Chương V Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
Số hiệu: | 69/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2018 |
Ngày công báo: | 04/06/2018 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh mục hàng nhập khẩu phải xin cấp GCN lưu hành tự do
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương được ban hành ngày 15/5/2018.
Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được quy định tại Phụ lục V của Nghị định.
Căn cứ yêu cầu của từng thời kỳ, bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa và quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.
Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định này: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
g) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
1. Định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng.
2. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.
Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp, cụ thể như sau:
1. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
1. Trước khi thực hiện hợp đồng gia công, tổ chức, cá nhân thông báo hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu định kỳ với cơ quan Hải quan.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng gia công và quyết toán hoạt động gia công với cơ quan hải quan.
2. Căn cứ để thanh lý hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng.
3. Máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu, phế thải được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công nhưng phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.
4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên - Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.
5. Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:
a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng, biếu.
b) Bên được tặng, biếu phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.
c) Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan và nghĩa vụ tài chính đối với hàng gia công xuất khẩu và theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc gia công hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
1. Quân phục quy định tại Điều này được hiểu là đồng phục của quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang nước ngoài, được sản xuất theo kiểu mẫu, quy cách thống nhất, mang mặc theo quy định của các lực lượng vũ trang nước ngoài. Danh Mục sản phẩm quân phục trang bị cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục X Nghị định này.
Sản phẩm dệt may thuộc Danh mục này nhưng không phải là sản phẩm quân phục trang bị cho lực lượng vũ trang nước ngoài không phải thực hiện theo quy định tại Điều này.
2. Quân phục sản xuất, gia công xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài không được tiêu thụ tại Việt Nam.
3. Nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất, gia công quân phục xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm quân phục thực xuất khỏi Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nêu rõ tên hàng, số lượng, trị giá; cảng đến: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo 2 ảnh mầu/một mẫu sản phẩm đặt sản xuất, gia công: 2 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện tối thiểu các nội dung: Tên, địa chỉ và điện thoại của bên đặt và bên nhận sản xuất, gia công, tên hàng, số lượng, giá trị thanh toán hoặc giá gia công, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng.
d) Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều này, thương nhân nộp kèm theo bộ hồ sơ một trong các tài liệu sau:
- Hợp đồng, thỏa thuận mua sắm quân phục ký giữa bên đặt gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
- Văn bản của cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền nước đặt sản xuất, gia công hoặc văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam xác nhận về đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.
Văn bản xác nhận thể hiện tối thiểu các nội dung: Nước nhập khẩu, tên đơn vị lực lượng vũ trang; tên bên đặt sản xuất, gia công; tên thương nhân Việt Nam nhận sản xuất, gia công.
Giấy tờ quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
đ) Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, thương nhân nộp 1 bản sao Mã số nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.
5. Quy trình cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài
a) Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân để hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối bổ sung, sửa đổi, cấp lại, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
g) Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép đã được cấp trong trường hợp phát hiện thương nhân khai báo thông tin liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép không trung thực, không chính xác hoặc thực hiện không đúng Giấy phép.
6. Trách nhiệm của thương nhân sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục
a) Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm quân phục được sản xuất, gia công tại Việt Nam, không sử dụng quân phục và không tiêu thụ sản phẩm quân phục tại Việt Nam.
b) Tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ hàng mẫu nhập khẩu, nguyên liệu dư thừa, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm theo quy định hiện hành, có sự giám sát của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.
c) Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan liên quan khi các cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất sau khi thương nhân được cấp Giấy phép.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép.
7. Hoạt động gia công quân phục ngoài việc thực hiện quy định tại Điều này phải thực hiện theo các quy định về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài quy định tại Chương V Nghị định này.
8. Nhập khẩu mẫu quân phục
a) Thương nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài theo quy định tại Điều 47 Nghị định này được nhập khẩu mẫu quân phục để sản xuất, gia công.
b) Trường hợp thương nhân chưa được cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục, việc nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu thực hiện như sau:
- Thương nhân nộp 1 bản chính đơn đăng ký nhập khẩu hàng mẫu quân phục nêu rõ tên hàng, số lượng, nước đặt hàng, đơn vị sử dụng cuối cùng kèm theo 2 ảnh mầu/một mẫu sản phẩm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trả lời cho phép thương nhân nhập khẩu hàng mẫu. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
c) Số lượng mẫu quân phục nhập khẩu theo quy định tại Điều này là tối đa 5 mẫu/1 mã sản phẩm.
1. Tuân thủ quy định về quản lý hoạt động gia công hàng hóa ở nước ngoài quy định tại Điều 52 Luật Quản lý ngoại thương.
2. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
3. Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công.
4. Được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
5. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
6. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
7. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
8. Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
PROCESSING OF GOODS INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Section 1. RECEIVING ORDER OF PROCESSING OF GOODS FOR FOREIGN TRADERS
Article 38. Processing of goods for foreign traders
1. A trader may receive an order of processing legal goods for a foreign trader, except for goods under the list of prohibited or suspended exports and imports.
2. In case of goods under list of lines of business under given conditions, the traders must satisfy these given conditions to receive order of outward processing.
3. In case of goods to be imported where traders are designated under authority of the State bank of Vietnam, the processing of such goods is regulated by the State bank of Vietnam.
4. In case of exported goods and imported goods requiring license, a trader may only enter into a processing contract with a foreign trader after obtaining a license issued by the Ministry of Industry and Trade.
Application and procedures for licensing:
a) The trader shall submit an application for processing license, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade. Required application documents:
- An application for processing license, stating contents prescribed in Article 39 hereof: 1 original.
- An investment certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
- A certificate of eligibility for business (if any): 1 copy bearing the trader's stamp.
b) If the required documents are incomplete or invalid , the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Within 5 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consult with Ministries or ministerial-level agencies.
d) Within 5 working days from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministries and ministerial-level agencies shall send a written response.
dd) Within 5 working days from the date on which written responses from the Ministry of Industry and Trade are received, the Ministry of Industry and Trade shall issue a processing license to the trader. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
e) If a trader obtains a certificate of eligibility to manufacture the good that a foreign trader intends to place a processing order, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing a license to the trader within 5 working days from the date on which the complete and valid application is received without consultation with Ministries and ministerial-level agencies as prescribed in Point c Clause 3 hereof.
g) If the trader wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license.
Article 39. Processing contract
The processing must be made in writing or another equivalent form as prescribed in the Law on Commerce and contain at least:
1. Name and address of the contracting parties and processor.
2. Name and quantity of processed products.
3. Price.
4. Payment period and methods of payment.
5. A list of materials to be imported and locally produced materials (if any) for processing, quantity and value thereof; amount of required material for each finished unit, quota for consumables and material wastage rate in processing.
6. A list of machinery and equipment to be leased, borrowed or given for processing (if any) and value thereof.
7. Actions against scrap, wreckage and rules for actions against leased or borrowed machinery and equipment, and oversupplied materials after the processing contract finishes.
8. Delivery place and time.
9. Trademarks and geographical indications.
10. The contract term.
Article 40. Amount of required material for each finished unit, required wastage for each finished unit and wastage rate
1. The amount of required material for each finished unit, required portion of material lost in manufacturing process (hereinafter referred to as wastage) for each finished unit and wastage rate are agreed upon by contracting parties, taking into account of quotas and wastage rate formed in the manufacturing and processing industry at the contracting time.
2. The legal representative of the processor shall take legal responsibility for use of imported materials with proper processing purpose and determine correct amount of required material for each finished unit, required wastage for each finished unit, and wastage rate.
Article 41. Leasing, borrowing or importing machinery of ordering party to perform the processing contract
The processor is entitled to lease or borrow machinery of ordering party to perform the processing contract. The leasing, borrowing or giving of such machinery and equipment shall be agreed upon in the whose creditors cease to exist processing contract.
Article 42. Rights and obligations of the ordering party and processor
1. The ordering party shall have rights and obligations to:
a) Give the whole or a part of materials for processing purpose as specified in the processing contract.
b) Receive the finished products; machinery and equipment leased or lent to the ordering party; and materials, ancillary materials, waste and scrap after the contract finalization, unless they are eligible for in-country export, destruction, donation or giving as prescribed in this Decree.
c) Have experts come to Vietnam to provide guidance on production engineering and quality inspection of processed products as agreed upon in the processing contract.
d) Take responsibility for right to use trademarks and geographical indications.
dd) Comply with laws and regulations of Vietnam on processing activities and terms and conditions mentioned in the signed processing contract.
e) Carry out in-country export of processed products; leased or borrowed machinery and equipment; oversupplied materials ; and scrap and waste according to agreements between involved parties, in accordance with regulations of law in force on management of export and import and fulfill tax liabilities and other financial obligations as per the law.
2. The processor shall have rights and obligations to:
a) Be eligible for export duty or import duty exemption in accordance with regulations of law on taxation associated with temporarily imported goods according to the given amount of required material for each finished unit and wastage rate to perform the processing contract and associated with processed exports.
b) Have other traders to perform the processing.
c) Receive partly or wholly materials for processing as mentioned in the processing contract; pay export duty on locally-acquired materials as prescribed in the Law on export and import duty.
d) Receive payment in kind as processed products from the ordering party, other than goods under the lists of prohibited or suspended imports. In case of goods under list of imported goods requiring license or under given conditions, the regulations on such license and conditions shall apply.
dd) Comply with laws and regulations of Vietnam on export or import processing, local good production and terms and conditions of the signed processing contract.
e) Carry out procedures for in-country export of processed products, leased or borrowed machinery and equipment, oversupplied materials, waste and scrap as authorized by the ordering party.
3. Conditions for in-country export or import of processed products, leased or borrowed machinery and equipment, oversupplied materials, waste and scrap prescribed in Point e Clause 1 and Point e Clause 2 of this Article:
a) Compliance with regulations on management of export and import, taxation and other financial obligations as per the law.
b) A contract concluded between the foreign trader or duly authorized person of foreign trader and the importer.
Article 43. Further processing
The trader is entitled to conduct further processing, in specific:
1. The processed products of a processing contract will be used as materials for another processing contract in Vietnam.
2. The processed products of the former processing contract shall be transferred to the trader according to designation of the ordering party for the latter processing product.
Article 44. Notification, completion, and final statement of processing contract
1. Prior to performance of the processing contract, the involved party shall notify customs authority of the processing contract. When the processing contract terminates or expires, contracting parties shall finalize it and send a final accounts in terms of use of materials and exported products to the customs authority.
The Ministry of Finance shall provide guidelines for notification of processing contract and final accounts of processing to the customs authority.
2. The processing contract shall be finalized according to quantity of imported materials and exported products according to the amount of required material for each finished unit and the required wastage for each finished unit and wastage rate as specified in the processing contract.
The processing contract shall be liquidated according to the imported materials and re-exported materials/products according to the amount of required material for each finished unit, the required wastage for each finished unit, and wastage rate in accordance with the contract.
3. Machinery and equipment borrowed or leased under the contract; oversupplied materials, scrap and waste shall be treated under the processing contract in accordance with Vietnam’s law.
4. The destruction of scrap and waste (if any) only be permitted following a written permission by Department of Natural Resources and Environment and under supervision of the customs authority. If they are not permitted to be destroyed in Vietnam, they must be re-exported according to designation of the ordering party.
5. The giving of machinery and equipment, materials, scrap and waste shall be done as follows:
a) The ordering party must make a document which confirms the giving.
b) The recipient shall make the import declaration in accordance with regulations on import, pay import duty and other taxes (if any) and have the property registered in accordance with applicable regulations and laws.
c) If the amount of scrap which is permitted for import is within the amount of required material for each finished unit and wastage rate, importation declaration is not required and import duty exemption is granted; but VAT and corporate income tax must be paid.
Article 45. Customs procedures
The Ministry of Finance shall provide guidelines for customs procedures and financial obligations as to outward processing products and monitor the export and import in conjunction with the processing contract.
Article 46. Other processing forms, repairs and recycling of machinery and equipment
The Prime Minister shall consider permitting the processing of goods prohibited or suspended from export or import for foreign trader.
Article 47. Contract manufacturing of military uniform
1. Military uniforms, laid down in this Article, shall be understood as uniforms worn by members of foreign armed forces, manufactured according to single model and specifications, and worn in accordance with rules of foreign armed forces. The list of military uniforms for foreign armed forces is provided in Appendix X thereto.
The textile and apparel product under this list other than military uniforms for foreign armed forces does not require compliance with this Article.
2. The military uniforms manufactured for foreign armed forces may not be sold in Vietnam.
3. The raw materials used for manufacture of military uniforms for foreign armed forces are subject to supervision of customs authorities from their import until the finished military uniforms are exported out of Vietnam.
4. Required application documents for license to manufacture military uniforms for foreign armed forces:
a) An application for licensing, stating good description, quantity, value; port of destination: 1 original.
b) business registration certificate or investment certificate: 1 copy bearing the trader’s stamp.
c) An order or a proposal for concluding contract enclosed with 2 colored photos or a sample of finished product: 2 copies bearing the trader’s stamp.
The order or proposal for concluding contract must at least contain: Full name, address and telephone number of the ordering party and contracting manufacturer, product description, quantity, value or price, payment period and method, delivery place and time.
d) Apart from required documents prescribed in Point a, Point b, Point c Clause 4 hereof, the trader must also submit one of the following documents:
- An agreement on procurement of military uniforms between the ordering party and the authority in charge of procurement and logistics for foreign armed forces.
- A document confirming the armed forces as end-user of the finished military uniforms manufactured in Vietnam made by the authority in charge of procurement and logistics for the foreign armed forces, or the authority of the country of ordering party, or diplomatic mission of the country that places the manufacturing order at Vietnam.
The document must contain at least: The importing country, name of armed force; name of ordering party; name of Vietnam’s trader receiving the manufacturing order.
The documents prescribed in Point d Clause 4 hereof must be consularly legalized as prescribed.
dd) Particularly for United States market, the trader must submit a copy of manufacturer’s identification number of textile and garment exports to the US issued by the Ministry of Industry and Trade.
5. Procedures for issuance of license to manufacture military uniforms for foreign armed forces
a) The trader shall submit a set of required application documents as prescribed in Clause 4 hereof, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
b) If the required documents are incomplete or invalid, within 3 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Within 7 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall send a consultation request to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
d) Within 5 working days, from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security shall send a written response.
dd) Within 5 working days, from the date on which the written responses from the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security are received, the Ministry of Industry and Trade shall issue a license to the trader. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
e) If the trader wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
g) The Ministry of Industry and Trade shall revoke a license if the trader falsified the application or use the license improperly.
6. Responsibilities of contracting manufacturer of military uniform
a) Export the entire of finished military uniforms manufactured in Vietnam; do not use or sell finished military uniforms in Vietnam.
b) Re-export or destroy all of redundant imported samples and scrap in accordance with applicable regulations and laws, under supervision of the Ministry of National Defense, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade and the General Department of Customs.
c) Facilitate and provide documentation at request of licensing authority and relevant agencies when an inspection visit to the manufacturing facility is undertaken after obtaining the license.
d) Take legal liability for accuracy and truthfulness of declaration in the application.
7. The contract manufacturing shall be undertaken in accordance with this Article and regulations on contract manufacturing involving foreign elements prescribed in Chapter V hereof.
8. Import of military uniform sample
a) A trader obtaining a license to manufacture military uniform for foreign armed forces prescribed in Article 47 hereof is entitled to import the military uniform sample.
b) If the trader has not issued with a license to manufacture military uniform, it may import the military uniform samples for examination in advance following the procedures below:
- The trader submits an application for registration of importing military uniform samples, stating description, quantity, ordering country, end-user, enclosed with 2 colored photos and a finished product sample, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
- If the required documents are incomplete or invalid, within 3 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies
- Within 7 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall send a consultation request to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
- Within 5 working days, from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security shall send a written response.
- Within 5 working days, from the date on which the written responses from the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security are received, the Ministry of Industry and Trade shall permit the trader to import the sample. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
c) The number of imported military uniform sample prescribed in this Article is up to 5 samples per product code.
Section 2. PLACING ORDER TO PROCESS GOODS ABROAD
Article 48. Processing contract and customs procedures
Processing contract and customs procedures shall be done in accordance with Article 39 and Article 45 hereof.
Article 49. Rights and obligations of trader placing order to process goods abroad
1. Comply with regulation on management of processing of goods abroad as prescribed in Article 52 of the Law on Foreign Trade Management.
2. Take responsibility for right to use trademarks and geographical indications.
3. Temporally export machinery and equipment, materials or conduct merchanting trade transactions of machinery, equipment or materials from a third country to the ordering party to perform the processing contract.
4. Re-import the processed product. Upon contract termination, the redundant machinery, equipment and materials may be re-imported.
5. Sell the processed products and exported machinery, equipment and materials for performing the processing contract in the market of country in which the processing is undertaken or another market and pay taxes in accordance with regulations in force.
6. Be eligible for export duty or import duty exemption in accordance with regulations of law on taxation goods exported for processing, processed imports under the processing contract.
7. Have experts and technicians go abroad to inspect processed products for acceptance.
8. Fulfill tax liability against processed import for local consumption in accordance with instructions of the Ministry of Finance.