Chương VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
Số hiệu: | 69/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2018 |
Ngày công báo: | 04/06/2018 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh mục hàng nhập khẩu phải xin cấp GCN lưu hành tự do
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương được ban hành ngày 15/5/2018.
Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được quy định tại Phụ lục V của Nghị định.
Căn cứ yêu cầu của từng thời kỳ, bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa và quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết tranh chấp về về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời và hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
2. Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về giải quyết tranh chấp tại các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy định về giải quyết tranh chấp đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp (sau đây gọi là Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp).
3. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, giữ bí mật thông tin liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan.
Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương bao gồm các nội dung sau đây:
1. Giải quyết khiếu kiện, thương lượng, hòa giải, tham vấn đối với các bất đồng, mâu thuẫn giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài liên quan đến việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương không phù hợp với các quy định của Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
4. Cử người có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
5. Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong giai đoạn tố tụng của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định tại Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền).
6. Thực hiện, phối hợp, xử lý các nội dung liên quan đến thi hành phán quyết, quyết định, rà soát việc tuân thủ phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
1. Cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nhà nước được Chính phủ giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp áp dụng đối với biện pháp quản lý ngoại thương đó có quy định khác.
2. Trong trường hợp có từ hai cơ quan nhà nước được giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp cụ thể, các cơ quan này phải thống nhất để một trong các cơ quan này là Cơ quan chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp Chính phủ Việt Nam bị kiện, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn mà không thống nhất được Cơ quan chủ trì, các cơ quan này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công hoặc thay đổi Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
b) Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với Chính phủ nước ngoài tham gia vụ việc tranh chấp và với cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
c) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
d) Phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối lựa chọn, thuê và giám sát tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) tư vấn giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
g) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có việc thuê chuyên gia kỹ thuật và mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
h) Tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đầu mối và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo Nghị định này và quy định pháp luật.
1. Bộ Công Thương là Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan đầu mối trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê theo quy định tại Nghị định này tư vấn cho Cơ quan chủ trì các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
c) Phối hợp với Cơ quan chủ trì thuê luật sư giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương cụ thể.
d) Phối hợp với Cơ quan chủ trì trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của Cơ quan chủ trì.
g) Cử đại diện tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
h) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Xây dựng, cập nhật danh sách các chuyên gia có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, được Cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì, Cơ quan đầu mối.
c) Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
1. Cơ quan, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về khả năng khởi kiện, thông báo của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền hoặc thông báo từ Chính phủ nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền và ngay lập tức báo cáo cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và thông báo cho Cơ quan đầu mối.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân không được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu nhận được thông tin về khả năng khởi kiện, thông báo của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền hoặc thông báo từ Chính phủ nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao toàn bộ thông tin, tài liệu đã nhận trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đó đến một trong các cơ quan sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Cơ quan cấp trên trực tiếp và Cơ quan đầu mối nếu không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc thông báo bằng văn bản từ nguồn khác, Cơ quan đầu mối phải gửi văn bản kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ nhận được đến một trong các cơ quan sau:
a) Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
b) Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 59 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan đầu mối theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì, Văn phòng Chính phủ gửi thông báo về quyết định phân công đến Cơ quan chủ trì để thực hiện.
1. Cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được thông tin về khả năng khởi kiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
2. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp.
b) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp; các công việc cần triển khai phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp và mốc thời gian dự kiến của các công việc đó trên cơ sở phù hợp với quy trình tố tụng nêu trên.
c) Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan đầu mối, Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và của luật sư (nếu có).
d) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của Chính phủ nước ngoài.
đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải; các vấn đề cần báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
e) Dự kiến các khoản chi phí và nguồn kinh phí cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Cơ quan đầu mối phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Trong trường hợp cần thiết và để phù hợp với thực tế, Cơ quan đầu mối phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
4. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm gửi kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) theo quy định của Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cho Thủ tướng Chính phủ và Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm thường xuyên (hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo tính chất phức tạp và tiến độ của vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương) thông báo cho Cơ quan đầu mối về tiến độ thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của Cơ quan chủ trì và kịp thời phối hợp xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
6. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được bảo quản theo chế độ mật.
1. Việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn đối với việc áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trên cơ sở đề xuất của Chính phủ nước ngoài theo Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Trường hợp nhận được yêu cầu tham vấn của Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không có thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân nhận được yêu cầu phải hướng dẫn Chính phủ nước ngoài gửi yêu cầu tham vấn đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền đó.
1. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương phải ngay lập tức báo cáo về vụ việc được tham vấn cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và Cơ quan đầu mối nếu xét thấy:
a) Biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương với Chính phủ nước ngoài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam hoặc bên nước ngoài; hoặc
b) Không thể giải quyết dứt điểm yêu cầu tham vấn của Chính phủ nước ngoài; hoặc
c) Có khả năng phát sinh vụ việc tranh chấp liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài phải thường xuyên thông báo tình hình kết quả tham vấn cho Cơ quan đầu mối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo tiến trình giải quyết vụ việc.
3. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, nếu phù hợp, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương tiến hành việc thương lượng, hòa giải với Chính phủ nước ngoài theo phương án đã được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến của Cơ quan đầu mối.
Việc xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái cam kết quốc tế của Việt Nam dẫn tới tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam.
1. Việc đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương có trách nhiệm đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn đối với việc áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi phát hiện hoặc trên cơ sở đề nghị của thương nhân, hiệp hội ngành, nghề về việc các biện pháp quản lý ngoại thương của Chính phủ nước ngoài có nghi ngờ ảnh hưởng, vi phạm các quyền, lợi ích của Việt Nam theo Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
1. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương phải ngay lập tức báo cáo về vụ việc được tham vấn cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và thông báo cho Cơ quan đầu mối nếu xét thấy:
a) Biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết của nước ngoài đối với Việt Nam trong Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đó, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam; hoặc
b) Không thể giải quyết dứt điểm yêu cầu tham vấn của Chính phủ Việt Nam; hoặc
c) Có khả năng phát sinh vụ việc tranh chấp liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc thông báo bằng văn bản từ nguồn khác, Cơ quan đầu mối phải gửi văn bản kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ nhận được đến một trong các cơ quan sau:
a) Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
b) Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 59 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan đầu mối theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì, Văn phòng Chính phủ gửi thông báo về quyết định phân công Cơ quan chủ trì đến Cơ quan chủ trì để thực hiện.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài phải thường xuyên thông báo tình hình kết quả tham vấn cho Cơ quan đầu mối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo tiến trình giải quyết vụ việc.
5. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, nếu phù hợp, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương tiến hành việc thương lượng, hòa giải với Chính phủ nước ngoài theo phương án đã được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến của Cơ quan đầu mối.
1. Cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quá trình tham vấn theo quy định tại Điều 67 Nghị định này.
2. Việc xây dựng, điều chỉnh, thực hiện Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 63 Nghị định này.
3. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được bảo quản theo chế độ mật.
COORDINATION IN SETTLEMENT OF DISPUTE OVER FOREIGN TRADE POLICY MEASURES ADOPTED
Article 57. Coordination rules
1. The authority in charge and relevant entities shall coordinate in settling dispute over foreign trade policy measures adopted in an active, consistent, accurate, timely and effective manner in accordance with this Decree and Vietnam’s laws and regulations so as to protect Vietnam’s rights and legitimate interests to their best of competence.
2. The coordination between the authority in charge and relevant entities in settling dispute over foreign trade policy measures adopted shall be carried out in accordance with regulations on settlement of disputes in international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory which set forth dispute settlement rules for foreign trade policy measures adopted that are considered as subject matters in the dispute cases (hereinafter referred to as international treaty on dispute settlement).
3. The authority in charge and relevant entities shall take legal liability for any consequences following the non-coordination or unqualified coordination as prescribed in Clause 1 hereof.
4. The authority in charge and relevant entities shall protect the state’s secrets as prescribed by law, protect information on the dispute settlement process as prescribed in relevant international treaties on dispute settlement.
Article 58. Matters to be coordinated
The matters to be coordinated between the authority in charge and relevant entities in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted:
1. Dealing with claims, mediation, consultation against dispute or conflict between Vietnamese government and a foreign government over foreign trade policy measures adopted not in accordance with international treaty on foreign trade policy measures adopted.
2. Formulating and implementing plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted
3. Furnishing information, documentation and evidence for the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
4. Having qualified persons to participate in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted upon request by the authority in charge.
5. Perform tasks for settling dispute over foreign trade policy measures adopted during the proceedings of the arbitral body or international jurisdiction agency).
6. Implement and deal with the ultimate conclusion or decision of the arbitral body or international jurisdiction agency, review the adherence to such ultimate conclusion or decision.
Article 59. Authority in charge
1. The authority in charge of dispute over foreign trade policy measures adopted is a regulatory agency empowered by the Government to manage and monitor such measures, unless otherwise prescribed by an international treaty on dispute settlement applicable to these foreign trade policy measures.
2. If at least 2 regulatory agencies are empowered to manage and monitor the foreign trade policy measures adopted, being subject matter of a specific dispute, these two shall agree to choose one agency to act as the authority in charge; and then send a report to the Prime Minister and notify the Ministry of Industry and Trade in writing.
3. If Vietnamese government has been complained against, within 3 working days from the date on which the consultation request is received but the authority in charge cannot be chosen, they must send a report to the Prime Minister and notify the Ministry of Industry and Trade in writing.
4. In necessary circumstances, at the request of the Minister of Industry and Trade, the Prime Minister shall designate or replace the authority in charge.
5. The authority in charge shall have responsibilities and power to:
a) Receive and process information and documentation in respect of the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
b) Act as a contact point to facilitate communications with the foreign government which engages in the dispute and with the arbitral body or international jurisdiction agency.
c) Take charge and cooperate with the designated contact point and relevant entities during the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted at the arbitral body or international jurisdiction agency.
d) Cooperate with the designated contact point and relevant entities in formulating plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
dd) Take charge and cooperate with the designated contact point and relevant entities to choose arbitrators if a arbitral body is established to settle the dispute over foreign trade policy measures adopted.
e) Take charge and cooperate with the designated contact point to choose, engage and supervise the law-practicing organization (hereinafter referred to as lawyer) advising on the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
g) Take charge and cooperate with relevant entities in dealing with matters relating to dispute over foreign trade policy measures adopted, including engaging technical experts and witnesses for the dispute settlement.
h) Attend hearings of the arbitral body or international jurisdiction agency.
i) Report to the Prime Minister, the designated contact point and competent regulatory authorities on matters in respect of dispute over foreign trade policy measures adopted as prescribed in this Decree and other law provisions.
Article 60. Designated contact point
1. The Ministry of Industry and Trade shall act as a designated contact point to assist the Government in dealing with disputes over foreign trade policy measures adopted.
2. The designated contact point in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted shall have duties and power to:
a) Act as a focal point to assist the Government, the Prime Minister to give consistent direction to the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted so as to protect Vietnam’s rights and legitimate interests.
b) Cooperate with relevant entities and the hired lawyer prescribed in this Decree in advising the designated contact point of legal matters in conjunction with dispute settlement over foreign trade policy measures adopted at the request of the designated contact point.
c) Cooperate with the authority in charge in engaging a lawyer to settle dispute specific foreign trade policy measures adopted.
d) Cooperate with the designated contact point in choosing arbitrators if a arbitral body is established to settle the dispute over foreign trade policy measures adopted.
dd) Cooperate with the designated contact point and relevant entities in formulating plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
e) Attend the hearings against dispute settlement over foreign trade policy measures adopted on behalf of Vietnamese government in necessary case or at the request of the designated contact point.
g) Have representative attend hearings of the arbitral body or international jurisdiction agency.
h) Cooperate with the authority in charge and relevant agencies, organizations, and individuals in implementing the ultimate judgment or decision of the arbitral body or the international jurisdiction agency.
i) Formulate and update the list of experts qualified as arbitrators and the list of law-practicing organizations potentially defending Vietnamese government and Vietnam’s regulatory bodies in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
1. Relevant entities are regulatory bodies, organizations and individuals associated with dispute settlement over foreign trade policy measures adopted, which are invited or requested by the authority in charge to join the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
2. The relevant entities have duties and power to:
a) Cooperate with the authority in charge and designated contact point in settling dispute over foreign trade policy measures adopted at their requests in conformity with its professional competence or line management.
b) Provide information, documentation, evidence and representation at the request of the authority in charge and designated contact point.
c) Request the authority in charge to provide information or additional information about the dispute over foreign trade policy measures adopted.
Section 2. Procedures for settling disputes that the foreign government files a complaint
Article 62. Receive and process information and documentation in respect of the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted
1. Entities empowered to adopt the foreign trade policy measures, upon receiving information about whether a foreign government may file a complaint or notice of complaint against dispute over foreign trade policy measures adopted sent by a arbitral body or international jurisdiction agency or a foreign government, shall forward it to its superior body and the designated contact point.
2. If an entity which is not empowered to adopt the foreign trade policy measure prescribed in Clause 1 of this Article, upon receiving information about whether a foreign government may file a complaint or notice of complaint against dispute over foreign trade policy measures adopted sent by a arbitral body or international jurisdiction agency or a foreign government, shall send a written notice and copies of all documentation received to one of the following agencies, within 3 working days from the receipt of aforesaid notice:
a) The entity empowered to adopt the foreign trade policy measure prescribed in Clause 1 hereof.
b) The superior body and the designated contact point if the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure is not identifiable as prescribed in Clause 1 hereof.
3. Within 3 working days from the date on which the written notice prescribed in Clause 2 hereof or another written notice from other entity is received, the designated contact point shall forward it and copies of documentation received to one of the following agencies:
a) The authority in charge prescribed in Clause 1 Article 59 hereof.
b) Office of the Government, which requests the Prime Minister to choose the authority in charge as prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 59 hereof.
4. Within 5 working days from the date on which the written notice of the designated contact point is received as prescribed in Point b Clause 3 hereof, Office of the Government shall request the Prime Minister to assign an authority in charge.
Within 3 working days after the Prime Minister assigned an authority in charge, Office of the Government shall notify the authority in charge such assignment.
Article 63. Formulating and implementing plan for dispute settlement over foreign trade policy measures
1. The designated contact point shall take charge and cooperate with the authority in charge, relevant entities and lawyers (if any) to formulate a plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted, and then submit it to the Prime Minister for approval within 35 working days from the receipt of information about whether a foreign government may file a complaint as prescribed in Clause 1, Clause 2 Article 62 hereof.
2. The plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted includes:
a) A summary of dispute.
b) Legal proceedings against the dispute over foreign trade policy measures adopted as prescribed in treaties on dispute settlement; tasks to be performed to settle the dispute and corresponding milestones in conformity with the legal proceedings.
c) Specific duties of the designated contact point, authority in charge, relevant entities and lawyers (if any).
d) Analysis of strong and weak points of Vietnamese government and the foreign government.
dd) Proposal of potential plan for settlement of dispute over foreign trade policy measures adopted, including mediation plan; matters need advisory opinion from the Prime Minister and other competent authorities.
e) Estimate of expenses and funding for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
3. The designated contact point shall cooperate with the authority in charge, relevant entities and hired lawyers (if any) to implement the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted. In necessary cases and in conformity with reality, the designated contact point shall cooperate with the authority in charge, relevant entities and hired lawyers (if any) to implement the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
4. The designated contact point shall send the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted and amendments (if any) as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article to the Prime Minister and the authority in charge.
5. The authority in charge shall, monthly or quarterly depending on the complexity and progress of the dispute, notify the designated contact point of progress of the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted. The designated contact point shall monitor the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted of the authority in charge and deal with difficulties arising during the implementation of plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
6. The plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted shall be kept as a secret document.
Article 64. Responsibilities for receiving and processing request for consultation
1. The receipt and processing of request for consultation shall be done in accordance with treaties on dispute settlement.
2. The entities empowered to adopt the foreign trade policy measures shall receive and process requests for consultations against foreign trade policy measures adopted upon the request of foreign governments in accordance with treaties on adoption of foreign trade policy measures.
3. If a non-competent authority receives a request for consultation from a foreign government as prescribed in Clause 2 hereof, it shall guide the foreign government to send such a request to the competent authority and notify the competent authority of such request for consultation.
Article 65. Processing request for consultation in case of the measure in question showing sign of breach of undertaking in treaties on adoption of foreign trade policy measures
1. During the consultation with the foreign government, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure shall send a report on measure subject to consultation to its superior body and the designated contact point if:
a) The measure in question shows signs of breach of laws or regulations or treaties on adoption of foreign trade policy measures against foreign governments, with prejudice to rights and legitimate interests of Vietnam or foreign government; or
b) Cannot reach a satisfactory solution to the request for consultation of the foreign government; or
c) A dispute over foreign trade policy measures adopted appears likely to arise.
2. The entity empowered to adopt the foreign trade policy measure, during the consultation with the foreign government, shall notify the designated contact point and competent authorities of the consultation development for further actions.
3. During the consultation, if considered suitable, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure may enter into negotiation and mediation with the foreign government according to the plan approved by the superior body with reference to the designated contact point.
Article 66. Liability of entity which promulgated or adopted measure in breach of Vietnam’s international undertakings leading dispute over foreign trade policy measures adopted
Liability of entity which promulgated or adopted measure in breach of Vietnam’s international undertakings leading dispute over foreign trade policy measures adopted shall be identified in accordance with Vietnamese laws.
Section 3. PROCEDURES FOR SETTLING DISPUTES THAT VIETNAMESE GOVERNMENT FILES A COMPLAINT
Article 67. Responsibilities for proposing and processing consultation request
1. The proposal and processing of request for consultation shall be done in accordance with treaties on dispute settlement.
2. The entities empowered to adopt the foreign trade policy measures shall propose and process requests for consultations against foreign trade policy measures adopted upon detection or request of traders, industry unions in terms of foreign trade policy measures adopted by foreign governments likely prejudice to rights and interests of Vietnam in accordance with treaties on adoption of foreign trade policy measures.
Article 68. Processing request for consultation in case of the measure in question showing sign of breach of undertaking in treaties on adoption of foreign trade policy measures
1. During the consultation with the foreign government, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure shall send a report on consultation case to its superior body and the designated contact point if:
a) The measure in question adopted by foreign government shows signs of breach of laws or regulations or treaties on adoption of foreign trade policy measures against Vietnamese government, with prejudice to rights and legitimate interests of Vietnamese government; or
b) Cannot reach a satisfactory solution to the request for consultation of Vietnamese government; or
c) A dispute over foreign trade policy measures adopted appears likely to arise.
2. Within 3 working days from the date on which the written notice prescribed in Clause 1 hereof or another written notice from other entity is received, the designated contact point shall forward it and copies of documentation received to one of the following agencies:
a) The authority in charge prescribed in Clause 1 Article 59 hereof.
b) Office of the Government, which requests the Prime Minister to choose the authority in charge as prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 59 hereof.
3. Within 5 working days from the date on which the written notice of the designated contact point is received as prescribed in Point b Clause 2 hereof, Office of the Government shall request the Prime Minister to assign an authority in charge.
Within 3 working days after the Prime Minister assigned an authority in charge, Office of the Government shall notify the authority in charge such assignment.
4. The entity empowered to adopt the foreign trade policy measure, during the consultation with the foreign government, shall notify the designated contact point and competent authorities of the consultation development for further actions.
5. During the consultation, if considered suitable, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure may enter into negotiation and mediation with the foreign government according to the plan approved by the superior body with reference to the designated contact point.
Article 69. Formulating and implementing plan for dispute settlement over foreign trade policy measures
1. The designated contact point shall take charge and cooperate with the authority in charge, relevant entities and lawyers (if any) to formulate a plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted, and then submit it to the Prime Minister for approval within 20 working days from the end of consultation as prescribed in Article 67 hereof.
2. The formulation, amendment and implementation of plan for dispute settlement of foreign trade policy measures adopted shall be done in accordance with Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 Article 63 hereof.
3. The plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted shall be kept as a secret document.