Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 số 44/2019/QH14
Số hiệu: | 44/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 17/07/2019 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC CUNG CẤP RƯỢU, BIA
Điều 15. Quản lý kinh doanh rượu
1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;
c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật.
3. Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:
a) Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;
b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.
Điều 16. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử
1. Đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.
2. Đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
3. Thực hiện biện pháp theo quy định của Chính phủ để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia.
4. Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Điều 17. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh
1. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Việc kê khai không phải nộp phí, lệ phí.
2. Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượng và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn.
Điều 18. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia
Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Địa điểm không bán rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
Điều 20. Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
1. Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.
1. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất;
c) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
2. Điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy ánh của pháp luật.
3. Điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại bao gồm:
a) Có hợp đồng mua bán với cơ sở có giấy phép sản xuất rượu và có đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở sản xuất;
b) Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Điều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bao gồm:
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và quy định việc quản lý kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ.
1. Đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.
2. Đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
3. Thực hiện biện pháp theo quy định của Chính phủ để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia.
4. Áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
1. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về lượng rượu được sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Việc kê khai không phải nộp phí, lệ phí.
2. Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượng và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn.
Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
1. Rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3. Bộ Công Thương, Bộ Y tế, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc bổ sung chất chỉ thị màu vào các sản phẩm cồn không dùng trong thực phẩm để phân biệt với cồn thực phẩm và phòng ngừa pha chế rượu từ sản phẩm cồn không được phép dùng trong thực phẩm.
BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
Điều 22. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe
1. Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:
a) Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;
b) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;
c) Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;
d) Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.
2. Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.
Điều 23. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người thường xuyên uống rượu, bia;
b) Người nghiện rượu, bia;
c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.
4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 24. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
1. Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.
3. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
4. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
5. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Điều 25. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
1. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;
b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phải được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác.
3. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhận thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
1. Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm:
a) Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế;
b) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia;
c) Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia;
d) Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.
2. Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.
1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người thường xuyên uống rượu, bia;
b) Người nghiện rượu, bia;
c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.
4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.
3. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
4. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
5. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
1. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;
b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phải được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác.
3. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhận thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Điều 26. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí hợp pháp khác.
2. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật
3. Chính phủ quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được ngân sách nhà nước bảo đảm.
Điều 27. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với trách nhiệm được giao.
2. Nhân viên y tế cơ sở, cộng tác viên thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia được ưu tiên tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 28. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí hợp pháp khác.
2. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được phân bổ, quản lý, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và theo quy định của pháp luật
3. Chính phủ quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia được ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với trách nhiệm được giao.
2. Nhân viên y tế cơ sở, cộng tác viên thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia được ưu tiên tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Điều 29. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Thống kê, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo việc thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Bộ Y tế là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.
Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tuyên truyền, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên không uống rượu, bia;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
d) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác đoàn, đội.
3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác hội.
4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia giáo dục, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.
2. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
4. Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
6. Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
7. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 33. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.
2. Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24 của Luật này.
3. Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.
Điều 34. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.
2. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Thống kê, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo việc thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Bộ Y tế là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đưa nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tuyên truyền, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên không uống rượu, bia;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
d) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác đoàn, đội.
3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia trong công tác hội.
4. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia giáo dục, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; cung cấp thông tin về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.
2. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
4. Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
6. Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
7. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.
2. Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24 của Luật này.
3. Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.
1. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.
2. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.”.
3. Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã dược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 05/2017/QH14 như sau:
a) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;
b) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 109.
Điền 36. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 01 tháng 01 năm 2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí, lệ phí.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.”.
3. Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã dược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 05/2017/QH14 như sau:
a) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;
b) Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 109.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 01 tháng 01 năm 2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này không phải nộp phí, lệ phí.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
BIỆN PHÁP GIẢM MỨC TIÊU THỤ RƯỢU, BIA
Điều 6. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, khách quan và khoa học;
b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.
Điều 7. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
4. Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.
5. Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
6. Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
7. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
8. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
Điều 8. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
3. Thi tuyên truyền, tìm hiểu.
4. Chiến dịch truyền thông.
5. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
Điều 9. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Luật này.
2. Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.
Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Điều 11. Quản lý việc khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ
Tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về khuyến mại.
Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
2. Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:
a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.
3. Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:
a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Phương tiện giao thông;
c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
6. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 13. Quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật này và không quảng cáo trong trường hợp sau đây:
1. Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
2. Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.
Điều 14. Quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia
Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chính xác, khách quan và khoa học;
b) Thường xuyên; phù hợp, dễ tiếp cận và hiệu quả đối với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính; phù hợp với truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán; chú trọng đối với học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai và cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sản xuất rượu thủ công.
1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
4. Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.
5. Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
6. Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
7. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
8. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
1. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
3. Thi tuyên truyền, tìm hiểu.
4. Chiến dịch truyền thông.
5. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Luật này.
2. Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về khuyến mại.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu, bia phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
2. Quảng cáo không thể hiện các nội dung sau đây:
a) Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi hoặc hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia.
3. Không thực hiện quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trong trường hợp sau đây:
a) Sự kiện, phương tiện quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
b) Phương tiện giao thông;
c) Báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
d) Phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Quảng cáo phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
5. Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
6. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải tuân thủ quy định tại Điều 12 của Luật này và không quảng cáo trong trường hợp sau đây:
1. Trong các chương trình, hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao;
2. Trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời, trừ biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện tài trợ phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 44/2019/QH14 |
Hanoi, June 14, 2019 |
LAW
ON PREVENTION AND CONTROL OF HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law provides for measures to reduce consumption of alcoholic beverages; measures to manage the supply of alcoholic beverages; measures to reduce harmful effects of alcoholic beverages; conditions for facilitating prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; state management and responsibilities of organizations and individuals for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 2. Definitions
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “spirit” refers to a food-grade alcoholic beverage obtained from the fermentation of one or a mixture of ingredients mainly including starches of cereals or sugar syrups of plants, flowers, tubers, fruits or beverages obtained from food-grade alcohol.
2. “beer” refers to a food-grade alcoholic beverage obtained from the fermentation of a mixture of ingredients mainly including malt, barley, yeast, hops and water.
3. “food-grade alcohol” refers to an organic compound with the molecular formula C2H5OH and scientific name ethanol, which has impurities removed, meets the requirements for use in food in accordance with the national technical regulation and potentially leads to addiction and acute poisoning.
4. “alcohol by volume” (hereinafter referred to as “ABV”) refers to a measure of how much alcohol is contained in a given volume of an alcoholic beverage and expressed as a volume content. ABV is defined as the number of milliliters of pure ethanol present in 100 ml of solution at 20°C.
5. “harmful effects of alcoholic beverages” refer to those on human, family and public health, traffic safety, social order and safety, economy and other social issues.
6. “alcoholism” refers to a condition in which a consumer depends on alcoholic beverages with specific signs such as cravings for drinking with increasing amounts of alcoholic beverages or being unable to control the amounts or stop drinking.
7. “home production of spirits” refers to an act of producing spirits in a traditional way without using any industrial machinery or equipment.
8. “mass production of spirits” refers to an act of producing spirits using industrial machinery or equipment.
Article 3. State policies on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Implement measures to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages in a uniform manner.
2. Give priority to the dissemination of information and education; reduce the availability of and easy access to alcoholic beverages; strengthen management of home production of spirits; implement measures to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages on children, students, adolescents and pregnant women.
3. Provide resources for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; focus on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within internal local health centers and communities; encourage private sector involvement in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
4. Encourage scientific research, technology development and application of high, advanced and new technologies with a view to reducing harmful effects of alcoholic beverages.
5. Reward organizations and individuals that achieve accomplishments in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 4. Rights and obligations of organizations and individuals upon prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Live in an environment not adversely affected by alcoholic beverages.
2. Be provided with information about alcoholic beverages, and origin, quality and harmful effects thereof in an appropriate, accurate, objective, scientific and sufficient manner.
3. Report violations against the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; denounce competent authorities and persons that fail to impose penalties for such violations.
4. Comply with regulations of law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 5. Prohibited acts
1. Inciting, persuading and forcing another to consume alcoholic beverages.
2. Consumption of alcoholic beverages by persons under 18 years of age (hereinafter referred to as “minors”).
3. Selling, supplying and offering discounts on alcoholic beverages to minors.
4. Employing minors to directly engage in production, purchase and sale of alcoholic beverages.
5. Consumption of alcoholic beverages during working and learning hours and break time by officials, public employees and employees working for organizations, officers, enlistees, non-commissioned officers, soldiers and persons working for People's Armed Force, and students.
6. Operating vehicles under the influence of alcohol.
7. Advertising spirits having at least 15% ABV.
8. Providing inaccurate and misleading information about effects of alcoholic beverages on health.
9. Running sales promotions of alcoholic beverages having at least 15% ABV; using alcoholic beverages having at least 15% ABV to run sales promotions in any shape or form.
10. Using raw materials, additives and food processing aids not permitted for use in food; raw materials, additives and food processing aids that are unqualified and of unknown origins for production and preparation of alcoholic beverages.
11. Trading in spirits without any license or registration; selling alcoholic beverages using vending machines.
12. Trading in, possessing and transporting alcoholic beverages that are counterfeit, illegally imported, unqualified and of unknown origin, illegally importing alcoholic beverages.
13. Other prohibited acts related to alcoholic beverages as prescribed by law.
Chapter II
MEASURES TO REDUCE CONSUMPTION OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 6. Purposes and requirements of alcohol education
1. Dissemination of information and education about harmful effect of alcohol beverage (hereinafter referred to as “alcohol education”) is aimed at increasing awareness, orienting behaviors and changing harmful habits in order to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages on human, family and community health, traffic safety, social order and safety, economy and other social issues.
2. Alcohol education shall:
a) be accurate, objective and scientific;
b) be carried out frequently; be suitable, accessible and effective for each subject, level of education, age and sex; appropriate to the tradition, culture, national identity, religion and customs; focus on students, adolescents, pregnant women, organizations and individuals producing spirits at home.
Article 7. Contents of alcohol education
1. State policies and law on prevention of harmful effects of alcoholic beverages; prohibited acts measures to manage the supply of alcoholic beverages; sanctions against violations, and encouragement to individuals and organizations to comply with regulations of law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
2. Rights and obligations of individuals and responsibilities of organizations, families and communities for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
3. Harmful effects of alcoholic beverages; harmful effects of counterfeit and unqualified alcoholic beverages; levels of risk arising from consumption of alcoholic beverages.
4. Persons with diseases or health conditions and persons who should not consume alcoholic beverages; legal drinking age.
5. Drink refusal skills; skills in recognizing and handling drunks and alcoholics.
6. Encouraging the public to reduce consumption of alcoholic beverages and not to operate vehicles and machinery after consumption of alcoholic beverages.
7. Instructing households and individuals producing spirits at home to ensure food safety as prescribed by law.
8. Encouraging and instructing households and individuals producing spirits at home to apply for the production license, register their sale of spirits to producers having the production license for re-preparation with the People’s Committee of the commune, and to declare its home production of spirits for non-business purposes.
Article 8. Methods for alcohol education
1. In a direct manner; provision of counseling and guidance on law; provision and dissemination of documents.
2. Through mass media, megaphones, Internet, panels, posters and placards.
3. Organization of competitions.
4. Organization of communication campaigns.
5. Integration of information concerning prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages into the teaching and learning at educational institutions of the national education system; into culture, arts and sports activities by organizations and communities and internal cultural and sports facilities.
Article 9. Responsibility for alcohol education
1. Every organization and individual shall carry out alcohol education as prescribed in Articles 6, 7 and 8 of this Law.
2. The Governments shall define responsibility for alcohol education and restriction on depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses in cinematography, on stage and on television.
Article 10. Places where alcoholic beverage consumption is not allowed
1. Health facilities.
2. Educational institutions during teaching, learning and working hours.
3. Nursing care centers and recreational centers for minors.
4. Rehabilitation centers, compulsory educational institutions, reform schools, prisons and other detention facilities.
5. Social protection centers.
6. Workplaces of regulatory authorities, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations and public service providers during working hours, except for places where the trade in alcoholic beverages is allowed.
7. Public places prescribed by the Government.
Article 11. Management of sales promotion of alcoholic beverages having less than 15% ABV
Any organization or individual running sales promotions of alcoholic beverages having less than 15% ABV shall comply with regulations of this Law and other regulations of law on sales promotion.
Article 12. Management of advertising of alcoholic beverages having less than 5.5% ABV
1. Any organization or individual advertising alcoholic beverages shall comply with regulations of this Law and other regulations of law on advertising.
2. An advertisement must not:
a) contain information and images aimed at encouraging alcoholic beverage consumption; say that alcoholic beverages may enable the maturity, success, friendliness and sex appeal; be directed towards children, students, adolescents and pregnant women;
b) use objects, images, symbols, music, movie characters and brands of products intended for children and students; employ minors or their images.
3. Alcoholic beverages are not allowed to be advertised:
a) in advertising events or through advertising facilities and products that are intended for minors, students, adolescents and pregnant women;
b) on vehicles;
c) on an audio newspaper or visual newspaper before, during and after a children’s program; from 18:00 to 21:00, except in the case the advertisement is available in live sports events that are broadcasted from a foreign country and other cases prescribed by the Government;
d) through outdoor advertising facilities that violate regulations on sizes and placement distance from educational institutions, nursing care centers and recreational centers intended for minors.
4. Advertisements shall contain warnings against harmful effects of alcoholic beverages.
5. Regarding the advertisements shown on online newspapers, websites, electronic equipment, terminal devices and other telecommunications equipment, it is required to run a filtering system or access control software to prevent minors from accessing and searching for information about alcoholic beverages.
6. The Government shall elaborate Point d Clause 3, Clauses 4 and 5 of this Article.
Article 13. Management of advertising of spirits having from 5.5 to less than 15% ABV and beers having at least 5.5% ABV
Any organization or individual advertising spirits having from 5.5% to less than 15% ABV and beers having at least 5.5% ABV shall comply with regulations laid down in Article 12 of this Law and shall not:
1. include advertisements in art performance and/or sports programs;
2. place advertisements on outdoor advertising facilities, except for signboards of alcoholic beverage traders.
Article 14. Management of sponsorship by alcoholic beverage traders
Every alcoholic beverage trader that provides sponsorship shall comply with regulations on sponsorship and shall not provide alcoholic beverages as part of the sponsorship.
Chapter III
MEASURES TO MANAGE SUPPLY OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 15. Management of trade in beverage traders
1. Conditions for issuance of the license for mass production of spirits having at least 5.5% ABV:
a) The enterprise is established as prescribed by law;
b) Production line, machinery, equipment and sprit production process appropriate to the estimated scale of production are available.
c) Food safety and environmental protection requirements are satisfied;
d) Technicians whose qualifications are suitable for spirit production are available.
2. Conditions for issuance of the license for home production of spirits having at least 5.5% ABV for business purposes, except in the case specified in Clause 3 of this Article:
a) The enterprise, cooperative, inter-cooperative or business household is established as prescribed by law;
b) Food safety and environmental protection requirements are satisfied.
3. Conditions to be satisfied by a household or individual that produces spirits having at least 5.5% ABV at home and sells it to the holder of the spirit production license for re-preparation:
a) The household/individual has concluded a sales contract with the holder of the spirit production license and registered with the People’s Committee of the commune where the production facility is located;
b) Food safety and environmental protection requirements are satisfied.
4. Conditions for issuance of the license for purchase and sale of spirits having at least 5.5% ABV:
a) Business is registered as prescribed by law;
b) Conditions applied to each type of business are satisfied.
5. The Government shall elaborate this Article and prescribe the management of trade in spirits having less than 5.5% ABV.
Article 16. Conditions for sale of alcoholic beverages using e-commerce
1. Comply with regulations laid down in Clauses 4 and 5 of Article 15, and Article 18 of this Law.
2. Satisfy the conditions prescribed in the law on e-commerce.
3. Take measures according to the Government’s regulations to prevent minors from accessing and searching for information and purchasing alcoholic beverages.
4. Apply non-cash payment method.
Article 17. Measures to manage home production of spirits for non-business purposes
1. Any household or individual that produces spirits at home for non-business purposes shall send the People’s Committee of the commune a declaration of amounts of spirits produced and amount of consumption and a commitment to ensure food safety and not to sell spirits commercially, which is made using the form promulgated by the Minister of Industry and Trade. Declaration fees and charges are not required.
2. People's Committees at all levels shall provide guidance on implementing regulations of the law on food safety; submit reports on production of spirits and assurance of food safety for home production of spirits for non-business purposes within their areas.
Article 18. Assurance of quality and food safety of alcoholic beverages
Alcoholic beverages permitted for sale in Vietnam shall conform to standards and technical regulations and requirements for product quality and food safety in accordance with regulations of law.
Article 19. Places where the sale of alcoholic beverages is not allowed
1. Health facilities.
2. Educational institutions.
3. Nursing care centers and recreational centers for minors.
4. Rehabilitation centers, compulsory educational institutions, reform schools, prisons and other retention facilities.
5. Social protection centers.
6. Workplaces of regulatory authorities, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations and public service providers, except for places where the trade in alcoholic beverages is allowed.
Article 20. Prevention and handling of counterfeit and unqualified alcoholic beverages; alcoholic beverages illegally imported and of unknown origins
1. Counterfeit and unqualified alcoholic beverages and alcoholic beverages illegally imported and of unknown origins shall be confiscated and handled as prescribed by law.
2. Organizations and individuals shall cooperate with competent authorities in prevention and control of counterfeit and unqualified alcoholic beverages and alcoholic beverages illegally imported and of unknown origins.
3. The Ministry of Industry and Trade and Ministry of Health shall, within their jurisdiction, provide guidance on addition of indicators to alcoholic products not permitted for use in food for the purposes of distinguishing them from food-grade alcohol and preventing the preparation of spirits from alcoholic products not permitted for use in food.
Chapter IV
MEASURES TO REDUCE HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 21. Prevention of traffic accidents associated with use of alcoholic beverages
1. Vehicle operators must not consume alcoholic beverages before and while driving.
2. Heads of transport companies and vehicle owners shall proactively take precautions, detect and prevent vehicle operators from consuming alcoholic beverages before and while driving.
3. Competent persons and authorities shall determine alcohol content in blood and breath of operators of vehicles on public roads or vehicle operators that cause traffic accidents.
4. The Ministry of Transport shall develop contents and organize the provision of training in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages and include them in training programs intended for issuance of diplomas, certificates and licenses for vehicle operation under its management.
Article 22. Prevention, intervention to reduce and reduction of harmful effects of alcoholic beverages on health
1. Measures to prevent, intervene in reducing and reduce harmful effects of alcoholic beverages on health include:
a) Provision of counseling to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages to contact patients at health facilities;
b) Screening and early detection of risk factors affecting health of alcoholic beverage consumers; persons suffering from diseases or dysfunction associated with the consumption of alcoholic beverages; alcoholics;
c) Interventions to reduce harmful effects on persons whose health is affected by risk factors and on pregnant women who suffer from fetal alcohol syndrome or are at risk of fetal alcohol poisoning; prevention and control of alcohol addiction and relapse;
d) Diagnosis, treatment and rehabilitation of persons suffering from diseases or dysfunction associated with the consumption of alcoholic beverages.
2. Health facilities shall take measures mentioned in Clause 1 of this Article under the professional and technical guidance of the Ministry of Health.
Article 23. Provision of counseling to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages
1. The counseling to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages shall include:
a) Information, knowledge and law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
b) Measures to reduce harmful effects of alcoholic beverages; drink refusal skills; skills in recognizing and handling drunks and alcoholics.
2. The counseling to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages shall be provided to:
a) Persons frequently consuming alcoholic beverages;
b) Alcoholics;
c) Members of families that have persons frequently consuming alcoholic beverages and alcoholics;
d) Children, students, adolescents and pregnant women;
dd) Persons affected by harmful effects of alcoholic beverages.
3. Every People’s Committee of commune shall take charge and cooperate with the Vietnamese Fatherland Front Committee at the same level and its affiliates in providing guidance on and facilitating the provision of counseling to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages within the commune.
4. The State shall enable and encourage organizations and individuals to provide counseling to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages to the public.
5. Organizations and individuals shall provide counseling as prescribed Clauses 1 and 2 of this Article within their jurisdiction.
Article 24. Precautions against harmful effects of alcoholic beverages within communities
1. Encourage families and members of organizations and communities to disseminate and comply with regulations of law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
2. Integrate the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages into cultural, arts and sports movements and activities, adoption of cultural lifestyle and other activities within communities.
3. Encourage the inclusion of regulations on reduced consumption or non-consumption of alcoholic beverages at weddings, funerals and festivals in populated areas in village conventions.
4. Encourage individuals and organizations not to use alcoholic beverages that have unknown origins and not undergone food safety inspection.
5. Detect and report drunks and alcoholics with a view to issue warnings and take precautions and actions against behaviors affecting social order and safety.
Article 25. Provision of care, assistance and protection to children, women and other susceptible persons with a view to prevention and reduction of harmful effects of alcoholic beverages
1. Measures to provide care, assistance and protection to children, women and other susceptible persons with a view to prevention and reduction of harmful effects of alcoholic beverages include:
a) Provision of counseling to women of childbearing age, pregnant women and lactating women on harmful effects of alcoholic beverages on fetus and babies; to persons affected by harmful effects of alcoholic beverages upon their use of services at health facilities, social assistance centers and domestic violence survivor centers;
b) Interventions, provision of assistance and application of separation measures and safety assurance measures according to regulations of the law on prevention and control of domestic violence to protect children, women and other susceptible persons from harmful effects of alcoholic beverages;
c) Preventive measures prescribed by law.
2. Measures specified in Clause 1 of this Article shall be included in programs, plans and activities associated with children, women and other disadvantaged persons.
3. Organizations, families and individuals shall take measures prescribed Clauses 1 and 2 of this Article within their jurisdiction.
Chapter V
CONDITIONS FOR FACILITATING PREVENTION AND CONTROL OF HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 26. Funding for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Funding for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages includes:
a) State budget;
b) Other legal funding.
2. Funding for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages shall be provided, managed and used for right purposes, in an effective manner and in accordance with regulations of law.
3. The Government shall define expenditures on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages covered by the state budget.
Article 27. Provision of professional training to persons in charge of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Persons in charge of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages shall be provided with professional training appropriate to their responsibilities.
2. Local health workers and collaborators preventing and controlling harmful effects of alcoholic beverages shall be enabled to engage in activities aimed at improving their professional competence and knowledge related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 28. Imposition of penalties for violations against the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Any organizations or individuals that violate regulations of the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages shall, according to nature and severity of the violations, incur disciplinary or administrative penalties or criminal prosecution and compensate for damage they cause.
2. Any competent authorities or persons are entitled to use technical and professional equipment and instruments to promptly determine and take actions against violations of the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
3. The Government shall elaborate imposition of administrative penalties for violations against regulations on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Chapter VI
STATE MANAGEMENT AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR PREVENTION AND CONTROL OF HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 29. State management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Promulgate, propose the promulgation and organize the implementation of policies, law and plans on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
2. Disseminate information about prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
3. Provide professional training in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
4. Carry out reviews and submit reports on prevention and control harmful effects of alcoholic beverages on a periodic basis.
5. Carry out inspections and impose penalties for violations against the lawsoft and handle complaints about prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
6. Carry out scientific research and international cooperation in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 30. Responsibility for state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. The Government shall uniform state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
2. The Ministry of Health shall act as an agency in charge to assist the Government in uniforming state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
3. Other Ministries and ministerial agencies shall, within their jurisdiction, perform state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
4. People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, perform state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 31. Responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and its affiliates, socio-professional organizations, social organizations
1. Vietnamese Fatherland Front and its affiliates shall, within their jurisdiction, disseminate and encourage the people and members to comply with polices and law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; include the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in their regulations; make their comments about the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages, participate in supervision and social criticism related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in accordance with regulations of law.
2. The Ho Chi Minh Communist Youth Union shall:
a) assume the responsibilities mentioned in Clause 1 of this Article;
b) educate children, students and adolescents against consumption of alcoholic beverages;
c) cooperate with relevant organizations in protecting and assisting children, students and adolescents affected by harmful effects of alcoholic beverages;
d) integrate the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages into its union affairs.
3. The Vietnam Women's Union shall:
a) assume the responsibilities mentioned in Clause 1 of this Article;
b) cooperate with relevant organizations in protecting and assisting women and children affected by harmful effects of alcoholic beverages;
c) integrate the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages into its union affairs.
4. Socio-professional organizations and social organizations shall, within their jurisdiction, disseminate and encourage the compliance with policies and law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; make their comments about the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; provide information about the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in accordance with regulations of law.
Article 32. Responsibilities of alcoholic beverage traders
1. Regulations on conditions for trade in alcoholic beverages, and on alcoholic beverage advertising, sales promotion, sponsorship, food safety, quality, standards, technical regulations and labeling shall be complied with. Information about alcoholic beverages must be accurate and appropriate.
2. Information about its trade shall be provided at the request of competent authorities in a sufficient and accurate manner.
3. Employees under 18 years of age shall not be employed to directly engage in trading in and advertising alcoholic beverages.
4. Unqualified alcoholic beverages they produce, purchase and sell shall be recalled and handled in accordance with regulations of law on food safety.
5. Any establishment that sells alcoholic beverages shall post a notice stating that persons under 18 years of age cannot buy alcoholic beverages. If the age of a buyer cannot be ascertained, the seller has the right to ask for his/her proof of identity.
6. Every on-premise establishment shall remind customers not to drive after consumption and shall assist them in hiring vehicles or using public transport after consumption.
7. From the effective date of this Law, it is not allowed to open new on-premise establishments within 100 m from health facilities, nurseries, infant schools, kindergartens and general education schools.
Article 33. Responsibilities of heads of organizations for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Heads of organizations shall, within their jurisdiction, organize the implementation of measures to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages; organize the implementation of the regulation on prohibition on consumption of alcoholic beverages during working hours and at workplaces.
2. Representatives of neighborhoods and heads of organizations within communities shall participate in take the precautions specified in Article 24 of this Law.
3. Persons in charge of the places specified in Articles 10 and 19 of this Law shall:
a) warn or request persons who violate Articles 10 and 19 of this Law to stop their action; refuse to provide services if the violators keep violating after being warned or requested;
b) organize, provide guidance, inspect and supervise the implementation of the regulation on prohibition on consumption and sale of alcoholic beverages at places under their management.
Article 34. Responsibilities of families for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Educate, supervise and remind members under 18 years of age not to consume alcoholic beverages and other members to reduce consumption of alcoholic beverages; encourage and assist alcoholics to undergo detoxification.
2. Instruct members in drink refusal skills; skills in recognizing and handling drunks and alcoholics and taking measures to reduce and control harmful effects of alcoholic beverages.
3. Cooperate with organizations and communities in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Chapter VII
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 35. Amendments to other laws
1. Clause 8 Article 8 of the Law on Road Traffic No. 23/2008/QH12 amended by the Law No. 35/2018/QH14 is amended as follows:
“8. Operate vehicles under the influence of alcohol”.
2. Clause 8 Article 8 of the Law on Inland Waterway Transport No. 23/2004/QH11 amended by the Law No. 48/2014/QH13, No. 97/2015/QH13 and Law No. 35/2018/QH14 is amended as follows:
“8. Seafarers and vehicle operators who are working the vehicles while having alcohol content in their blood or breath or using other banned stimulants.”
3. Some phrases mentioned in the Law on Commerce No. 36/2005/QH11 amended by the Law No. 05/2017/QH14 are replaced as follows:
a) the phrase “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” (“spirits having at least 30% ABV”) in Clause 4 of Article 100 is replaced with “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” (“alcoholic beverages having at least 15% ABV”);
b) the phrase “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” (“spirits having at least 30% ABV”) in Clause 4 of Article 109 is replaced with “rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” (“alcoholic beverages having at least 15% ABV”);
Article 36. Effect
1. This Law comes into force from January 01, 2020.
2. From the effective date of this Law to January 01, 2022, fees and charges for licensing home production of spirits as prescribed in Clause 2 Article 15 of this Law and registering home production of spirits as prescribed in Clause 3 Article 15 of this Law are not required.
This Law is adopted by the 14th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on this 14th of June 2019 during its 7th session.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia
Điều 12. Quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
Điều 16. Điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử
Điều 26. Kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia