Chương IV Luật Biển Việt Nam 2012: Phát triển kinh tế biển
Số hiệu: | 18/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Biển - Khẳng định chủ quyền Quốc gia
Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực - điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền (CQ) biển đảo hiện nay.
Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế..., khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến CQ, quyền CQ và các quyền khác.
Theo đó, mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng CQ, toàn vẹn lãnh thổ, quyền CQ, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa CQ, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ CQ, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…
Luật Biển Việt Nam 2012 là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu quả theo các nguyên tắc sau đây:
1. Phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển.
3. Phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
4. Gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo.
Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:
1. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;
2. Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;
3. Du lịch biển và kinh tế đảo;
4. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;
5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;
6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
1. Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
c) Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
e) Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều 43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển các khu kinh tế, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế các huyện đảo theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, phát triển bền vững.
2. Việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.
2. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.
3. Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Article 42. Principle of development of sea economy
Unshakable and effective development of sea economy under the following principles.
1. Servicing for construction and development of country's society and economy
2. Linking with
3. In conformity with requirement on resources management and sea environment protection.
4. Linking with socio-economic development of coastal and island localities
Article 43. Developing sea economy sectors
The State shall priority to focus in development of sea economy sectors as follows:
1. Searching, exploring, exploiting, and processing oil, gas and types of marine resources, minerals;
2. Marine transport, seaport, newly making and repair of vessels, sea-going devices and other maritime services;
3. Sea tourist and island economy;
4. Aquaculture, exploiting, processing seafood;
5. Develpoment, study, application and transfer of technology, science on exploiting and developing sea ecnomy;
6. Constructing and developing sea human resources.
Article 44. Planning on development of sea economy
1. Basis for making planning on development of sea economy including:
a) Strategy, overall planning on socio-economic development of whole country, the national strategy on environmental protection;
b) Oriention of the stragety on unshakeable development and sea stragety;
c) Characteristics, geography position, natural rule of seas, coastal areas and islands;
d) Results of investigation on sea resources and environment; the actual situation and estimated demand of exploration, use of resources and sea environmental protection of whole country, regions, coastal provinces, centrally-affiliated cities;
dd) Value of resources and vulnerable extent of sea environment;
e) Rsources for executing planning.
2. The content of planning on development of sea economy including:
a) Analysing, evaluating natural condition,socio-economic condition and present conditions of exploration, use of sea;
b) Defining direction, target and oriention of use resources resonablely and protection of sea environment;
c) Dividing zones using sea for purpose of socio-economic development, National defense and security; defining prohibited zones for exploitation, zones allowing exploration with condition, zones need be protected specially for purpose of National defense and security, protection of environment , preservation of the ecology and artificial islands, equipment, facilities on sea
d) Defining position, area and showing on map zones using sea surface, sea beds, islands;
dd) Defining particularly vulnerable coastal areas such as alluvial ground, coastal erosion, protection forests, wetlands, coastal sand, defining buffer area and having solution of suitable management, protection;
e) Solution and progress of planning execution
3. The Government formulates overall project on development of sea ecomony sectors specified in Article 43 of this Law and organizes making planning, plan on using sea of whole coutry to submit to National Assembly for consideration and decision.
Article 45. Constructing and developing sea economy
1. The state has policy on investment for, construction, development of the coastal economical zones, industrial clusters, economy of island districts under planning, ensuring for effectiveness and unshakeable development.
2. Assigning defined sea areas for organizations, individuals to explore, use sea resources shall be implemented as prescribed by Government.
Article 46. Encouraging, investment incentives for economic development in islands and operations at sea
1. The State priorities for investment in, construction of infrastructure, sea logistics network, economical development of coastal districts; has incentive policy to enhance material and spirit life of inhabitants living on islands.
2. The state encourages and has incentives on tax, capital, facilitate for organizations, individuals to invest, explore development potential and strengths on islands.
3. The state encourages and has incentives on tax, capital, facilitate for organizations, individuals to enhance fishery operation and other activities on seas, islands; protect activities of people on seas, islands
4. The Government details this article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực