Luật bưu chính 2010 số 49/2010/QH12
Số hiệu: | 49/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 23/09/2010 | Số công báo: | Từ số 562 đến số 563 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động bưu chính; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bưu chính và quản lý nhà nước về hoạt động bưu chính.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện, tham gia thực hiện hoạt động bưu chính tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích, tem bưu chính.
2. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
3. Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
4. Dịch vụ bưu chính công ích là dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước, gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ bưu chính phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ đặc thù khác.
5. Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ bưu chính được cung ứng thường xuyên đến người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
6. Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản viết tay hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ, sách, báo, tạp chí.
7. Thư không có địa chỉ nhận là thư không có thông tin liên quan đến người nhận trên thư, trên bao bì của thư, bao gồm cả thư để quảng cáo, tuyên truyền.
8. Dịch vụ thư cơ bản là dịch vụ thư không có các yếu tố làm tăng thêm giá trị của dịch vụ.
9. Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch vụ bưu chính.
10. Mạng bưu chính công cộng là mạng bưu chính do Nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp được chỉ định quản lý, khai thác.
11. Điểm phục vụ bưu chính là nơi chấp nhận, phát bưu gửi, gồm bưu cục, kiốt, đại lý, thùng thư công cộng và hình thức khác để chấp nhận, phát bưu gửi.
12. Thùng thư công cộng là điểm phục vụ bưu chính thuộc mạng bưu chính công cộng được dùng để chấp nhận thư cơ bản.
13. Hộp thư tập trung là tập hợp các hộp thư gia đình được lắp đặt tại vị trí thuận lợi cho việc phát và nhận bưu gửi của chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng có nhiều địa chỉ nhận thư độc lập.
14. Thời gian toàn trình của bưu gửi là khoảng thời gian tính từ khi bưu gửi được chấp nhận cho đến khi được phát cho người nhận.
15. Thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính gồm nội dung bưu gửi, thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người gửi, người nhận và các thông tin có liên quan.
16. Người sử dụng dịch vụ bưu chính là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính, bao gồm người gửi và người nhận.
17. Người gửi là tổ chức, cá nhân có tên tại phần ghi thông tin về người gửi trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
18. Người nhận là tổ chức, cá nhân có tên tại phần ghi thông tin về người nhận trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
19. Doanh nghiệp được chỉ định là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được Nhà nước chỉ định để thực hiện nghĩa vụ bưu chính công ích và tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, các dịch vụ khác trong khuôn khổ điều ước quốc tế của Liên minh Bưu chính Thế giới, điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực bưu chính mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
20. Tem Bưu chính Việt Nam là ấn phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính của Việt Nam quyết định phát hành để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng và được công nhận trong mạng lưới của Liên minh Bưu chính Thế giới.
21. Tem bưu chính nước ngoài là ấn phẩm do các nước thành viên của Liên minh Bưu chính Thế giới phát hành để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính và được công nhận trong mạng lưới của Liên minh Bưu chính Thế giới.
1. Bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời, chính xác, tiện lợi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
2. Bảo đảm bí mật thư theo quy định của pháp luật.
3. Kinh doanh dịch vụ bưu chính theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
4. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thường xuyên, ổn định cho xã hội.
5. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính.
1. Xây dựng và phát triển ngành bưu chính hiện đại nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đời sống của nhân dân.
2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh theo quy định của pháp luật để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bưu chính.
3. Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bưu chính.
4. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bưu chính.
5. Áp dụng cơ chế ưu đãi đối với việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
1. Phòng, chống hoả hoạn, thiên tai và thảm hoạ khác.
2. Phòng, chống dịch bệnh.
3. Cứu nạn, cứu hộ.
4. Phục vụ quốc phòng, an ninh.
1. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
3. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
4. Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
5. Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi.
6. Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật.
7. Xâm hại công trình bưu chính công cộng; cản trở hoạt động bưu chính hợp pháp.
8. Thực hiện hành vi cạnh tranh trái pháp luật trong hoạt động bưu chính.
9. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài trái pháp luật.
10. Hoạt động bưu chính trái pháp luật.
1. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi, theo đó doanh nghiệp chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi đến địa điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính.
2. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được giao kết bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi. Dấu ngày hoặc các thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
1. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản phải có những nội dung chính sau đây:
a) Loại hình dịch vụ bưu chính;
b) Khối lượng, số lượng bưu gửi;
c) Thời gian, địa điểm và phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính;
d) Chất lượng dịch vụ bưu chính;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá cước và phương thức thanh toán;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có vi phạm hợp đồng.
2. Hợp đồng giao kết bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.
3. Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc gửi vào thùng thư công cộng thư đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này, có dán tem Bưu chính Việt Nam hoặc có dấu thanh toán trước giá cước của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính là hành vi xác lập hợp đồng giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi.
1. Bưu gửi được chấp nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không chứa các vật phẩm, hàng hoá quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Có thông tin liên quan đến người gửi, người nhận trên bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
c) Đã thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Được gói, bọc theo yêu cầu của dịch vụ bưu chính.
2. Bưu gửi được coi là đã được chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Bưu gửi đã được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính chấp nhận tại điểm phục vụ bưu chính hoặc tại địa chỉ của người gửi;
b) Thư đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này đã được bỏ vào thùng thư công cộng.
3. Bưu gửi được coi là đã phát hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đã phát tại địa chỉ của người nhận, gồm hộp thư tập trung, hộp thư gia đình, hộp thư thuê bao hoặc hình thức khác dành cho việc nhận bưu gửi;
b) Đã phát cho người nhận tại điểm phục vụ bưu chính thực hiện việc phát;
c) Đã phát theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ bưu chính.
1. Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông.
2. Vật phẩm, hàng hoá từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu.
3. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu.
4. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Bưu gửi của tổ chức, cá nhân được bảo đảm an toàn từ khi được chấp nhận cho đến khi được phát theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Luật này.
2. Trường hợp vỏ bọc của bưu gửi bị hư hại, rách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại cho phù hợp với yêu cầu của dịch vụ bưu chính để đảm bảo an toàn cho bưu gửi.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện, tham gia thực hiện hoạt động bưu chính tại Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người, bưu gửi và mạng bưu chính.
1. Trường hợp bưu gửi bị phát hiện vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi đó;
b) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi; kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ xác định bưu gửi có liên quan hoặc dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia hoặc hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác;
b) Bưu gửi có liên quan đến vụ án hình sự mà việc kiểm tra, xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính được pháp luật cho phép.
3. Việc tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi; kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính quy định tại khoản 2 điều này chỉ được thực hiện sau khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi; kiểm tra, xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải được lập biên bản, có chữ ký của các bên liên quan.
5. Tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi; kiểm tra, xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính để gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 điều này.
7. Việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi; kiểm tra, xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính không được ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và chất lượng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi phải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế được thay mặt người sử dụng dịch vụ bưu chính thực hiện các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi khi là đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ bưu chính.
1. Bưu gửi khi chưa phát cho người nhận vẫn thuộc quyền định đoạt của người gửi, trừ trường hợp bị thu giữ hoặc tiêu huỷ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người gửi có quyền thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi khi bưu gửi chưa phát cho người nhận và khi người gửi có chứng từ chứng minh việc gửi. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính phát sinh do việc thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận hoặc rút lại bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ bưu chính thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính về việc thay đổi địa chỉ của người nhận thì bưu gửi được chuyển tiếp đến địa chỉ mới. Người yêu cầu chuyển tiếp bưu gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Bưu gửi được coi là không phát được trong các trường hợp sau đây:
a) Không có địa chỉ người nhận; địa chỉ người nhận không đầy đủ hoặc không đúng;
b) Người nhận đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
c) Không tìm được người nhận tại địa chỉ đã ghi;
d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người nhận không đến nhận;
đ) Người nhận từ chối nhận.
2. Bưu gửi được chuyển hoàn để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận và người gửi yêu cầu chuyển hoàn. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Thư cơ bản đến 500 gam (g) khi không phát được mặc nhiên được chuyển hoàn cho người gửi và được miễn cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn.
4. Bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Không có địa chỉ người gửi; địa chỉ người gửi không đầy đủ hoặc không đúng;
b) Người gửi đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
c) Không tìm được người gửi tại địa chỉ đã ghi trên bưu gửi;
d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người gửi không đến nhận;
đ) Người gửi từ chối nhận lại.
5. Bưu gửi bị coi là không có người nhận trong trường hợp không phát được cho người nhận theo quy định tại khoản 1 và không hoàn trả được cho người gửi theo quy định tại khoản 4 điều này sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày bưu gửi được chấp nhận. Thời hạn này không áp dụng đối với bưu gửi mà người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại.
1. Mã bưu chính quốc gia gồm tập hợp các ký tự nhằm xác định một hoặc một nhóm địa chỉ bưu chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định.
2. Việc xây dựng mã bưu chính phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm tính khoa học, ổn định và không trùng lặp;
b) Căn cứ vào địa dư hành chính, mật độ dân số và được phân bổ trên phạm vi cả nước;
c) Phù hợp với hướng dẫn của Liên minh Bưu chính Thế giới và thông lệ quốc tế.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính áp dụng mã bưu chính quốc gia nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính.
1. Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh được thiết lập để cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan này, hoạt động không vì mục đích kinh doanh.
2. Mạng bưu chính quy định tại khoản 1 điều này chỉ được kết nối với mạng bưu chính công cộng.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hình thức, điều kiện đầu tư, kinh doanh và tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính phải theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến bưu chính mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
b) Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
c) Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
d) Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.
1. Giấy phép bưu chính có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
b) Loại hình dịch vụ bưu chính cung ứng;
c) Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính;
d) Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
e) Thời hạn của giấy phép bưu chính.
2. Giấy phép bưu chính được cấp với thời hạn không quá 10 năm.
1. Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong giấy phép bưu chính đã được cấp, doanh nghiệp phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép.
2. Việc cấp lại giấy phép bưu chính được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bưu chính hết hạn;
b) Giấy phép bưu chính bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính thu hồi giấy phép bưu chính nếu doanh nghiệp được cấp giấy phép có một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội;
b) Cung cấp thông tin giả mạo hoặc cố ý gian dối để được cấp giấy phép;
c) Không còn đủ các điều kiện để được cấp giấy phép;
d) Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung được ghi trong giấy phép, gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Sau 01 năm kể từ ngày được cấp giấy phép chưa triển khai cung ứng dịch vụ bưu chính được ghi trong giấy phép;
e) Cho thuê, cho mượn giấy phép; chuyển nhượng giấy phép trái pháp luật.
2. Sau 01 năm kể từ khi bị thu hồi giấy phép theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 điều này, nếu đã khắc phục được hậu quả gây ra và có đủ các điều kiện để được cấp giấy phép quy định tại Điều 21 của Luật này, doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép có thể làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép mới.
1. Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
a) Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);
b) Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);
c) Cung ứng dịch vụ gói, kiện;
d) Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
đ) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;
e) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;
g) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
h) Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.
2. Trường hợp có thay đổi nội dung đã thông báo, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, các tổ chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 điều này phải thông báo về việc thay đổi nội dung đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính xác nhận bằng văn bản các trường hợp thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
4. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động dịch vụ bưu chính được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.
5. Trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, các tổ chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 điều này được tiến hành các hoạt động bưu chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoặc thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đã được cấp tại Việt Nam.
1. Cá nhân nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trên cơ sở tự thoả thuận với người gửi mà không lấy tiền công với số lượng bưu gửi tối đa theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
2. Tổ chức nhận, vận chuyển và phát thư, gói, kiện hàng hoá trong nội bộ hoặc cho khách hàng của mình mà không lấy tiền công.
3. Hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
1. Chất lượng dịch vụ bưu chính công ích được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính ban hành.
2. Chất lượng dịch vụ bưu chính không thuộc dịch vụ bưu chính công ích do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố, áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực bưu chính.
1. Căn cứ để xây dựng và điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính gồm:
a) Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường;
b) Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.
2. Giá cước dịch vụ bưu chính công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định theo quy định của Luật này và pháp luật về giá.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm:
a) Quyết định giá cước dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung ứng, trừ dịch vụ bưu chính thuộc danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá cước;
b) Đăng ký, kê khai giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật về giá;
c) Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính giá cước các dịch vụ bưu chính;
d) Niêm yết công khai giá cước dịch vụ bưu chính.
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập mạng bưu chính để cung ứng dịch vụ bưu chính;
2. Được thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình cung ứng;
3. Kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận;
4. Từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính nếu phát hiện bưu gửi vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này và quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp;
5. Xử lý bưu gửi không có người nhận quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật này;
6. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính;
7. Niêm yết công khai tại điểm phục vụ Danh mục vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính quy định tại Điều 12 của Luật này và các quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp;
8. Bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu gửi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 và Điều 12 của Luật này;
10. Không được tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này;
11. Không được cung ứng dịch vụ bưu chính vi phạm quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng dưới mọi hình thức;
12. Hưởng thù lao, chi phí hợp lý khi thay mặt người sử dụng dịch vụ bưu chính thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi quốc tế quy định tại Điều 15 của Luật này;
13. Thực hiện dịch vụ thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi, chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16, khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này;
14. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người sử dụng dịch vụ bưu chính có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng;
2. Được bảo đảm an toàn và an ninh thông tin;
3. Khiếu nại về dịch vụ bưu chính đã sử dụng;
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
5. Ghi đúng họ tên, địa chỉ của người gửi và người nhận;
6. Cung cấp thông tin về bưu gửi;
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bưu gửi;
8. Thực hiện các quy định về an toàn, an ninh đối với bưu gửi;
9. Thanh toán đủ giá cước dịch vụ bưu chính mà mình sử dụng, trừ trường hợp được miễn, giảm giá cước theo quy định của pháp luật hoặc các bên có thoả thuận khác;
10. Trả thù lao, chi phí hợp lý khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi;
11. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát bưu gửi đến địa chỉ của mình hoặc lắp đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện cho việc phát bưu gửi;
12. Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
1. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính thiết yếu cho xã hội với chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và giá cước phù hợp với khả năng thanh toán của người dân.
2. Giảm dần theo lộ trình sự điều tiết hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
1. Nhà nước hỗ trợ việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thông qua phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ khác.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng và thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 2 điều này thực hiện cung ứng dịch vụ bưu chính dành riêng, gồm dịch vụ thư có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) với mức giá cước theo quy định của pháp luật.
4. Phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng giảm dần căn cứ vào tình hình phát triển bưu chính trong từng thời kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này.
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 29 của Luật này, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập mạng bưu chính công cộng trong phạm vi cả nước để cung ứng dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế; lắp đặt thùng thư công cộng để chấp nhận thư cơ bản;
2. Bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác do Nhà nước giao theo danh mục, phạm vi, giá cước, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
3. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ bưu chính do Nhà nước quy định;
4. Kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo vệ công trình thuộc mạng bưu chính công cộng;
5. Sử dụng phương tiện vận tải chuyên ngành đi, đến, đỗ trong đô thị để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định ưu tiên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;
6. Không sử dụng doanh thu từ các dịch vụ bưu chính dành riêng để trợ cấp cho các khoản lỗ do việc cung ứng các dịch vụ cạnh tranh khác dưới giá thành;
7. Theo dõi riêng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính dành riêng và báo cáo kết quả cung ứng các dịch vụ này với Bộ Thông tin và Truyền thông;
8. Sản xuất, cung ứng tem Bưu chính Việt Nam;
9. Sử dụng hiệu quả mạng bưu chính công cộng để kinh doanh dịch vụ tài chính, tiết kiệm, chuyển tiền, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
10. Không được từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính công ích khi người sử dụng đã thực hiện các yêu cầu về sử dụng dịch vụ.
1. Mạng bưu chính công cộng được xây dựng và phát triển theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng được đặt tại nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, khu dân cư và các điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
2. Căn cứ quy hoạch phát triển mạng bưu chính công cộng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí quỹ đất cho các công trình xây dựng thuộc mạng bưu chính công cộng để phục vụ cho việc cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính công ích.
3. Khi xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng, chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm thuận lợi để doanh nghiệp được chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích lắp đặt hệ thống thùng thư công cộng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Lắp đặt hộp thư tập trung tại chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng.
4. Tại khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng đã đưa vào sử dụng trước khi Luật này có hiệu lực nhưng chưa có thùng thư công cộng, hộp thư tập trung, đơn vị quản lý có trách nhiệm:
a) Bố trí địa điểm thuận lợi để doanh nghiệp được chỉ định cung ứng dịch vụ bưu chính công ích lắp đặt hệ thống thùng thư công cộng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Bố trí địa điểm và tổ chức để người sử dụng dịch vụ bưu chính tại chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng thực hiện việc lắp đặt hộp thư tập trung.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan duy nhất quyết định phát hành tem Bưu chính Việt Nam.
2. Tem Bưu chính Việt Nam phải thể hiện:
a) Dòng chữ “Việt Nam”;
b) Dòng chữ “Bưu chính”;
c) Giá in trên mặt tem (nếu có) bằng tiền đồng Việt Nam.
3. Chủ đề và thiết kế của tem Bưu chính Việt Nam không được có các nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
4. Tem Bưu chính Việt Nam được gắn mã số của Việt Nam và tham gia hệ thống mã số của Liên minh Bưu chính Thế giới.
5. Tem Bưu chính Việt Nam và các tài liệu liên quan phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Tem Bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi các nước.
2. Tem bưu chính nước ngoài không được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi các nước.
1. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh, sưu tập tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này.
2. Việc nhập khẩu tem bưu chính nước ngoài được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
3. Tổ chức, cá nhân không được kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền những loại tem sau đây:
a) Tem bưu chính giả;
b) Tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
c) Tem bưu chính đã có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem.
1. Người sử dụng dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Việc khiếu nại quy định tại khoản 1 điều này phải được lập thành văn bản. Thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:
a) 06 tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận;
b) 01 tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
3. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
a) Không quá 02 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước;
b) Không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 điều này, bên nhận khiếu nại phải giải quyết khiếu nại và thông báo cho bên khiếu nại biết; trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 3 điều này mà bên khiếu nại không nhận được thông báo trả lời hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên nhận khiếu nại thì có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.
5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều này thì việc yêu cầu giải quyết tranh chấp không có giá trị.
1. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a) Thương lượng giữa các bên;
b) Hoà giải;
c) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
2. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính tại Trọng tài hoặc Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó.
2. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Tiền bồi thường thiệt hại là đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố.
5. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công bố và áp dụng, nhưng không được thấp hơn mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ bưu chính khi không bảo đảm chất lượng dịch vụ bưu chính mà doanh nghiệp đã công bố hoặc vi phạm hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này.
2. Trường hợp một phần thiệt hại xảy ra do người sử dụng dịch vụ bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết thì doanh nghiệp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ thiệt hại do người sử dụng dịch vụ bưu chính gây ra.
3. Tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường thiệt hại được trả cho người nhận.
4. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi đó;
b) Người sử dụng dịch vụ bưu chính không chứng minh được việc gửi và suy suyển, hư hỏng bưu gửi;
c) Bưu gửi đã được phát và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;
d) Bưu gửi bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nhận;
đ) Người sử dụng dịch vụ bưu chính không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này;
e) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
1. Người sử dụng dịch vụ bưu chính phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và các bên có liên quan theo quy định của pháp luật khi gửi vật phẩm, hàng hoá không được gửi quy định tại Điều 12 hoặc bưu gửi không được gói, bọc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 của Luật này.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, người sử dụng dịch vụ bưu chính không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết;
b) Bưu gửi đã được chấp nhận đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không thực hiện các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động bưu chính trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động bưu chính.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động bưu chính theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động bưu chính theo phân cấp của Chính phủ.
1. Trình Chính phủ ban hành quy định cụ thể về điều kiện, hình thức đầu tư, hoạt động thương mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính; điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động; bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; tem bưu chính; xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bưu chính.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định danh mục dịch vụ bưu chính công ích, cơ chế hỗ trợ dịch vụ bưu chính công ích, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, lộ trình giảm dần và thời điểm kết thúc phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng.
3. Quy định cụ thể về mã bưu chính quốc gia; dấu ngày; bưu gửi không phát được; chuyển tiếp, chuyển hoàn bưu gửi; các trường hợp không cần giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động; báo cáo thống kê trong hoạt động bưu chính; khiếu nại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính; chất lượng dịch vụ bưu chính.
4. Quyết định danh mục dịch vụ bưu chính, giá cước dịch vụ bưu chính công ích sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
5. Phối hợp với Bộ Tài chính quy định về xuất khẩu, nhập khẩu bưu gửi; xử lý bưu gửi không có người nhận; miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính và tổ chức thực hiện việc miễn giảm này; xây dựng danh mục dịch vụ bưu chính phải thực hiện đăng ký giá.
6. Phối hợp với Bộ Công thương quy định về hướng dẫn hoạt động khuyến mại và giải quyết cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ bưu chính.
7. Phối hợp với Bộ Xây dựng quy định về lắp đặt thùng thư công cộng, hộp thư tập trung tại khu đô thị, khu dân cư tập trung, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng.
8. Phối hợp với Bộ Công an quy định về nguyên tắc, điều kiện đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi, kiểm tra, xử lý bưu gửi và yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính; về mạng bưu chính phục vụ an ninh.
9. Phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định về mạng bưu chính phục vụ quốc phòng.
10. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn về xử lý hàng lậu, hàng cấm gửi qua đường bưu chính.
11. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hướng dẫn lập quy hoạch và trình tự, thủ tục phê duyệt quy hoạch mạng bưu chính công cộng tại địa phương.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Các quy định về bưu chính của Pháp lệnh bưu chính, viễn thông số 43/2002/PL- UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Giấy phép bưu chính được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc thời hạn ghi trong giấy phép đã cấp.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 49/2010/QH12 |
Hanoi, June 17, 2010 |
LAW
ON POST
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Post.
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for postal activities; the rights and obligations of organizations and individuals involved in postal activities and the state management of postal activities.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals that conduct or participate in conducting postal activities in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Postal activities include activities of investing and commercially dealing in, and providing and using postal services, public postal services and postage stamps.
2. Postal articles include letters and parcels which are accepted, transmitted and delivered lawfully through the post network.
3. Postal service means a service of accepting, transmitting and delivering postal articles by various modes other than electronic ones from the place of the sender to the place of the recipient through the post network.
4. Public postal service means a postal service provided at the request of the State, including universal postal service and postal service for national defense and security tasks and other special tasks.
5. Universal postal service means a postal service constantly provided to the public under weight, quality and postage conditions prescribed by competent state agencies.
6. Letter means communication in written form, with or without an addressee, except for periodicals, books, newspapers and magazines.
7. Unaddressed letter means a letter containing no information on the recipient in the letter itself or on its wrapping, including also letters for advertisement or propaganda.
8. Basic mail service means a mail service involving no element which adds the service value.
9. Post network means a system of facilities dealing with postal articles and postal service points which are linked together by transmission and delivery routes for the provision of postal services.
10. Public post network means a post network invested by the State and assigned to a designated enterprise for management and operation.
11. Postal service point means a place for accepting and delivering postal articles, including post office, kiosk, agent, public letter box and other forms of accepting and delivering postal articles.
12. Public post box means a postal service point in a public post network used for accepting basic letters.
13. Consolidated letter box means a cluster of household letter boxes installed in a place convenient for delivering and receiving postal articles of a high-rise apartment building or office building having many independent addresses.
14. Full postal process means a period of time from the time of acceptance of a postal article to the time of its delivery to the recipient.
15. Information on postal service use includes the contents of a postal article and information on the full names, addresses and telephone numbers (if any) of the sender and recipient and relating information.
16. Postal service user means an organization or individual that uses a postal service, including sender and recipient.
17. Sender means an organization or individual that is named in the section of information on the sender on the postal article and in the contract on provision and use of postal service.
18. Recipient means an organization or individual that is named in the section of information on the recipient on the postal article and the contract on provision and use of postal services.
19. Designated enterprise means a postal service provider designated by the State to perform the public postal obligation and participate in the provision of international postal services and other services within the framework of international agreements of the Universal Postal Union (UPU) and other international agreements on post to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
20. Vietnamese postage stamp means a printed matter issued under a decision of a competent Vietnamese state agency in charge of post for prepaying a postage on the public post network and recognized within the UPU's network.
21. Foreign postage stamp means a printed matter issued by a member country of the UPU for prepaying a postage and recogniz.ed within the UPU's network.
Article 4. Principles of postal activities
1. Assuring security, safety, timeliness, accuracy and convenience in the provision and use of postal services.
2. Guaranteeing letter secrecy under law.
3. Providing postal services under the state-managed market mechanism.
4. Assuring the constant and stable provision of public postal services for the society.
5. Respecting and protecting the legitimate rights and interests of organizations and individuals involved in postal activities.
Article 5. State policies on post
1. To build and develop a modem post sector to serve socio-economic development, maintenance of national defense and security and people's life.
2. To build and perfect a competitive environment under law to encourage all economic sectors to participate in postal activities.
3. To encourage the application of scientific and technological advances and the training of human resources for postal development.
4. To step up international integration and cooperation and realize international commitments in the post sector.
5. To apply incentive mechanisms for the provision of public postal services in areas with difficult socio-economic conditions and areas with exceptionally difficult socio-economic conditions.
Article 6. Cases in which postal articles arc prioritized for acceptance, transmission and delivery in case of emergencies
1. Prevention and combat of fires, natural disasters and other calamities.
2. Prevention and combat of diseases and epidemics.
3. Rescue and salvage.
4. National defense and security.
Article 7. Prohibited acts
1. Sending, accepting, transmitting or delivering postal articles with contents which provoke, undermine security or the great national solidarity or oppose and sabotage the State of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Sending, accepting, transmitting or delivering postal articles containing weapons, explosive articles or substances, toxic or radioactive substances, narcotics or disease germs for terrorist purposes or infringing upon the life and property of citizens or causing social disorder and insecurity.
3. Sending, accepting, transmitting or delivering postal articles containing cultural matters which are contrary to social ethics or the fine traditions and customs of Vietnam.
4. Impersonating others while using postal services.
5. Appropriating or stealing postal articles: fraudulently exchanging contents of postal articles.
6. Disclosing information on the use of postal services, opening or destroying postal articles in contravention of law.
7. Damaging public post works; impeding lawful postal activities.
8. Committing unlawful competitive acts in postal activities.
9. Producing, trading in or using Vietnamese and foreign postage stamps in contravention of law.
10. Conducting postal activities in contravention of law.
Chapter II
PROVISION AND USE OF POSTAL SERVICES
Article 8. Contracts on provision and use of postal services
1. A contract on provision and use of postal services means an agreement between a postal service provider and a sender whereby the provider shall accept, transmit and deliver postal articles to a place indicated by the sender and the sender shall pay a postage.
2. A contract on provision and use of postal services shall be made in writing or established by an act. The postmark or information showing the time and place of acceptance of a postal article serves as a ground for determining the responsibility of the postal service provider.
Article 9. Contracts on provision and use of postal services in written form
1. A contract on provision and use of a postal service in written form must have the following principal details:
a/ Type of postal service:
b/ Weight and quantity of postal articles:
c/ Time, place and mode of provision of the postal service:
d/ Quality of the postal service;
e/ Rights and obligations of the contracting parties:
f/ Postage rate and mode of payment;
g/ Liability and maximum compensation for a contract breach.
2. Contracts in written form must be made in Vietnamese. In case the contracting parties agree to use a foreign language, the Vietnamese version and the version in the foreign language of the contract are of equal legal validity.
3. A document certifying the acceptance of a postal article between the postal service provider and sender is as legally valid as a contract in written form between them, unless otherwise agreed by the parties.
Article 10. Contracts on provision and use of postal services established by specific acts
Depositing into a public post box which satisfies all the conditions specified in Clause 1, Article 11 of this Law, a letter stuck with a Vietnamese postage stamp or a prepaid postage mark of a postal service provider is an act establishing a contract between the postal service provider and sender.
Article 11. Acceptance and delivery of postal articles
1. A postal article may be accepted when satisfying all the following conditions:
a/ Not containing articles or merchandise specified in Article 12 of this Law;
b/ Bearing information on the sender and recipient on it, unless otherwise agreed by the involved parties;
c/ Being fully paid for the postage, unless otherwise agreed by the involved parties;
d/ Being packaged or wrapped up to requirements of the postal service.
2. A postal article will be regarded as having been accepted in the following cases:
a/ It has been accepted by a postal service provider at a postal service point or the sender's address;
b/ It is a letter which satisfies all the conditions specified in Clause 1 of this Article and has been deposited into a public post box.
3. A postal article will be regarded as having been properly delivered in the following cases:
a/ It has been delivered at the recipient's address into a consolidated letterbox, household letter box. subscriber's letter box or in another receptacle used for the receipt of the postal article;
b/ It has been delivered to the recipient at the postal service point performing the delivery;
c/ It has been delivered at the request of the postal service user.
Article 12. Articles and merchandise disallowed to be sent, accepted or transmitted through the post network
1. Articles and merchandise which are banned from circulation by Vietnamese law.
2. Articles and merchandise sent from Vietnam to foreign countries which are banned from export by Vietnamese law or from import by laws of countries of receipt.
3. Articles and merchandise sent from foreign countries to Vietnam which are banned from import by Vietnamese law.
4. Articles and merchandise which are banned from transmission by post under Vietnamese law or a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 13. Assurance of safety in the provision and use of postal services
1. Safety of postal articles of organizations and individuals shall be assured from the time of acceptance to the time of delivery under Clauses 2 and 3, Article 11 of this Law.
2. In case the wrapping of a postal article is damaged or torn, the postal service provider shall inventory, make a written record and re-wrap this article up to requirements of the postal service to assure its safety.
3. Organizations and individuals that conduct or participate in conducting postal activities in Vietnam shall assure safety for persons, postal articles and the postal network.
Article 14. Assurance of security in the provision and use of postal services
1. In case a postal article is detected to violate Article 12 of this Law, the postal service provider shall:
a/ Suspend the transmission or delivery of the article;
b/ Notify such to a concerned competent state agency for handling under law.
2. A competent state agency shall suspend the transmission or delivery of a postal article; inspect and handle the postal article or request the provision of information on use of the postal service in the following cases:
a/ It has a ground for concluding that the article is related to or used in a violation of the law on national security or another serious illegal act;
b/ The article is related to a criminal case and the inspection and handling thereof and the request for information on the use of the postal service are permitted by law.
3. The suspension of the transmission or delivery of postal articles: the inspection and handling of postal articles or making of requests for information on the use of postal services mentioned in Clause 2 of this Article may be effected only after written requests are made by a competent state agency under law.
4. The termination or suspension of the transmission or delivery of postal articles; the inspection and handling of postal articles and making of requests for information on the use of postal services mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article must be written in a record signed by all involved parties.
5. The termination or suspension of the transmission or delivery of postal articles; the inspection and handling of postal articles and the making of requests for information on the use of postal services must not be abused to harm the interests of the State and the legitimate rights and interests of postal service providers and users.
6. Postal service providers shall coordinate with and create conditions for competent state agencies in performing the tasks specified in Clause 2 of this Article.
7. The termination or suspension of transmission or delivery of postal articles; the inspection and handling of postal articles and the making of requests for information on the use of postal services must not affect normal operations and the quality of postal services of postal service providers.
Article 15. Import and export of postal articles
1. The import and export of postal articles must comply with this Law and other relevant laws.
2. International postal service providers may carry out, on behalf of postal service users, procedures for importing or exporting postal articles when acting as lawful representatives of these users.
Article 16. The rights to dispose of, change the recipient's full name and address on. withdraw postal articles and forward postal articles
1. A postal article which is not yet delivered to the recipient is still at the sender's disposal, except in case it is seized or destroyed under this Law and other relevant laws.
2. The sender may change the recipient's full name and address or withdraw a postal article which is not yet delivered to the recipient, provided he/she has a document evidencing the sending. The sender shall pay an additional postage for changing the recipient's full name and address or withdrawing the postal article, unless otherwise agreed by the involved parties.
3. When a postal article is not yet delivered to the recipient's address and the postal service user notifies the postal service provider of the change of the recipient's address, the postal article shall be forwarded to the new address. The requester for forwarding of the postal article shall pay the postage, unless otherwise agreed by the involved parties.
Article 17. Undeliverable postal articles, returned postal articles, postal articles unreturnable to senders, postal articles without recipients
1. A postal article shall be regarded as undeliverable in the following cases:
a/ It has no recipient address or has an inadequate or incorrect recipient address;
b/ The recipient has changed his/her address without notifying the new address;
c/ The recipient cannot be found at the indicated address;
d/ After failing to deliver the article, the postal service provider has invited at least twice every other working day. the recipient to come to receive the postal article but the latter does not show up;
e/ The recipient refuses to receive the postal article.
2. A postal article shall be returned to the sender when it is undeliverable and the sender requests the return. The sender shall pay a postage for the return of the postal article, unless otherwise agreed by the involved parties.
3. A basic letter weighing up to 500 grams which is undeliverable shall be automatically returned to the sender and exempt from the postage for the return.
4. A postal article shall be regarded as unreturnable to its sender in the following cases:
a/ It has no sender address or has an inadequate or incorrect sender address;
b/ The sender has changed his/her address without notifying the new address;
c/ The sender cannot be found at the address indicated on the article;
d/ After failing to deliver the article, the postal service provider has invited at least twice every other working day, the sender to come to receive back the article but the latter does not show up;
e/ The sender refuses to receive back the article.
5. A postal article shall be regarded as having no recipient in case it is undeliverable to the recipient as stated in Clause 1 and cannot be returned to the sender as stated in Clause 4 of this Article within 6 months after it is accepted
This time limit is not applicable to postal articles which the recipients or senders refuse to receive.
Article 18. National postal code
1. The national postal code is a combination of characters prescribed by a competent state agency in charge of post for identifying one or a group of postal addresses.
2. The postal code shall be formulated on the following principles:
a/ Assuring scientificity, stability and uniqueness;
b/ Being based on administrative area and population density and distributed nationwide:
c/ Being compliant with the relevant guidance of the Universal Postal Union and international practice.
3. Organizations and individuals engaged in postal activities are encouraged to apply the national postal code in order to raise the quality of postal services.
Article 19. Postal networks to serve party, state and national defense and security agencies
1. Postal networks to serve party, state and national defense and security agencies shall be established to provide postal services for these agencies and operate not for profit.
2. Postal networks mentioned in Clause 1 of this Article may only be connected with public postal networks.
Chapter III
INVESTMENT AND DEALTNG IN POSTAL SERVICES
Article 20. Investment and dealing in postal services
1. Organizations and individuals that invest and deal in postal services shall comply with this Law and relevant laws.
2. Investment and dealing forms and conditions, and the capital contribution ratio of foreign investors that invest and deal in postal services must comply with the Vietnamese law and post-related treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 21. Conditions on the grant of postal service business licenses
1. Any letter service provider that has a recipient address for a single letter weighing up to 2 kilograms (kg) must possess a postal service business license (below referred to as postal license) granted by a competent state agency in charge of post.
2. An enterprise may be granted a postal license when fully satisfying the following
conditions:
a/ Having a business registration certificate for postal activities or an investment certificate in the post sector:
b/ Being financially capable and staffed with personnel suitable to its business plan for business lines subject to licensing;
c/ Having a feasible business plan compliant with regulations on postage rates and quality of postal services;
d/ Devising measures to assure information security and safety for humans, postal articles and postal networks.
Article 22. Contents and validity duration of postal licenses
1. A postal license has the following principal details:
a/ Name and address of the head office of the licensed enterprise;
b/ Types of postal services to be provided;
c/ Scope of provision of postal services;
d/ Standards and quality of postal services to be provided;
e/ Rights and obligations of the licensed enterprise;
f/ Validity duration of the postal license.
2. A postal license is valid for up to 10 years.
Article 23. Modification, supplementation and re-grant of postal licenses
1. When necessary to modify details of a granted postal license, the licensed enterprise shall carry out procedures for modification or supplementation of its license.
2. A postal license may be re-granted in the following cases:
a/ Its validity duration expires;
b/ It is lost or damaged;
c/ Its re-grant is requested by a state agency competent to grant postal licenses.
Article 24. Revocation of postal licenses
1. A state agency competent to grant postal licenses shall revoke a postal license if the licensed enterprise commits any of the following acts:
a/ Opposing the State of the Socialist Republic of Vietnam, to the detriment of the national security, social order and safety;
b/ Supplying false information or intentionally committing a fraud to obtain the license;
c/ Failing to maintain the licensing conditions:
d/ Providing postal services at variance with the license's contents, seriously harming the interests of the State and the legitimate rights and interests of organizations and individuals;
e/ Failing to provide the postal service(s) indicated in the license one year after the license is granted;
f/ Leasing or lending the license; illegally transferring the license.
2. One year after having its license revoked under Points b, c, d, e and f, Clause 1 of this Article, if it successfully remedies consequences caused by its act and ensures the conditions for being licensed specified in Article 21 of this Law. an enterprise may carry out procedures for applying for a new license.
Article 25. Notification of postal activities
1. The following postal activities shall be notified in writing to a state competent agency in charge of post:
a/ Providing letter services with a single unaddressed letter weighing up to 2 kilograms (kg);
b/ Providing letter services with a single letter weighing over 2 kilograms (kg);
c/ Providing parcel services;
d/ Acting as an agent for a foreign postal service provider;
e/ Undertaking a commercial franchise in the post sector from abroad into Vietnam;
f/ Acting as a representative for a foreign postal service provider;
g/ Acting as a branch or representative office of a postal service provider established under the Vietnamese law;
h/ Acting as a representative office of a foreign postal service provider.
2. In case of a change in the notified contents, postal service providers or organizations stated at Points g and h, Clause 1 of this Article shall notify such change to a competent state agency in charge of post.
3. The competent state agency in charge of post shall certify in writing the cases of notification specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. A written certification of notification of postal service activities shall be re-issued in case of loss or damage.
5. While carrying out notification procedures, postal service providers and organizations stated at Points g and h, Clause 1 of this Article may conduct postal activities according to their business registration certificates or investment certificates or licenses for setting up representative offices of foreign traders or notices of approval of registration of commercial franchises already granted or issued in Vietnam.
Article 26. Cases in which a postal license or activity notification is not required
1. Individuals accept, transmit and deliver letters and merchandise packages or parcels free of charge on the basis of their agreements with senders not exceeding the maximum number of postal articles prescribed by a competent state agency in charge of post.
2. Organizations accept, transmit and deliver letters and merchandise packages or parcels free of charge within their own systems or for their customers.
3. Provision of postal services specified in Clause 1, Article 19 of this Law.
Chapter IV
QUALITY AND POSTAGE RATES OF POSTAL SERVICES
Article 27. Quality of postal services
1. Quality of public postal services shall be managed on the basis of national technical regulations on public postal services promulgated by a competent state agency in charge of post.
2. Quality of postal services other than public ones shall be announced by postal service providers for application under the law on post and other relevant laws.
3. The State encourages postal service providers to apply international standards in the post sector.
Article 28. Postage rates
1. Bases for formulating and adjusting a postage rate include:
a/ Production costs and market supply-demand relationship;
b/ Postage rates for services of the same type on the regional and world markets.
2. Public service postage rates shall be prescribed by a competent state agency in charge of post under this Law and the law on prices.
3. Postal service providers shall:
a/ Decide on postage rates for their postal services, except for postal services on the list of those for which postage rates are prescribed by competent state agencies;
b/ Register and declare postage rates under the law on prices;
c/ Notify postage rates to a competent state agency in charge of post;
d/ Publicly post up postage rates.
Chapter V
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF POSTAL SERVICE PROVIDERS AND USERS
Article 29. Rights and obligations of postal service providers
In addition to the rights and obligations provided in the Law on Enterprises, postal service providers have the following rights and obligations:
1. To establish postal networks to provide postal services;
2. To fully receive postages for their postal services;
3. To check contents of merchandise packages and parcels before accepting them;
4. To refuse to provide postal services when detecting that postal articles violate Article 12 of this Law and their regulations on conditions on the provision of postal services;
5. To dispose of postal articles without recipient as specified in Clause 5. Article 17 of this Law;
6. To provide sufficient and accurate information on postal services to postal service users;
7. To publicly post up at postal service points lists of articles and merchandise banned from sending, acceptance and transmission through postal networks as specified in Article 12 of this Law and their regulations on conditions on the provision of postal services:
8. To assure safety and security in the provision and use of postal services under Articles 13 and 14 of this Law;
9. To be held responsible before law for intentional acceptance of postal articles in violation of Clauses 1, 2 and 3, Article 7 and Article 12 of this Law;
10. To refrain from disclosing information on the use of postal services by organizations and individuals, except for the cases specified in Article 14 of this Law;
11. To refrain from providing postal services in any form in violation of regulations on the scope of postal service for exclusive use;
12. To get remunerations and reasonable expenses paid for carrying out procedures for importing or exporting international postal articles as stated in Article 15 of this Law on behalf of postal service users:
13. To provide the services of changing full names and addresses of recipients, withdrawing postal articles, forwarding and returning postal articles under Clauses 2 and 3. Article 16, Clauses 2 and 3, Article 17 of this Law;
14. To settle complaints and disputes and pay compensations under this Law and other relevant laws.
Article 30. Rights and obligations of postal service users
Postal service users have the following rights and obligations:
1. To be provided by postal service providers with adequate and accurate information on postal services they use;
2. To enjoy information safety and security;
3. To lodge complaints about used postal services;
4. To get compensations for damage under law;
5. To correctly write full names and addresses of the sender and recipient;
6. To provide information on postal articles;
7. To be held responsible before law for postal articles;
8. To comply with regulations on safety and security of postal articles;
9. To fully pay postages for postal services they use, unless they are eligible for postage exemption or postage reduction as provided by law or otherwise agreed by the involved parties;
10. To pay remunerations and reasonable expenses to postal service providers for carrying out procedures for importing or exporting postal articles;
11. To create favorable conditions for postal service providers to deliver postal articles to their addresses or install letter boxes in places convenient for the delivery of postal articles;
12. To pay compensations for damage caused to postal service providers under Article 42 of this Law.
Chapter VI
PUBLIC POSTAL ACTIVITIES
Article 31. Principles of public postal activities
1. Assuring the public provision of basic postal services of quality according to national technical regulations on post and at postage rates affordable for the people.
2. Gradually reducing according to a roadmap state subsidies for the provision of public postal services.
Article 32. Provision of public postal services
1. The State subsidizes the provision of public postal services by specifying the scope of exclusive postal services and formulating other support mechanisms.
2. The Prime Minister designates state postal enterprises to manage public postal networks and provide public postal services according to their tasks and plans assigned by the State.
3. Public postal service providers defined in Clause 2 of this Article shall provide exclusive postal services, including also services of delivering addressed letters with a single letter weighing up to 2 kilograms (kg) at a postage rate prescribed by law.
4. The scope of exclusive postal services shall be incrementally narrowed based on the postal development in each period under Clause 2, Article 44 of this Law.
Article 33. Rights and obligations of public postal service providers
In addition to the rights and obligations provided in Article 29 of this Law. public postal service providers have the following rights and obligations:
1. To establish nationwide public postal networks to provide postal services at home and abroad; to install public letter boxes for acceptance of basic letters;
2. To provide public postal services and perform other public tasks assigned by the State according to the list, scope, postage rates and national technical regulations decided by a competent state agency;
3. To elaborate and submit to a competent state agency plans on postage rates prescribed by the State:
4. To inspect, repair, maintain and protect works in public postal networks;
5. To use special-use vehicles running and parking in urban areas to provide public postal services under local competent state agencies' priority regulations applicable to these vehicles;
6. To refrain from using turnover from exclusive postal services to subsidize losses incurred from the provision of other competitive services at postage rates lower than costs;
7. To separately supervise public postal services and exclusive postal services and report results of provision of these services to the Ministry of Information and Communications;
8. To produce and supply Vietnamese postage stamps:
9. To effectively use public postal networks for providing financial, savings, money transfer, press distribution and other services under law;
10. To refrain from refusing to provide public postal services for service users that have satisfied all requirements on service use.
Article 34. Public postal networks
1. Public postal networks shall be built and developed under approved master plans. Service points of public postal networks shall be located in railway stations, car terminals, seaports, airports, border gates, population quarters and other public places to meet user needs.
2. Based on approved master plans on the development of public postal networks and land use master plans and plans, provincial-level People's Committees shall allocate land areas for the construction of works of public postal networks to serve the provision and use of public postal services.
3. When constructing new urban centers, densely populated areas, high-rise apartment buildings and office buildings, investors shall:
a/ Arrange convenient places for enterprises designated to provide public postal services to install systems of public letter boxes in urban centers or densely populated areas;
b/ Install consolidated letter boxes in high-rise apartment buildings and office buildings.
4. Units managing urban centers, densely populated areas, high-rise apartment stores and office buildings, which are commissioned before the effective date of this Law but in which there is no public or consolidated letter box, shall:
a/ Arrange convenient places for enterprises designated to provide public postal services to install systems of public letter boxes in urban centers or densely populated areas;
b/ Arrange convenient places for postal service users in high-rise apartment buildings and office buildings to install consolidated letter boxes.
Chapter VII
POSTAGE STAMPS
Article 35. Vietnamese postage stamps
1. The Ministry of Information and Communications is the sole agency that decides on the issuance of Vietnamese postage stamps.
2. A Vietnamese postage stamp must display:
a/ The word "Vietnam";
b/ The word "Post";
c/ The price (if any) printed on it in Vietnam dong.
3. Themes and designs of Vietnamese postage stamps must not contain words, images, symbols and signs which provoke hatred among nations. nationalities or religions, oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam, or are contrary to social ethics and fine traditions and customs of Vietnam.
4. Vietnamese postage stamps must bear the Vietnamese code and join the code system of the Universal Postal Union.
5. Vietnamese postage stamps and relevant documents shall be archived under the law on archive.
Article 36. Use of postage stamps to prepay postages
1. Vietnamese postage stamps are used to prepay postages for domestic postal services and international postal services provided from Vietnam to foreign countries.
2. Foreign postage stamps cannot be used to prepay postages for domestic postal services and international postal services provided from Vietnam to foreign countries.
Article 37. Use of postage stamps for commercial and philatelic purposes
Organizations and individuals may trade in and philatelic ally collect Vietnamese and foreign postage stamps, except for the cases specified in Clause 3 of this Article.
2. The import of foreign postage stamps must comply with regulations of a competent state agency in charge of post.
3. Organizations and individuals may not trade in. exchange, display and propagate the following kinds of postage stamps:
a/ Counterfeit postage stamps:
b/ Postage stamps containing details, images. symbols and signs which provoke hatred among nations, nationalities and religions, oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam, or are contrary to social ethics and fine traditions and customs of Vietnam;
c/ Postage stamps subject to withdrawal under a competent state agency's decisions;
d/ Foreign postage stamps with inappropriate contents and origin as notified by post agencies of member countries of the Universal Postal Union and Philatelists Associations.
Chapter VIII
SETTLEMENT OF DISPUTES AND PAYMENT OF COMPENSATIONS FOR DAMAGE IN THE PROVISION AND USE OF POSTAL SERVICES
Article 38. Complaints about the provision and use of postal services
1. Postal service users and providers may lodge complaints to protect their legitimate rights and interests.
2. Complaints mentioned in Clause 1 of this Article must be made in writing. The time limit for lodging a complaint is as follows:
a/ Six months from the date of expiration of the full postal process of a postal article, for complaints about the loss of postal articles or late delivery of postal articles compared to the announced full postal process. In case no full postal process is announced by the postal service provider, the time limit shall be counted from the date following the date of acceptance of the postal article;
b/ One month from the date of delivery of a postal article to the recipient, for complaints about tampered or damaged postal articles, postage rates and other matters directly related to postal articles.
3. The time limit for settling complaints is as follows:
a/ Two months from the date of receipt of a complaint about domestic postal services;
b/ Three months from the date of receipt of a complaint about international postal services.
4. Within the time limit specified in Clause 3 of this Article, the complaint-receiving body shall settle the complaint and notify the settlement result to the complainant. Past the time limit specified in Clause 3 of this Article, if the complainant receives no notice of the settlement result from the complaint-receiving body or disagrees with this result, he/she/it may request the settlement of a dispute.
5. In case a complaint is not lodged within the time limit specified in Clause 2 of this Article, the request for dispute settlement is invalid.
Article 39. Settlement of disputes in the provision and use of postal services
1. Disputes in the provision and use of postal services shall be settled in any of the following forms:
a/ Negotiation between disputing parties;
b/ Conciliation;
c/ Settlement by an arbitration or a court.
2. The settlement of disputes in the provision and use of postal services by an arbitration or a court must comply with law.
Article 40. Principles for payment of compensations for damage in the provision and use of postal services
1. A compensation payable for damage in case of loss, damage or fraudulent alteration of the whole of a postal article shall be determined according to the limit liability to pay compensation for the whole damage applicable to the postal service concerned.
2. A compensation payable for damage in case of loss, damage or fraudulent alteration of part of a postal article shall be determined on the basis of actual damage but must not be higher the limit liability to pay compensation for the whole damage applicable to the postal service concerned, unless otherwise agreed by the involved parties.
3. Compensations for damage shall be paid in Vietnam dong and in lump sum. unless otherwise agreed by the involved parties.
4. No compensation shall be made for an indirect damage or a benefit not generated from the provision of postal services of quality lower than that announced by the service provider.
5. The level of compensation for damage shall be announced and applied by postal service providers but must not be lower than that prescribed by a competent state agency in charge of post.
Article 41. Compensation liabilities of postal service providers
1. Postal service providers shall pay compensations for damage caused to postal service users due to failing to assure the quality of postal services they have announced or breaching signed contracts, except for the cases specified in Clause 4 of this Article.
2. In case part of damage is caused by postal service users' breaches of signed contracts, postal service providers will be exempt from paying compensation for that part of damage.
3. Compensations for damage shall be paid to senders, unless otherwise agreed by postal service providers and senders. In case a postal article is partially damaged or lost but the recipient agrees to receive the remaining part, the compensation for damage shall be paid to the recipient.
4. Unless otherwise agreed by involved parties, a postal service provider is not required to pay a compensation for damage in the following cases:
a/ Damage is entirely caused by the postal service user's breach of contract or a natural characteristic or inherent defect of the object contained in the postal article;
b/ The postal service user fails to evidence the sending of and harm or damage to the postal article and its damage;
c/ The postal article has been delivered and the recipient makes no complaint upon receiving it;
d/ The postal article has been confiscated or destroyed under the Vietnamese law or the law of the recipient's country;
e/ The postal service user fails to strictly comply with x Articles 38 and 39 of this Law on complaints and settlement of disputes;
f/ In force majeure circumstances prescribed by law.
Article 42. Compensation liabilities of postal service users
1. Postal service users shall pay under law compensations for damage caused to postal service providers and related parties due to sending articles or merchandise banned from sending by post specified in Article 12 or articles not packaged or wrapped under Point d, Clause 1, Article 11 of this Law.
2. Unless otherwise agreed by involved parties, a postal service user is not required to pay a compensation for damage in the following cases:
a/ Damage is caused by the postal service provider's breach of the signed contract;
b/ The postal article has been accepted according to the contract's agreement;
c/ The postal service provider fails to comply with Articles 38 and 39 of this Law on complaints and settlement of disputes.
Chapter IX
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR POSTAL ACTIVITIES
Article 43. State management responsibilities for postal activities
1. The Government performs the unified state management of postal activities nationwide.
2. The Ministry of Information and Communications is answerable to the Government for performing the state management of postal activities.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of postal activities as assigned by the Government.
4. Provincial-level People's Committees shall perform the state management of postal activities as decentralized by the Government.
Article 44. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications
1. To submit to the Government for promulgation specific regulations on investment conditions and forms, commercial provision of postal services; conditions, competence and procedures for the grant, supplementation and re-grant of postal licenses and written certifications of operation notification; payment of compensations for damage in the provision and use of postal services; postage stamps; and handling of administrative violations in postal activities.
2. To submit to the Prime Minister for promulgation or decision the list of public postal services, the mechanism for support of public postal services, postal networks serving party and state agencies, the management of postage rates,
a schedule for the incremental reduction and time of termination of exclusive postal services.
3. To specify the national postal code; postmarks; undeliverable postal articles; forwarding and return of postal articles; cases in which a postal license or written certification of operation notification is not required; statistical reports on postal activities; complaints about the provision and use of postal services; and quality of postal services.
4. To decide on the list of public postal services and their postage rates after consulting the Ministry of Finance.
5. To coordinate with the Ministry of Finance in providing for the import and export of postal articles; handling postal articles without recipient: providing for and organizing postage exemption or reduction; and drawing up a list of postal services subject to postage rate registration.
6. To coordinate with the Ministry of Industry and Trade in guiding sales promotion and settling competition-related cases in the provision of postal services.
7. To coordinate with the Ministry of Construction in providing for the installation of public post boxes or consolidated letter boxes in urban centers, densely populated areas, high-rise apartment buildings and office buildings.
8. To coordinate with the Ministry of Public Security in prescribing principles and conditions for the termination or suspension of transmission and delivery of postal articles, inspection and handling of postal articles and requests for information on the use of postal services; and providing for postal networks used for security purposes.
9. To coordinate with the Ministry of National Defense in providing for postal networks used for national defense purposes.
10. To coordinate with concerned ministries and branches in guiding the handling of smuggled or banned merchandise sent by post.
11. To coordinate with provincial-level People's Committees in guiding the elaboration of master plans on local public postal networks and order of and procedures for approving these master plans.
Chapter X
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 45. Effect
1. This Law takes effect on January 1, 2011.
2. The provisions of Ordinance No. 43/2002/ PL-UBTVQH10 on Post and Telecommunications regarding post will cease to be effective on the effective date of this Law.
3. Postal licenses granted before the effective date of this Law remain valid until their expiry.
Article 46. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law*s articles and clauses as assigned; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 17, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session, -
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 20. Đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính
Điều 21. Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Điều 22. Nội dung và thời hạn của giấy phép bưu chính
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính
Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính
Điều 35. Tem Bưu chính Việt Nam
Điều 36. Sử dụng tem bưu chính để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính
Điều 37. Sử dụng tem bưu chính để kinh doanh, sưu tập
Điều 40. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Điều 41. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
Điều 8. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Điều 9. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản
Điều 20. Đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính
Điều 21. Điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính
Điều 22. Nội dung và thời hạn của giấy phép bưu chính
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép bưu chính
Điều 24. Thu hồi giấy phép bưu chính
Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính
Điều 28. Giá cước dịch vụ bưu chính
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ bưu chính
Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Điều 8. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Điều 9. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản
Điều 28. Giá cước dịch vụ bưu chính
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính