Chương I Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019: Những quy định chung
Số hiệu: | 44/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 17/07/2019 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm điều khiển mô tô, xe gắn máy khi có rượu, bia từ 01/01/2020
Đây là nội dung nổi bật tại Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019.
Theo đó, sửa đổi quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 ngày 13/11/2018.
Cụ thể, theo quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008, việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông được chia làm 02 trường hợp:
- Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Nghiêm cấm người điều khiển xe tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (Có nghĩa chỉ cần có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là sẽ bị phạt, không phân biệt ít hay nhiều).
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy: Chỉ bị phạt khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Nay, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã sửa quy định này như sau:
Nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Như vậy, kể từ ngày Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thì không chỉ người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng mà cả người điều khiển mô tô, xe gắn máy đều không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Luật này quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
4. Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
5. Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
6. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
7. Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
8. Sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp.
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
2. Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
3. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law provides for measures to reduce consumption of alcoholic beverages; measures to manage the supply of alcoholic beverages; measures to reduce harmful effects of alcoholic beverages; conditions for facilitating prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; state management and responsibilities of organizations and individuals for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 2. Definitions
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “spirit” refers to a food-grade alcoholic beverage obtained from the fermentation of one or a mixture of ingredients mainly including starches of cereals or sugar syrups of plants, flowers, tubers, fruits or beverages obtained from food-grade alcohol.
2. “beer” refers to a food-grade alcoholic beverage obtained from the fermentation of a mixture of ingredients mainly including malt, barley, yeast, hops and water.
3. “food-grade alcohol” refers to an organic compound with the molecular formula C2H5OH and scientific name ethanol, which has impurities removed, meets the requirements for use in food in accordance with the national technical regulation and potentially leads to addiction and acute poisoning.
4. “alcohol by volume” (hereinafter referred to as “ABV”) refers to a measure of how much alcohol is contained in a given volume of an alcoholic beverage and expressed as a volume content. ABV is defined as the number of milliliters of pure ethanol present in 100 ml of solution at 20°C.
5. “harmful effects of alcoholic beverages” refer to those on human, family and public health, traffic safety, social order and safety, economy and other social issues.
6. “alcoholism” refers to a condition in which a consumer depends on alcoholic beverages with specific signs such as cravings for drinking with increasing amounts of alcoholic beverages or being unable to control the amounts or stop drinking.
7. “home production of spirits” refers to an act of producing spirits in a traditional way without using any industrial machinery or equipment.
8. “mass production of spirits” refers to an act of producing spirits using industrial machinery or equipment.
Article 3. State policies on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Implement measures to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages in a uniform manner.
2. Give priority to the dissemination of information and education; reduce the availability of and easy access to alcoholic beverages; strengthen management of home production of spirits; implement measures to prevent and control harmful effects of alcoholic beverages on children, students, adolescents and pregnant women.
3. Provide resources for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; focus on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within internal local health centers and communities; encourage private sector involvement in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
4. Encourage scientific research, technology development and application of high, advanced and new technologies with a view to reducing harmful effects of alcoholic beverages.
5. Reward organizations and individuals that achieve accomplishments in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 4. Rights and obligations of organizations and individuals upon prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Live in an environment not adversely affected by alcoholic beverages.
2. Be provided with information about alcoholic beverages, and origin, quality and harmful effects thereof in an appropriate, accurate, objective, scientific and sufficient manner.
3. Report violations against the law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; denounce competent authorities and persons that fail to impose penalties for such violations.
4. Comply with regulations of law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 5. Prohibited acts
1. Inciting, persuading and forcing another to consume alcoholic beverages.
2. Consumption of alcoholic beverages by persons under 18 years of age (hereinafter referred to as “minors”).
3. Selling, supplying and offering discounts on alcoholic beverages to minors.
4. Employing minors to directly engage in production, purchase and sale of alcoholic beverages.
5. Consumption of alcoholic beverages during working and learning hours and break time by officials, public employees and employees working for organizations, officers, enlistees, non-commissioned officers, soldiers and persons working for People's Armed Force, and students.
6. Operating vehicles under the influence of alcohol.
7. Advertising spirits having at least 15% ABV.
8. Providing inaccurate and misleading information about effects of alcoholic beverages on health.
9. Running sales promotions of alcoholic beverages having at least 15% ABV; using alcoholic beverages having at least 15% ABV to run sales promotions in any shape or form.
10. Using raw materials, additives and food processing aids not permitted for use in food; raw materials, additives and food processing aids that are unqualified and of unknown origins for production and preparation of alcoholic beverages.
11. Trading in spirits without any license or registration; selling alcoholic beverages using vending machines.
12. Trading in, possessing and transporting alcoholic beverages that are counterfeit, illegally imported, unqualified and of unknown origin, illegally importing alcoholic beverages.
13. Other prohibited acts related to alcoholic beverages as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực