Chương I Luật Biển Việt Nam 2012 : Những quy định chung
Số hiệu: | 18/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Biển - Khẳng định chủ quyền Quốc gia
Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực - điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền (CQ) biển đảo hiện nay.
Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế..., khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến CQ, quyền CQ và các quyền khác.
Theo đó, mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng CQ, toàn vẹn lãnh thổ, quyền CQ, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa CQ, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ CQ, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…
Luật Biển Việt Nam 2012 là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy và lòng đất dưới đáy biển.
7. Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển.
1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides on the baseline, the internal waters, territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zones, continental shelf, islands, the Hoang Sa (Paracel) archipelago, the Truong Sa (Spratly) archipelago and other archipelagoes under Vietnam’s sovereignty, sovereign right and national jurisdiction; operation in seas of Vietnam; development of sea economy; management and protection of sea, islands.
1. When this Law and another law provide differently for the same issue related to sovereignty, legal regime of Vietnam sea areas, the provisions of this Law shall apply.
2. When a treaty to which Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty shall apply.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the following terms may be construed as follows:
1. Vietnam Seas includes the internal waters, territorial waters, the contiguous zone, the exclusive economic zones and continental shelf being under Vietnam’s sovereignty, sovereign right and national jurisdiction, being defined under the Vietnam’s law, international treaties on territorial border of which the Socialist Republic of Vietnam is a member and in conformity with The United Nations' Convention on the Law of the Sea in 1982.
2. International seas are all seas outside of exclusive economic zones of Vietnam and other nations, but exclusive of sea beds and underground areas under the sea beds.
3. Vessels are means operating on the surface of water or under the surface of water including boats, ships and other means with motor or without motor.
4. Warships mean vessels of armed forces of a nation and bring outside sign showing clearly the nationality of its nation, under the command of an officer duly commissioned by the Government of the state and whose name appears in the appropriate service list or its equivalent, and manned by a crew which is under regular armed forces discipline.
5. Vessels on official dutys are special-use vessels for implementation of official work of the State, not for commercial purposes
6. Resources include biological resources and non-biological resources belonging to the waters, sea beds and land under sea beds.
7. Isobath means a line connecting points at the same depth of the sea.
Article 4. Principle of sea management and protection
1. Sea management and protection are implemented in unification as prescribed by Vietnamese law, in conformity with the Charter of the United Nations and other International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. Agencies, organizations and all Vietnamese citizens are responsible for protection of sovereignty, sovereign right and national jurisdiction on seas, islands and archipelagoes, protection of resources and sea environment.
3. The State settles disputes relating to seas, islands with other nations by peaceful measure, complying with the United Nations' Convention on the Law of the Sea in 1982, international law and practice.
Article 5. Policy of sea management and protection
1. Promoting the power of nation and implementing necessary measure to protect sovereignty, sovereign right and national jurisdiction on seas, islands and archipelagoes, protect resources and sea environment, develop sea economy.
2. Constructing and implementing strategy, planning, plans on management, use, exploit, unshakeable protect sea, islands and archipelagoes,servicing target on construction, development of economy - society, national defense, security.
3. Encouraging organizations, individuals to invest labor, material, capital money for and apply scientific and technological achievement into use, exploit, development of sea economy, protection resources and sea environment, unshakeable development of seas suitable with conditions of each sea area and assurance for requirement of National defense and security; strengthening informing, popularizing on potential, policy, law on sea
4. Encouraging and protecting fishery activities of fishermen on seas, protection of activities of organizations, Vietnamese citizens outside of Vietnam’s seas in conformity with international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, international law, relevant law of coastal nations.
5. Investing for assurance of operation of force in charge of , control on the sea, upfrading logistics facilities servicing for activities on the sea, islands and archipelagoes, developing sea manpower.
6. Implementing policies having priority to people living on islands and archipelagoes; preferential regime for forces participating in management and protection of seas, islands and archipelagoes.
Article 6. International cooperation regarding to sea
1. The State boosts International cooperation regarding to sea with nations, international organizations and zones on the basis of international law, respect for independence, sovereignty and equality, mutual benefit of parties
2. The content of international cooperation regarding to sea includes:
a) Investigating, studying on sea,ocean; applying science, technique and technology;
b) Responding to climate change, prevention and warning natural disaster;
c) Protection of sea
d) Preventing sea environment pollution; processing waste from sea economy operation, responding to oil spill malfunction;
dd) Search and rescue at sea;
e) Prevention, fighting of crimes at sea;
g) Sustainable exploit of sea resources, development of sea tourist.
Article 7. The state management of sea
1. The Government uniformly manages for sea within nationwide.
2. The ministries, ministerial-level agencies, People’s Committee of coastal provincies, centrally-affiliated cities within their duities, powers implement the state management for sea.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực