Luật Biển Việt Nam 2012 số 18/2012/QH13
Số hiệu: | 18/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Biển - Khẳng định chủ quyền Quốc gia
Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực - điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền (CQ) biển đảo hiện nay.
Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế..., khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến CQ, quyền CQ và các quyền khác.
Theo đó, mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng CQ, toàn vẹn lãnh thổ, quyền CQ, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa CQ, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ CQ, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…
Luật Biển Việt Nam 2012 là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 18/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam.
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy và lòng đất dưới đáy biển.
7. Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển.
1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.
2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
1. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:
a) Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;
b) Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.
2. Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
k) Đánh bắt hải sản trái phép;
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
1. Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;
b) Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
đ) Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;
e) Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.
2. Thuyền trưởng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ hoặc làm ô nhiễm môi trường.
1. Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Tàu thuyền nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại hay nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có thể bị buộc phải đi theo tuyến hàng hải quy định cụ thể cho từng trường hợp.
1. Để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
2. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.
2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác và phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.
Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
2. Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không phải ngay sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam;
b) Việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam;
c) Thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó xuất phát từ một cảng nước ngoài và chỉ đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện quyền tài phán quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này.
4. Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải phải dừng lại hoặc thay đổi hành trình chỉ vì mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
2. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xử lý về mặt dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam, trừ nội thủy, trừ trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển Việt Nam.
3. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý tàu thuyền nước ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó đang đậu trong lãnh hải hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân và tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hay trong công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam chỉ được tiến hành thông tin liên lạc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết.
2. Khi nhận biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời thông báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết.
3. Nhà nước bảo đảm sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng được tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp.
5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó.
Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:
a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
b) Các loại báo hiệu hàng hải;
c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh.
3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng.
4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp.
6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất trước 15 ngày trước ngày bắt đầu thiết lập hoặc tháo dỡ đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế.
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.
3.Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan.
2. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ những quy định sau đây:
a) Có mục đích hòa bình;
b) Được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
c) Không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
d) Nhà nước Việt Nam có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam và có quyền được chia sẻ các tài liệu, mẫu vật gốc, sử dụng và khai thác các kết quả khoa học thu được từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đó.
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển.
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy.
2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam hoặc dẫn giải, chuyển giao đến các cảng, bến hay nơi trú đậu của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xử lý.
Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được phát sóng trái phép hoặc tuyên truyền, gây phương hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.
2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.
Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:
1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;
3. Du lịch biển và kinh tế đảo;
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
c) Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều 43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.
2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.
3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, đảo của Việt Nam;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo các quy định pháp luật.
3. Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi thi hành nhiệm vụ, tàu thuyền thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển phải được trang bị đầy đủ quốc kỳ Việt Nam, số hiệu, cờ hiệu; cá nhân thuộc lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển được trang bị đầy đủ quân phục, trang phục của lực lượng cùng với các dấu hiệu đặc trưng khác theo quy định của pháp luật.
Article 53. Handling violation
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển ra quyết định xử lý vi phạm tại chỗ hoặc dẫn giải người, tàu thuyền vi phạm vào bờ hoặc yêu cầu cơ quan hữu quan của quốc gia mà tàu mang cờ, quốc gia nơi tàu đó đến để xử lý vi phạm.
2. Khi dẫn giải vào bờ để xử lý, người và tàu thuyền vi phạm phải được áp giải về cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất được liệt kê trong danh mục cảng, bến hay nơi trú đậu đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vì yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người trên tàu thuyền, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có thể quyết định dẫn giải người và tàu thuyền vi phạm đó đến cảng, bến hay nơi trú đậu gần nhất của Việt Nam hoặc của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật; việc tạm giữ tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
Law No. 18/2012/QH13 |
Hanoi, June 21, 2012 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Vietnamese sea,
Article 1. Scope of regulation
This Law provides on the baseline, the internal waters, territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zones, continental shelf, islands, the Hoang Sa (Paracel) archipelago, the Truong Sa (Spratly) archipelago and other archipelagoes under Vietnam’s sovereignty, sovereign right and national jurisdiction; operation in seas of Vietnam; development of sea economy; management and protection of sea, islands.
1. When this Law and another law provide differently for the same issue related to sovereignty, legal regime of Vietnam sea areas, the provisions of this Law shall apply.
2. When a treaty to which Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty shall apply.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the following terms may be construed as follows:
1. Vietnam Seas includes the internal waters, territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zones and continental shelf being under Vietnam’s sovereignty, sovereign right and national jurisdiction, being defined under the Vietnam’s law, international treaties on territorial border of which the Socialist Republic of Vietnam is a member and in conformity with The United Nations' Convention on the Law of the Sea in 1982.
2. International seas are all seas outside of exclusive economic zones of Vietnam and other nations, but exclusive of sea beds and underground areas under the sea beds.
3. Vessels are means operating on the surface of water or under the surface of water including boats, ships and other means with motor or without motor.
4. Warships mean vessels of armed forces of a nation and bring outside sign showing clearly the nationality of its nation, under the command of an officer duly commissioned by the Government of the state and whose name appears in the appropriate service list or its equivalent, and manned by a crew which is under regular armed forces discipline.
5. Vessels on official dutys are special-use vessels for implementation of official work of the State, not for commercial purposes
6. Resources include biological resources and non-biological resources belonging to the waters, sea beds and land under sea beds.
7. Isobath means a line connecting points at the same depth of the sea.
Article 4. Principle of sea management and protection
1. Sea management and protection are implemented in unification as prescribed by Vietnamese law, in conformity with the Charter of the United Nations and other International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. Agencies, organizations and all Vietnamese citizens are responsible for protection of sovereignty, sovereign right and national jurisdiction on seas, islands and archipelagoes, protection of resources and sea environment.
3. The State settles disputes relating to seas, islands with other nations by peaceful measure, complying with the United Nations' Convention on the Law of the Sea in 1982, international law and practice.
Article 5. Policy of sea management and protection
1. Promoting the power of nation and implementing necessary measure to protect sovereignty, sovereign right and national jurisdiction on seas, islands and archipelagoes, protect resources and sea environment, develop sea economy.
2. Constructing and implementing strategy, planning, plans on management, use, exploit, unshakeable protect sea, islands and archipelagoes,servicing target on construction, development of economy - society, national defense, security.
3. Encouraging organizations, individuals to invest labor, material, capital money for and apply scientific and technological achievement into use, exploit, development of sea economy, protection resources and sea environment, unshakeable development of seas suitable with conditions of each sea area and assurance for requirement of National defense and security; strengthening informing, popularizing on potential, policy, law on sea
4. Encouraging and protecting fishery activities of fishermen on seas, protection of activities of organizations, Vietnamese citizens outside of Vietnam’s seas in conformity with international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, international law, relevant law of coastal nations.
5. Investing for assurance of operation of force in charge of , control on the sea, upfrading logistics facilities servicing for activities on the sea, islands and archipelagoes, developing sea manpower.
6. Implementing policies having priority to people living on islands and archipelagoes; preferential regime for forces participating in management and protection of seas, islands and archipelagoes.
Article 6. International cooperation regarding to sea
1. The State boosts International cooperation regarding to sea with nations, international organizations and zones on the basis of international law, respect for independence, sovereignty and equality, mutual benefit of parties
2. The content of international cooperation regarding to sea includes:
a) Investigating, studying on sea,ocean; applying science, technique and technology;
b) Responding to climate change, prevention and warning natural disaster;
c) Protection of sea
d) Preventing sea environment pollution; processing waste from sea economy operation, responding to oil spill malfunction;
dd) Search and rescue at sea;
e) Prevention, fighting of crimes at sea;
g) Sustainable exploit of sea resources, development of sea tourist.
Article 7. The state management of sea
1. The Government uniformly manages for sea within nationwide.
2. The ministries, ministerial-level agencies, People’s Committee of coastal provincies, centrally-affiliated cities within their duities, powers implement the state management for sea.
The baselines for measuring the width of territorial waters of Vietnam are the straight baselines announced by the Government. The Government defines and announces baselines in areas where not having baselines after approved by the Standing Committee National Assembly.
Article 9. The internal waters
The internal waters are waters contiguous with coast, inside of baseline and being a part of Vietnam’s territorial
Article 10. Legal status of the internal waters
The State exercises the sovereignty completely, absolutely and fully with respect to internal waters as on the mainland territories.
Article 11. The territorial waters
The territorial waters are seas with the breadth 12 nautical miles, measured from baselines to sea
The outer limits of territorial waters are national borders at sea of Vietnam.
Article 12. Legal status of the territorial waters
1. The state exercise the sovereignty fully and completely for territorial waters and air space, sea beds and subsoil of territorial waters in conformity with the United Nations' Convention on the Law of the Sea in 1982
2. Vessels of all countries are enjoyed right of innocent passage in Vietnam’s territorial waters. For foreign warships, when they execute right of innocent passage in Vietnam’s territorial waters, they must have advance notice to competent agencies of Vietnam.
3. The innocent passage of foreign vessels must be implement on the basis of respect of peace, independence, sovereignty, law of Vietnam and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
4. The foreign aircrafts are not permotted to enter air space over territorial waters of Vietnam, except for agreement of The Government of Vietnam or implementation under international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
5. The state has sovereignty for all types of archaeological and historical objects founded in territorial waters of Vietnam.
Article 13. The zone being contiguous to territorial sea
The zone being contiguous to territorial sea is adjacent sea area, with the breadth of 12 nautical miles measured from the outer limits of the territorial waters.
Article 14. Legal status of the zone being contiguous to territorial sea
1. The State implements right of sovereignty, national jurisdiction and other rights specified in Article 16 of this Law relating to the zone being contiguous to territorial sea.
2. The state controls zone being contiguous to territorial sea to prevent and punish acts violating law on customs, tax, health, entry and exit happening in the territory or territorial waters of Vietnam.
Article 15. The exclusive economic zones
The exclusive economic zones are adjacent sea zones and outside of Vietnam’s territorial sea, which combine with territorial waters into a sea area with the breadth of 200 nautical miles measured from baselines.
Article 16. Legal status of the exclusive economic zones
1. In exclusive economic zones, the state performs:
a) The right of sovereignty relating to exploration, exploitation, management and conservation of resources in water areas over sea beds, sea beds and underground areas under the sea beds; regarding to other activities to explore and exploit this area for economic purpose;
b) The national jurisdiction on install and use artificial islands, equipment and works on sea; study on sea science, protection and conservation of sea environment;
c) Other rights and obligations in conformity with international law.
2. The state respects to the freedom on aviation and maritime; right to put underground cables, pipes and operations using sea legally of other countries in the exclusive economic zones of Vietnam under this law and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, being not prejudicial to right of sovereignty, national jurisdiction and national benefits at sea of Vietnam.
The install of cables and underground pipes must have acceptance in writing of competent state agencies of Vietnam.
3. The foreign organizations and individuals are entitled to participate in exploration, use, exploitation of resources, scientific study, install of equipment and works in exclusive economic zones of Vietnam on the grounds of international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, contracts signed under provisions of Vietnam’s law or permission of the Vietnam’s Government, in conformity with relevant international law.
4. Rights related to sea beds and subsoil under sea beds specified in this Article are implemented as prescribed in Article 17 and Article 18 of this Law.
Article 17. The continental shelves
The continental shelves comprise the sea bed and subsoil under sea beds that extend beyond Vietnam’s territorial sea, on entire of the natural prolongation part of land territory, islands and archipelagoes of Vietnam to the outer edge of the continental margin.
In case the outer edge of this continental margin to a distance of 200 nautical miles from the baselines, The continental shelves thereof shall be prolonged to 200 nautical miles measured from the baselines.
In case the outer edge of this continental margin to a distance of over 200 nautical miles from the baselines, The continental shelves thereof shall be prolonged to not exceed 350 nautical miles measured from the baselines or not exceed 100 nautical miles measured from the 2,500 metre isobath.
Article 18. Legal status of the continental shelves
1. The state exercises right of sovereignty for continental shelves regard of exploration, exploitation of resources.
2. The right of sovereignty specified in clause 1 of this Article is exclusive in the sense that no one may undertake explore the continental shelf or exploit its natural resources without the express consent of the Government of Vietnam.
3. The State is entitled to explore subsoil under sea beds, allows and provides drilling aiming to any purpose at continental shelves.
4. The state respects to right to put underground cables, pipes and other operations using sea legally of other countries at continental shelves of Vietnam under this law and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, being not prejudicial to right of sovereignty, national jurisdiction and national benefits at sea of Vietnam.
The install of cables and underground pipes must have acceptance in writing of competent state agencies of Vietnam.
5. The foreign organizations and individuals are entitled to participate in exploration, use, exploitation of resources, scientific study, install of equipment and works in continental shelves of Vietnam on the grounds of international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, contracts signed under provisions of Vietnam’s law or permission of the Vietnam’s Government.
Article 19. Islands and archipelagoes
1. Island is a naturally formed area of land, surrounded by water, which is above water at high tide.
Archipelagoes means a group of islands, including parts of islands, interconnecting waters and other natural features which are so closely interrelated.
2. Islands and archipelagoes under Vietnam’s sovereignty are an integral part of Vietnam’s territory.
Article 20. The internal waters, territorial waters, the contiguous zone of territorial waters, the exclusive economic zones and continental shelf of Islands and archipelagoes
1. Islands which sustain human habitation or economic life of their own shall have internal waters, territorial waters, contiguous zone of territorial waters, the exclusive economic zones and continental shelf.
2. Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.
3. The internal waters, territorial waters, the contiguous zone of territorial waters, the exclusive economic zones and continental shelf of Islands and archipelagoes are defined under provisions in Article 9, 11, 13, 15 and 17 of this Law and presented by charts, lists of geographical coordinates announced by the Government
Article 21. Legal status of the islands and archipelagoes
1. The State exercises the sovereignty on islands and archipelagoes of Vietnam.
2. Legal status for the internal waters, territorial waters, the contiguous zone of territorial waters, the exclusive economic zones and continental shelf of islands and archipelagoes are conducted under provisions in Article 10, 12, 14, 16 and 18 of this Law.
1. Organizations, individuals operating in seas of Vietnam must respect to sovereignty,
2. The state respects and makes protection to lawful rights and interests of vessles, organizations, and individuals operate in Vietnam’s sea areas in conformity with provisions of Vietnamese law and international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 23. Innocent passage in territorial waters
1. Passage of territorial waters is passage in Vietnam’s territorial waters by foreign vessels aiming to one of the following purposes:
a) Traversing that sea without entering internal waters of Vietnam or mooring at a port facility, harbor, shelter outside internal waters of Vietnam;
b) Going into or leaving from internal waters of Vietnam or mooring or leaving from a port facility, harbor, shelters outside internal waters of Vietnam;
2. Passage shall be continuous and expeditious, except for meeting maritime accidents, force majeure cases or distress or for the purpose of salvage and assistance to persons, ships or aircraft in distress.
3. Innocent passage in territorial waters shall not prejudicial to peace, National defense and security of Vietnam, safety and order at sea.
Passage in territorial waters by foreign vessels shall be considered to be prejudicial to peace, National defense and security of Vietnam, social safety and order if such vessels commit any of the following acts:
a) Any threat or use of force against the independence, sovereignty and territorial integrity of Vietnam;
b) Any threat or use of force against the independence, sovereignty and territorial integrity of orther nations; or in any other manner in violation of the basic principles of international law embodied in the Charter of the United Nations;
c) Any exercise or practice with weapons of any kind, any form;
d) Any act aimed at collecting information to the prejudice of the defence or security of Vietnam;
dd) Any act of propaganda aimed at affecting the defence or security of Vietnam;
e) The launching, landing or taking on board of any aircraft;
g) The launching, landing or taking on board of any military device;
h) The loading or unloading of any commodity, currency or person contrary to the customs, tax, immigration or health laws of Vietnam;
i) Any act of sea environment wilful and serious pollution;
k) Any illegal fishing activities;
l) The carrying out of illegal research or investigation, exploration activities;
m) Any act aimed at interfering with any systems of communication or any other facilities or installations of Vietnam;
n) Any other activity not related directly to passage.
Article 24. Obligation upon performing right of innocent passage
1. Upon performing right of innocent passage in territorial waters of Vietnam, foreign organizations and individuals have obligation to obey provisions of Vietnamese law in regard of following contents:
a) the safety of navigation and the regulation of maritime traffic, maritime lanes and traffic separation;
b) protection equipment and marine assurance system, equipment or other works;
c) protection of cables and pipes;
d) Conservation of sea biological resources;
dd) Activities of fishing, exploiting and aquaculture;
e) Preservation of sea environment, prevention, mitigation and control of environmental pollution;
g) the study of the marine science and hydrologic measurement;
h) Customs, tax, health, immigration.
2. The captain of foreign nuclear-powered vessels or vessels carrying nuclear or other inherently dangerous or noxious substances, when go in territorial waters of Vietnam have the following obligations:
a) carrying fully technique documents relating to vessels and commodity on board, documents on compulsory civil duty insurance;
b) Preparing to supply for competent state agencies of Vietnam all documents relating to technique factor of as vessels as commodity on board;
Implementing sufficiently special precautionary measures established for such ships rightly in according to the Vietnamese law and international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
d) Obeying decision of competent agencies of Vietnam in regard of applying special precautionary measures, inclusive of ban for passing territorial waters of Vietnam or force leaving from territorial waters of Vietnam immediately in case clearly denote of proof of believed to have ability of leakage or environmental pollution.
Article 25. Maritime lanes and traffic seperation in territorial waters servicing for innocent passage
1. The Government provides on announcement of maritime lanes and traffic seperation in territorial waters servicing for innocent passage aiming to ensure maritime safety.
2. The foreign oil-carrying vessels or foreign nuclear-powered vessels or vessels carrying nuclear or other inherently dangerous or noxious substances, when conduct innocient passage in territorial waters of Vietnam may be forced to use sea lanes specified for each case.
Article 26. Zones being prohibited and restrained for operation in territorial waters
1. For protection of sovereignty, National defense and security and national benefits of maritime safety, protection of resources, sea ecology, fighting environmental pollution, overcoming accident, disaster of sea environment, preventation of epidemics spreading, the Government sets up temporary prohibited areas or areas restrained for operation in territorial waters of Vietnam.
2. Setting up temporary prohibited areas or areas restrained for operation in territorial waters of Vietnam as prescribed in clause 1 of this Article must be informed widely in country and international by "Maritime announcement", under international custom, at least 15 days before applying or informed as soon as applying in emergency cases.
Article 27. The foreign warships and ships on official duty coming Vietnam
1. Foreign warships and vessels on official duty only enter internal waters, anchor at a port facility, harbor or shelter in internal waters or port facility, harbor or shelter of Vietnam outside of Vietnam’s internal waters at the invitation of the Government of Vietnam or under agreement between competent agencies of Vietnam with country of which ships flag.
2. When foreign warships or vessels on official duty are staying in internal waters, port, harbor or shelter in internal waters or port facility, harbor or shelter of Vietnam outside of Vietnam’s internal waters must comply with this Law and other provisions of relevant law of Vietnam, except for International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains provisions different from and their operation must execute in conformity with the invitation of the Government of Vietnam or agreement with competent agencies of Vietnam.
Article 28. Responsibility of foreign warships and ships on official duty in seas of Vietnam
When the foreign warships operate in seas of Vietnam and have acts violating law of Vietnam, Sea Patrol and Control Forces of Vietnam are entitled to request such vessels stop immediately violations, leave from territorial waters of Vietnam if they are staying in territorial waters of Vietnam. The violating vessels must obey requests, orders of Sea Patrol and Control Forces of Vietnam.
If foreign warships, ships on official duty operate in seas of Vietnam, have acts violating law of Vietnam of relevant international law, the country of which such ships hang flag shall bear responsibility for al loss, damages to Vietnam be caused by such vessels.
Article 29. Operation of foreign submarines and other underground-running means in internal waters and territorial waters of Vietnam
In internal waters, territorial waters of Vietnam, foreign submarines and other underground-running means must operate in the floating state and hang national flag, except for having permission of the Government of Vietnam or under agreement between the Government of Vietnam and the Government of nation of which flag hanged on board.
Article 30. The Criminal jurisdiction on board a foreign ship
1. Within duties, powers, the Sea Patrol and Control Forces of Vietnamis entitled to execute measures to catch persons, investigate crimes happening on foreign ship as soon as leaving internal waters and entering territorial waters of Vietnam.
2. For crimes happening on foreign ships being in territorial waters of Vietnam but it is not as soon as ship leaving from internal waters of Vietnam, the Sea Patrol and Control Forces still is entitled to catch persons, investigate in the following cases.
a) Result of crimes affecting to Vietnam.
b) Acts of crime have nature of sabotage to peace of Vietnam or the order in territorial waters of Vietnam;
c) if the assistance of the local authorities has been requested by the master of the ship or by a diplomatic agent or consular officer of the flag State;
d) For preventing act of trading in people, illegally trading in, stockpiling, transporting narcotics.
3. The Sea Patrol and Control Force is not entitled to execute any measure on foreign ships being in territorial waters of Vietnam to catch person or investigate crime which occurred before such ships entering in territorial waters of Vietnam if those ships start from a foreign port and just go in territorial waters but not enter in internal waters of Vietnam, except for neccessary to prevent, limit sea environmental pollution or to execute national jurisdiction specified in point b, clause 1, Article 16 of this Law.
4. Criminal procedures measures must be implemented in conformity with Vietnamese law and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 31. The civil jurisdiction with respect to foreign ships
1. The Sea Patrol and Control Force is not entitled to force foreign ships going in territorial waters stop or change their route just only for executing civil jurisdiction in relating to an individual being on that ship.
2. The Sea Patrol and Control Force is not entitled to execute measures of civil catching or handling with respect to foreign ships going in seas of Vietnam, exclusive of internal waters, except implementation of these measures relate to obligations commited or civil responsibility which ships must undertake while passing or for being allowed for passing the seas of Vietnam.
3. The Sea Patrol and Control Force may apply measures of catching or handling foreign ships for purpose of civil jurisdiction if that ship anchoring in territorial waters or passing territorial waters after leaving from internal waters of Vietnam.
Article 32. Information and communications in ports, harbors or shelters of Vietnam
Organizations, individuals and vessels upon being in ports, harbors or shelters in internal waters or ports, harbors or shelters facilities of Vietnam outside of internal waters of Vietnam only permit to execute information and communications in according to provisions of Vietnamese law and relevant international law.
Article 33. Search, rescue and salvage
1. If persons, vessels or aircrafts in danger or distress at the sea need help, they must send SOS signals as prescribed and upon having condition, must notice immediately to Marine Port Authorities or the Vietnam maritime search and rescue co – ordination center or local authorities where is nearest for necessary help, guidance.
2. When realize situation of persons, vessels in danger or distress or when receive SOS signals of persons, vessels in danger or distress need be rescued, all other individuals, vessels must, by any way if practical conditions allow and without dangerous for their persons and vessels and timely inform to relevant individuals or organizations.
3. The state ensure the necessary help as prescribed by Vietnamese law and relevant international law and on the humane spirit for persons and vessels in danger, distress at sea may promptly be searched, rescued, remedied consequences.
4. In internal waters, territorial waters of Vietnam, the State have special right for implementation of activities on searching, rescuing, salvaging persons, and vessels in danger or distress needing help.
5. The authority forces have right to mobilize individuals, Vessels operating in seas of Vietnam to participate in searching, rescuing if practical conditions allow and without dangerous for their persons and vessels.
Mobilization and requirement specified in this clause are only performed in emergency cases and only in necessary time in order to implement tasks of rescue and searching
6. Maritime rescue is implemented on the grounds of contracts of Maritime rescue under agreement between ship owner or captain of ships participating in rescue with ship owner or captain of ships in distress, in conformity with provisions of Vietnamese law and relevant international law.
7. Foreign vessels enter in seas of Vietnam to implement searching, rescue, remedying consequences of natural calamity, disaster at the proposal of competent agencies of Vietnam must comply with Vietnamese law and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 34. Artificial islands, equipment, facilities on sea
1. Artificial islands, equipment, facilities on sea including:
a) Drilling rigs on sea together entire of other auxiliary parts which ensure normal and consecutive operation of drilling rigs or special-use equipment to explore, exploit and use sea;
b) Types of maritime signals;
c) Other equipment, facilities be installed and used at sea.
2. The State has jurisdiction with respect to artificial islands, equipment, facilities on sea in exclusive economic zones and continental shelves of Vietnam, including jurisdiction under provisions of custom, tax, health, security, immigration law.
3. Artificial islands, equipment, facilities on sea and auxiliary or attached parts with the safety belt of 500 metre, measured from protruding-farthest point of such islands, equipment, facilities or parts, but not having territorial waters and particular sea area .
4. Neither constructing artificial islands, equipment, facilities on sea nor setting up security belt round artificial islands, equipment, facilities on sea at the place having risk causing obstacles for use maritime lines recognized as essential for international maritime.
5. When expire of usage, equipment, facilities on sea must be dismantled from seas of Vietnam, except for permission of competent agencies for remains of equipment, facilities on sea which have not yet dismantled completely due of technique reason or be allowed to prolong time limit, they must be informed clearly position, size, form, depth and must put conformity maritime dangerous and warning signals.
6. Information relating to setting up artificial islands, equipment, facilities on sea, making round security belt and dismantling a part or entire of equipment, facilities on sea must be supplied within 15 days before the day of beginning to set up or to dismantle thereof to competent state agencies of Vietnam and published widely in country and international.
Article 35. Preservation, protection of resources and sea environment
1. When operating in sea of Vietnam, vessels, organizations, individuals must comply with all law of Vietnam and international law relating to preservation, protection of resources and sea environment.
2. When transporting, loading or unloading of types of commodities, equipment having ability to cause harm for resources, human life and sea environment pollution, vessels, organizations, individuals must use equipment and the specialized-use measures as prescribed to prevent and mitigate damages may occur for people, resources and sea environment.
3. Vessels, organizations, individuals are not permitted to release out, sink or bury types of industrial waste, nuclear waster or other noxious waste in seas of Vietnam
4. Vessels, organizations, individuals violating provisions of Vietnamese law and relevant international treaties which affect to resources and sea environment in seas, seaports, harbors, or shelters of Vietnam shall be handled as prescribed by Vietnamese law and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member; if causing damages, they must make the environment clean, remedied and compensation as prescribed by law.
5. Organizations, individuals operating at seas of Vietnam have obligation of paying tax, fees, charges and amounts contributing to protect sea environment as prescribed by Vietnamese law and international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
Article 36. Studying on sea science
1. Foreign vessels, organizations, individuals that carry out studying science in seas of Vietnam, must have a permit of competent state agencies of Vietnam, bear supervision of Vietnamese party, ensuring to Vietnamese scientists be joined and must supply to Vietnam documents, original samples and the concerned study results.
2. When carry out activities of science studying in seas of Vietnam, vessels, organizations, individuals must comply with the following provisions:
a) With a peaceful purpose;
b) Being permitted to carry out by methods and means that is suitable and comply with provisions of Vietnamese law and relevant international law;
c) Do not cause obstacles for legal operation at sea as prescribed by Vietnamese law and relevant international law;
d) The Vietnam state is entitled to participate in activities of foreign science studying in seas of Vietnam and entitled to share documents, original samples, use and exploit scientific results being collected from such study and exploration.
Article 37. Provisions on banning in the exclusive economic zones and continental shelves of Vietnam
When exercise rights of maritime freedom, aviation freedom in exclusive economic zones and continental shelves of Vietnam, organizations, individuals are not permitted to execute the following activities:
1. Threaten sovereignty, national defense and security of Vietnam;
2. Illegally exploring biological resources, fishing seafood;
3. Illegally exploring flows, wind power and other non-biological resources;
4. Illegally constructing, installing, using equipment, artificial facilities;
5. Drilling, digging illegally;
6. Carrying out scientific studying illegally;
7. Causing sea environment pollution;
8. Sea-robbery, armed- robbery;
9. Other illegal ectivities as prescribed by Vietnamese law and international law.
Article 38. Prohibition of illegally stockpiling, use, trading in weapon, explosive, noxious substances
When operating in seas of Vietnam, vessels, organizations, individuals are not allowed for stockpiling, using, trading in illegally either weapon, explosive, noxious substances or other equipment, means which have ability to cause harm for human, resources and sea environment pollution.
Article 39. Prohibition of trading in people, illegally trading in, stockpiling, transporting narcotics
1. When operating in sea of Vietnam, vessels, organizations, individuals are prohibited for trading in people, illegally trading in, stockpiling, transporting narcotics.
2. When having grounds that vessels, organizations, individuals trading in people or illegally transporting, stockpiling, trading in narcotics, the Sea Patrol and Control Forces of Vietnam shall be entitled to search, inspect, arrest, escort to ports, harbors or shelters of Vietnam or escort, transfer to foreign ports, harbors or shelters as prescribed by Vietnamese law or International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member for handling.
Article 40. Prohibition of illegal broadcast
When operating in seas of Vietnam, vessels, organizations, individuals are prohibited for illegal broadcast or propagation causing harm to National defense and security of Vietnam.
Article 41. Right of hot pursuit regarding of foreign vessels
1. The Sea Patrol and Control Force has right to hot pursuit foreign vessels violating provisions of Vietnamese law if these vessels being in internal waters, territorial waters and contiguous zone of Vietnam’s territorial waters.
Right of hot pursuit is implemented after the Sea Patrol and Control Force has sent signal to request the violated vessels or vessels having signals of violating law stopping in order to inspect but these vessels did not execute. The hot pursuit may continue in the outer of limit of territorial waters or contiguous zone of Vietnam’s territorial waters if it is performed consecutively, uninterruptedly
2. The right of hot pursuit is applied to act violating right of sovereignty, national jurisdiction of Vietnam, violations in scope of safety belt and on artificial islands, equipment, facilities on sea in exclusive economic zones and continental shelves of Vietnam.
3. The hot pursuit of the Sea Patrol and Control Forces of Vietnam shall end when the pursuit vessels entering in territorial waters of another country.
Article 42. Principle of development of sea economy
Unshakable and effective development of sea economy under the following principles.
1. Servicing for construction and development of country's society and economy
2. Linking with
3. In conformity with requirement on resources management and sea environment protection.
4. Linking with socio-economic development of coastal and island localities
Article 43. Developing sea economy sectors
The State shall priority to focus in development of sea economy sectors as follows:
1. Searching, exploring, exploiting, and processing oil, gas and types of marine resources, minerals;
2. Marine transport, seaport, newly making and repair of vessels, sea-going devices and other maritime services;
3. Sea tourist and island economy;
4. Aquaculture, exploiting, processing seafood;
5. Develpoment, study, application and transfer of technology, science on exploiting and developing sea ecnomy;
6. Constructing and developing sea human resources.
Article 44. Planning on development of sea economy
1. Basis for making planning on development of sea economy including:
a) Strategy, overall planning on socio-economic development of whole country, the national strategy on environmental protection;
b) Oriention of the stragety on unshakeable development and sea stragety;
c) Characteristics, geography position, natural rule of seas, coastal areas and islands;
d) Results of investigation on sea resources and environment; the actual situation and estimated demand of exploration, use of resources and sea environmental protection of whole country, regions, coastal provinces, centrally-affiliated cities;
dd) Value of resources and vulnerable extent of sea environment;
e) Rsources for executing planning.
2. The content of planning on development of sea economy including:
a) Analysing, evaluating natural condition,socio-economic condition and present conditions of exploration, use of sea;
b) Defining direction, target and oriention of use resources resonablely and protection of sea environment;
c) Dividing zones using sea for purpose of socio-economic development, National defense and security; defining prohibited zones for exploitation, zones allowing exploration with condition, zones need be protected specially for purpose of National defense and security, protection of environment , preservation of the ecology and artificial islands, equipment, facilities on sea
d) Defining position, area and showing on map zones using sea surface, sea beds, islands;
dd) Defining particularly vulnerable coastal areas such as alluvial ground, coastal erosion, protection forests, wetlands, coastal sand, defining buffer area and having solution of suitable management, protection;
e) Solution and progress of planning execution
3. The Government formulates overall project on development of sea ecomony sectors specified in Article 43 of this Law and organizes making planning, plan on using sea of whole coutry to submit to National Assembly for consideration and decision.
Article 45. Constructing and developing sea economy
1. The state has policy on investment for, construction, development of the coastal economical zones, industrial clusters, economy of island districts under planning, ensuring for effectiveness and unshakeable development.
2. Assigning defined sea areas for organizations, individuals to explore, use sea resources shall be implemented as prescribed by Government.
Article 46. Encouraging, investment incentives for economic development in islands and operations at sea
1. The State priorities for investment in, construction of infrastructure, sea logistics network, economical development of coastal districts; has incentive policy to enhance material and spirit life of inhabitants living on islands.
2. The state encourages and has incentives on tax, capital, facilitate for organizations, individuals to invest, explore development potential and strengths on islands.
3. The state encourages and has incentives on tax, capital, facilitate for organizations, individuals to enhance fishery operation and other activities on seas, islands; protect activities of people on seas, islands
4. The Government details this article.
Article 47. The Sea Patrol and Control Forces
1. The Sea Patrol and Control Forces includes: forces with authority under the People's Army, People’s Public Security, other specialized Patrol and Control Forces.
2. The self-defense militia of coastal centrally-affiliated cities and provinces, safeguard of organizations, agencies placing in coastal and other forces shall participate in patrol, control on the sea when be mobilized by competent agencies.
Article 48. Task and scope of responsibility relating to patrol and control on sea
1. The Sea Patrol and Control Forces have the following task:
a) Protection of soforeignty, sovereign right and national jurisdiction and benefits on seas, islands of Vietnam;
b) Assurance of obeying Vietnamese law and International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
c) Protection of state assets, resources and sea environment;
d) Protecting, helping, serching, rescuing, salving persons,vessels operating on seas, islands of Vietnam;
dd) handling acts violating law on seas, islands of Vietnam as prescribed by Vietnamse law.
2. The scope of particular responsibility of the Sea Patrol and Control Forces shall be implemented under provisions of law.
3. The State ensures necessary conditions for Sea Patrol and Control Forces to finish assigned task.
Article 49. Flag, uniforms and badges
When executing task, vessels under the Sea Patrol and Control Forces must fully be equipped national flag of Vietnam, number sign, force flag; individuals under the Sea Patrol and Control Forces are equipped full military uniform, uniform of forces together with other typical signals as prescribed by law.
Article 50. Escorting and place of handling violation
1. Basing on provisions of law, depend on nature and extent of violations, the Sea Patrol and Control Forces shall issue decision on handling violations on the spot or escort violating persons, vessels to enter mainland or request concerned agencies of nation of which the ship hang flag, nation where that ship arriving to handle violation.
2. When escorting enter mainland to handle, violating persons, vessels must be escorted to the nearest port, harbor or shelter listing in the list of ports, harbors or shelters announced by competent agency of Vietnam as prescribed by law.
If because of requirement on assurance of safety on life, assets of persons on board, the Sea Patrol and Control Forces may decide to escort such violating persons and vessels to the nearest foreign of Vietnamese port, harbor or shelter as prescribed by law.
Article 51. Preventive measures
1. Individuals have acts violating law may be arrested, held in custody, detained; vessels being used for implementation of violating acts may be impounded to prevent violation or to ensure handling under law.
2. The arrest, custody, detention for persons having acts violating law; custody of vessels are implemented as prescribed by law.
Article 52. Announcement for the Ministry of Foreign Affairs
When carrying out arrest, custody, detention for persons having acts violating law; custody of foreign vessels, the Sea Patrol and Control Forces or competent state agencies shall inform at right to the Ministry of Foreign Affairs for coordinated handling.
Article 53. Handling violation
Agencies, organizations, individuals have acts violating provisions of this Law shall, depend on nature and extent of violation, be disciplined, sanctioned of administrative violation, if causing damage, must pay compensation as prescribed by law; violating individuals may be prosecuted for criminal liability as prescribed by law.
This Law takes effect from January 01, 2013.
Article 55. Guiding implementation
The Government details and guides implementation of articles, clauses assigned in Law.
This Law was passed on June 21, 2012, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực