs or trips, including carry-on luggage and luggage consigned before or after trips.
8. Customs documents include customs declarations and legitimate documents required to be submitted to customs authorities as prescribed in this Law.
9. Tax-suspension warehouse means a warehouse used to store imported materials and supplies formalities serving production of exported products that have been granted customs clearance but taxes on which have not been paid.
10. Bonded warehouse means a depot for storing goods for which customs formalities have been completed and which are stored pending their export; goods sent from abroad and stored pending their re-export or their import into Vietnam.
11. Customs control means measures of patrolling, investigating, verifying or other professional measures applied by customs authorities to tackle smuggling and illicit cross-border trafficking in goods and other violations against the law on customs on customs.
12. Customs inspection means the verification of customs documents, legitimate documents and corresponding documents; and the physical inspection of goods and vehicle by customs authorities.
13. Customs territory means areas within the territory, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam where the Law on customs is applied.
14. Customs declarants include goods owners; vehicle owners; vehicle operators; customs brokers and persons authorized by goods owners or vehicle owners to formalities follow customs formalities.
15. Customs sealing means the use of technical tools or signs to identify and ensure the original conditions of goods.
16. Classification of goods means the determination of appellations and headings of goods stated in the Vietnamese list of imports and exports according to their characteristics, ingredients, composition, physical and chemical properties, utilities, packaging specifications and other particularities of goods.
17. Vehicle includes vehicle operated on roads, railways, airways, seaways and inland waterways transport on exit or entry or in transit.
18. Risk management means the application by customs authorities of a system of professional measures and processes to identify, evaluate and classify risks to serve as a basis for reasonable arrangement of resources to effectively inspect, supervise and support other customs operations.
19. Risk means a possible failure to comply with the law on customs on import, export and transit of goods; and the exit, entry and transit of vehicle.
20. Personal belongings means items or equipment used for daily lives and work of individuals, families and organizations which they may bring with them when they no longer reside or terminate their operation in Vietnam or abroad.
21. Customs clearance means the completion of customs formalities for goods to be imported, exported or placed under another professional customs management mechanism.
22. Customs information means information and data on import, export, exit, entry and transit activities; and entities involved in these activities, and other information relating to customs activities.
23. Customs formalities mean activities to be carried out by customs declarants and customs officials in accordance with this Law for goods and vehicle.
24. Customs value means the value of imported or exported goods used for duty calculation and customs statistics.
25. Articles on vehicle include assets used on vehicle; materials and fuel used to operate vehicle; food, foodstuff and other utensils which directly serve daily-life activities of people in charge and passengers on vehicle.
26. Prior determination of customs codes, origin and value means determination by customs authorities of HS codes, origin before carrying out customs formalities.
Article 5. Application of international treaties, customs and practices on customs
1. If a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party becomes a party becomes a party provides for provisions different from those of this Law, the provisions of such treaty shall be applied.
2. If there are cases which have not been provided for by this Law, other legal documents of Vietnam and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party, international customs and practices on customs may be applied, provided that the application of such customs and practices does not contravene the primary rules of Vietnamese law.
Article 6. International cooperation in customs
1. International cooperation in customs shall contain:
a/ Negotiation, conclusion and organization of implementation of treaties and international agreements on customs;
b/ Exploitation and exchange of information and professional cooperation with customs authorities of foreign countries and relevant international organizations;
c/ Delegating Vietnamese customs officials abroad and receiving foreign customs officials sent to Vietnam to perform professional customs operations in accordance with the law on customs, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party or concluded international agreements;
d/ Exercise of rights, performance of obligations and enjoyment of interests of the State of Vietnam at the World Customs Organization, customs-related international organizations, countries and territories.
2. Vietnam Customs must conduct operation as prescribed in Clause 1 of this Article in accordance with law.
1. Customs areas include:
a/ Areas of land border checkpoints, international railway stations, international civil airports; seaports and inland waterway ports where import, export, exit, entry and transit operations are conducted; areas where goods subject to customs supervision are stored, export processing zones and customs preference zones; customs clearance places, bonded warehouses, tax- suspension warehouses, international posts, head offices of customs declarants where post-customs clearance inspection is carried out; and places for inspection of imported and exported goods in the customs territory;
b/ Other areas and places which meet state management requirements and in which import, export and transit of goods and exit, entry and transit of vehicle are permitted as prescribed in Decisions of the Prime Minister.
2. In customs areas, customs authorities are responsible for inspect, supervise and control goods and vehicle and handle violations against the law on customs in accordance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party.
3. The Government shall stipulate the scope of customs areas.
Article 8. Customs modernization
1. The State shall give priority to investment in modem technical equipment and facilities and advanced technologies to ensure the effective customs management; encourage entities to participate in developing advanced technologies and technical equipment to ensure the application of modem customs management methods. Entities involved in import and export are responsible for participating in developing and performing electronic transactions and electronic customs formalities.
2. The system of technical standards for communication of electronic data and legal validity of electronic legitimate documents when following electronic customs formalities shall comply with the law on electronic transactions.
Article 9. Cooperation in the adherence to the law on customs
1. Customs authorities shall take charge, and closely cooperate with regulatory bodies, organizations and people’s armed forces in implementation of the law on customs.
2. Regulatory bodies, organizations and people’s armed forces shall, within the area of competence, cooperate with and enable customs authorities to fulfill their tasks.
Article 10. Prohibited acts in customs
1. For customs officials:
a/ Causing troubles and difficulties when following customs formalities;
b/ Screening or colluding with others in smuggling or illegally transporting goods across the border, committing trade or tax fraud;
c/ Taking bribes, appropriating or embezzling temporarily seized goods or other acts for self-seeking purposes;
d/ Other violations against the law on customs.
2. For customs declarants, entities with rights and obligations related to import, export and transit of goods, or exit, entry and transit of vehicles:
a/ Committing fraudulent acts in carrying out customs formalities;
b/ Smuggling or illegally transporting goods across the border;
c/ Committing trade or tax fraud;
d/ Giving bribes or other acts for self-seeking purposes;
dd/ Obstructing customs officials in performing their official duty;
e/ Hacking, falsifying or destroying the customs communication system;
g/ Other violations against the law on customs.
Article 11. Supervision of the adherence to the law on customs
1. The National Assembly and People’s Councils shall, within the area of competence, supervise the adherence to the law on customs.
2. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize the population to strictly adhere to the law on customs and supervise the adherence to the law on customs.
3. When performing their tasks and powers, customs authorities and customs officials shall abide by law, rely themselves on the people and subject to the people’s supervision.
TASKS AND ORGANIZATION OF THE CUSTOMS SERVICE
Article 12. Tasks of the customs service
Vietnam Customs shall inspect and supervise goods and vehicle; tackle smuggling and illegal cross-border trafficking of goods; implement laws on taxation applied to imported and exported goods; release statistics on imported and exported goods in conformity with this Law and other corresponding laws; propose policies and administrative measures for customs applicable to import, export, exit, entry and transit operation and tax policies applicable to imported and exported goods.
Article 13. Rules of organization and operation of the customs service
1. Vietnam Customs shall be organized and operated according to centralized and uniform rule.
2. The General Director of Customs shall uniformly manage and execute operation of customs authorities; the inferior customs authorities shall be under management of superior customs authorities.
Article 14. Organization of the customs service
1. The organization of Vietnam Customs comprises:
a/ The General Department of Customs;
b/ Customs Departments of provinces;
c/ Sub-department of Customs Sub-Departments, Customs control team and equivalent units.
2. According to quantities, scale and characteristics of import, export, exit, entry and transit and socio-economic conditions of each administrative division, the Government shall to regulates requirements for establishment of Customs Departments; and specify the organization, tasks and operation of customs authorities.
1. Customs officials are those who are qualified for being recruited, or appointed to ranks, positions or titles in customs authorities; and being trained, managed and employed in accordance with the laws on officials and civil servants.
2. The service practice, titles, criteria, salaries, seniority allowance and other benefits to customs officials, customs badges, flags, uniforms and identity cards shall be prescribed by the Government.
CUSTOMS FORMALITIES, CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION
Article 16. Rules of following customs formalities, inspection and supervision
1. Goods and vehicle must be undergone customs formalities, subject to customs inspection and supervision; carried in the proper routes and passed through border checkpoints or other places on schedule as prescribed in regulations and laws.
2. Customs inspection and supervision shall be conducted on the basis of applying the risk management in order to ensure effectiveness and efficiency of state management of customs and facilitate import, export, exit, and entry and transit operation.
3. Goods may enjoy customs clearance and vehicle may be permitted for exit or entry after going through customs formalities.
4. Customs formalities shall be carried out in a public, quick and convenient manner and in accordance with law.
5. The arrangement of manpower and working time must meet the requirements of import, export, exit, entry and transit activities.
Article 17. Risk management in professional customs operations
1. Customs authorities shall apply the risk management in deciding on customs inspection and supervision of goods and vehicle; support the tackling of smuggling and illegal cross-border trafficking of goods.
2. Risk management in customs operations shall include the collection and processing of customs information; establishment of criteria for and evaluation of customs declarants’ adherence to the law, and classification of risks; and implementation of appropriate measures for customs management.
3. For the purposes of serving the application of risk management to customs operations, Customs authorities shall manage and apply the communication system that automatically integrate and process data.
4. The Minister of Finance shall establish criteria for evaluation of customs declarants’ adherence to the regulations of law, classify risks and apply risk management to customs operations.
Article 18. Rights and obligations of customs declarants
1. A customs declarant shall have rights to:
a/ Be provided by customs authorities with information about customs declaration for goods, vehicle, guidance on carrying out customs formalities, and laws on customs;
b/ Request customs authorities to predetermine HS codes, origin and customs value of goods when providing sufficient and accurate information to customs authorities;
c/ Preview goods, take samples of the goods under the supervision of customs officials before making customs declaration in order to ensure accurate customs declaration;
d/ Request customs authorities to re-verify goods if they disagree with customs authorities’ decisions provided that such goods have not been granted clearance;
dd/ Use customs documents for customs clearance or good transportation or following related formalities at other competent agencies in accordance with law;
e/ Make complaints and denunciations about illegal acts against customs authorities and customs officials;
g/ Claim compensation for damage caused by customs authorities and customs officials in accordance with the law on State compensation liability.
2. Customs declarants who are owners of goods or vehicle shall have obligations to:
a/ Make customs declarations and follow customs formalities in accordance with this Law;
b/ Provide sufficient and accurate information in order for customs authorities to predetermine HS codes, origin and customs value of goods;
c/ Take legal responsibility for the authenticity of statement declared and documentary evidence submitted; information consistency between dossiers kept at enterprises and dossiers kept at customs authorities;
d/ Follow decisions and requests of customs authorities and customs officials during conducting customs formalities, inspection and supervision of goods and vehicle;
dd/ Keep customs documents records of goods which are granted clearance within 05 years from the day on which the declaration of such goods is register, unless otherwise provided by law; keep accounting books and documentary evidence and other documents related to imported and exported goods which are granted clearance for a time limit in accordance with law; submit related dossiers, information and documents for verification at the request of customs authorities as prescribed in Articles 32, 79 and 80 of this Law;
e/ Dispose manpower and equipment to perform relevant jobs in order for the customs officials verify goods and vehicle;
g/ Pay taxes and fulfill other financial liabilities in accordance with the laws on taxes, charges and fees and other corresponding regulations of laws.
3. Customs declarants who are customs brokers or other persons authorized by owners of goods and vehicle shall comply with obligations prescribed in Points a, b, c, d, e and g, Clause 2 of this Article within the scope of authorization. Customs declarants who are vehicle operators shall comply with obligations prescribed at Points a, c, d, e and g, Clause 2 of this Article.
Article 19. Tasks and entitlements of customs officials
1. Strictly adhere to laws and customs operation processes and take responsibility for the performance of their tasks and exercise of their entitlements.
2. Instruct customs declarants and related entities on request.
3. Conduct customs inspection and supervision; supervise the packing, unpacking, transshipment, loading and unloading of cargoes at places where the customs formalities are made and places where the imported and exported goods are verified. In case of detecting violation against law on customs, request owners of goods or vehicle, commanders or vehicle operators or authorized persons to comply with their requests for the inspection goods and vehicle in accordance with this Law and the law on handling of administrative violations.
4. Take samples of goods in the presence of customs declarants in order for customs authorities to analyze or request an assessment of such goods.
5. Request customs declarants to provide information and documentary evidence related to their goods in order to ensure accuracy of HS codes, origin and customs value of goods.
6. Request vehicle commanders or operators to drive in proper routes, on schedule, and stop at proper places.
7. Other tasks and entitlements as prescribed in law.
1. Requirements for a customs broker:
a/ There is a business registration certificate or an enterprise registration certificate, in which operation of good forwarding or customs brokers is stated;
b/ There are employees in charge of customs brokerage services (hereinafter referred to as customs employees);
c/ There is information technology infrastructure satisfying the requirements for making e-customs declaration and other requirements as prescribed.
2. A customs employee must be a Vietnamese citizen who fully satisfies the following requirements:
a/ Obtain at least a collegiate degree in economics, law or technique;
b/ Obtain a certificate of training in customs declaration;
c/ Obtain customs employee’s code granted by a customs office.
3. The General Director of Customs shall decide the recognition, suspension or termination of customs broking; grant of certificates of training in customs declaration; grant and revocation of customs employee’s codes.
4. Customs brokers and customs employees shall exercise the rights and perform the obligations of customs declarants as prescribed in Article 18 of this Law.
5. The Minister of Finance shall provide guidance on procedures for recognition and operation of customs brokers; procedures for grant of certificates of training in customs declaration, and grant and revocation of customs employee’s codes.
Article 21. Customs formalities
1. While following the customs formalities, a customs declarant shall:
a/ Declare and submit customs declarations; submit documentary evidence of customs documents prescribed in Article 24 of this Law;
b/ Send goods and vehicle to proper places for physical inspection;
c/ Pay taxes and fulfill other financial obligations in accordance with the laws on taxes, charges and fees and other corresponding regulations of law.
2. While conducting customs formalities, customs authorities and customs officials shall:
a/ Receive and register customs documents;
b/ Verify customs documents and conduct physical inspection of goods and vehicle;
c/ Collect taxes and other amounts payable in accordance with the laws on taxes, charges and fees and other corresponding regulations of law;
d/ Decide grant of customs clearance for goods, release of goods and certification of completion of customs formalities applied to vehicle.
Article 22. Places of customs formalities
1. Places of customs formalities are places where customs authorities receive, register and verify customs documents and conduct physical inspection of goods and vehicle.
2. Places where customs documents are received, registered and examined are head offices of Customs Departments or Customs Sub-Departments.
3. Places of physical inspection of goods include:
a/ Places of inspection at the land border checkpoints, international railway stations, international civil airports; international post offices; seaports and inland waterway ports where import, export, exit, entry and transit operation are carried out; inland ports of importation or exportation of goods;
b/ Head offices of Customs Sub-Departments;
c/ Places of centralized inspection under decisions of the General Director of Customs;
d/ Places of inspection at facilities or works; places where trade fairs or exhibitions are held;
dd/ Places of inspection at bonded warehouses, tax suspension warehouses and container freight stations;
e/ Places of joint inspection by Vietnam Customs and Customs Service of neighboring countries at the land border checkpoints;
g/ Other places decided by the General Director of Customs in case of necessity.
4. Competent agencies, or entities shall arrange places where customs formalities are conducting and depots of imported and exported goods when they make planning, design and construct land border checkpoints, international railway stations, international civil airports; seaports and inland waterway ports where import, export, exit, entry and transit activities; inland ports of importation or exportation of goods; economic zones, industrial parks, non-tariff zones and other places where import, export, exit, entry and transit activities are carried out meeting requirements of customs inspection and supervision in accordance with this Law.
Article 23. Time limit for customs authorities to carry out customs formalities
1. Customs authorities shall receive, register and verify customs documents right after customs declarants submit such dossiers in accordance with this Law.
2. After customs declarants satisfy all requirements for carrying out customs formalities prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 21 of this Law, the time limit for customs officials to complete the verify dossiers and conduct physical inspection of goods and vehicle following the procedure below:
a/ Complete the verification of dossiers within 2 working hours after customs authorities receive complete customs documents;
b/ Complete the physical inspection of goods within 8 working hours after customs declarants fully produce goods to customs authorities. For goods subject to specialized inspection of quality, health, culture, animal quarantine, plant quarantine or food safety in accordance with corresponding regulations of law, the time limit for completion of physical inspection of goods shall be determined from the day on which specialized inspection results are given as prescribed.
For lots of goods in large quantities and of many types or in case the inspection is complicated, heads of customs authorities where customs formalities are carried out shall decide to defer the time limit for physical inspection of goods for within 2 days;
c/ The inspection of vehicle must ensure the timely loading and unloading of imported and exported goods, exit and entry of passengers and customs inspection and supervision in accordance with this Law.
3. The customs clearance must comply with Article 37 of this Law.
4. Customs authorities shall carry out customs formalities for goods on public holidays and weekends and overtime hours in order to ensure timely loading and unloading of imported and exported goods, exit and entry of passengers and vehicle or at the request of customs declarants and in conformity with practical conditions of customs areas.
1. A customs document comprises:
a/ A customs declaration or documentary evidence in substitution;
b/ Relevant documentary evidence.
As the cases maybe, a customs declarant shall submit sale contract, commercial invoice, bill of lading, certificate of origin of goods, import or export permit, notice of specialized inspection results or exemption from specialized inspection, and documentary evidence related to goods as prescribed by corresponding regulations of law.
2. Documents in customs documents may be paper or electronic documents. Electronic documents must ensure the integrity and format prescribed in regulations of law on e-transactions.
3. Customs documents shall be submitted to customs authorities at their head offices.
In case of application of the national single-window mechanism, specialized regulatory bodies shall send import or export permits and notices of specialized inspection results or exemption from specialized inspection in the electronic form via the integrated communication system.
4. The Minister of Finance shall set the customs declaration form, use of customs declarations and documents in substitution of customs declarations, and cases in which relevant documents specified in Clause 1 of this Article must be submitted.
Article 25. Time limit for submission of customs documents
1. The customs declarations shall be submitted:
a/ After goods are transported to places notified by customs declarants and at least 4 hours before the exit of vehicle regarding to exported goods; , at least 2 hours before the exit of vehicle regarding exported goods delivered by express delivery services;
b/ Before goods arrive at border checkpoints or within 30 days after goods arrive at border checkpoints regarding to imported goods;
c/ As prescribed in Clause 2, Article 69 of this Law.
2. Customs declarations are valid for customs formalities within 15 days from the day on which they are registered.
3. The time limit for submission of relevant documents in customs documents:
a/ Regarding to e-customs declaration, when customs authorities conduct examination of customs documents and physical inspection of goods, customs declarants shall submit paper documents in customs documents, except documents which are already available in the national single- window communication system;
b/ Regarding to paper customs declarations, customs declarants shall submit relevant documents when registering their customs declarations.
Article 26. Classification of goods
1. Classification of goods aims to identify HS codes to serve as a basis for tax calculation and implementation of the goods management policy. The classification of goods must be based on customs documents, technical documents and other information related to imported and exported goods for identification of goods’ names and HS codes according to the list of Vietnamese imports and exports.
2. The list of Vietnamese imports and exports consists of HS codes, names and descriptions of goods, units of calculation and attached explanations.
3. The list of Vietnamese imports and exports is made on the basis of full application of the International Convention on Harmonized Commodity Description and Coding System.
The Minister of Finance shall issue the list of Vietnamese imports and exports for uniform application nationwide.
4. According to the List of goods banned from import and export, the List of goods imported and exported under permits of competent regulatory bodies, and the List of goods subject to specialized inspection prescribed by the Government, the Minister of Finance shall promulgate HS codes consistent with headings in the list of Vietnamese imports and exports.
5. During a customs inspection, customs authorities shall determine HS codes according to customs documents, results of physical inspection or analysis and assessment of goods. In case HS codes declared by customs declarants are rejected, customs authorities may take goods samples in the presence of customs declarants for analysis or requested assessment and decide HS codes of such goods. If customs declarants disagree with results of classification given by customs authorities, they may file complaints or lawsuits in accordance with law.
Article 27. Verification of origin of goods
1. Exported goods:
a/ Customs authorities shall verify the origin of exported goods based on the verification of customs declaration and documentary evidence in customs documents and results of physical inspection of goods;
b/ If case of doubt about the origin of exported goods, customs authorities shall request customs declarants to provide documents related to the origin of exported goods, and verify the origin of goods at production facilitates. While awaiting the results of verification of goods, the exported goods may be granted clearance as prescribed in Article 37 of this Law.
2. Imported goods:
a/ Customs authorities shall inspect and verify the origin of imported goods based on customs declaration, certification of origin, documents in customs documents and results of physical inspection of goods. Certification of origin of imported goods must be issued by competent agencies of exporting countries or self-certified by manufacturers, exporters or importers under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party;
b/ In case of doubt about the origin of imported goods, customs authorities shall inspect and verify the origin of goods at manufacturing countries under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party. Results of origin inspection and verification are legally valid for verification of the origin of imported goods.
While awaiting the results of verification , the imported goods may be granted clearance as prescribed in Article 37 of this Law but be not entitled to particularly preferential duty rates. Official duty payable shall be based on results of verification of origin of goods.
3. The Minister of Finance shall stipulate procedures, competence and time limit for verification of the origin of goods.
Article 28. Predetermination of HS codes, origin and customs value of goods
1. In case customs declarants request customs authorities to predetermine HS codes, origin and customs value of goods to be imported or exported, they shall provide relevant information and documents and samples of goods to be imported or exported to customs authorities for predetermination of HS codes, origin and customs value of goods.
In case of failure to provide samples of goods to be imported or exported, customs declarants shall provide technical documents related to such goods.
2. According to regulations of law on good classification, origin and customs value and relevant information and documents provided by customs declarants, the Customs authorities shall predetermine HS codes, origin, and customs value of goods and notify in writing customs declarants of results of predetermination. In case of failure to predetermine at the request of customs declarants, customs authorities shall notify such to customs declarants or request customs declarants to provide additional documents.
3. Within 60 days after receiving notices of predetermination results, if customs declarants disagree with such results, they may request customs authorities to reconsider such results. Customs authorities shall reconsider predetermination results and notify them to customs declarants within regulated time limit.
4. Notices of predetermination results are legally valid for customs authorities to carry out customs formalities for goods are imported or exported in conformable with relevant information and documents and goods samples provided by customs declarants.
5. The Government shall specify conditions, formalities and time limit for prior identification of customs codes, origin and value; time limit for settlement of requests for reconsideration of prior identification results; and validity duration of documents on prior identification prescribed in this Article.
Article 29. Customs declaration
1. Customs declarants shall sufficiently, accurately and clearly fill all items in customs declarations.
2. Customs declaration shall be made electronically, except that customs declarants may fill in paper customs declarations as prescribed in regulations of the Government.
3. Registered customs declarations are valid for customs formalities. Policies on goods management and taxes on imported goods and exported goods are applied when the customs declaration forms are registered, unless otherwise provided by the law on import duty and export duty.
4. If a customs declarant found that the declaration contains errors, he/she may make an additional declaration in the following cases:
a/ For goods undergone customs formalities: Before the customs authority notifies the direct examination of the customs document;
b/ For goods granted clearance: Within 60 days from the date of customs clearance and before the day on which customs authority decides to conduct post-customs clearance inspection, unless additional declaration are related to the import or export permit; specialized inspection in terms of quality, health, culture, animal quarantine, plant quarantine and food safety.
If customs declarants detect errors in their customs declarations when the time limit prescribed at Points a and b of this Clause has expired, they shall make additional declaration and their errors shall be handled in accordance with the laws on taxes and handling of administrative violations.
5. Customs declarants may submit incomplete declaration or documents in substitution of declaration for customs clearance and shall complete declaration forms within the time limit prescribed in Articles 43 and 50 of this Law, and may make a single customs declaration for multiple importation or exportation during a certain period of time for certain goods items.
6. For goods which are undergone customs formalities or for which customs formalities have been completed but which are still subject to customs supervision, customs declarants may change the form of importation or exportation in accordance with the law on customs.
Article 30. Registration of customs declarations
1. Methods of registration of customs declarations are prescribed as follows:
a/ E-customs declarations shall be electronically registered;
b/ Paper-customs declarations shall be registered directly with custom offices.
2. Customs declarations may be registered after customs authorities accept the declaration of customs declarants. The registration date shall be stated in customs declarations.
In case the registration of customs declaration is rejected, customs authorities shall provide explanation in writing or by electronic method to customs declarants.
Article 31. Grounds and competence for decision on customs inspection
According to results of risk analysis and assessment, and information relating to the goods, heads of customs authorities processing customs documents shall decide examination of customs documents and physical inspection of goods.
Article 32. Verification of customs documents
When conducting the verification of customs documents, customs authorities shall compare the accuracy and adequacy between the customs declaration statements and their documentary evidence in customs documents, inspect the compliance with policies on goods management and taxes on imported and exported goods and other corresponding regulations of law.
The verification of customs documents shall be conducted through an e-customs data processing system or directly by customs officials.
Article 33. Physical inspection of goods
1. The following goods are exempted from physical inspection:
a/ Goods used for urgent demands;
b/ Goods exclusively used for national defense and security purposes;
c/ Goods used for other special cases as decided by the Prime Minister.
2. If there is any violation is detected in goods as prescribed in Clause 1 of this Article, such goods shall be physically inspected.
3. For goods other than those as prescribed in Clause 1 of this Article, physical inspection shall be conducted based on the application of risk management.
4. Goods which are live animals or plants, hard to be preserved or other special goods shall be prioritized for inspection.
5. Physical inspection of goods may be conducted by customs officials manually or with the aid of machines, technical equipment or by other professional measures.
The physical inspection of goods shall be conducted in the presence of customs declarants or their legal representatives after customs declarations are registered and goods are transported to places of inspection, except the cases prescribed in Article 34 of this Law.
6. The physical inspection of goods at places for joint inspection by Vietnamese customs authorities and customs authorities of neighboring countries shall be conducted under agreements between Vietnam and these countries.
7. The Minister of Finance shall provide guidance on the physical inspection of goods.
Article 34. Physical inspection of goods in the absence of customs declarants
1. Heads of customs authorities in places where goods are retained shall decide and take responsibility for the physical inspection of goods in the absence of customs declarants in the following cases:
a/ For security protection;
b/ For hygiene and environmental protection;
c/ Upon detection of law violation;
d/ The customs declarants have not conducted customs formalities at the border checkpoint although the imported goods arrive over 30 days;
dd/ Other cases prescribed in regulations of law.
2. Physical inspection of goods in the absence of customs declarants shall be conducted in the following forms:
a/ Non – intrusive inspection;
b/ Inspection with technical equipment and other operational measures of customs authorities;
c/ Opening goods for direct inspection in the presence of representatives of the government authorities at the border checkpoint, the transportation enterprises and the enterprises trading ports and depots. An inspection record shall be made and signed by related parties.
Article 35. Responsibility for inspection of goods and vehicle in customs areas
1. Within their customs areas, customs authorities shall inspect goods and vehicle.
If it is required to carry out a specialized inspection related to quality, health, culture, animal and plant quarantine or food safety for goods and vehicle, customs authorities shall base themselves on the inspection results of specialized inspection agencies to decide on customs clearance.
2. Goods subject to specialized inspection shall be stored at border checkpoints until they are cleared from customs formalities. When goods are permitted to be brought to other places for specialized inspection as prescribed in regulations of law or when goods owners request to carry goods to their storage places for preservation, such storage places must satisfy customs supervision conditions and the goods shall be subject to customs supervision until they are cleared from customs formalities.
Goods owners shall preserve and store goods at places for specialized inspection or at their storage places until customs authorities decide customs clearance.
3. The time limit for specialized inspection of goods must comply with corresponding regulations of law. Specialized inspection agencies shall notify inspection results to customs authorities within 2 working days after the inspection results are available.
4. Heads of Customs Sub-Departments shall take charge, and cooperate with specialized inspection agencies at border checkpoints in, ensuring fast customs clearance for goods and vehicle.
1. Release of goods means permission for the export or import of goods by customs authorities when the following requirements are fully satisfied:
a/ The goods fully meet the export or import requirements but the official payable tax amounts cannot be determined;
b/ The customs declarants have paid taxes or have their declared and calculated payable tax amounts guaranteed by a credit institution.
2. The time limit for determining the official payable tax amounts is within 30 days from the day on which the goods are released; for goods subject to assessment, this time limit shall be determined from the date of receipt of assessment results.
3. If the customs declarants disagree with payable tax amounts determined by customs authorities, they have rights to lodge complaints. The lodging and settlement of complaints must comply with the Law on Complaints.
Article 37. Customs clearance for goods
1. Goods shall be cleared from customs formalities after such formalities are completed.
2. In case customs declarants have completed customs formalities, but have not paid or fully paid payable tax amounts within the regulated time limit, their goods may be cleared from customs formalities when they have such payable tax amounts guaranteed by a credit institution or enjoy a tax payment time limit in accordance with the tax law.
3. In case goods owners are fined by customs authorities or competent regulatory bodies for their customs-related administrative violations and their goods are permitted for export or import, such goods may be cleared from customs formalities if the goods owners have paid the fines or have their payable fines guaranteed by a credit institution for implementing the fining decisions.
4. For goods subject to inspection, analysis or assessment to determine whether or not they fully satisfy the export or import requirements, customs authorities shall permit customs clearance only after the goods are determined that to be eligible for export or import on the basis of inspection, analysis or assessment conclusions or inspection exemption notices of specialized inspection agencies in accordance with law.
5. Goods used for urgent requirements; goods exclusively used for security and defense purposes; and diplomatic bags, consular bags and luggage of agencies, organizations or individuals entitled to privileges or immunities shall be cleared from customs formalities under Articles 50 and 57 of this Law.
Article 38. Objects, methods and duration of customs supervision
1. Objects of customs supervision include goods, vehicle and domestic vehicle which transport goods currently subject to customs supervision.
2. Customs supervision shall be conducted by the following methods:
a/ Customs sealing;
b/ Direct supervision by customs officials;
c/ Use of technical devices and equipment.
3. According to risk analysis and assessment results and other information relating to objects of customs supervision, customs authorities shall decide appropriate methods of supervision. When detecting law violation, customs authorities shall conduct physical inspection of goods.
4. Duration of customs supervision:
a/ Imported goods shall be subject to customs supervision from the day on which they arrive at customs areas until they are granted clearance, released and brought out of these areas;
b/ Exported goods exempt from physical inspection shall be subject to customs supervision from the day on which they are granted clearance until they are brought out of customs areas. Exported goods subject to physical inspection shall be subject to customs supervision from the day on which the physical inspection starts until the goods are brought out of customs areas;
c/ Goods in transit shall be subject to customs supervision from the day on which they arrive at the first border checkpoint of importation until they are brought out of the last border checkpoint of exportation;
d/The duration of customs supervision applied to vehicle must comply with Article 68 of this Law.
Article 39. Responsibilities of customs authorities in customs supervision
1. Apply appropriate methods of supervision which facilitate export, import, exit, entry and transit activities and ensure customs management of goods in accordance with this Law.
2. Use technical devices and equipment ensuring customs supervision in accordance with this Law.
3. Guide and examine customs declarants, port, and depot operation enterprises, export producers and related parties in their observance of regulations on customs supervision.
Article 40. Responsibilities of customs declarants and commanders or drivers of vehicle in customs supervision
1. Comply with, and create requirements for customs authorities to conduct, customs supervision in accordance with this Law.
2. Preserve the original requirements and customs seals of goods; to transport goods according to routes, itineraries and time accepted by customs authorities. Customs declarants shall take responsibility for the loss, missing or damage of goods in accordance with law.
3. Use goods strictly according to the purposes declared to customs authorities.
4. Use vehicle meeting the prescribed requirements for customs authorities to apply appropriate methods of customs supervision.
5. Produce dossiers and goods to customs authorities for inspection upon request.
6. In force majeure events in which the original conditions or customs seals of goods cannot be maintained or goods are not transported according to proper routes, itineraries and time, after taking necessary measures to limit and prevent possible losses, customs authorities shall be immediately informed for handling; if unable to immediately notify the events to customs authorities, the public security agencies, border guards or coast guards shall be informed as appropriate for certification.
Article 41. Responsibilities of port and depot enterprises in customs supervision
1. Arrange places for installation of technical equipment and facilities serving customs supervision at the request of customs authorities.
2. Connect their goods management communication systems with customs authorities’ e-customs clearance systems for managing goods currently subject to customs supervision which are brought in for storage or brought out of the areas of ports, depots.
3. Fully comply with regulations on management, statistics and archive of documents, books and data of goods brought in for storage or brought out of the areas of ports, depot, and produce and provide these documents, records and data to customs authorities upon request.
4. Provide information to, and cooperate with, customs authorities in monitoring, inspecting and supervising goods brought in, brought out or stored in the areas of ports, depots.
5. Preserve, arrange and store goods in their original requirements in the areas of ports, depots to meet supervision and management requirements of customs authorities.
6. Permit the transportation of goods in and out of the areas of ports, depot only when customs authorities’ documents are available.
7. Comply with competent agencies’ decisions on handling of violating goods.
Section 2. PRIVILEGE GIVEN TO ENTERPRISES
Article 42. Requirements for application of the privilege
1. An enterprise may enjoy the privilege when fully satisfying the following requirements:
a/ Strictly observe the customs and law on taxation for 2 consecutive years;
b/ Earn an annual export and import value reaching the prescribed level;
c/ Carry out e-customs formalities and e-tax formalities; have an information technology program for managing its export and import activities connected with the customs authority’s network;
d/ Make via-bank payment;
dd/ Have its internal control system;
e/ Strictly observe accounting and audit regulations.
2. Privileged enterprises in countries or territories that have signed with Vietnam agreements on mutual recognition of privileged enterprises may apply the privilege in accordance with this Law.
3. The Government shall specify requirements and formalities for recognition, extension, suspension, stoppage, privilege and management of enterprises entitled to the privilege.
Article 43. Privilege given to enterprises
1. Exemption from examination of relevant documentary evidence in customs documents and exemption from physical inspection of goods in the course of carrying out customs formalities, except cases in which law violation are detected or random inspection is needed to assess law compliance.
2. Follow customs formalities with incomplete customs declarations or documentary evidence in substitution of customs declarations. Within 30 days from the date of registration of incomplete customs declarations or submission of documentary evidence in substitution of customs declarations, customs declarants shall submit complete customs declarations and relevant documentary evidence in customs documents.
3. Be prioritized when carrying out tax formalities for goods in accordance with the law on taxation.
Article 44. Responsibilities of customs authorities giving the privilege
1. The General Director of Customs shall consider, recognize, extend, suspend or stop the application of the privilege given to enterprises.
2. Customs authorities shall:
a/ Examine, supervise and assess enterprises in law compliance;
b/ Provide enterprises with guidance on tax and customs policies and regulations.
Article 45. Responsibilities of enterprises entitled to the privilege
1. Annually provide customs authorities with audit reports and financial statements.
2. Comply with inspection and supervision regulations of customs authorities.
3. Notify customs authorities of competent agencies’ decisions on handling of enterprises’ violations against tax and accounting laws.
Section 3. CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION OF GOODS, PERSONAL BELONGINGS AND LUGGAGE
Article 46. Customs inspection and supervision of goods temporarily imported
1. Customs formalities for temporary import and customs formalities for re-export shall be carried out at border checkpoint Customs Sub-Departments.
2. Customs inspection and supervision of goods temporarily imported are prescribed as follows:
a/ Goods temporarily imported shall be stored at border checkpoints or places subject to customs inspection and supervision;
b/ Goods temporarily imported shall be subject to customs inspection and supervision from the day on which customs formalities for temporary import are carried out until the goods are re-exported out of the Vietnamese territory; customs declarants or enterprises dealing in goods temporary import shall preserve temporarily imported goods throughout the period of storage in Vietnam and re-export such goods.
3. Temporarily imported goods shall be re-exported within the regulated time limit; temporarily imported goods which are not re-exported but used for domestic sale must go through customs formalities like imported goods.
Article 47. Customs inspection and supervision of goods sold at duty-free shops
1. Goods sold at duty-free shops must go through customs formalities at the Customs Sub-Departments managing these shops.
2. Customs inspection and supervision of goods sold at duty-free shops are regulated as follows:
a/ Goods sold at duty-free shops shall be stored at duty-free shops or warehouses of duty-free goods-selling enterprises which meet customs supervision requirements. The goods storage duration must not exceed 12 months from the day on which the customs formalities are completed. The head of the Customs Branch managing duty-free shops may grant a single extension within 12 months for cases with reasonable grounds;
b/ Goods sold at duty-free shops shall be subject to customs inspection and supervision from the time customs formalities are carried out until the goods are sold, exported or handled in accordance with law.
3. Goods temporarily imported for sale at duty-free shops which are used for domestic sale must go through customs formalities like imported goods.
Article 48. Customs inspection and supervision of temporarily imported or temporarily exported goods
1. Temporarily imported or temporarily exported goods include:.
a/ Means which are rotationally used for containing goods;
b/ Machinery, equipment and professional tools which are used in a specified duration;
c/ Machinery, equipment, means for construction, molds and models for manufacture or construction under hire or borrowing contracts;
d/ Components and parts imported by ship owners for replacement or repair of foreign seagoing ships and aircraft;
dd/ Goods for fairs, exhibitions or product displays;
e/ Other goods as prescribed.
2. Temporarily exported goods shall be re-imported and temporarily imported goods shall be re-exported within regulated time limits and must go through customs formalities.
3. Temporarily exported goods or temporarily imported goods under the same customs declaration may be re-imported or re-exported in different shipments under different re-import or re-export customs declarations.
4. Temporarily exported goods which are not re-imported or temporarily imported goods which are not re-exported but are sold, given as gifts or exchanged must go through customs formalities like exported or imported goods.
5. The Government shall provide guidance on this Article.
Article 49. Customs inspection and supervision of goods being gifts
1. Goods being gifts must go through customs formalities; for goods subject to conditional export or import, regulations on goods subject to conditional export or import shall be complied with.
It is prohibited to export or import goods being gifts in the list of goods banned from export or import.
2. Quotas for duty-exempt goods being gifts must comply with the law on taxation.
Article 50. Customs inspection and supervision of goods used for urgent requirements and goods exclusively used for security and defense purposes
1. Goods used for urgent requirements means goods serving the remedy of consequences of natural disasters or epidemics or goods to meet urgent relief requirements.
Goods used for urgent requirements shall be certified in writing by competent regulatory bodies.
Customs declarants may use incomplete customs declarations or documentary evidence in substitution of customs declarations for carrying out customs formalities. According to incomplete customs declarations or documentary evidence in substitution of customs declarations, customs authorities shall to decide whether to grant customs clearance for goods.
Within 30 days from the day on which the incomplete customs declarations are registered or documentary evidence in substitution of customs declarations is submitted, customs declarants shall submit the complete customs declarations and relevant documents in customs documents.
2. Goods exclusively used for security and defense purposes:
a/ Goods exclusively used for security and defense purposes shall be certified in writing by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security; customs declarants may use incomplete customs declarations for carrying out customs formalities. According to incomplete customs declarations, customs authorities decide whether to grant customs clearance for goods
Within 30 days from the day on which of registration of incomplete customs declarations, customs declarants shall submit complete customs declarations and relevant documentary evidence in customs documents;
b/ Goods exclusively used for security and defense purposes which are subject to confidentiality requirements as certified in writing by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security shall be exempted from customs declaration and physical inspection.
Article 51. Customs inspection and supervision of goods traded or exchanged by border residents
1. Goods traded or exchanged by border residents means goods serving daily-life and normal production activities of border residents of Vietnam and border residents of countries bordering on Vietnam.
2. Goods traded or exchanged by border residents are subject to customs inspection and supervision; with regard to places where customs authority is not available, such goods shall be subject to inspection and supervision by border guards in accordance with this Law.
Article 52. Customs inspection and supervision of goods exported or imported through post or express delivery services
1. Goods exported or imported through post or express delivery services must go through customs formalities and are subject to customs inspection and supervision.
2. International post service providers or express delivery service providers that are authorized to make customs declaration shall perform the responsibilities of customs declarants prescribed in Article 18 of this Law, and may transfer and deliver goods only after the goods are granted clearance.
Article 53. Customs inspection and supervision of personal belongings
Personal belongings of individuals, families or organizations must follow customs formalities and be subject to customs inspection and supervision.
Exporters or importers of goods being personal belongings must have documents proving their residence and operation in Vietnam or overseas.
Article 54. Customs inspection and supervision of luggage of persons on exit or entry
1. Luggage of persons on exit or entry is subject to customs inspection and supervision at border checkpoints.
2. Luggage of persons on exit or entry which exceeds duty-exempt quotas must go through customs formalities like exported or imported goods.
Persons on exit or entry may consign luggage in border checkpoint warehouses and receive them back upon entry or exit.
3. Quotas for tax-exempt luggage must comply with the law on taxation.
Article 55. Customs inspection and supervision of foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, negotiable instruments, gold, precious metals and gems of persons on exit or entry
1. Persons on exit or entry who carry foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, negotiable instruments, gold, precious metals and gems are subject to customs inspection and supervision.
2. Persons on entry who carry along foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, negotiable instruments, gold, precious metals and gems in excess of quotas prescribed by the State Bank of Vietnam shall make customs declaration at border checkpoints.
3. Persons on exit who carry along foreign currencies in cash, Vietnam dong in cash, negotiable instruments, gold, precious metals and gems in excess of quotas prescribed by the State Bank of Vietnam shall make customs declaration and produce papers at border checkpoints under regulations of the State Bank of Vietnam.
Article 56. Customs inspection and supervision of goods on vehicle
1. Goods being articles on vehicle are not required to follow customs formalities but are subject to customs inspection and supervision.
2. Goods purchased from vehicle on entry must follow customs formalities like imported goods.
3. Goods supplied to serve vehicle on exit or in transit must follow customs formalities like exported goods.
Article 57. Customs inspection and supervision of diplomatic bags, consular bags, luggage and vehicle of agencies, entities entitled to privileges or immunities
1. Privileges and immunities provided in this Law include privileges and immunities in customs declaration and inspection.
2. Diplomatic bags and consular bags are exempted from customs declaration and inspection.
Luggage and vehicle of entities entitled to privileges or immunities under regulations on privileges or immunities for Vietnam-based diplomatic missions, consulates and representative offices of international organizations are exempted from customs inspection.
3. When there are reasonable grounds that diplomatic bags or consular bags are misused for the purposes in contravention of a treaty on diplomatic relationships or consular relationships to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party, or when luggage or vehicle contain goods on the list of goods banned from import or export or goods ineligible for privileges or immunities, the General Director of Customs shall decide on the handling thereof in accordance with the provisions of such treaty.
Article 58. Customs inspection and supervision, handling of goods in stock
1. Stagnant goods are stored in ports, depots in customs areas, including:
a/ Goods that are declared by their owners to be abandoned or of which abandonment is proved by acts of their owners.
The abandonment of goods or an act taken by goods owners to prove the abandonment of goods which show violation of law is not accepted;
b/ Goods that have been imported for more than 90 days from the day on which their arrival at border checkpoints but left unclaimed;
c/ Goods collected by port and depot enterprises during the process of goods loading and unloading;
d/ Goods imported outside bills of lading or manifests but left unclaimed.
2. Where customs authorities have reasonable grounds to determine that the goods specified in Clause 1 of this Article are smuggled goods, such goods shall be handled in accordance with law.
3. The goods as prescribed in Points b, c, and d, Clause 1 of this Article which are left unclaimed shall be publicly announced in the mass media. Within 60 days from the day on which of public announcement, if goods owners come and claim such goods, they shall follow customs formalities and pay a fine in accordance with the law on handling of administrative violations. If such goods are left unclaimed, they shall be handled under Clause 6 of this Article.
4. The goods specified in Clause 1 of this Article which are perishable, frozen, toxic and dangerous chemicals and almost expired goods shall be promptly handled in accordance with this Law and other corresponding regulations of law.
5. Port and depot enterprises shall arrange ports, depots which satisfy the customs supervision requirements for storing goods in stock; and cooperate with competent agencies in handling stagnant goods under Clause 6 of this Article.
6. Stagnant goods shall be handled as follows:
a/ Customs authorities shall handle stagnant goods in accordance with law. In case of sale of goods in stock, proceeds from the sale shall be remitted into the state budget after subtracting sale expenses and retention at ports and warehouses at port and depot enterprises.
b/ For polluting goods, owners and drivers of vehicle or persons authorized by owners of vehicle shall transport such goods out of the Vietnamese territory. In case owners or drivers of vehicle or persons authorized by owners of vehicle are unidentifiable, customs authorities shall take charge, and cooperate with port and depot enterprises, local administrations and related agencies in, destroying such goods.
Section 4. CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION OF GOODS IMPORTED FOR EXPORT PROCESSING AND PRODUCTION
Article 59. Responsibilities of customs authorities in customs inspection and supervision of goods imported for export processing and production
1. Goods being materials and supplies imported for export processing and production shall be subject to customs inspection and supervision from the importing date, during the process of production until products are exported or their use purposes are changed.
2. Customs authorities shall:
a/ Inspect processing and production establishments, processing and production capability of entities importing materials and supplies for export processing and production;
b/ Inspect the use of imported materials and supplies in the export processing and production process and quantity of stagnant goods of entities engaged in export processing and production;
c/ Inspect the finalization, management and use of materials and supplies of entities importing materials and supplies for export processing and production;
3. Customs inspection and supervision prescribed in this Article shall comply with the risk management rule.
Article 60. Responsibilities of entities engaged in export processing and production
1. Notify customs authorities of export processing and production establishments.
2. Use materials and supplies imported for the export processing and production purpose. In case the use purpose is changed, to follow customs formalities in accordance with this Law.
3. Store exported goods, materials and supplies used for export processing and production in production areas. In case of storage outside production areas, approval of customs authorities is required.
4. Fully comply with regulations on management, accounting, statistics and archive of documents, books and data on goods brought into or out of processing and production establishments; to produce books, documents and goods to customs authorities for inspection.
5. Make finalization reports on management and use of imported materials and supplies and exported goods in accordance with the law on customs.
Section 5. CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION OF GOODS IN BONDED WAREHOUSES, TAX SUSPENSION WAREHOUSES AND CFSS
Article 61. Goods stored in bonded warehouses, tax suspension warehouses and CFSs
1. Goods shall be stored in bonded warehouses within 12 months from the date of their consignment. In case of having reasonable grounds, directors of Customs Departments in charge of managing bonded warehouses may extend this time limit once for not more than 12 months.
2. The time limit for storing materials and supplies in tax suspension warehouses for export production is 12 months from the date of their consignment. In case of having reasonable grounds according to requirement of the production process, heads of Customs Sub-Departments in charge of tax suspension warehouses may grant an extension for the time limit. The extension must be conformable with the production cycle.
3. Goods brought into CFSs include imported goods which have not been granted clearance, exported goods which have been granted clearance or exported goods for which customs declarations have been registered but physical inspection will be conducted at CFSs.
Goods shall be stored in CFSs within 90 days from the day on which they are brought into such CFSs. For reasonable grounds, heads of Customs Sub-Departments managing CFSs may extend the time limit once for not more than 90 days.
Article 62. Requirements for establishment of bonded warehouses, tax suspension warehouses and CFSs
1. Bonded warehouses and CFSs shall be established in areas that are home to:
a/ Seaports, international civil airports, inland import and export ports, land border checkpoints, international railway stations;
b/ Industrial parks, hi-tech parks, non-tariff zones and other zones as prescribed.
2. Tax suspension warehouses shall be established in workshop’s area of export production enterprises.
3. The General Director of Customs have entitlement to decide to establish, extend the operation duration, suspend and terminate the operation of bonded warehouses, tax suspension warehouses and CFSs.
4. The Government shall provide guidance on the establishment and operation of bonded warehouses, tax suspension warehouses and CFSs.
Article 63. Rights and obligations of enterprises dealing in bonded warehouse or CFSs, CFS providers, goods owners and owners of tax suspension warehouses
1. Enterprises dealing in bonded warehouses and owners of goods stored in bonded warehouses have the following rights and obligations:
a/ Enterprises dealing in bonded warehouses may perform contracts on storing goods in their bonded warehouses and move the goods in their bonded warehouses according to agreements with goods owners.
Enterprises dealing in bonded warehouses shall comply with requests of customs authorities for goods inspection. Once every three months, enterprises dealing in bonded warehouses shall notify in writing Customs Departments in charge of bonded warehouses of actual requirements of the goods and the operation of the bonded warehouses.
b/ Goods owners may consolidate packing, categorize goods or take goods samples under the supervision of customs officials and may transfer the ownership of such goods. The transfer of goods from one bonded warehouse to another must be approved in writing by directors of Customs Departments in charge of bonded warehouses where such goods are stored.
2. Owners of tax suspension warehouses have the following rights and obligations:
a/ Store goods being materials and supplies imported for export production;
b/ Arrange, re-pack and move the goods in the tax suspension warehouses;
c/ Notify in advance customs authorities of tentative plans for bringing materials and supplies from tax suspension warehouses to production;
d/ Notify in writing Customs Departments in charge of tax suspension warehouses of the actual requirements of the goods and the operation of their tax suspension warehouses once every three months;
dd/Make a general list of import customs declarations and the total quantity of materials and supplies that have been brought into tax suspension warehouses and a general list of export customs declarations and the total quantity of exported goods in the previous year and send them to Customs Departments in charge of tax suspension warehouses not later than January 31 every year.
3. Goods owners, enterprises dealing in CFSs and CFS providers have the following rights and obligations:
a/ Goods owners may transfer of the ownership of the goods, pack, re-pack, consolidate, repair and preserve goods;
b/ CFS providers may break bulk or load shipments of different owners in the same container, arrange or re-arrange stored goods;
c/ Once every three months, enterprises-dealing in CFSs shall notify in writing Customs Departments in charge of CFSs of the actual requirements of the goods and their operation.
4. Enterprises dealing in bonded warehouses, enterprises dealing in CFSs and owners of tax suspension warehouses shall comply with regulations on accounting and statistics, be equipped with technical means and equipment to manage goods electronically and connected to customs authorities’ network for customs inspection and supervision in accordance with this Law.
5. Enterprises dealing in bonded warehouses, enterprises dealing in CFSs, CFS providers, owners of tax suspension warehouses and goods shall comply with the law on operation of bonded warehouses, tax suspension warehouses and CFSs.
Section 6. CUSTOMS FORMALITIES, INSPECTION AND SUPERVISION OF GOODS TRANSPORTED UNDER CUSTOMS SUPERVISION
Article 64. Customs formalities for goods transported under customs supervision
1. Goods transported under customs supervision include transited goods and goods transported from border checkpoint to border checkpoint.
2. When transporting goods subject to customs supervision, customs declarants shall complete goods transportation declaration forms; submit the documents specified at Point b, Clause 1, Article 24 of this Law.
3. Customs authorities shall receive goods transportation declaration forms, check documents and goods produced by customs declarants to decide to permit the transportation of goods subject to customs supervision.
4. In the course of transporting goods under customs supervision, if customs declarants wish to transship, warehouse or divide shipments, change the transportation mode or perform other jobs, they shall notify such to customs authorities and obtain their approval before implementation. Customs authorities shall reply within two hours after receiving customs declarant’s notices.
Article 65. Transportation routes and duration
1. Goods under customs supervision must be transported along proper routes, through proper border checkpoints and within proper time limit.
2. Routes for transportation of transited goods are prescribed in regulations of the Minister of Transport.
3. Routes for transportation of goods from border checkpoint to border checkpoint are registered by customs declarants and accepted by customs authorities that receive and process customs documents.
Section 7. CUSTOMS FORMALITIES, INSPECTION AND SUPERVISION OF VEHICLE
Article 66. Notification of information on vehicle
Owners and drivers of vehicle, persons authorized by owners of vehicle or persons issuing bills of lading shall directly notify customs authorities or via the national single-window communication system of imported and exported goods and passengers on exit or entry aboard vehicle before their entry or exit.
Article 67. Customs clearance places for vehicle
Vehicle on exit or entry must go through border checkpoints.
Vehicle on entry must undergo customs formalities at the first entry border checkpoint. Vehicle on exit must undergo customs formalities at the last border checkpoint for exit.
Article 68. Routes and duration subject to customs supervision for vehicle
1. Foreign commercial vehicle on entry, exit or in transit must go along the proper routes, be subject to customs supervision from day on which they arrive at customs areas, during their movement and to the day on which they leave the Vietnamese territory.
2. Vietnamese commercial vehicle on entry must be subject to customs supervision from the day on which they arrive at customs areas to day on which all imported goods carried by the vehicle are unloaded for import procedure completion.
Vietnamese commercial vehicle on exit must be subject to customs supervision from the day on which the exported goods are loaded to the day on which they leave the Vietnamese territory.
3. Non-commercial vehicle on entry, exit or in transit must be subject to customs inspection and supervision when carrying out customs formalities at entry or exit border checkpoints or other places as prescribed.
4. When there are reasonable grounds that smuggled goods are hidden on board vehicle and there are other signs of law violation, heads of customs authorities where customs formalities for vehicle are carried out, heads of customs control squads may decide to temporarily postpone the departure or stop the vehicle for search. Such search must comply with law and decision issuers shall take responsibility before law for their decisions.
Article 69. Customs formalities for vehicle
1. When carrying out customs formalities for vehicle, owners and drivers of vehicle or persons authorized by owners of vehicle shall make customs declaration; submit or produce bills of lading for carrying out customs formalities; supply information and documents related to goods and items on vehicle.
Where relevant documents have satisfied requirements of the customs inspection, owners and drivers of vehicle or persons authorized by owners of vehicle are not required to fill in the customs declarations, except for baggage, imported or exported goods of people on exit or entry aboard their vehicle.
2. Time limits for declaration and submission of customs declarations and relevant documents are prescribed as follows:
a/ For vehicle in transit, immediately after their arrival at the first entry border checkpoint and before they go through the last border checkpoint for exit;
b/ For seagoing vehicle on entry, within 2 hours after the port authorities announce that these vehicle have arrived at the places for pilot embarkation; for seagoing vehicle on exit, within 1 hour before they exit;
c/ For air vehicle on exit or entry, immediately after their arrival at the border checkpoint and before carriers stop carrying out formalities for receiving exported goods and passengers on exit;
d/ For railway, land and river way vehicle on exit or entry, immediately after their arrival at the first entry border checkpoint and before they go through the last border checkpoint for exit.
3. Military vehicles and other vehicle used for national defense and security purposes must go through customs formalities and be subject to customs inspection and supervision.
4. The Government shall stipulate customs formalities and customs inspection and supervision of vehicle.
Article 70. Transshipment, carriage transfer, carriage detachment, loading and unloading of goods and baggage aboard vehicle
The transshipment, carriage transfer, carriage detachment, loading and unloading of goods and baggage aboard vehicle which are subject to customs inspection and supervision may be conducted when obtaining approval of customs authorities.
Goods handled through transshipment, carriage transfer and carriage detachment must have their packing, boxes and parcels kept intact.
Article 71. International transportation combined with domestic transportation, domestic transportation combined with transportation of imported and exported goods
1. Vehicle used for international transportation may be used for domestic goods transportation, if they are permitted by competent regulatory bodies and satisfy customs supervision requirements regulated by the Minister of Finance. 2. Vehicle used for domestic transportation may also be used for transportation of imported and exported goods subject to customs supervision, if they are permitted by competent regulatory bodies and satisfy customs supervision requirements regulated by the Minister of Finance.
Article 72. Responsibilities of heads at airports, seaports and international railway stations
Heads of competent agencies and organizations at airports, seaports and international railway stations shall notify customs authorities of arrival and departure times and stop places of seagoing ships, aircraft and international transportation trains; and time for goods loading onto and goods unloading from seagoing ships, aircrafts and international transportation trains.
Section 8. INSPECTION, SUPERVISION, POSTPONEMENT OF CUSTOMS FORMALITIES FOR IMPORTED AND EXPORTED GOODS UPON REQUEST FOR PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS
Article 73. Principles of inspection, supervision and postponement of customs formalities
1. Holders of intellectual property rights protected in accordance with the law on intellectual property have the right to request customs authorities to apply inspection and supervision methods or postpone customs formalities for imported and exported goods showing signs of intellectual property right infringement.
2. Customs authorities may decide to postpone customs formalities for imported or exported goods when intellectual property rights holders or legally authorized persons make written requests and show evidence of their lawful holding of intellectual property rights and evidence of infringements thereupon and have paid a deposit or produced documents on guarantee by credit institutions as security for payment of damage compensation and expenses as prescribed which may arise due to wrong requests for postponement of customs formalities.
3. Provisions on postponement of customs formalities for imported and exported goods showing signs of intellectual property right infringement as prescribed in this Law are not applicable to humanitarian aid goods, personal belongings, goods eligible for privileges and immunities, baggage, donations and gifts within the duty-free quota and transited goods.
Article 74. Formalities for requesting customs inspection and supervision and postponement of customs formalities
1. An intellectual property rights holder may directly or through legally authorized persons send his written requests to customs authorities for customs inspection and supervision or temporary suspension of customs formalities for imported and exported goods showing signs of intellectual property right infringement.
2. In case of request for customs inspection and supervision, the intellectual property rights holder or legally authorized person shall pay charges and fees prescribed by the law on charges and fees and provide customs authorities with the following materials:
a/ A written request; written authorization in case of authorized submission of request;
b/ A copy of protection title for industrial property rights or another materials proving industrial property rights which are currently protected in Vietnam or a copy of the certificate of registration of industrial property licensing contract; a copy of the certificate of registration of copyright, copyright-related rights or rights to plant varieties or another materials proving copyright, copyright-related rights or rights to plant varieties;
c/ A detailed description of intellectual property right-infringing goods, photos and characteristics for distinguishing genuine goods from intellectual property right-infringing goods;
d/ A list of lawful importers or exporters of goods requiring supervision; a list of persons likely to export or import intellectual property right-infringing goods.
The time limit for application of customs inspection and supervision measures for goods requiring protection of intellectual property rights is 2 years from the day on which the customs authority accepts the request of the intellectual property rights holder. This time limit may be granted extension for another 2 years but must not exceed the duration of protection of the concerned intellectual property subject matter in accordance with the Law on Intellectual Property.
3. In case of requesting postponement of customs formalities, the intellectual property rights holder or legally authorized person shall provide the customs authority with the materials as prescribed in Clause 2 of this Article and pay a sum of money or submit documents on guarantee by a credit institution equal to 20% of the value of the goods shipment in the contract or at least VND 20 million if the value of the suspected infringing goods shipment is not identified to pay damage compensation and expenses as prescribed which may arise due to wrong request for postponement of customs formalities.
Article 75. Receipt and handling of written requests for customs inspection and supervision and postponement of customs formalities
1. Place where written requests are receipt:
a/ Customs Sub-Department shall receive written requests for postponement of customs formalities;
b/ The General Department of Customs shall receive written requests for customs inspection and supervision.
2. Customs authorities shall notify in writing requesters of the acceptance of requests or refusal to accept requests within the following time limits:
a/ Within 20 days after receiving sufficient materials as prescribed in Clause 2, Article 74 of this Law.
b/ Within 2 working hours after receiving sufficient materials as prescribed in Clause 3, Article 74 of this Law.
In case of refusal to accept request, customs authorities shall issue written replies, clearly stating reasons.
Article 76. Procedures for postponement of customs formalities
1. Procedures for postponement of customs formalities for requesters whose inspection and supervision requests are accepted by customs authorities shall be carried out as follows:
a/ When detecting shipments which show signs of intellectual property right infringement, the customs authority shall postpone customs formalities and promptly notify such in writing to the requester;
b/ Within 3 working days after receiving the customs authority’s notice, if the requester does not require postponement of customs formalities, the customs authority shall continue carrying out customs formalities under regulations.
In case the requester requires postponement and pays a deposit and submits a document on guarantee as prescribed in Clause 3, Article 74 of this Law, the customs authority shall decide to postpone customs formalities.
2. In case intellectual property rights holders make requests for postponement of customs formalities for goods showing signs of intellectual property right infringement but make no written request for customs inspection and supervision, customs authorities shall decide to postpone customs formalities if the requirements prescribed in Clause 3, Article 74 of this Law are satisfied.
3. The time limit for postponement of customs formalities is 10 working days from the day on which the customs authority issues the decision. In case the requester has a plausible reason for postponement, this time limit may be extended but must not exceed 20 working days, provided the requester pays an additional sum of money or submits an additional document on guarantee as prescribed in Clause 3, Article 74 of this Law.
4. Upon expiration of the postponement duration as prescribed in Clause 3 of this Article, if the requester for postponement of customs formalities initiates no civil lawsuit and the customs authority decides not to handle the case according to formalities for handling of administrative violations, the customs authority shall continue carrying out customs formalities for the shipment.
In case the requester for postponement of customs formalities withdraws the request and the customs authority decides not to handle the case according to formalities for handling of administrative violations before the expiration of the temporary suspension duration, the customs authority shall immediately continue carrying out customs formalities for the shipment.
5. Intellectual property rights holders or legally authorized persons shall pay to goods owners arising expenses for warehousing, loading, unloading and preservation of goods due to wrong requests for postponement of customs formalities.
6. Customs authorities shall refund security amounts to intellectual property rights holders or legally authorized persons after the latter have fulfilled their obligation to pay arising expenses and damage compensations under decisions of customs authorities or competent agencies.
7. The time limit for tax payment (if any) is determined from the day on which the customs authority decides to continue carrying out customs formalities for the shipment.
Section 9. POST-CUSTOMS CLEARANCE INSPECTION
Article 77. Post-customs clearance inspection
1. Post-customs clearance inspection means inspection carried out by customs authorities of customs documents, accounting books and documents and goods-related documents and data; and a physical inspection of goods where necessary and requirements which are required to meet after such goods are granted clearance.
Post-customs clearance inspection aims to assess the accuracy and truthfulness of documents and dossiers that are declared, submitted and produced by customs declarants to customs authorities; and observance by customs declarants of the law on customs and other laws related to the management of imported and exported goods.
2. Post-customs clearance inspection shall be caưied out at customs authorities or premises of customs declarants.
Premises of customs declarants include their head offices, branches, stores and goods production and preservation establishments.
3. The time limit for post-customs clearance inspection is 5 years from the day on which of customs declaration registration.
Article 78. Cases of post-customs clearance inspection
1. Inspection in case there are violation of the law on customs and other laws relevant to the management of imported and exported goods.
2. In cases other than those as prescribed in Clause 1 of this Article, post-customs clearance inspection shall be carried out based on the application of risk management.
3. Inspection of law observance by customs declarants.
Article 79. Post-customs clearance inspection at customs authorities
1. Directors of Customs Departments or heads of Customs Sub-Departments shall issue decisions on post-customs clearance inspection, request customs declarants to provide commercial invoices, bills of lading, goods purchase and sale contracts, certificates of origin of goods, payment documents, dossiers and technical documents of goods related to dossiers under inspection and explain relevant contents.
The inspection duration is determined in the inspection decision provided that it is not more than 5 working days.
2. A decision on post-customs clearance inspection must be sent to the customs declarant within 3 working days from the day on which of it is signed and at least 5 working days before the inspection is conducted.
The customs declarant shall explain and provide documents and documentary evidence related to the dossier under inspection at the request of the customs authority.
In the course of inspection, the customs declarant may explain and additionally provide customs document-related information and documents.
3. The handling of inspection results is regulated as follows:
a/ If provided information and documentary evidence and explained statements prove that customs declaration contents are correct, the customs document is accepted;
b/ If nothing proves that customs declaration contents are correct or the customs declarant fails to provide documents and documents and give explanations according to inspection requirements, the customs authority shall decide on handling in accordance with the laws on taxes and on handling of administrative violations.
4. Within 5 working days after an inspection is completed, the inspection decision issuer shall sign and send the notice of inspection results to the customs declarant.
Article 80. Post-customs clearance inspection at premises customs declarants
1. Competence to make a decision on post-customs clearance inspection:
a/ The General Director of Customs and Director of the Department for Post-Customs Clearance Inspection shall make a decision on post-customs clearance inspection nationwide;
b/ Directors of Customs Departments shall make a decision on post-customs clearance inspection in localities under their management.
In case of inspection of enterprises which are not located in administrative divisions under their management, Customs Departments shall report to the General Department of Customs for consideration and assignment of other units to conduct inspection.
The inspection and assessment of law observance of customs declarants must comply with annual post-customs clearance inspection plans promulgated by the General Director of Customs.
2. Duration of post-customs clearance inspection:
a/ The duration of post-customs clearance inspection shall be determined in the inspection decision provided that it is not more than 10 working days. The inspection duration is determined from the day on which the inspection begins. In case the scope of inspection is large and matters are complicated, the inspection decision issuer may grant an extension of the inspection duration once for not more than 10 working days.
b/ The decision on post-customs clearance inspection must be sent to the customs declarant within 3 working days from the day on which it is signed and within 5 working days before the inspection is conducted, except the cases as prescribed in Clause 1, Article 78 of this Law.
3. Order and formalities for post-customs clearance inspection:
a/ Announce the post-customs clearance, inspection decision before the inspection is conducted;
b/ Compare declared statements with accounting books and documents, financial statements, related documents and actual requirements of imported and exported goods within the scope and content of the post-customs clearance inspection decision;
c/ Make a written record of post-customs clearance inspection within 5 working days after the inspection is concluded;
d/ Within 15 working days after the inspection is concluded, the inspection decision issuer shall sign the inspection conclusion and send it to the customs declarant. In case the inspection conclusion requires expert opinions of a competent agency, the time limit for signing the inspection conclusions is determined from the day on which the competent agency gives its opinions. Competent professional agencies shall give their opinions within 30 days from the date of receiving requests of customs authorities;
dd/ Handling according to the competence of customs officials or transferring the case to a competent authority for handling according to inspection results.
4. If customs declarants fail to abide by inspection decisions, explain and provide documents and documents within the prescribed time limit to customs authorities, customs authorities shall base themselves on collected and verified documents and materials to make a decision on handling in accordance with the laws on taxes and handling of administrative violations or conduct specialized inspection in accordance with law.
Article 81. Tasks and entitlements of customs officials in post-customs clearance inspection at premises customs declarants
1. The General Director of Customs, the Director of the Department for Post-Customs Clearance Inspection and Directors of Customs Departments have the following tasks and entitlements:
a/ Issue inspection decisions and set up inspection teams;
b/ Extend the inspection duration where necessary;
c/ Issue inspection conclusions; handle inspection results; make a decision on handling in accordance with the laws on taxation and handling of administrative violations or propose competent persons to make a decision on handling in accordance with law;
d/ Settle complaints and denunciations in accordance with law.
2. Heads of inspection teams have the following tasks and entitlements:
a/ Organize and direct their team members to conduct inspection with contents, subjects and within time limits in inspection decisions;
b/ Request customs declarants to provide information, documents and written explanations about issues related to inspection contents, produce goods for inspection when necessary and requirements permit;
c/ Make written records of, and report to competent authorities for handling on, custom declarants’ acts of failing to abide by, obstructing or delaying the implementation of inspection decisions;
d/ Temporarily seize and seal documents and material evidence in case customs declarants show signs of dispersal and destruction of documents and material evidence related to law violations;
dd/ Make and sign written records of inspection;
e/ Report on inspection results to inspection decision issuers and take responsibility for the accuracy, truthfulness and objectiveness of their reports.
3. Inspection team members have the following tasks and entitlements:
a/ Perform tasks assigned by inspection team heads;
b/ Report on results of performance of their assigned tasks to inspection team heads; to be held responsible before law and inspection team heads for the accuracy, truthfulness and objectiveness of their reports;
c/ Make and sign written records of inspection as assigned by inspection team heads.
Article 82. Rights and obligations of customs declarants in post-customs clearance inspection
1. Exercise the rights and fulfill the obligations as prescribed in Article 18 of this Law.
2. Promptly, fully and accurately provide documents as required and take responsibility for the accuracy and truthfulness of such documents.
3. Refuse to provide information and documents irrelevant to inspection contents or information and documents involved in state secrets, unless otherwise provided by law.
4. Receive written inspection conclusions and request explanations about inspection conclusions; to reserve their opinions in written inspection conclusions.
5. Request inspection team heads to produce inspection decisions, customs identity cards in case of post-customs clearance inspection at head premises of customs declarants.
6. Comply with requests for post-customs clearance inspection and appoint competent persons to work with customs authorities.
7. Explain related issues at the request of customs authorities.
8. Sign written records of inspection.
9. Abide by handling decisions of customs authorities and competent agencies.
COLLECTION OF TAXES AND OTHER AMOUNTS PAYABLE ON IMPORTED AND EXPORTED GOODS
Article 83. Responsibilities of customs declarants for declaration, calculation and payment of taxes and other amounts payable
1. Declare and calculate taxes in an accurate, truthful and complete manner and on time and take responsibility for their tax declaration and calculation.
2. Pay taxes and other amounts payable in full and on time in accordance with the laws on taxes, charges, and fees and other corresponding regulations of law.
3. Comply with decisions of customs authorities on taxes and other amounts payable in accordance with the laws on taxes, charges and fees and other corresponding regulations of law.
Article 84. Responsibilities of customs authorities for collection of taxes and other amounts payable
1. The General Department of Customs shall organize the collection of taxes and other amounts payable on imported and exported goods; and apply measures to ensure the correct and full collection of taxes and other amounts payable in accordance with the laws on taxes, charges and fees and other corresponding regulations of law.
2. Customs authorities that carry out formalities for imported and exported goods shall, within their competence, examine the tax declaration and calculation; effect tax exemption, reduction, refund, non-collection, assessment, payment time limit prolongation, and writing-off of arrears and late-payment fines payable by customs declarants; collect taxes and other amounts payable and manage tax payment.
Article 85. Determination of tax rates, time of tax calculation, time limits of tax payment for imported and exported goods
According to HS codes and tax policies applicable to imported and exported goods, the determination of tax rates for imported and exported goods shall be effective at the time of tax calculation.
The time of tax calculation and time limits for tax payment for imported and exported goods shall comply with the law on taxation.
1. Customs value is used as a basis for the calculation of import and export duties and making of statistics on imported and exported goods.
2. Customs value of exported goods means selling prices of such goods when they arrive at border checkpoints of exportation, excluding international insurance cost and freight.
3. Customs value of imported goods means payable actual prices determined when they arrive at the first border checkpoint of importation in compliance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party.
4. The exchange rate for tax calculation means the exchange rate between Vietnam dong and a foreign currency announced by the State Bank of Vietnam at the time of tax calculation. In case the State Bank of Vietnam fails to announce the exchange rate at the time of tax calculation, the last announced exchange rate applies.
5. The Government shall provide guidance on this Article.
TACKLING OF SMUGGLING AND ILLEGAL CROSS-BORDER TRAFFICKING OF GOODS
Article 87. Tasks of customs authorities in the tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods
1. Within the area of competence, customs authorities shall organize the performance of the task of tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods.
2. Customs authorities may set up full-time units to perform the task of tackling and illegal cross-border trafficking of goods.
Article 88. Scope of responsibility to tackle smuggling and illegal cross- border trafficking of goods
1. Within their customs areas customs authorities shall conduct customs inspection, supervision and control of goods and vehicle to take the initiative in tackling smuggling and illegal cross-border transportation of goods.
In case agencies, organizations or individuals detect acts of smuggling or illegal cross- border transportation of goods while goods and carrying vehicles have not been taken out of custom operation areas, they shall immediately report such to customs authorities for inspection and handling.
In case there are reasonable grounds that goods are smuggled or illegally transported across the border or carrying vehicles are moving out of customs areas, customs authorities shall continue pursuing them and notify such to police offices, border guards, marine police officers and market managers in their localities for cooperation and concurrently apply measures to prevent and handle them in accordance with law. The halt and pursuit of foreign vehicles traveling in Vietnam’s sea areas comply with the Law on Sea Areas of Vietnam.
2. In case related regulatory bodies have reasonable grounds that smuggling or illegal cross-border trafficking of goods is committed while goods or carrying vehicles have been taken out of customs areas, they shall, within their competence, inspect and handle such acts in accordance with law. Customs authorities shall cooperate with related regulatory bodies in applying measures to tackle smuggling and illegal cross-border transportation of goods.
3. For goods subject to customs supervision which are transported on routes, customs authorities shall apply customs measures in supervision. When detecting law violations, customs authorities shall take charge, and cooperate with related regulatory bodies in, inspecting and handling violations in accordance with law.
4. In internal waters, territorial waters and contiguous zones, customs authorities shall cooperate with one another in conducting patrol and control activities to prevent smuggling and illegal cross-border transportation of goods, apply measures to prevent and handle violations according to their competence in internal waters and territorial waters in accordance with the Law on Sea Areas of Vietnam.
5. People’s Committees shall direct the cooperation among customs authorities and other related regulatory bodies in localities in performing the task of tackling smuggling and illegal cross-border transportation of goods.
6. The Government shall provide guidance on customs control measures and responsibility to cooperate with customs authorities in tackling smuggling and illegal cross- border trafficking of goods.
Article 89. Competence of customs authorities for the application of measures to tackle smuggling and illegal cross-border trafficking of goods
1. Organize forces, set up databases, apply necessary customs control measures, collect customs operation-related information at home and abroad so as to actively tackle smuggling and illegal cross-border trafficking n of goods, and serve customs clearance for goods and post-customs clearance inspection; cooperate with related agencies in keeping secret providers of information on cases of smuggling and illegal cross- border trafficking of goods in accordance with law.
2. Conduct customs control of goods and vehicle; to take charge, and cooperate with related regulatory bodies in, carrying out activities of tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods within customs areas.
When conducting customs control of goods and vehicle in customs areas, customs authorities may apply patrol, investigation and verification or other professional measures in accordance, with this Law and the laws on handling of administrative violations, criminal procedure and organization of criminal investigations.
3. Request related agencies, entities to provide information and materials to serve inspection, supervision and verification of acts of smuggling and illegal cross-border trafficking of goods.
4. Request postal and express mail service providers to open postal parcels and goods exported or imported by mail or via express mail service for inspection when there are reasonable grounds that such postal parcels and goods contain materials and items related to smuggling and illegal cross-border trafficking of goods.
5. Use banners, flashlights, flares, whistles and loudspeakers; to use weapons and supporting tools in accordance with the law on management and use of weapons, explosives and supporting tools.
6. Apart from customs areas, customs authorities shall coordinate and conduct customs control activities to tackle smuggling and illegal cross-border trafficking of goods in accordance with law.
Article 90. Competence of customs authorities and customs officials in handling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods
1. Handle administrative violations, apply preventive measures and ensure the handling of administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations.
In case they have reasonable grounds that there are acts of smuggling or illegal cross- border transportation of goods, heads of Customs Sub-Departments, heads of control squads under Customs Departments, heads of anti-smuggling control squads and marine control flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department are competent to halt vehicle, temporarily hold people in custody and escort violators in accordance with the Law on Handling of Administrative Violations.
2. When detecting acts of violation of the law on customs which are serious enough to be examined for penal liability, customs authorities and officers competent to initiate criminal cases and lawsuits against the accused shall conduct investigation activities in compliance with the laws on criminal procedure and organization of criminal investigation.
3. When carrying out activities prescribed in this Article, customs authorities and customs officials shall be held responsible before law for their decisions.
Article 91. Rights and obligations of related entities in the tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods
1. In the tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods, related entities have the rights to:
a/ Provide information, documents, materials and evidence relating to cases of violation to customs authorities; request customs authorities to solicit expert examination to protect their rights and lawful interests;
b/ Have their privacy and life protected and enjoy preferential treatment as provided by law when providing information, reporting or denouncing smuggling or illegal cross-border trafficking of goods.
2. In the tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods, related entities have the obligations:
a/ Drivers and people on board vehicles shall obey orders to stop their vehicle, to be searched and produce papers, documents and materials at the request of customs officials. Vehicle operators shall provide diagrams of cargo holds and instructions or open places where goods are doubtfully hidden on vehicles for search by customs officials;
b/ Credit institutions and insurance businesses shall provide documents and materials related to payment and insurance transactions at the request of customs authorities to serve investigation, verification and handling of acts of smuggling or illegal cross-border trafficking of goods;
c/ Entities related to imported, exported or transited goods, vehicles on entry or exit or in transit shall provide related information, documents and materials to serve investigation, verification and handling of acts of smuggling or illegal cross-border trafficking of goods; and be present at customs authorities to explain questionable issues as requested;
Article 92. Furnishing and use of technical equipment and means to serve the tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods
1. Customs authorities and customs officials shall be furnished with and use professional technical means, weapons, supporting tools, banners, flares, flashlights, observative and screening devices, biochemical technologies, mechanical equipment, electric and electronic equipment and other devices as prescribed to perform the task of tackling smuggling and illegal cross-border transportation of goods. The furnishing and use of weapons and supporting tools comply with the law on management and use of weapons, explosives and supporting tools.
2. In case of necessity, customs authorities and customs officials that directly perform the task of tackling smuggling and illegal cross-border trafficking of goods may request agencies, entities to coordinate forces and provide means and information. If causing damage to provided means, customs authorities shall pay compensation in accordance with law.
CUSTOMS COMMUNICATION AND STATISTICS ON IMPORTED AND EXPORTED GOODS
Section 1. CUSTOMS COMMUNICATION
Article 93. Customs communication
Customs communication shall be collected, archived, managed and used for carrying out customs formalities; making statistics on imported and exported goods; applying the risk management in professional customs operations and post-customs clearance inspection; tackling smuggling and illegal cross-border transportation of goods.
Article 94. Customs communication system
1. The customs communication system consists of:
a/ Database on the communication system;
b/ Technical infrastructure on the communication system.
2. The customs communication database contains:
a/ Information on imported, exported and transited goods;
b/ Information on vehicles on exit or entry or in transit;
c/ Information on entities involved in import or export activities, on exit or entry or in transit;
d/ Other information related to professional operations of customs authorities.
3. The customs communication database shall be managed in a centralized and uniform manner. The General Department of Customs shall set up, manage and develop the database and technical infrastructure of the customs communication system by updating and integrating information and data of the entire customs service; connect and share information and data with the communication systems of entities outside the customs service, customs authorities of other countries and international organizations in accordance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party.
Customs authorities shall apply measures to keep confidential information and prevent illegal access to the customs communication system.
Article 95. Collection and provision of customs communication in the country
1. Customs authorities shall organize the collection of information from the following sources:
a/ Customs operations;
b/ Ministries and related ministerial-level agencies;
c/ Entities involved in or related to production, import and export activities, on exit or entry or in transit;
d/ Other sources of information.
2. Responsibilities and entitlements of customs authorities in the collection and provision of customs communication:
a/ Receive and provide information to customs declarants;
b/ Establish and implement the mechanism for cooperation in the exchange and provision of information to functional agencies of related ministries and ministerial-level agencies;
c/ Apply measures and professional techniques to collect information;
d/ Request entities to provide information related to import, export, exit, entry and transit activities;
dd/ Access other related sources of information.
3. Rights and responsibilities of agencies, entities in providing customs communication:
a/ Entities may request customs authorities to provide customs communication related to their rights and obligations;
b/ Ministries and related ministerial-level agencies shall provide information related to import, export, exit, entry and transit activities to customs authorities;
c/ Entities involved in or related to import, export, exit, entry and transit activities shall provide information to customs authorities in accordance with this Law and other corresponding regulations of law.
4. The Government shall provide guidance on this Article.
Article 96. Collection of customs communication abroad
1. Sources of customs communication collected abroad shall include:
a/ Information provided by customs authorities and other agencies of states and territories under cooperation agreements on mutual assistance in information exchange and supply;
b/ Information provided by related international organizations under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party;
c/ Information provided by entities involved in or related to the production, import and export of goods as requested by customs authorities in compliance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam becomes a party.
2. Customs authorities shall organize the collection of information abroad to serve the following activities:
a/ Verify the origin, transaction value, standards and quality of imported goods;
b/ Determine the lawfulness of documents and transactions related to imported and exported goods;
c/ Verify acts of smuggling and illegal cross-border transportation of goods or other acts violating the law on customs;
d/ Verify other information related to persons involved in or related to import and export activities, on exit or entry or in transit; imported, exported and transited goods; vehicle on exit or entry or in transit.
Section 2. STATISTICS ON IMPORTED AND EXPORTED GOODS
Article 97. Releasing statistics on imported and exported goods
1. Releasing statistics on imported and exported goods is the process of collecting, processing, summarizing, analyzing, forecasting, reporting, popularizing and archiving statistical information on imported and exported goods carried out by the General Department of Customs.
2. Statistical information on imported and exported goods is a product of statistical operations, including statistical data on imported and exported goods and analyses of these statistics.
3. The General Department of Customs shall publish publications on statistics on imported and exported goods.
Article 98. Statistical reports on imported and exported goods
The General Department of Customs shall send to the Government and Ministry of Finance monthly reports on statistical information on imported and exported goods made according to the prescribed forms and reports on analysis and assessment of importation and exportation of goods.
STATE MANAGEMENT OF CUSTOMS
Article 99. State management of customs
State management of customs shall include:
1. Elaborate and direct the implementation of the strategy, master plan and plans on development of Vietnam’s Customs;
2. Promulgate and organize the implementation of legal documents on customs;
3. Guide, implement and disseminate the law on customs;
4. Stipulate the organization and operation of customs authorities;
5. Train, foster and build the contingent of customs officials;
6. Organize research and application of science and technology and modern customs management methods;
7. Release state statistics on customs;
8. Conduct inspection, examination, settlement of complaints and denunciations and handling of violations against the law on customs;
9. Undertake international cooperation on customs.
Article 100. Regulatory authorities in charge of the state management of customs
1. The Government performs the uniform state management of customs.
2. The Ministry of Finance takes responsibility to the Government for the uniform state management of customs.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the area of competence, cooperate with the Ministry of Finance in performing the state management of customs.
4. People’s Committees shall, within the area of competence, organize the implementation of the law on customs in their respective localities.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 101. Amendments to Law No. 78/2006/ QH11 on Tax Administration on amendments to Law No. 21 /2012/QH13
1. Clause 5, Article 4 shall be amended as follows:
“5. Apply the privilege when carrying out tax formalities for imported and exported goods if taxpayers fully satisfy the requirements for application of the privilege in accordance with the Law on customs.”
2. Clause 4, Article 32 shall be amended as follows:
“4. For imported and exported goods, the time limit for submission of tax declaration documents is prescribed by the Law on customs.”
3. Clause 2, Article 34 shall be amended as follows:
“2. For imported and exported goods, an additional declaration in tax declaration documents must comply with the Law on customs.”
4. Point b, Clause 1, Article 78 shall be amended as follows:
“b/ Cases of post-customs clearance inspection are as prescribed in the Law on customs.
During a post-customs clearance inspection, if tax evasion or fraud is detected, the Director of the Department for Post-Customs Clearance Inspection, directors of Customs Departments and heads of post-customs clearance inspection branches shall make a decision on the application of the measures as prescribed in Clause 4, Chapter X of this Law;”
5. Point d, Clause 3, Article 77 shall be annulled; the phrase “and Point d” at Point a, Clause 1, Article 78 shall be deleted; the phrase “at premises of taxpayers under Clause 2, Article 34 of this Law” at Point a, Clause 2, Article 107 shall be deleted.
6. Change the phrase “from the date of registration of the declaration form” at Point a, Clause 2, Article 107 to “from the day on which of customs clearance”.
Article 102. Amendment and supplementation of a number of articles of Law No. 15/2012/QH13 on Handling of Administrative Violations
1. Clause 1, Article 122 shall be amended as follows:
“1. The detention according to administrative formalities is applied only where necessary to promptly prevent or stop acts of disturbing public order and inflicting injury on others or there are reasonable grounds that there are acts of smuggling or illegal cross-border transportation of goods.”
2. The first paragraph of Clause 1, Article 123 shall be amended as follows:
“1. If there are acts of disturbing public order and inflicting injury on others or there are reasonable grounds that there are acts of smuggling or illegal cross-border trafficking of goods prescribed in Clause 1, Article 122 of this Law, the following competent persons have entitlements to make a decision on detention according to administrative formalities:”
This Law takes effect on January 1, 2015.
Law on customs No. 29/2001/QH10 and Law No. 42/2005/QH11 on amendments to the Law on customs shall be annulled from the effective date of this Law.
The Government shall provide guidance on articles and clauses of this Law as assigned.
This Law was passed on June 23, 2014, by the 11th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th plenum.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |