Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15
Số hiệu: | 36/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trong đó quy định điểm của giấy phép lái xe.
Quy định điểm của giấy phép lái xe
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về điểm của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Theo đó:
- Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.
- Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
- Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
- Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó.
- Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 36/2024/QH15 |
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2024 |
TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Luật này quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ, chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
7. Cải tạo xe (sau đây gọi là cải tạo) là việc thay đổi đặc điểm của xe đã được cấp đăng ký xe, biển số xe hoặc xe đã qua sử dụng được nhập khẩu dẫn đến thay đổi về kiểu loại xe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ; người đi bộ trên đường bộ.
9. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển xe cơ giới (sau đây gọi là người lái xe), người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Người điều khiển giao thông đường bộ (sau đây gọi là người điều khiển giao thông) bao gồm: Cảnh sát giao thông và người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông trên đường bộ.
11. Ùn tắc giao thông đường bộ (sau đây gọi là ùn tắc giao thông) là tình trạng người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được.
12. Tai nạn giao thông đường bộ là va chạm liên quan đến người, phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, xảy ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức.
13. Thiết bị an toàn cho trẻ em là thiết bị có đủ khả năng bảo đảm an toàn cho trẻ em ở tư thế ngồi hoặc nằm trên xe ô tô, được thiết kế để giảm nguy cơ chấn thương cho người dùng trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc xe ô tô giảm tốc độ đột ngột, bằng cách hạn chế sự di chuyển của cơ thể trẻ em.
14. Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ là thiết bị kỹ thuật công nghệ có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các tình huống giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật trên đường bộ; do lực lượng chức năng sử dụng để hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tình huống và xử lý vi phạm pháp luật trên đường bộ.
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.
2. Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.
3. Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
6. Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.
Điều 5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng đối tượng.
6. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 06 tuổi bằng xe gắn máy, xe mô tô.
Điều 6. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.
Điều 7. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
b) Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
c) Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
đ) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
e) Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
g) Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ;
h) Cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe theo quy định của Luật này;
i) Cơ sở dữ liệu về quản lý thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe theo quy định của Luật này;
k) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là cơ sở dữ liệu dùng chung; được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đường bộ và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định việc thu thập, quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Điều 8. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Thực hiện hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Tăng cường điều kiện vật chất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
đ) Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;
e) Thực hiện nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
3. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
4. Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Đua xe, tổ chức đua xe, xúi giục, giúp sức, cổ vũ đua xe trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục.
6. Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.
7. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
8. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phương tiện khác không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia giao thông đường bộ.
9. Nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
10. Cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người, trừ cải tạo thành xe ô tô chở người phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
11. Cải tạo trái phép; cố ý can thiệp làm sai lệch chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường đã chạy của xe ô tô; cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
12. Cố ý can thiệp, thay đổi phần mềm điều khiển của xe, động cơ của xe đã được đăng ký với cơ quan quản lý, nhằm mục đích gian lận kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định; thuê, mượn phụ tùng xe cơ giới chỉ để thực hiện việc kiểm định.
13. Chở hàng hóa vượt quá khối lượng toàn bộ, tải trọng trục, kích thước cho phép của xe hoặc vượt quá tải trọng, kích thước giới hạn cho phép của đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý cấp phép hoặc không bảo đảm yêu cầu theo quy định của Luật này; chở hàng hóa trên xe có quy định phải chằng buộc nhưng không chằng buộc hoặc chằng buộc không đúng quy định của pháp luật; chở quá số người theo quy định của pháp luật.
14. Vận chuyển hàng hóa cấm lưu hành, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; đe doạ, cưỡng ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người theo quy định của pháp luật.
16. Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
17. Sản xuất, sử dụng, mua, bán trái phép biển số xe; điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gắn biển số xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gắn biển số xe không đúng vị trí; bẻ cong, che lấp biển số xe; làm thay đổi chữ, số, màu sắc, hình dạng, kích thước của biển số xe.
18. Làm gián đoạn hoạt động hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe theo quy định của Luật này.
19. Hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất tác dụng thiết bị điều khiển, giám sát giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
20. Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; rải vật sắc nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ; làm rơi vãi đất đá, hàng hóa, vật liệu xây dựng, phế thải trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất an toàn giao thông đường bộ.
21. Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
22. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
23. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
24. Sử dụng quyền của xe ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định của pháp luật.
25. Không khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
26. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ để trốn tránh trách nhiệm; khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn giao thông đường bộ hoặc người giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị nạn đi cấp cứu; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường bộ.
27. Điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động trong phạm vi khổ giới hạn đường bộ gây cản trở hoặc nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được cấp phép bay.
28. Hành vi khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại Chương II của Luật này.
Luật này quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ, chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
7. Cải tạo xe (sau đây gọi là cải tạo) là việc thay đổi đặc điểm của xe đã được cấp đăng ký xe, biển số xe hoặc xe đã qua sử dụng được nhập khẩu dẫn đến thay đổi về kiểu loại xe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ; người đi bộ trên đường bộ.
9. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển xe cơ giới (sau đây gọi là người lái xe), người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Người điều khiển giao thông đường bộ (sau đây gọi là người điều khiển giao thông) bao gồm: Cảnh sát giao thông và người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông trên đường bộ.
11. Ùn tắc giao thông đường bộ (sau đây gọi là ùn tắc giao thông) là tình trạng người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được.
12. Tai nạn giao thông đường bộ là va chạm liên quan đến người, phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, xảy ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức.
13. Thiết bị an toàn cho trẻ em là thiết bị có đủ khả năng bảo đảm an toàn cho trẻ em ở tư thế ngồi hoặc nằm trên xe ô tô, được thiết kế để giảm nguy cơ chấn thương cho người dùng trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc xe ô tô giảm tốc độ đột ngột, bằng cách hạn chế sự di chuyển của cơ thể trẻ em.
14. Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ là thiết bị kỹ thuật công nghệ có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các tình huống giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật trên đường bộ; do lực lượng chức năng sử dụng để hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tình huống và xử lý vi phạm pháp luật trên đường bộ.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.
2. Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.
3. Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
6. Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng đối tượng.
6. Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, sử dụng dây đai an toàn, ghế dành cho trẻ em hoặc có người lớn ngồi cùng trẻ em phía sau khi chở trẻ em dưới 06 tuổi bằng xe gắn máy, xe mô tô.
1. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.
1. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
b) Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
c) Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
đ) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
e) Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
g) Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ;
h) Cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe theo quy định của Luật này;
i) Cơ sở dữ liệu về quản lý thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe theo quy định của Luật này;
k) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là cơ sở dữ liệu dùng chung; được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đường bộ và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định việc thu thập, quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1. Thực hiện hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Tăng cường điều kiện vật chất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
đ) Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;
e) Thực hiện nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1. Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
3. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
4. Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Đua xe, tổ chức đua xe, xúi giục, giúp sức, cổ vũ đua xe trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục.
6. Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.
7. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
8. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phương tiện khác không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia giao thông đường bộ.
9. Nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
10. Cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người, trừ cải tạo thành xe ô tô chở người phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
11. Cải tạo trái phép; cố ý can thiệp làm sai lệch chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường đã chạy của xe ô tô; cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
12. Cố ý can thiệp, thay đổi phần mềm điều khiển của xe, động cơ của xe đã được đăng ký với cơ quan quản lý, nhằm mục đích gian lận kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định; thuê, mượn phụ tùng xe cơ giới chỉ để thực hiện việc kiểm định.
13. Chở hàng hóa vượt quá khối lượng toàn bộ, tải trọng trục, kích thước cho phép của xe hoặc vượt quá tải trọng, kích thước giới hạn cho phép của đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý cấp phép hoặc không bảo đảm yêu cầu theo quy định của Luật này; chở hàng hóa trên xe có quy định phải chằng buộc nhưng không chằng buộc hoặc chằng buộc không đúng quy định của pháp luật; chở quá số người theo quy định của pháp luật.
14. Vận chuyển hàng hóa cấm lưu hành, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; đe doạ, cưỡng ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người theo quy định của pháp luật.
16. Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
17. Sản xuất, sử dụng, mua, bán trái phép biển số xe; điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gắn biển số xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gắn biển số xe không đúng vị trí; bẻ cong, che lấp biển số xe; làm thay đổi chữ, số, màu sắc, hình dạng, kích thước của biển số xe.
18. Làm gián đoạn hoạt động hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe theo quy định của Luật này.
19. Hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất tác dụng thiết bị điều khiển, giám sát giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
20. Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; rải vật sắc nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ; làm rơi vãi đất đá, hàng hóa, vật liệu xây dựng, phế thải trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất an toàn giao thông đường bộ.
21. Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
22. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
23. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
24. Sử dụng quyền của xe ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định của pháp luật.
25. Không khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
26. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ để trốn tránh trách nhiệm; khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn giao thông đường bộ hoặc người giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị nạn đi cấp cứu; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường bộ.
27. Điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động trong phạm vi khổ giới hạn đường bộ gây cản trở hoặc nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được cấp phép bay.
28. Hành vi khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại Chương II của Luật này.
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
5. Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
6. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
7. Cọc tiêu, tường bảo vệ để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
8. Rào chắn để ngăn không cho người, phương tiện qua lại.
9. Đinh phản quang, tiêu phản quang để thông tin, cảnh báo về phần đường, làn đường.
10. Cột Km, cọc H để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ về các thông tin của đường bộ.
11. Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.
12. Khi ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.
13. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
14. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Điều 12. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;
b) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
c) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
d) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;
đ) Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;
e) Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;
g) Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;
h) Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;
i) Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;
k) Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;
l) Gặp xe ưu tiên;
m) Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
n) Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
Điều 14. Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt
1. Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.
Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Khi vượt các xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái thì được vượt về bên phải.
3. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.
4. Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ phải để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được cản trở đối với xe xin vượt.
Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước có tín hiệu rẽ trái để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết là chưa được vượt.
5. Xe xin vượt phải có báo hiệu nhấp nháy bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi, trừ loại xe thô sơ không có đèn chiếu sáng và còi, khi vượt xe phải có tín hiệu báo hướng chuyển, tín hiệu báo hướng chuyển được sử dụng, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước và phía sau trong suốt quá trình vượt xe; trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
6. Không được vượt xe trong trường hợp sau đây:
a) Khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn đường;
c) Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế;
d) Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế;
đ) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
e) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
g) Khi gặp xe ưu tiên;
h) Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
i) Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
k) Trong hầm đường bộ.
1. Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe.
2. Trước khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng.
3. Khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời.
1. Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát hai bên và phía sau xe, có tín hiệu lùi và chỉ lùi xe khi bảo đảm an toàn.
2. Không được lùi xe ở đường một chiều, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc.
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau bao gồm:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe đi ngược chiều;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc;
c) Xe có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật phía trước.
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe;
b) Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
d) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
đ) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
e) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
g) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
h) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
5. Trên đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
6. Trên đường phố, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
7. Trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe, khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết.
1. Chỉ được mở cửa xe khi xe đã dừng, đỗ.
2. Trước khi mở cửa xe, người mở cửa phải quan sát phía trước, phía sau và bên phía mở cửa xe, khi thấy an toàn mới được mở cửa xe, ra khỏi xe; không để cửa xe mở nếu không bảo đảm an toàn.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Điều 22. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;
2. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
3. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
Điều 23. Qua phà, qua cầu phao
1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng theo quy định, không làm cản trở giao thông.
2. Các xe qua phà, qua cầu phao theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe ưu tiên;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng thứ tự ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.
3. Khi qua phà, phải chấp hành quy định sau đây:
a) Khi xe xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người không được ở trên xe, trừ người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người bệnh;
b) Khi xuống phà, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng xuống trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông đường bộ lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
4. Khi qua cầu phao, phải chấp hành quy định sau đây:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải đi theo một hàng theo chiều di chuyển, không gây cản trở người, phương tiện đi ngược chiều;
b) Xe thô sơ, người đi bộ phải đi sát về phía bên phải theo chiều đi của mình, không gây cản trở xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ, người đi bộ phải tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
Điều 24. Giao thông tại đường ngang, cầu chung đường sắt
1. Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.
2. Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.
3. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa rơi đổ trên đường ngang, cầu chung đường sắt mà không thể di chuyển ngay khỏi phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người có mặt phải ngay lập tức báo hiệu để dừng tàu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
Điều 25. Giao thông trên đường cao tốc
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
a) Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
b) Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
d) Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
3. Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Điều 26. Giao thông trong hầm đường bộ
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Không dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng xe, đỗ xe khẩn cấp, nếu không di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách bảo đảm an toàn, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý hầm đường bộ;
3. Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
1. Xe ưu tiên gồm xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy; xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.
2. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;
b) Xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;
c) Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
3. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này phải có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. Màu của tín hiệu đèn ưu tiên được quy định như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy, xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu có đèn nhấp nháy màu đỏ;
b) Xe của lực lượng công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường có đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ;
c) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có đèn nhấp nháy màu xanh.
4. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được; riêng đối với đường cao tốc, chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời.
5. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.
6. Chính phủ quy định về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên và trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có bố trí xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; quy định quy trình dẫn đường của Cảnh sát giao thông đối với các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam.
Điều 28. Trường hợp chở người trên xe ô tô chở hàng
1. Chỉ được chở người trên thùng xe ô tô chở hàng trong trường hợp sau đây:
a) Chở người đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở người bị nạn đi cấp cứu; đưa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật;
b) Chở người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
c) Chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người dự sát hạch lái xe trên xe sát hạch; chở công nhân đang làm nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng đường bộ;
d) Chở người diễu hành theo đoàn khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Xe ô tô chở hàng mà chở người trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
Điều 29. Xe kéo xe, xe kéo rơ moóc và xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe được kéo không tự chạy được, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật này và phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;
b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;
c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
2. Xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo chỉ được kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phù hợp với thiết kế của xe; việc kết nối xe kéo với rơ moóc, xe ô tô đầu kéo với sơ mi rơ moóc phải bảo đảm chắc chắn, an toàn.
3. Không được chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển; xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc không được kéo thêm rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc xe khác.
Điều 30. Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ
1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
c) Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;
b) Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;
c) Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;
d) Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;
đ) Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
Điều 31. Người điều khiển, người được chở, hàng hóa xếp trên xe thô sơ
1. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.
2. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này; người được chở trên xe đạp, xe đạp máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật này.
3. Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
4. Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.
5. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.
Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ
1. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
2. Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
3. Không được thả vật nuôi trên đường bộ.
Điều 33. Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 12 tuổi;
d) Người già yếu hoặc người khuyết tật.
2. Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
5. Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
6. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
7. Cọc tiêu, tường bảo vệ để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
8. Rào chắn để ngăn không cho người, phương tiện qua lại.
9. Đinh phản quang, tiêu phản quang để thông tin, cảnh báo về phần đường, làn đường.
10. Cột Km, cọc H để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ về các thông tin của đường bộ.
11. Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.
12. Khi ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.
13. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
14. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;
b) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
c) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
d) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;
đ) Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;
e) Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;
g) Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;
h) Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;
i) Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;
k) Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;
l) Gặp xe ưu tiên;
m) Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
n) Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
1. Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.
Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Khi vượt các xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái thì được vượt về bên phải.
3. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.
4. Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ phải để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được cản trở đối với xe xin vượt.
Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước có tín hiệu rẽ trái để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết là chưa được vượt.
5. Xe xin vượt phải có báo hiệu nhấp nháy bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi, trừ loại xe thô sơ không có đèn chiếu sáng và còi, khi vượt xe phải có tín hiệu báo hướng chuyển, tín hiệu báo hướng chuyển được sử dụng, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước và phía sau trong suốt quá trình vượt xe; trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
6. Không được vượt xe trong trường hợp sau đây:
a) Khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn đường;
c) Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế;
d) Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế;
đ) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
e) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
g) Khi gặp xe ưu tiên;
h) Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
i) Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
k) Trong hầm đường bộ.
1. Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe.
2. Trước khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng.
3. Khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời.
1. Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát hai bên và phía sau xe, có tín hiệu lùi và chỉ lùi xe khi bảo đảm an toàn.
2. Không được lùi xe ở đường một chiều, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau bao gồm:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe đi ngược chiều;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc;
c) Xe có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật phía trước.
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe;
b) Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
d) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
đ) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
e) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
g) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
h) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
5. Trên đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
6. Trên đường phố, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
7. Trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe, khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;
2. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
3. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng theo quy định, không làm cản trở giao thông.
2. Các xe qua phà, qua cầu phao theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe ưu tiên;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng thứ tự ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.
3. Khi qua phà, phải chấp hành quy định sau đây:
a) Khi xe xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người không được ở trên xe, trừ người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người bệnh;
b) Khi xuống phà, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng xuống trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông đường bộ lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
4. Khi qua cầu phao, phải chấp hành quy định sau đây:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải đi theo một hàng theo chiều di chuyển, không gây cản trở người, phương tiện đi ngược chiều;
b) Xe thô sơ, người đi bộ phải đi sát về phía bên phải theo chiều đi của mình, không gây cản trở xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ, người đi bộ phải tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
1. Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.
2. Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.
3. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa rơi đổ trên đường ngang, cầu chung đường sắt mà không thể di chuyển ngay khỏi phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người có mặt phải ngay lập tức báo hiệu để dừng tàu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
a) Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
b) Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
d) Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
3. Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Không dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng xe, đỗ xe khẩn cấp, nếu không di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách bảo đảm an toàn, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý hầm đường bộ;
3. Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
1. Xe ưu tiên gồm xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy; xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.
2. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;
b) Xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;
c) Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
3. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này phải có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. Màu của tín hiệu đèn ưu tiên được quy định như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy, xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu có đèn nhấp nháy màu đỏ;
b) Xe của lực lượng công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường có đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ;
c) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có đèn nhấp nháy màu xanh.
4. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được; riêng đối với đường cao tốc, chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời.
5. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.
6. Chính phủ quy định về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên và trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có bố trí xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; quy định quy trình dẫn đường của Cảnh sát giao thông đối với các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam.
1. Chỉ được chở người trên thùng xe ô tô chở hàng trong trường hợp sau đây:
a) Chở người đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở người bị nạn đi cấp cứu; đưa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật;
b) Chở người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
c) Chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người dự sát hạch lái xe trên xe sát hạch; chở công nhân đang làm nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng đường bộ;
d) Chở người diễu hành theo đoàn khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Xe ô tô chở hàng mà chở người trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe được kéo không tự chạy được, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật này và phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;
b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;
c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
2. Xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo chỉ được kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phù hợp với thiết kế của xe; việc kết nối xe kéo với rơ moóc, xe ô tô đầu kéo với sơ mi rơ moóc phải bảo đảm chắc chắn, an toàn.
3. Không được chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển; xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc không được kéo thêm rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc xe khác.
1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
c) Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;
b) Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;
c) Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;
d) Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;
đ) Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
1. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.
2. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này; người được chở trên xe đạp, xe đạp máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật này.
3. Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
4. Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.
5. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.
1. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
2. Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
3. Không được thả vật nuôi trên đường bộ.
1. Người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 12 tuổi;
d) Người già yếu hoặc người khuyết tật.
2. Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 34. Phân loại phương tiện giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới bao gồm:
a) Xe ô tô gồm: xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện; xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg; xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
b) Rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô; phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo;
c) Sơ mi rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ; được kéo bởi xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo;
d) Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không lớn hơn 30 km/h, số người cho phép chở tối đa 15 người (không kể người lái xe);
đ) Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở hàng, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe, có tối đa hai hàng ghế và chở tối đa 05 người (không kể người lái xe), vận tốc thiết kế không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg; trường hợp xe sử dụng động cơ điện thì có công suất động cơ không lớn hơn 15 kW;
e) Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
g) Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy;
h) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.
2. Xe thô sơ bao gồm:
a) Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;
b) Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;
c) Xe xích lô;
d) Xe lăn dùng cho người khuyết tật;
đ) Xe vật nuôi kéo;
e) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.
3. Xe máy chuyên dùng bao gồm:
a) Xe máy thi công;
b) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp;
c) Máy kéo;
d) Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo;
đ) Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt;
e) Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
4. Phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.
5. Xe tương tự các loại xe cơ giới, xe thô sơ được quản lý, sử dụng theo quy định đối với loại xe cơ giới, xe thô sơ đó.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này; quy định dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.
Điều 35. Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
1. Biển số xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 37 và Điều 39 của Luật này; được gắn vào phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này để phục vụ quản lý nhà nước.
2. Biển số xe được phân loại như sau:
a) Biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng cấp cho xe của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Biển số xe nền màu đỏ, chữ và số màu trắng cấp cho xe quân sự;
c) Biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;
d) Biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen cấp cho xe của các tổ chức, cá nhân trong nước, không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
đ) Biển số xe nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có ký hiệu “NG” cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó;
e) Biển số xe nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có ký hiệu “QT” cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó;
g) Biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “CV” cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế;
h) Biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN” cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm g khoản này;
i) Biển số xe loại khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Biển số xe được quản lý theo mã định danh, trừ biển số xe quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Việc quản lý biển số xe theo mã định danh được quy định như sau:
a) Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe là cá nhân, tổ chức; trường hợp tổ chức chưa có mã định danh thì quản lý theo mã số thuế, quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương;
b) Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng không sử dụng được hoặc chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe được giữ lại số biển số xe trong thời hạn 05 năm để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; quá thời hạn nêu trên, số biển số xe đó bị cơ quan đăng ký xe thu hồi, nhập vào kho biển số xe để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá;
c) Trường hợp chủ xe có thay đổi thông tin về trụ sở, nơi thường trú, tạm trú thì được giữ lại số biển số xe định danh.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển số xe; đối với biển số xe thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy chuẩn kỹ thuật.
1. Biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 36 của Luật này, được công khai để tổ chức, cá nhân lựa chọn đăng ký tham gia đấu giá. Biển số xe không được tổ chức, cá nhân lựa chọn để đăng ký tham gia đấu giá được chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe để đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá không thấp hơn 40 triệu đồng; giá khởi điểm một biển số xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá không thấp hơn 05 triệu đồng.
3. Tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm của loại biển số xe đưa ra đấu giá.
4. Khi hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia đấu giá hoặc có nhiều người tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm của một biển số xe đưa ra đấu giá thì người đó được xác định là người trúng đấu giá biển số xe.
5. Đăng ký xe và biển số xe trúng đấu giá sau khi chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn biển số xe trúng đấu giá được quản lý, cấp, thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
6. Số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá được nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định bước giá, hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục đấu giá biển số xe.
Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe
1. Người trúng đấu giá biển số xe có quyền sau đây:
a) Được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá sau khi nộp đủ số tiền trúng đấu giá;
b) Được đăng ký biển số xe trúng đấu giá gắn với phương tiện thuộc sở hữu của mình tại cơ quan Công an nơi quản lý biển số xe trúng đấu giá hoặc nơi thường trú, tạm trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức trúng đấu giá;
c) Được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả trúng đấu giá mà chưa được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết thì kết quả trúng đấu giá sẽ bị hủy, người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế được nhận đủ số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp;
đ) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số xe trúng đấu giá thì kết quả trúng đấu giá sẽ bị hủy, người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế được nhận đủ số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp.
2. Người trúng đấu giá biển số xe có nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp đủ số tiền trúng đấu giá trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả trúng đấu giá; tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe. Sau thời hạn quy định, người trúng đấu giá biển số xe không nộp hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá thì biển số xe trúng đấu giá được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe và người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền đặt trước, số tiền đã nộp, không được tham gia đấu giá biển số xe trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả trúng đấu giá;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số xe trúng đấu giá trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá; trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn này được kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 06 tháng. Sau thời hạn quy định, người trúng đấu giá biển số xe không thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số xe trúng đấu giá thì biển số xe trúng đấu giá được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe và người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền trúng đấu giá đã nộp;
c) Không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế biển số xe trúng đấu giá, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 39. Cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ
1. Việc cấp mới chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chứng nhận nguồn gốc xe;
b) Chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp;
c) Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
2. Việc cấp chứng nhận đăng ký xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong trường hợp thay đổi chủ xe phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe; chứng nhận thu hồi đăng ký xe đối với trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá;
b) Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong các trường hợp sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng;
b) Cải tạo, thay đổi màu sơn; thay đổi tên, số định danh của tổ chức, cá nhân hoặc thay đổi mục đích sử dụng;
c) Khi chủ xe thay đổi địa chỉ và có nhu cầu đổi chứng nhận đăng ký xe;
d) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe hết thời hạn sử dụng;
đ) Cơ quan đăng ký xe thay đổi cấu trúc biểu mẫu chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
4. Cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong trường hợp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mất.
5. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được cấp biển số xe và đăng ký tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Đã có chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng để di chuyển từ nhà máy đến kho, cảng hoặc từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;
b) Xe làm thủ tục thu hồi để tái xuất hoặc chuyển quyền sở hữu; xe phục vụ các sự kiện do Đảng, Nhà nước tổ chức; xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép bao gồm cả xe có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch; trừ trường hợp xe không phải cấp biển số xe tạm thời theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trường hợp quy định tại Điều 55 của Luật này;
c) Xe chạy thử nghiệm thuộc đối tượng nghiên cứu phát triển có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ đáp ứng quy định tại điểm h khoản 5 Điều 42 của Luật này.
6. Các trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng bao gồm:
a) Chuyển quyền sở hữu xe; trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá thì chỉ thu hồi chứng nhận đăng ký xe;
b) Xe nhập khẩu được miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài mà tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy; xe hết thời hạn đăng ký tại các khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế;
c) Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe bị làm giả hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi trái phép số khung, số máy; xe tháo máy để đăng ký sử dụng cho xe khác;
d) Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, hư hỏng không sử dụng được;
đ) Xe bị thải bỏ, bị mất không tìm được và chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
e) Việc cấp đăng ký, cấp biển số xe không đúng quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 40. Niên hạn sử dụng của xe cơ giới
1. Niên hạn sử dụng của xe cơ giới được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe đến hết ngày 31 tháng 12 của năm hết niên hạn sử dụng.
2. Niên hạn sử dụng của xe cải tạo được quy định như sau:
a) Xe có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe không có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe trước khi cải tạo;
b) Xe không có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe sau khi cải tạo;
c) Xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 09 người trở lên (không kể người lái xe), xe ô tô chở người chuyên dùng cải tạo thành xe ô tô chở hàng (kể cả xe ô tô chở hàng chuyên dùng); xe chở người bốn bánh có gắn động cơ cải tạo thành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thì được áp dụng quy định về niên hạn của xe sau cải tạo.
3. Các trường hợp xe cơ giới không áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm:
a) Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 41. Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp
1. Đối tượng phải bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, trừ xe để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Loại phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trừ trường hợp để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Việc chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và phụ tùng xe cơ giới, mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới;
b) Công nhận và chỉ định cơ sở thử nghiệm, chứng nhận;
c) Kiểm tra, đánh giá, giám sát việc bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi sản phẩm, hàng hóa của cơ sở nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp.
3. Việc chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp do đăng kiểm viên thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận. Đăng kiểm viên là người được cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng nhận, kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
4. Việc thừa nhận chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của nước ngoài đối với xe cơ giới, phụ tùng xe cơ giới được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, việc bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và triệu hồi sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Chính phủ.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tiêu thụ năng lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới; quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này; quy định về cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Điều 42. Bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm định theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ sở đăng kiểm phương tiện hoặc chứng nhận về kiểm tra xuất xưởng của nhà sản xuất thì không phải kiểm định trong trường hợp di chuyển từ cửa khẩu, nơi sản xuất, lắp ráp tới kho, cảng, cửa hàng hoặc ngược lại.
4. Việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đăng kiểm viên của cơ sở đăng kiểm thực hiện và được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung sau đây:
a) Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;
b) Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
c) Trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo;
d) Trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
đ) Trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
e) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
g) Giới hạn kích thước, giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
h) Yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc đối tượng nghiên cứu phát triển có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Điều 43. Trách nhiệm của cơ sở đăng kiểm, chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
1. Cơ sở đăng kiểm là tổ chức cung cấp dịch vụ công thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được tổ chức, hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện vi phạm khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Chấp hành các quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
b) Phải bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ;
c) Tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe tiếp tục chịu trách nhiệm của chủ xe khi chưa thực hiện thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe đối với trường hợp phải thu hồi theo quy định tại khoản 6 Điều 39 của Luật này;
d) Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì chưa được giải quyết việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm;
đ) Chấp hành quy định khác của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
Điều 44. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện vận tải đường bộ trong đô thị
1. Xe buýt, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải hoạt động đúng tuyến, đúng lịch trình, thời gian được phép hoạt động và dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định.
2. Xe taxi đón, trả hành khách theo thỏa thuận giữa hành khách và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi đón, trả hành khách.
3. Xe chở hàng phải hoạt động đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.
4. Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời phải được che phủ kín, không để rơi vãi trên đường phố và có thời gian hoạt động theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị.
Điều 45. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách
1. Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn trên xe; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe;
b) Vận chuyển hành khách đúng lịch trình, lộ trình đã đăng ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không chở hành khách trên nóc xe, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
d) Không chở hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu hành, hàng lậu, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
đ) Không chở quá số người, chở hành lý, hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật;
e) Không chở hàng hóa trong khoang chở hành khách.
2. Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển hành khách có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trước khi cho xe khởi hành phải kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe, hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông đường bộ và thoát hiểm khi gặp sự cố;
c) Hướng dẫn, yêu cầu, kiểm tra người trên xe thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
d) Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn;
đ) Giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe;
e) Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan Công an trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
g) Thực hiện các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương II của Luật này.
Điều 46. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ;
b) Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe ô tô. Người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe.
4. Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
5. Cơ sở giáo dục phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh; hướng dẫn cho lái xe và người quản lý trẻ em mầm non, học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục đó.
6. Xe đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được ưu tiên trong tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng xe, đỗ xe tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón trẻ em mầm non, học sinh.
Điều 47. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ
1. Việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi tham gia giao thông đường bộ;
b) Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra việc sắp xếp hàng hóa bảo đảm an toàn; không chở quá số người, chở hành lý, hàng hoá vượt quá khối lượng cho phép hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe;
d) Hàng hóa vận chuyển trên xe phải được sắp xếp gọn gàng và chằng buộc chắc chắn, bảo đảm không gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; không cản trở tầm nhìn của người lái xe; không được che khuất đèn, biển số xe;
đ) Khi vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải không để rơi vãi xuống đường hoặc gây ra tiếng ồn, bụi bẩn trong suốt quá trình vận chuyển trên đường;
e) Khi vận chuyển hàng hoá xếp vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có báo hiệu màu đỏ tại điểm đầu và điểm cuối cùng của hàng hoá, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn hoặc báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ để nhận biết.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa tại địa phương.
Điều 48. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe bốn bánh có gắn động cơ vận chuyển hành khách, hàng hóa
1. Xe bốn bánh có gắn động cơ vận chuyển hành khách, hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe; bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết tên và số điện thoại của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải; niêm yết giá cước vận tải đối với vận chuyển hành khách;
c) Bảo đảm đúng thời gian và phạm vi hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian, phạm vi hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Điều 49. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa
1. Khi vận chuyển hàng hoá bằng xe ô tô, người lái xe phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi tham gia giao thông đường bộ;
c) Kiểm tra việc sắp xếp hàng hóa bảo đảm an toàn; không chở hàng hoá vượt quá khối lượng cho phép hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe;
d) Hàng hóa vận chuyển trên xe phải được sắp xếp gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
đ) Khi vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải phải che đậy kín, không để rơi vãi xuống đường, gây ra tiếng ồn hoặc bụi bẩn trong suốt quá trình vận chuyển trên đường và chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn mép trên thành thùng xe tối thiểu 10 cm;
e) Khi vận chuyển hàng hoá xếp vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có báo hiệu màu đỏ tại điểm đầu và điểm cuối cùng của hàng hoá, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn hoặc báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ để nhận biết.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá tải lưu hành trên đường bộ.
Điều 50. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển động vật sống, thực phẩm tươi sống
1. Việc vận chuyển động vật sống phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Phương tiện vận chuyển phải có kết cấu phù hợp với loại động vật chuyên chở;
c) Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
2. Việc vận chuyển thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển; trong trường hợp cần thiết, đơn vị vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải bố trí người áp tải để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe ô tô vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải dán biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; lắp đèn, tín hiệu cảnh báo.
4. Người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
5. Cơ quan cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm gửi thông báo ngay đến cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 52. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ
1. Xe quá khổ giới hạn bao gồm:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước giới hạn cho phép của xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe cơ giới;
b) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài quá khổ giới hạn của đường bộ;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi chở hàng hóa có kích thước bao ngoài của xe và hàng hóa vượt quá kích thước giới hạn cho phép xếp hàng hóa của xe hoặc quá khổ giới hạn của đường bộ.
2. Xe quá tải trọng bao gồm:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có khối lượng toàn bộ vượt quá khối lượng cho phép của xe hoặc vượt quá tải trọng của đường bộ;
b) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có khối lượng toàn bộ phân bổ lên trục xe, cụm trục xe vượt quá tải trọng của trục xe, cụm trục xe hoặc vượt quá tải trọng của đường bộ.
3. Xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích được cấp giấy phép lưu hành xe trên đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Lưu hành xe quá khổ giới hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không chở hàng hóa, xe có khối lượng bản thân của xe quá tải trọng của đường bộ không chở hàng hóa, xe bánh xích từ nơi sản xuất, ga, cảng và các địa điểm nhập khẩu, sửa chữa, bảo trì đến nơi sử dụng phương tiện và ngược lại hoặc giữa các địa điểm sử dụng phương tiện;
b) Lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng để chở hàng hóa trên đường bộ trong các trường hợp: phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp; chở hàng siêu trường, siêu trọng khi các phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải không phù hợp hoặc phải kết hợp phương thức vận tải đường bộ với phương thức vận tải khác;
c) Lưu hành xe quá khổ giới hạn cho phép của xe để chở xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg từ nơi sản xuất, ga, cảng và các địa điểm nhập khẩu, sửa chữa, bảo trì đến nơi sử dụng.
4. Việc bảo vệ công trình đường bộ khi cho phép xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ được quy định như sau:
a) Trường hợp xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích vượt quá tải trọng, khổ giới hạn của công trình đường bộ thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu lưu hành xe chịu trách nhiệm khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ;
b) Việc khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ do đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;
c) Tổ chức, cá nhân lưu hành xe có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí để khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ quy định tại điểm b khoản này;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b và c khoản này có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra thiệt hại đối với công trình đường bộ;
đ) Trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ lái xe, cảnh báo cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Chính phủ;
e) Xe bánh xích được phép lưu hành trên đường bộ thì phải có biện pháp bảo vệ mặt đường.
5. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ; trường hợp vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng thì việc cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này; cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý công trình đường bộ thuộc trường hợp phải gia cường quy định tại điểm a khoản 4 Điều này thực hiện việc chấp thuận phương án khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ.
6. Xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích chỉ được lưu hành trên đường bộ sau khi được cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích và đã thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành có trách nhiệm gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
8. Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, điều khiển giao thông, xử lý vi phạm pháp luật đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết điểm b khoản 3 Điều này; quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; quy định lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích trên đường bộ; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích.
Điều 53. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể chia nhỏ, tháo rời, khi vận chuyển trên đường bộ làm cho phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện bị vượt quá giới hạn cho phép tham gia giao thông đường bộ về kích thước, khối lượng theo quy định của pháp luật.
2. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp với loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được phép ghép, nối thành tổ hợp nhiều xe gồm xe ô tô đầu kéo, xe ô tô kéo rơ moóc để kéo hoặc vừa kéo vừa đẩy các rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng, rơ moóc kiểu mô đun, bao gồm cả trường hợp ghép nối thông qua hàng được chở.
4. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng; trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật này khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
5. Cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng có trách nhiệm gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
6. Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về hàng siêu trường, siêu trọng; quy định việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và việc cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
Điều 54. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe cứu hộ giao thông đường bộ
1. Xe cứu hộ giao thông đường bộ là xe ô tô chuyên dùng có trang bị dụng cụ, thiết bị dùng để cứu hộ, hỗ trợ di chuyển hoặc chuyên chở các phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị sự cố.
2. Xe cứu hộ giao thông đường bộ phải có dấu hiệu nhận diện, niêm yết thông tin trên xe, gắn thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
3. Xe cứu hộ giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về khối lượng hàng hóa chuyên chở của xe cứu hộ và khối lượng của xe được cứu hộ ghi trên Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Điều 55. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam; xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch
1. Xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Cơ quan cấp phép cho xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch thông báo ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
3. Việc lưu hành xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch được quy định như sau:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó;
b) Tham gia giao thông đúng trong phạm vi, tuyến đường, thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép;
c) Xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải phải đi theo đoàn và có người, phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn giao thông;
d) Tổ chức, cá nhân đưa xe có tay lái ở bên phải vào Việt Nam có trách nhiệm bố trí xe hướng dẫn giao thông, bảo đảm an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Xe cơ giới bao gồm:
a) Xe ô tô gồm: xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện; xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg; xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
b) Rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, được kéo bởi xe ô tô; phần chủ yếu của khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo;
c) Sơ mi rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ; được kéo bởi xe ô tô đầu kéo và có một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo;
d) Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không lớn hơn 30 km/h, số người cho phép chở tối đa 15 người (không kể người lái xe);
đ) Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có kết cấu để chở hàng, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe, có tối đa hai hàng ghế và chở tối đa 05 người (không kể người lái xe), vận tốc thiết kế không lớn hơn 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg; trường hợp xe sử dụng động cơ điện thì có công suất động cơ không lớn hơn 15 kW;
e) Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
g) Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy;
h) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.
2. Xe thô sơ bao gồm:
a) Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;
b) Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;
c) Xe xích lô;
d) Xe lăn dùng cho người khuyết tật;
đ) Xe vật nuôi kéo;
e) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.
3. Xe máy chuyên dùng bao gồm:
a) Xe máy thi công;
b) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp;
c) Máy kéo;
d) Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo;
đ) Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt;
e) Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
4. Phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.
5. Xe tương tự các loại xe cơ giới, xe thô sơ được quản lý, sử dụng theo quy định đối với loại xe cơ giới, xe thô sơ đó.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này; quy định dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
1. Biển số xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 37 và Điều 39 của Luật này; được gắn vào phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật này để phục vụ quản lý nhà nước.
2. Biển số xe được phân loại như sau:
a) Biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng cấp cho xe của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Biển số xe nền màu đỏ, chữ và số màu trắng cấp cho xe quân sự;
c) Biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;
d) Biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen cấp cho xe của các tổ chức, cá nhân trong nước, không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
đ) Biển số xe nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có ký hiệu “NG” cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó;
e) Biển số xe nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có ký hiệu “QT” cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó;
g) Biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “CV” cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế;
h) Biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN” cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài, trừ đối tượng quy định tại điểm g khoản này;
i) Biển số xe loại khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Biển số xe được quản lý theo mã định danh, trừ biển số xe quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Việc quản lý biển số xe theo mã định danh được quy định như sau:
a) Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe là cá nhân, tổ chức; trường hợp tổ chức chưa có mã định danh thì quản lý theo mã số thuế, quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương;
b) Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng không sử dụng được hoặc chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe được giữ lại số biển số xe trong thời hạn 05 năm để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; quá thời hạn nêu trên, số biển số xe đó bị cơ quan đăng ký xe thu hồi, nhập vào kho biển số xe để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá;
c) Trường hợp chủ xe có thay đổi thông tin về trụ sở, nơi thường trú, tạm trú thì được giữ lại số biển số xe định danh.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển số xe; đối với biển số xe thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy chuẩn kỹ thuật.
1. Biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 36 của Luật này, được công khai để tổ chức, cá nhân lựa chọn đăng ký tham gia đấu giá. Biển số xe không được tổ chức, cá nhân lựa chọn để đăng ký tham gia đấu giá được chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe để đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá không thấp hơn 40 triệu đồng; giá khởi điểm một biển số xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá không thấp hơn 05 triệu đồng.
3. Tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm của loại biển số xe đưa ra đấu giá.
4. Khi hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia đấu giá hoặc có nhiều người tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm của một biển số xe đưa ra đấu giá thì người đó được xác định là người trúng đấu giá biển số xe.
5. Đăng ký xe và biển số xe trúng đấu giá sau khi chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn biển số xe trúng đấu giá được quản lý, cấp, thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
6. Số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá được nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định bước giá, hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục đấu giá biển số xe.
1. Người trúng đấu giá biển số xe có quyền sau đây:
a) Được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá sau khi nộp đủ số tiền trúng đấu giá;
b) Được đăng ký biển số xe trúng đấu giá gắn với phương tiện thuộc sở hữu của mình tại cơ quan Công an nơi quản lý biển số xe trúng đấu giá hoặc nơi thường trú, tạm trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức trúng đấu giá;
c) Được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả trúng đấu giá mà chưa được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết thì kết quả trúng đấu giá sẽ bị hủy, người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế được nhận đủ số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp;
đ) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá, nếu người trúng đấu giá chết nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số xe trúng đấu giá thì kết quả trúng đấu giá sẽ bị hủy, người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế được nhận đủ số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp.
2. Người trúng đấu giá biển số xe có nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp đủ số tiền trúng đấu giá trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả trúng đấu giá; tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký, cấp biển số xe. Sau thời hạn quy định, người trúng đấu giá biển số xe không nộp hoặc nộp không đủ tiền trúng đấu giá thì biển số xe trúng đấu giá được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe và người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền đặt trước, số tiền đã nộp, không được tham gia đấu giá biển số xe trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả trúng đấu giá;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số xe trúng đấu giá trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp quyết định xác nhận biển số xe trúng đấu giá; trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn này được kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 06 tháng. Sau thời hạn quy định, người trúng đấu giá biển số xe không thực hiện thủ tục đăng ký xe để gắn biển số xe trúng đấu giá thì biển số xe trúng đấu giá được đấu giá lại hoặc chuyển vào hệ thống đăng ký, quản lý xe và người trúng đấu giá không được hoàn trả số tiền trúng đấu giá đã nộp;
c) Không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế biển số xe trúng đấu giá, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Việc cấp mới chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chứng nhận nguồn gốc xe;
b) Chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp;
c) Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
2. Việc cấp chứng nhận đăng ký xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong trường hợp thay đổi chủ xe phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe; chứng nhận thu hồi đăng ký xe đối với trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá;
b) Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong các trường hợp sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng;
b) Cải tạo, thay đổi màu sơn; thay đổi tên, số định danh của tổ chức, cá nhân hoặc thay đổi mục đích sử dụng;
c) Khi chủ xe thay đổi địa chỉ và có nhu cầu đổi chứng nhận đăng ký xe;
d) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe hết thời hạn sử dụng;
đ) Cơ quan đăng ký xe thay đổi cấu trúc biểu mẫu chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
4. Cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong trường hợp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mất.
5. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được cấp biển số xe và đăng ký tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Đã có chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng để di chuyển từ nhà máy đến kho, cảng hoặc từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký xe hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;
b) Xe làm thủ tục thu hồi để tái xuất hoặc chuyển quyền sở hữu; xe phục vụ các sự kiện do Đảng, Nhà nước tổ chức; xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép bao gồm cả xe có tay lái bên phải (tay lái nghịch) vào Việt Nam quá cảnh, tạm nhập, tái xuất có thời hạn để tham dự hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch; trừ trường hợp xe không phải cấp biển số xe tạm thời theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trường hợp quy định tại Điều 55 của Luật này;
c) Xe chạy thử nghiệm thuộc đối tượng nghiên cứu phát triển có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ đáp ứng quy định tại điểm h khoản 5 Điều 42 của Luật này.
6. Các trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng bao gồm:
a) Chuyển quyền sở hữu xe; trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá thì chỉ thu hồi chứng nhận đăng ký xe;
b) Xe nhập khẩu được miễn thuế hoặc xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài mà tái xuất, chuyển quyền sở hữu hoặc tiêu hủy; xe hết thời hạn đăng ký tại các khu kinh tế - thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế;
c) Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe bị làm giả hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi trái phép số khung, số máy; xe tháo máy để đăng ký sử dụng cho xe khác;
d) Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, hư hỏng không sử dụng được;
đ) Xe bị thải bỏ, bị mất không tìm được và chủ xe đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
e) Việc cấp đăng ký, cấp biển số xe không đúng quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ Quốc phòng quản lý.
1. Niên hạn sử dụng của xe cơ giới được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe đến hết ngày 31 tháng 12 của năm hết niên hạn sử dụng.
2. Niên hạn sử dụng của xe cải tạo được quy định như sau:
a) Xe có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe không có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe trước khi cải tạo;
b) Xe không có niên hạn sử dụng cải tạo thành xe có niên hạn sử dụng thì áp dụng quy định về niên hạn của xe sau khi cải tạo;
c) Xe ô tô chở người có số người cho phép chở từ 09 người trở lên (không kể người lái xe), xe ô tô chở người chuyên dùng cải tạo thành xe ô tô chở hàng (kể cả xe ô tô chở hàng chuyên dùng); xe chở người bốn bánh có gắn động cơ cải tạo thành xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thì được áp dụng quy định về niên hạn của xe sau cải tạo.
3. Các trường hợp xe cơ giới không áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm:
a) Xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô chở người có số người cho phép chở đến 08 người (không kể người lái xe), xe ô tô chuyên dùng, rơ moóc, sơ mi rơ moóc;
b) Xe cơ giới của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Đối tượng phải bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, trừ xe để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Loại phụ tùng xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trừ trường hợp để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất, trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Việc chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và phụ tùng xe cơ giới, mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới;
b) Công nhận và chỉ định cơ sở thử nghiệm, chứng nhận;
c) Kiểm tra, đánh giá, giám sát việc bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi sản phẩm, hàng hóa của cơ sở nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp.
3. Việc chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp do đăng kiểm viên thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận. Đăng kiểm viên là người được cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng nhận, kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
4. Việc thừa nhận chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của nước ngoài đối với xe cơ giới, phụ tùng xe cơ giới được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, việc bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và triệu hồi sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Chính phủ.
6. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tiêu thụ năng lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới; quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này; quy định về cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên.
8. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm định theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ sở đăng kiểm phương tiện hoặc chứng nhận về kiểm tra xuất xưởng của nhà sản xuất thì không phải kiểm định trong trường hợp di chuyển từ cửa khẩu, nơi sản xuất, lắp ráp tới kho, cảng, cửa hàng hoặc ngược lại.
4. Việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đăng kiểm viên của cơ sở đăng kiểm thực hiện và được cơ sở đăng kiểm cấp giấy chứng nhận kiểm định.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung sau đây:
a) Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới;
b) Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
c) Trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo;
d) Trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
đ) Trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy;
e) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
g) Giới hạn kích thước, giới hạn tải trọng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
h) Yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc đối tượng nghiên cứu phát triển có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
1. Cơ sở đăng kiểm là tổ chức cung cấp dịch vụ công thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được tổ chức, hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Cơ sở đăng kiểm chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; từ chối kiểm định phương tiện vi phạm khi chủ phương tiện chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng và người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Chấp hành các quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
b) Phải bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đưa phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ;
c) Tổ chức, cá nhân đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe tiếp tục chịu trách nhiệm của chủ xe khi chưa thực hiện thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe đối với trường hợp phải thu hồi theo quy định tại khoản 6 Điều 39 của Luật này;
d) Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì chưa được giải quyết việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện vi phạm;
đ) Chấp hành quy định khác của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
1. Xe buýt, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải hoạt động đúng tuyến, đúng lịch trình, thời gian được phép hoạt động và dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định.
2. Xe taxi đón, trả hành khách theo thỏa thuận giữa hành khách và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi đón, trả hành khách.
3. Xe chở hàng phải hoạt động đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.
4. Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời phải được che phủ kín, không để rơi vãi trên đường phố và có thời gian hoạt động theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị.
1. Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn trên xe; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe;
b) Vận chuyển hành khách đúng lịch trình, lộ trình đã đăng ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không chở hành khách trên nóc xe, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
d) Không chở hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu hành, hàng lậu, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
đ) Không chở quá số người, chở hành lý, hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật;
e) Không chở hàng hóa trong khoang chở hành khách.
2. Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển hành khách có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trước khi cho xe khởi hành phải kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe, hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông đường bộ và thoát hiểm khi gặp sự cố;
c) Hướng dẫn, yêu cầu, kiểm tra người trên xe thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
d) Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn;
đ) Giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe;
e) Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan Công an trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
g) Thực hiện các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương II của Luật này.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ;
b) Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 10, khoản 1 và khoản 2 Điều 35 của Luật này; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố trí tối thiểu 02 người quản lý trên mỗi xe ô tô. Người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe.
4. Người lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
5. Cơ sở giáo dục phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh; hướng dẫn cho lái xe và người quản lý trẻ em mầm non, học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục đó.
6. Xe đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được ưu tiên trong tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng xe, đỗ xe tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón trẻ em mầm non, học sinh.
1. Việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi tham gia giao thông đường bộ;
b) Khi vận chuyển hàng hóa, người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra việc sắp xếp hàng hóa bảo đảm an toàn; không chở quá số người, chở hành lý, hàng hoá vượt quá khối lượng cho phép hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe;
d) Hàng hóa vận chuyển trên xe phải được sắp xếp gọn gàng và chằng buộc chắc chắn, bảo đảm không gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; không cản trở tầm nhìn của người lái xe; không được che khuất đèn, biển số xe;
đ) Khi vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải không để rơi vãi xuống đường hoặc gây ra tiếng ồn, bụi bẩn trong suốt quá trình vận chuyển trên đường;
e) Khi vận chuyển hàng hoá xếp vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có báo hiệu màu đỏ tại điểm đầu và điểm cuối cùng của hàng hoá, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn hoặc báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ để nhận biết.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa tại địa phương.
1. Xe bốn bánh có gắn động cơ vận chuyển hành khách, hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe; bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết tên và số điện thoại của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải; niêm yết giá cước vận tải đối với vận chuyển hành khách;
c) Bảo đảm đúng thời gian và phạm vi hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian, phạm vi hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
1. Khi vận chuyển hàng hoá bằng xe ô tô, người lái xe phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi tham gia giao thông đường bộ;
c) Kiểm tra việc sắp xếp hàng hóa bảo đảm an toàn; không chở hàng hoá vượt quá khối lượng cho phép hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe;
d) Hàng hóa vận chuyển trên xe phải được sắp xếp gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
đ) Khi vận chuyển hàng rời, vật liệu xây dựng, phế thải phải che đậy kín, không để rơi vãi xuống đường, gây ra tiếng ồn hoặc bụi bẩn trong suốt quá trình vận chuyển trên đường và chiều cao tối đa của hàng hóa phải thấp hơn mép trên thành thùng xe tối thiểu 10 cm;
e) Khi vận chuyển hàng hoá xếp vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có báo hiệu màu đỏ tại điểm đầu và điểm cuối cùng của hàng hoá, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn hoặc báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ để nhận biết.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá tải lưu hành trên đường bộ.
1. Việc vận chuyển động vật sống phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Phương tiện vận chuyển phải có kết cấu phù hợp với loại động vật chuyên chở;
c) Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
2. Việc vận chuyển thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật;
b) Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường.
1. Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển; trong trường hợp cần thiết, đơn vị vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải bố trí người áp tải để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe ô tô vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải dán biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; lắp đèn, tín hiệu cảnh báo.
4. Người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
5. Cơ quan cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm gửi thông báo ngay đến cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1. Xe quá khổ giới hạn bao gồm:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước giới hạn cho phép của xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe cơ giới;
b) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài quá khổ giới hạn của đường bộ;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi chở hàng hóa có kích thước bao ngoài của xe và hàng hóa vượt quá kích thước giới hạn cho phép xếp hàng hóa của xe hoặc quá khổ giới hạn của đường bộ.
2. Xe quá tải trọng bao gồm:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có khối lượng toàn bộ vượt quá khối lượng cho phép của xe hoặc vượt quá tải trọng của đường bộ;
b) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có khối lượng toàn bộ phân bổ lên trục xe, cụm trục xe vượt quá tải trọng của trục xe, cụm trục xe hoặc vượt quá tải trọng của đường bộ.
3. Xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích được cấp giấy phép lưu hành xe trên đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Lưu hành xe quá khổ giới hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không chở hàng hóa, xe có khối lượng bản thân của xe quá tải trọng của đường bộ không chở hàng hóa, xe bánh xích từ nơi sản xuất, ga, cảng và các địa điểm nhập khẩu, sửa chữa, bảo trì đến nơi sử dụng phương tiện và ngược lại hoặc giữa các địa điểm sử dụng phương tiện;
b) Lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng để chở hàng hóa trên đường bộ trong các trường hợp: phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp; chở hàng siêu trường, siêu trọng khi các phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải không phù hợp hoặc phải kết hợp phương thức vận tải đường bộ với phương thức vận tải khác;
c) Lưu hành xe quá khổ giới hạn cho phép của xe để chở xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg từ nơi sản xuất, ga, cảng và các địa điểm nhập khẩu, sửa chữa, bảo trì đến nơi sử dụng.
4. Việc bảo vệ công trình đường bộ khi cho phép xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ được quy định như sau:
a) Trường hợp xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích vượt quá tải trọng, khổ giới hạn của công trình đường bộ thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu lưu hành xe chịu trách nhiệm khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ;
b) Việc khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ do đơn vị đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;
c) Tổ chức, cá nhân lưu hành xe có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí để khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ quy định tại điểm b khoản này;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm a, b và c khoản này có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra thiệt hại đối với công trình đường bộ;
đ) Trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ lái xe, cảnh báo cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Chính phủ;
e) Xe bánh xích được phép lưu hành trên đường bộ thì phải có biện pháp bảo vệ mặt đường.
5. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ; trường hợp vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng thì việc cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này; cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý công trình đường bộ thuộc trường hợp phải gia cường quy định tại điểm a khoản 4 Điều này thực hiện việc chấp thuận phương án khảo sát, thiết kế, gia cường công trình đường bộ.
6. Xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích chỉ được lưu hành trên đường bộ sau khi được cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích và đã thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành có trách nhiệm gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
8. Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, điều khiển giao thông, xử lý vi phạm pháp luật đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết điểm b khoản 3 Điều này; quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; quy định lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích trên đường bộ; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích.
1. Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể chia nhỏ, tháo rời, khi vận chuyển trên đường bộ làm cho phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện bị vượt quá giới hạn cho phép tham gia giao thông đường bộ về kích thước, khối lượng theo quy định của pháp luật.
2. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp với loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.
3. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được phép ghép, nối thành tổ hợp nhiều xe gồm xe ô tô đầu kéo, xe ô tô kéo rơ moóc để kéo hoặc vừa kéo vừa đẩy các rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng, rơ moóc kiểu mô đun, bao gồm cả trường hợp ghép nối thông qua hàng được chở.
4. Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng; trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật này khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
5. Cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng có trách nhiệm gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
6. Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về hàng siêu trường, siêu trọng; quy định việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và việc cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
1. Xe cứu hộ giao thông đường bộ là xe ô tô chuyên dùng có trang bị dụng cụ, thiết bị dùng để cứu hộ, hỗ trợ di chuyển hoặc chuyên chở các phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị sự cố.
2. Xe cứu hộ giao thông đường bộ phải có dấu hiệu nhận diện, niêm yết thông tin trên xe, gắn thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
3. Xe cứu hộ giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về khối lượng hàng hóa chuyên chở của xe cứu hộ và khối lượng của xe được cứu hộ ghi trên Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
1. Xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Cơ quan cấp phép cho xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch thông báo ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
3. Việc lưu hành xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch được quy định như sau:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó;
b) Tham gia giao thông đúng trong phạm vi, tuyến đường, thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép;
c) Xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải phải đi theo đoàn và có người, phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn giao thông;
d) Tổ chức, cá nhân đưa xe có tay lái ở bên phải vào Việt Nam có trách nhiệm bố trí xe hướng dẫn giao thông, bảo đảm an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 56. Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
g) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
h) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
i) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
k) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
l) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
m) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
n) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
o) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
p) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
2. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.
3. Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người tương ứng.
4. Người điều khiển xe ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;
b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;
c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
6. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
a) Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
b) Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp;
c) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau;
d) Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Giấy phép lái xe không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;
b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật này.
8. Giấy phép lái xe quốc tế được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất; có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia;
b) Người có giấy phép lái xe quốc tế do quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp khi lái xe tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, còn thời hạn sử dụng; phải tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam;
c) Người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn thì thời gian bị tước quyền sử dụng không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam;
d) Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam có giấy phép lái xe do Việt Nam hoặc quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe quốc tế.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mẫu giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái xe quốc tế; đối với mẫu giấy phép lái xe, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 58. Điểm của giấy phép lái xe
1. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
2. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
3. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
4. Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng.
5. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; quy định lộ trình thực hiện Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo nội dung lý thuyết và thực hành theo chương trình đào tạo quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
2. Người học lái xe phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lái xe hoặc các hình thức đào tạo lái xe khác để cấp mới hoặc nâng hạng giấy phép lái xe.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;
e) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe còn hiệu lực, phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.
5. Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; có giáo trình, giáo án; thực hiện đào tạo theo đúng hình thức, nội dung và chương trình quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
7. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức đào tạo lái xe khác quy định tại khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép xe tập lái; quy định tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo lái xe, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe quy định tại khoản 4 Điều này và quy định tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô; đối với cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe, có độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 59 của Luật này được đăng ký để tham dự kỳ sát hạch lái xe.
2. Nội dung sát hạch lái xe phải phù hợp với hạng giấy phép lái xe và chương trình đào tạo lái xe.
3. Hoạt động sát hạch lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe; hoạt động sát hạch lái xe mô tô thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe hoặc tại sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hoạt động sát hạch lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
4. Trung tâm sát hạch lái xe là đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe; phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; phải sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và phải chia sẻ ngay kết quả và dữ liệu giám sát quá trình sát hạch đến cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ quan quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để giám sát.
5. Việc sát hạch lái xe do sát hạch viên thực hiện. Sát hạch viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp thẻ sát hạch viên và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
6. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe; điều kiện sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện, tiêu chuẩn sát hạch viên, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên; tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; đối với sát hạch lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 62. Cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch lái xe có kết quả đạt yêu cầu.
2. Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe bị mất;
b) Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;
c) Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
d) Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe;
đ) Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
e) Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2012 sang giấy phép lái xe theo quy định của Luật này.
4. Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe;
b) Giấy phép lái xe được cấp sai quy định;
c) Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại, thu hồi chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có giấy phép lái xe quy định tại các điểm d, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 3 Điều 89 của Luật này.
Điều 63. Đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
2. Người có nhu cầu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được đăng ký với cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn để được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô, cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn được thực hiện bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải theo đúng hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng; kiểm tra và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; việc kiểm tra và thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 64. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.
5. Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
e) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
g) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
h) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
i) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
k) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
l) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
m) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
n) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
o) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
p) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
2. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Người khuyết tật điều khiển xe ô tô số tự động có kết cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.
3. Người điều khiển xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô tải hoặc xe ô tô chở người tương ứng.
4. Người điều khiển xe ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương phải sử dụng giấy phép lái xe có hạng phù hợp với xe ô tô cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn;
b) Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp;
c) Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp.
6. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
a) Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
b) Giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Giao thông đường bộ năm 1968 (sau đây gọi là Công ước Viên) cấp;
c) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế công nhận giấy phép lái xe của nhau;
d) Giấy phép lái xe nước ngoài phù hợp với loại xe được phép điều khiển do quốc gia được công nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Giấy phép lái xe không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng;
b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật này.
8. Giấy phép lái xe quốc tế được quy định như sau:
a) Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất; có thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia;
b) Người có giấy phép lái xe quốc tế do quốc gia là thành viên của Công ước Viên cấp khi lái xe tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, còn thời hạn sử dụng; phải tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam;
c) Người có giấy phép lái xe quốc tế vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn thì thời gian bị tước quyền sử dụng không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam;
d) Người Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam có giấy phép lái xe do Việt Nam hoặc quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp, còn giá trị sử dụng, nếu có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe quốc tế.
9. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định mẫu giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc tế, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái xe quốc tế; đối với mẫu giấy phép lái xe, trình tự, thủ tục cấp và việc sử dụng giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
2. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
3. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
4. Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng.
5. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe; quy định lộ trình thực hiện Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo nội dung lý thuyết và thực hành theo chương trình đào tạo quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
2. Người học lái xe phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lái xe hoặc các hình thức đào tạo lái xe khác để cấp mới hoặc nâng hạng giấy phép lái xe.
3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;
e) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.
4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe còn hiệu lực, phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.
5. Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; có giáo trình, giáo án; thực hiện đào tạo theo đúng hình thức, nội dung và chương trình quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
7. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức đào tạo lái xe khác quy định tại khoản 2 Điều này; quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép xe tập lái; quy định tiêu chuẩn của giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe; quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo lái xe, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe quy định tại khoản 4 Điều này và quy định tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô; đối với cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Người đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe, có độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại Điều 59 của Luật này được đăng ký để tham dự kỳ sát hạch lái xe.
2. Nội dung sát hạch lái xe phải phù hợp với hạng giấy phép lái xe và chương trình đào tạo lái xe.
3. Hoạt động sát hạch lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe; hoạt động sát hạch lái xe mô tô thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe hoặc tại sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Hoạt động sát hạch lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
4. Trung tâm sát hạch lái xe là đơn vị cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe; phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; phải sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin và phải chia sẻ ngay kết quả và dữ liệu giám sát quá trình sát hạch đến cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ quan quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để giám sát.
5. Việc sát hạch lái xe do sát hạch viên thực hiện. Sát hạch viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, được cấp thẻ sát hạch viên và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.
6. Chính phủ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá để cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe; điều kiện sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô.
7. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, quy trình sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện, tiêu chuẩn sát hạch viên, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên; tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; đối với sát hạch lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch lái xe có kết quả đạt yêu cầu.
2. Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép lái xe bị mất;
b) Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;
c) Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
d) Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe;
đ) Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
e) Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Khuyến khích đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2012 sang giấy phép lái xe theo quy định của Luật này.
4. Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe;
b) Giấy phép lái xe được cấp sai quy định;
c) Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục về cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại, thu hồi chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có giấy phép lái xe quy định tại các điểm d, e, g, h, i, k, l, m và n khoản 3 Điều 89 của Luật này.
1. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
2. Người có nhu cầu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được đăng ký với cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn để được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô, cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng đủ tiêu chuẩn được thực hiện bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải theo đúng hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng; kiểm tra và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; việc kiểm tra và thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 65. Hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Hoạt động tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
2. Hình thức tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này.
3. Lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Lực lượng Cảnh sát giao thông;
b) Lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng được huy động theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với thực tế nhiệm vụ.
4. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Quan sát, nắm tình hình người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ; an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Thực hiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
c) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đường bộ chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
đ) Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ;
e) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
g) Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật; tham gia phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; tham gia cứu nạn, cứu hộ;
h) Phát hiện những bất cập về đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thông báo cho cơ quan chức năng hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục;
i) Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
k) Nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 66 của Luật này để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ; điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;
c) Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 68 và Điều 69 của Luật này;
d) Vận hành, sử dụng hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này và vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 70 của Luật này;
đ) Quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền;
b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác;
d) Chịu trách nhiệm về quyết định, hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này; quy định quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
8. Xe cơ giới quân sự, xe máy chuyên dùng quân sự và người điều khiển xe cơ giới quân sự, xe máy chuyên dùng quân sự tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông và yêu cầu kiểm tra về điều lệnh nội vụ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự. Hoạt động kiểm tra điều lệnh nội vụ và việc chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự trên đường bộ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 66. Căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
Điều 67. Biện pháp phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
4. Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
6. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
7. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 68. Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách
1. Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó.
2. Người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự có trách nhiệm hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt. Trường hợp người, phương tiện, thiết bị dân sự được huy động làm nhiệm vụ bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù; đơn vị có người huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động có trách nhiệm chấp hành quyết định, yêu cầu của Cảnh sát giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp cấp bách theo quy định tại khoản 1 Điều này, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 69. Di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ
1. Khi phát hiện phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ nhưng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chủ phương tiện giao thông đường bộ không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt nhưng không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông thực hiện việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ trên.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện thì Cảnh sát giao thông được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện việc di chuyển phương tiện đó.
2. Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ có hành vi cản trở, chống đối việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ thì Cảnh sát giao thông thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này, nếu người đó vẫn tiếp tục cản trở, chống đối thì Cảnh sát giao thông được cưỡng chế thi hành.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ vi phạm phải trả chi phí cho việc di chuyển hoặc thuê di chuyển phương tiện đó.
4. Trong quá trình thực hiện việc di chuyển phương tiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân được thuê thực hiện việc di chuyển phương tiện phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phương tiện được di chuyển.
Điều 70. Trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ. Lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Các lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; sử dụng thiết bị lưu trữ dữ liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 71. Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới
1. Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hệ thống thu thập tín hiệu, dữ liệu, âm thanh, hình ảnh về hành trình của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tình trạng giao thông và các dữ liệu liên quan khác được xây dựng, lắp đặt trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để giám sát tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác;
b) Việc xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc, bảo đảm hoạt động liên tục và kết nối với Trung tâm chỉ huy giao thông;
c) Dữ liệu thu thập được từ hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được quản lý theo quy định của pháp luật; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức; được sử dụng để xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật khác và phục vụ công tác quản lý nhà nước.
2. Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe dùng để ghi, lưu trữ, truyền phát thông tin, dữ liệu về hành trình của phương tiện tham gia giao thông đường bộ và hình ảnh của người lái xe, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ; do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, sử dụng; được kết nối, chia sẻ với cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan liên quan.
3. Hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới được trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông để phục vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tải trọng xe trên đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; quy định việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; quy định việc quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; quy định việc trang bị, lắp đặt, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới.
Điều 72. Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền sau đây:
a) Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật này;
b) Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;
c) Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;
c) Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
Điều 73. Ngăn chặn hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, cản trở, chống người thi hành công vụ
1. Khi người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Giải thích cho người vi phạm biết rõ về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ; quyền và trách nhiệm của người vi phạm; thuyết phục, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người vi phạm cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì tùy theo tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng.
2. Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng phương tiện và bỏ chạy thì người thi hành công vụ được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
1. Hoạt động tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
2. Hình thức tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này.
3. Lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Lực lượng Cảnh sát giao thông;
b) Lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng được huy động theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với thực tế nhiệm vụ.
4. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Quan sát, nắm tình hình người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ; an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Thực hiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
c) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đường bộ chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
đ) Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ;
e) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
g) Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật; tham gia phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; tham gia cứu nạn, cứu hộ;
h) Phát hiện những bất cập về đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thông báo cho cơ quan chức năng hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục;
i) Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
k) Nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 66 của Luật này để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ; điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;
c) Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 68 và Điều 69 của Luật này;
d) Vận hành, sử dụng hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này và vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 70 của Luật này;
đ) Quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền;
b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác;
d) Chịu trách nhiệm về quyết định, hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này; quy định quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
8. Xe cơ giới quân sự, xe máy chuyên dùng quân sự và người điều khiển xe cơ giới quân sự, xe máy chuyên dùng quân sự tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông và yêu cầu kiểm tra về điều lệnh nội vụ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự. Hoạt động kiểm tra điều lệnh nội vụ và việc chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự trên đường bộ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
1. Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
4. Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
6. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
7. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó.
2. Người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự có trách nhiệm hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt. Trường hợp người, phương tiện, thiết bị dân sự được huy động làm nhiệm vụ bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù; đơn vị có người huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động có trách nhiệm chấp hành quyết định, yêu cầu của Cảnh sát giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp cấp bách theo quy định tại khoản 1 Điều này, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Khi phát hiện phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ nhưng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chủ phương tiện giao thông đường bộ không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt nhưng không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông thực hiện việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ trên.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện thì Cảnh sát giao thông được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện việc di chuyển phương tiện đó.
2. Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ có hành vi cản trở, chống đối việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ thì Cảnh sát giao thông thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này, nếu người đó vẫn tiếp tục cản trở, chống đối thì Cảnh sát giao thông được cưỡng chế thi hành.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ vi phạm phải trả chi phí cho việc di chuyển hoặc thuê di chuyển phương tiện đó.
4. Trong quá trình thực hiện việc di chuyển phương tiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân được thuê thực hiện việc di chuyển phương tiện phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phương tiện được di chuyển.
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ. Lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Các lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; sử dụng thiết bị lưu trữ dữ liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hệ thống thu thập tín hiệu, dữ liệu, âm thanh, hình ảnh về hành trình của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tình trạng giao thông và các dữ liệu liên quan khác được xây dựng, lắp đặt trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để giám sát tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác;
b) Việc xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc, bảo đảm hoạt động liên tục và kết nối với Trung tâm chỉ huy giao thông;
c) Dữ liệu thu thập được từ hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được quản lý theo quy định của pháp luật; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức; được sử dụng để xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật khác và phục vụ công tác quản lý nhà nước.
2. Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe dùng để ghi, lưu trữ, truyền phát thông tin, dữ liệu về hành trình của phương tiện tham gia giao thông đường bộ và hình ảnh của người lái xe, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ; do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, sử dụng; được kết nối, chia sẻ với cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan liên quan.
3. Hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới được trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông để phục vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tải trọng xe trên đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; quy định việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; quy định việc quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; quy định việc trang bị, lắp đặt, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới.
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền sau đây:
a) Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật này;
b) Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;
c) Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;
c) Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
1. Khi người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Giải thích cho người vi phạm biết rõ về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ; quyền và trách nhiệm của người vi phạm; thuyết phục, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người vi phạm cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì tùy theo tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng.
2. Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng phương tiện và bỏ chạy thì người thi hành công vụ được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
CHỈ HUY, ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 74. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ
1. Chỉ huy giao thông đường bộ là tổng hợp các hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố có liên quan để đưa ra các giải pháp điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người có thẩm quyền chỉ huy giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông; thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
2. Điều khiển giao thông đường bộ là hoạt động trực tiếp hướng dẫn giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người điều khiển giao thông; thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời; quản lý vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các báo hiệu đường bộ khác, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Điều 75. Trung tâm chỉ huy giao thông
1. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị công nghệ và cơ sở dữ liệu do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, khai thác.
2. Trung tâm chỉ huy giao thông có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên đường bộ; cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ; phục vụ điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt.
3. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm: trung tâm chỉ huy giao thông quốc gia, trung tâm chỉ huy giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành và các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
b) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe;
d) Hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị;
đ) Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; thiết bị phục vụ công tác điều khiển giao thông, tuần tra, kiểm soát và điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường;
e) Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh;
g) Công trình kiểm soát tải trọng xe cơ giới, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
h) Cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm chỉ huy giao thông; quy định việc xây dựng, quản lý, hoạt động của trung tâm chỉ huy giao thông.
Điều 76. Giải quyết tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
3. Cơ quan Công an, cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tình huống quy định tại khoản 1 Điều này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
b) Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
c) Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
đ) Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 77. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.
3. Cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời;
c) Giải quyết các tình huống gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì tạm thời đình chỉ hoạt động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 78. Giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.
Điều 79. Kiến nghị về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với công trình đường bộ
1. Khi tiếp nhận thông tin về nguy cơ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này hoặc trực tiếp phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với công trình đường bộ, các bất hợp lý về tổ chức giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xử lý, khắc phục trong phạm vi quản lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ xử lý, khắc phục kịp thời;
b) Trường hợp cần thiết, thực hiện các biện pháp chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ quy định tại Điều 74 của Luật này hoặc tạm thời đình chỉ hoạt động giao thông tuyến đường nếu thấy không bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, kiểm tra và khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ, thông báo kết quả khắc phục cho cơ quan Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị;
b) Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hậu quả do không xử lý, khắc phục các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản này.
1. Chỉ huy giao thông đường bộ là tổng hợp các hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố có liên quan để đưa ra các giải pháp điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người có thẩm quyền chỉ huy giao thông; trung tâm chỉ huy giao thông; thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
2. Điều khiển giao thông đường bộ là hoạt động trực tiếp hướng dẫn giao thông đường bộ bảo đảm trật tự, an toàn, thông suốt, được thực hiện thông qua người điều khiển giao thông; thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời; quản lý vận hành, khai thác hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các báo hiệu đường bộ khác, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
1. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị công nghệ và cơ sở dữ liệu do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, khai thác.
2. Trung tâm chỉ huy giao thông có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trên đường bộ; cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông đường bộ; phục vụ điều hành hoạt động giao thông đường bộ trật tự, an toàn, thông suốt.
3. Trung tâm chỉ huy giao thông bao gồm: trung tâm chỉ huy giao thông quốc gia, trung tâm chỉ huy giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành và các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:
a) Hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ;
b) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe;
d) Hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị;
đ) Thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; thiết bị phục vụ công tác điều khiển giao thông, tuần tra, kiểm soát và điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường;
e) Trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh;
g) Công trình kiểm soát tải trọng xe cơ giới, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới;
h) Cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm chỉ huy giao thông; quy định việc xây dựng, quản lý, hoạt động của trung tâm chỉ huy giao thông.
1. Tình huống đột xuất gây mất trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ bao gồm: ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông đường bộ; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thiên tai, cháy, nổ gây mất an toàn giao thông đường bộ; tình huống phức tạp về an ninh, trật tự trên đường bộ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện tình huống quy định tại khoản 1 Điều này kịp thời báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc cơ quan quản lý đường bộ; trường hợp phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này; trường hợp tình huống đột xuất có thể gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện biện pháp cảnh báo an toàn ngay cho người tham gia giao thông đường bộ biết.
3. Cơ quan Công an, cơ quan quản lý đường bộ khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về tình huống quy định tại khoản 1 Điều này, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức ngay lực lượng đến nơi xảy ra tình huống đột xuất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại nơi xảy ra tình huống;
b) Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
c) Khắc phục kịp thời các hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;
đ) Thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.
3. Cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Thông báo, thực hiện phương án phân luồng giao thông tạm thời;
c) Giải quyết các tình huống gây mất an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì tạm thời đình chỉ hoạt động, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh phương án sử dụng cho phù hợp.
1. Khi xảy ra tình huống đột xuất ùn tắc giao thông, Cảnh sát giao thông phải tiến hành các biện pháp giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này.
2. Khi xuất hiện ùn tắc giao thông, phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát giao thông có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phòng ngừa ùn tắc giao thông;
b) Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xác định nguyên nhân của ùn tắc giao thông; có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông.
1. Khi tiếp nhận thông tin về nguy cơ hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này hoặc trực tiếp phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với công trình đường bộ, các bất hợp lý về tổ chức giao thông, cơ quan Cảnh sát giao thông có trách nhiệm sau đây:
a) Xử lý, khắc phục trong phạm vi quản lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ xử lý, khắc phục kịp thời;
b) Trường hợp cần thiết, thực hiện các biện pháp chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ quy định tại Điều 74 của Luật này hoặc tạm thời đình chỉ hoạt động giao thông tuyến đường nếu thấy không bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, kiểm tra và khắc phục các yếu tố có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ, thông báo kết quả khắc phục cho cơ quan Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị;
b) Chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hậu quả do không xử lý, khắc phục các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản này.
GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 80. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Tham gia bảo vệ hiện trường;
d) Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
Điều 81. Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
4. Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Điều 82. Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức lực lượng và công cụ, phương tiện nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cứu nạn, cứu hộ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ, cơ quan Công an có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ trong mọi trường hợp.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an bố trí phương tiện cứu hộ phương tiện bị tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất có trách nhiệm tổ chức chôn cất sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ đồng ý cho chôn cất.
5. Trường hợp tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chở hàng hóa nguy hiểm, cơ quan Công an chủ trì giải quyết vụ việc phải thông báo ngay cho đơn vị chức năng về giải quyết hóa chất độc hại, vật liệu cháy, nổ; phong tỏa hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức phân luồng giao thông, cấm người, phương tiện đi vào khu vực tai nạn.
Điều 83. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
1. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật;
b) Người gây tai nạn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
d) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người và phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đối với tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, việc điều tra, giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự. Đối với tai nạn giao thông đường bộ chưa xác định có dấu hiệu tội phạm, nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ;
b) Khám nghiệm hiện trường, phương tiện, tử thi, công trình đường bộ liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; thu thập thông tin, dữ liệu; xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đường bộ gây ra;
c) Tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
d) Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người bị nạn, người làm chứng và những người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;
đ) Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; kiểm tra, xác minh điều kiện của phương tiện, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ; kiểm tra hành khách, hàng hóa vận chuyển và các loại giấy tờ khác có liên quan;
e) Truy tìm phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn;
g) Giám định chuyên môn; dựng lại hiện trường;
h) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận vụ tai nạn giao thông đường bộ phải xác định diễn biến, hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, lỗi và điều kiện liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; đề xuất xử lý vụ tai nạn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục khi phát hiện sơ hở, thiếu sót nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Điều 84. Thống kê tai nạn giao thông đường bộ
1. Thông tin về tai nạn giao thông đường bộ phải được thống kê chính xác, đầy đủ, kịp thời; kết quả thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ phục vụ nghiên cứu, đề ra các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp thống kê tai nạn giao thông đường bộ.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp thông tin thống kê người bị tai nạn giao thông đường bộ vào khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
4. Cơ quan điều tra khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ phải cung cấp thông tin, tài liệu, kết quả điều tra, giải quyết cho cơ quan Cảnh sát giao thông có thẩm quyền để phục vụ thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Điều 85. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
1. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
2. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;
b) Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Chỉ được chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này khi ngân sách nhà nước chưa chi hoặc chi chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Tham gia bảo vệ hiện trường;
d) Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
4. Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
1. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức lực lượng và công cụ, phương tiện nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cứu nạn, cứu hộ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ, cơ quan Công an có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ trong mọi trường hợp.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an bố trí phương tiện cứu hộ phương tiện bị tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất có trách nhiệm tổ chức chôn cất sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ đồng ý cho chôn cất.
5. Trường hợp tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chở hàng hóa nguy hiểm, cơ quan Công an chủ trì giải quyết vụ việc phải thông báo ngay cho đơn vị chức năng về giải quyết hóa chất độc hại, vật liệu cháy, nổ; phong tỏa hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức phân luồng giao thông, cấm người, phương tiện đi vào khu vực tai nạn.
1. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật;
b) Người gây tai nạn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
d) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người và phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đối với tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, việc điều tra, giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự. Đối với tai nạn giao thông đường bộ chưa xác định có dấu hiệu tội phạm, nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ;
b) Khám nghiệm hiện trường, phương tiện, tử thi, công trình đường bộ liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; thu thập thông tin, dữ liệu; xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đường bộ gây ra;
c) Tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
d) Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người bị nạn, người làm chứng và những người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;
đ) Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; kiểm tra, xác minh điều kiện của phương tiện, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ; kiểm tra hành khách, hàng hóa vận chuyển và các loại giấy tờ khác có liên quan;
e) Truy tìm phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn;
g) Giám định chuyên môn; dựng lại hiện trường;
h) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận vụ tai nạn giao thông đường bộ phải xác định diễn biến, hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, lỗi và điều kiện liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; đề xuất xử lý vụ tai nạn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục khi phát hiện sơ hở, thiếu sót nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
1. Thông tin về tai nạn giao thông đường bộ phải được thống kê chính xác, đầy đủ, kịp thời; kết quả thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ phục vụ nghiên cứu, đề ra các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp thống kê tai nạn giao thông đường bộ.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp thông tin thống kê người bị tai nạn giao thông đường bộ vào khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
4. Cơ quan điều tra khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ phải cung cấp thông tin, tài liệu, kết quả điều tra, giải quyết cho cơ quan Cảnh sát giao thông có thẩm quyền để phục vụ thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
1. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
2. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;
b) Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Chỉ được chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này khi ngân sách nhà nước chưa chi hoặc chi chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 86. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
5. Quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
7. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
8. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
9. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
10. Xây dựng lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
11. Thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
13. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Điều 87. Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới và nhiệm vụ quản lý khác theo quy định của Luật này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
4. Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
8. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
5. Quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
7. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
8. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
9. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
10. Xây dựng lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
11. Thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
13. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới và nhiệm vụ quản lý khác theo quy định của Luật này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
4. Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
8. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 3 Điều 10 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 của Luật này.
4. Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 89 của Luật này.
1. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
2. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật này có hiệu lực sử dụng như sau:
a) Giấy phép lái xe hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW;
b) Giấy phép lái xe hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm a khoản này;
c) Giấy phép lái xe hạng A3 được tiếp tục điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm a khoản này và các xe tương tự;
d) Giấy phép lái xe hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
đ) Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
e) Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
g) Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
h) Giấy phép lái xe hạng C được tiếp tục điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2 quy định tại các điểm đ, e và g khoản này;
i) Giấy phép lái xe hạng D được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người từ 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản này;
k) Giấy phép lái xe hạng E được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D quy định tại các điểm đ, e, g, h và i khoản này;
l) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2, D quy định tại điểm g và điểm i khoản này khi kéo rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C quy định tại điểm h khoản này khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng E quy định tại điểm k khoản này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.
3. Trường hợp người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau:
a) Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW;
b) Giấy phép lái xe hạng A2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A;
c) Giấy phép lái xe hạng A3 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1;
d) Giấy phép lái xe hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng;
đ) Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động;
e) Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
g) Giấy phép lái xe hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
h) Giấy phép lái xe hạng D được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
i) Giấy phép lái xe hạng E được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
k) Giấy phép lái xe hạng FB2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
l) Giấy phép lái xe hạng FC được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
m) Giấy phép lái xe hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
n) Giấy phép lái xe hạng FE được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
4. Người học lái xe đã được đào tạo lái xe trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc đang được đào tạo lái xe tại ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được sát hạch, cấp giấy phép lái xe thì được sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo hạng giấy phép lái xe đổi, cấp lại quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe máy chuyên dùng cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.
6. Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đó.
7. Việc đấu giá biển số xe ô tô được thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; trường hợp chưa được cấp xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô và quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này./.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khoản 3 Điều 10 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 của Luật này.
4. Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 89 của Luật này.
1. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
2. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật này có hiệu lực sử dụng như sau:
a) Giấy phép lái xe hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW;
b) Giấy phép lái xe hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm a khoản này;
c) Giấy phép lái xe hạng A3 được tiếp tục điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm a khoản này và các xe tương tự;
d) Giấy phép lái xe hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
đ) Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
e) Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
g) Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
h) Giấy phép lái xe hạng C được tiếp tục điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2 quy định tại các điểm đ, e và g khoản này;
i) Giấy phép lái xe hạng D được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người từ 09 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản này;
k) Giấy phép lái xe hạng E được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D quy định tại các điểm đ, e, g, h và i khoản này;
l) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2, D quy định tại điểm g và điểm i khoản này khi kéo rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng C quy định tại điểm h khoản này khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; giấy phép lái xe hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng E quy định tại điểm k khoản này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa.
3. Trường hợp người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau:
a) Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW;
b) Giấy phép lái xe hạng A2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A;
c) Giấy phép lái xe hạng A3 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B1;
d) Giấy phép lái xe hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng;
đ) Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động;
e) Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
g) Giấy phép lái xe hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
h) Giấy phép lái xe hạng D được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
i) Giấy phép lái xe hạng E được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
k) Giấy phép lái xe hạng FB2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
l) Giấy phép lái xe hạng FC được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
m) Giấy phép lái xe hạng FD được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg;
n) Giấy phép lái xe hạng FE được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
4. Người học lái xe đã được đào tạo lái xe trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc đang được đào tạo lái xe tại ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được sát hạch, cấp giấy phép lái xe thì được sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo hạng giấy phép lái xe đổi, cấp lại quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe máy chuyên dùng cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.
6. Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đó.
7. Việc đấu giá biển số xe ô tô được thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được cấp văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; trường hợp chưa được cấp xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô và quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này./.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 36/2024/QH15 |
Hanoi, June 27 of 2024 |
ON ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Road Traffic Order and Safety.
This Law prescribes principles, road vehicles, road users, command, control, patrol, control, settlement of road traffic accidents, responsibility for state management, and responsibilities of agencies, organizations, and individuals relating to road traffic order and safety.
1. Road traffic order and safety means orderly, safe, and coherent road traffic condition; established and adjusted by principles, rules, regulations of the law in road traffic.
2. Road vehicle means vehicle of all types, including: motorized road vehicle (hereinafter referred to as “motorized vehicle”), road non-motorized vehicle (hereinafter referred to as “non-motorized vehicle”), heavy-duty vehicle, and similar type.
3. Vehicle on public road refer to a vehicle participating in road traffic.
4. Priority road means a road on which vehicles are given right-of-way by vehicles from other direction at intersection and on which priority sign is erected.
5. Carriageway means a section of the road intended for road vehicles.
6. Lane means a section of a carriageway divided longitudinally of the road and wide enough for safe operation of vehicles.
7. Vehicle modification means changes to characteristics of a vehicle with vehicle registration, license plate or an imported, used vehicle in a way that changes vehicle type according to regulations of competent authority.
8. Road user consists of: vehicle operator, passenger, traffic control personnel, herder, pedestrian.
9. Vehicle operator includes: motorized vehicle operator (hereinafter referred to as “driver”), non-motorized vehicle operator, heavy-duty vehicle operator.
10. Traffic control personnel includes: traffic police and individuals tasked with coordinating road traffic.
11. Road traffic congestion (hereinafter referred to as “congestion”) means a condition in which road users and vehicles are queued up, move at a very slow pace or none at all.
12. Road traffic accident means a collision involving road users and vehicles participating in road traffic, occurring beyond intention of road users, damaging lives, health, property of individuals or agencies, organizations.
13. Child safety seat means a piece of equipment capable of ensuring safety for children at sitting or lying position on motor vehicle, designed to reduce risk of injury for users in case of collision or sudden deceleration by limiting movement.
14. Smart traffic command and control equipment means technology equipment capable of detecting, analyzing, evaluating road traffic situations, violations of road laws and used by the authority to command, control road traffic, settle situations and handle violations of the law on roads.
Article 3. Rules for maintaining road traffic order and safety
1. Comply with the Constitution, regulations and law of Vietnam, and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Ensure orderly, safe, coherent road traffic, contribute towards socio-economic development, maintain national defense and security and environmental protection; prevent violation of the law pertaining to road traffic order and safety, road traffic accidents, congestion; protect health, lives, property of individuals and agencies, organizations.
3. Maintaining road traffic order and safety are responsibilities of agencies, organizations, individuals.
4. Road users must comply with regulations pertaining to road traffic order and safety and other relevant law provisions and are responsible for maintaining safety of themselves and others.
5. All violations of the law pertaining to road traffic order and safety must be promptly discovered, intercepted, and strictly penalized as per the law.
6. All activities for maintaining road traffic order and safety must be public, transparent, and convenient for the general public.
7. All activities for maintaining road traffic order and safety must be implemented on the basis of unified assignment, decentralization, compliance with functions and tasks, and close cooperation between relevant agencies, organizations, and individuals.
Article 4. Policies of the Government pertaining to road traffic order and safety
1. Ensure state budget, facilities, modern equipment and instruments, prerequisites for fulfilling and improving duty performance capability of forces in charge of maintaining road traffic order and safety. Mobilize and utilize resources for maintaining road traffic order and safety. Allocate administrative fines pertaining to road traffic order and safety and license plate auction price which have been submitted to the state budget to strengthen, modernize facilities, instruments, equipment and maintain road traffic order and safety as per Government's regulations.
2. Modernize traffic command centers; ensure connection and sharing of database on road traffic order and safety between relevant state authorities.
3. Enable domestic and foreign agencies, organizations, individuals to research, apply, and transfer science, technology in road traffic order and safety assurance, invest, construct, transfer supervision system, instruments, and equipment serving road traffic order and safety assurance; encourage agencies, organizations, and individuals to volunteer in maintaining road traffic order and safety in a law-compliant manner, provide information and documents facilitating road traffic order and safety assurance and penalties for violations of the law pertaining to road traffic order and safety.
4. Ensure equality and safety among road users; enable children, pregnant women, the elderly, and people with disabilities to participate in road traffic with ease; develop traffic etiquette; educate, popularize, and communicate road traffic law to children and students to form, improve self-preservation and compliance with the law in road traffic participation.
5. In the process of cooperating, collaborating, assisting, supporting state authority in performing duties pertaining to road traffic order and safety assurance, agencies, organizations, and individuals will be awarded for merits, compensated for property damage; individuals will be amended for damage to dignity, honor; individuals will benefit from policies for damage to health, lives of themselves or their families.
6. Develop road vehicles at the same pace as developing road infrastructures, socio-economic conditions, and the general public’s travel demand; import, manufacture, assemble road traffics satisfactory to technical safety and environmental protection quality, appropriate to worldwide technology development trend; prioritize public transportation, restrict personal transportation in traffic in major cities; prioritize transition from vehicles using fossil fuel to vehicles using electricity, green energy, environmentally friendly energy, clean energy supply infrastructures.
Article 5. Popularizing and communicating regulations of the law pertaining to road traffic order and safety
1. Regulations of the law pertaining to road traffic order and safety must be popularized and communicated on a regular, large-scale basis appropriate to demographic of the general public and foreigners in territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Road traffic order and safety authority shall take charge, cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in popularizing and communicating regulations of the law pertaining to road traffic order and safety.
3. Information and communication agencies are responsible for organizing the popularizing and communicating of regulations of the law pertaining to road traffic order and safety mass media.
4. Vietnamese Fatherland Front and its member organization are responsible for cooperating with relevant agencies and local governments in communicating, encouraging the general public to comply with regulations of the law pertaining to road traffic order and safety.
5. Ministries, ministerial agencies, People’s Committees of all levels, within their tasks and powers, are responsible for organizing the popularizing and communicating of regulations of the law pertaining to road traffic order and safety via methods appropriate to recipients.
6. People’s armed forces, agencies, organizations, and education institutions are responsible for organizing the popularizing and communicating of regulations of the law pertaining to road traffic order and safety to entities under their management.
7. Family members are responsible for popularizing, reminding other members to comply with regulations of the law pertaining to road traffic order and safety, use seat belts, child safety seat or have adults sitting behind children under 6 years of age when travelling on mopeds, motorbikes.
Article 6. Educating regulations of the law pertaining to road traffic order and safety
1. Educate children in preschools, students of formal education institutions, vocational education and training facilities on regulations of the law pertaining to road traffic order and safety.
2. Traffic police forces are responsible for taking charge, cooperating with authorities governing upper-secondary schools, vocational education and training facilities in providing guidelines on safe motorbike operation for the students.
3. Ministry of Education and Training and Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall, within their tasks and powers, take charge and cooperate with Ministry of Public Security, relevant ministerial agencies in developing, integrating, and incorporating regulations of the law pertaining to road traffic order and safety to education program in preschools, formal education institutions, vocational education and training facilities in a manner appropriate to education levels and majors.
Article 7. Database on road traffic order and safety
1. Database on road traffic order and safety consists of:
a) Database on registration and management of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
b) Database on registration of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
c) Database on driver training, driving tests, and issuance of driving licenses, certificate of road traffic law training;
d) Database on operators of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
dd) Database on insurance of owners of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
e) Database on administrative violations pertaining to road traffic order and safety;
g) Database on road traffic accidents;
h) Database on road vehicle trip, driver images according to this Law;
i) Database on vehicle usage of drivers according to this Law;
k) Other databases related to road traffic order and safety assurance.
2. Database on road traffic order and safety is a common database and is connected, shared with national database on population, database on road, and other relevant databases.
3. The Government shall elaborate Clause 1 and Clause 2 of this Article; regulate collection, management, and use of information on database on road traffic order and safety.
Article 8. International cooperation in road traffic order and safety
1. Implement international cooperation in road traffic order and safety on the basis of complying with Vietnamese laws and relevant international treaties to which Vietnam is a signatory; respect basic principles of international laws; ensure independence, sovereignty, and territorial integrity of Vietnam; protect benefits of the Government, legitimate rights and benefits of organizations and individuals.
2. Details of international cooperation in road traffic order and safety consist of:
a) Signing international treaties and agreements related to road traffic order and safety;
b) Exchanging information, transferring technologies related to road traffic order and safety;
c) Providing training, refresher training, and advanced training for forces in charge of maintaining road traffic order and safety;
d) Improving infrastructure conditions to maintain road traffic order and safety;
dd) Resolving road traffic accidents;
e) Implementing other contents of international cooperation in accordance with Vietnam’s regulations and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. Ministry of Public Security shall take charge, cooperate with relevant ministries, central departments in assisting the Government in negotiating, signing international treaties, international agreements, or requesting competent authority to sign international treaties, international agreements pertaining to road traffic order and safety; take charge and cooperate with relevant ministries and central departments in implementing international cooperation pertaining to road traffic order and safety.
1. Operating motorized vehicles in road traffic without driver’s license as per the law; operating heavy-duty vehicles in road traffic without driver’s license or certificate of road traffic law training, degree or certificate of heavy-duty vehicle operation.
2. Operating vehicles in road traffic where alcohol is detected in blood or breath.
3. Operating vehicles in road traffic under the influence of narcotic substances or other stimulants prohibited by the law.
4. Offending, threatening, obstructing, resisting, or failing to comply with order, instructions, request regarding inspection and control of law enforcement officers for road traffic order and safety assurance.
5. Illegally racing, organizing illegal racing, inciting, assisting, supporting illegal racing; weaving, swerving, revving repeatedly on vehicles in road traffic.
6. Holding and using mobile phone or other electronic devices while operating vehicles in road traffic.
7. Allowing individuals ineligible to operate motorized vehicles, heavy-duty vehicles to operate these vehicles in road traffic.
8. Operating motorized vehicles and heavy-duty vehicles that do not meet technical safety and environmental protection requirements, other ineligible vehicles in road traffic.
9. Importing, manufacturing, assembling motorized vehicles and heavy-duty vehicles that do not meet technical safety and environmental protection laws.
10. Modifying motor vehicles of other types to passenger motor vehicles, except for passenger motor vehicles serving national defense and security.
11. Illegally modifying; intentionally fabricating reading of odometer of motor vehicles; illegally cutting, welding, removing, modifying, reattaching chassis number, engine number of motorized vehicles, heavy-duty vehicles.
12. Intentionally interfering, altering vehicle control software, vehicle engine registered to the authority in order to falsify examination, test, inspection results; hiring, borrowing motorized vehicle parts for inspection purposes.
13. Carrying goods in a manner that exceeds permissible gross weight, axle load, dimensions of the vehicles or roads without obtaining permission of competent authority or without fulfilling requirements under this Law; carrying goods that are required to be fastened without adequately fastening such good as per the law; carrying more passengers than the maximum number of passenger allowed by the law.
14. Transporting goods that are prohibited from sale, illegally transporting dangerous goods, wild animals.
15. Threatening, offending, tugging, pulling passengers; threatening, forcing passengers to use services against their will; transferring load, dropping passengers off, or performing other actions to avoid being caught carrying excessive loads or passengers as per the law.
16. Installing, using audio, lighting devices on motorized vehicles, heavy-duty vehicles in a manner that causes loss of road traffic order and safety.
17. Illegally manufacturing, using, purchasing, selling license plates; operating motorized vehicles, heavy-duty vehicles bearing license plates that are not issued by competent authority or not affixed to the right position; deforming, concealing license plates; altering letters, numbers, color, shape, dimension of license plates.
18. Interrupting or falsifying data of tracking devices, onboard cameras according to this Law.
19. Destroying, damaging, negating road traffic control and supervisory equipment, smart traffic command and control equipment.
20. Placing, leaving obstacles or other objects on roads; spreading sharp, pointy objects, dumping slippery substances on roads; spilling earthen materials, goods, construction materials, wastes on roads; dumping, discharging wastes, spilling chemicals, wastes thereby causing loss of road traffic safety.
21. Obstructing other road users, vehicles in road traffic; throwing bricks, stone, rocks, earth, or other objects at other road users, vehicles in road traffic.
22. Exploiting road traffic order and safety assurance duty to violate the law, involve in corruption, violate benefits of the Government, legitimate rights and benefits of organizations and individuals.
23. Exploiting personal or other people’s title, power, profession to violate road traffic order and safety laws or to interfere, influence penalties for violations of road traffic order and safety.
24. Abusing privilege of priority vehicles while not in the performance of duty as per the law; illegally installing and using equipment emitting signals associated to priority vehicles.
25. Failure to declare in an honest manner or fail to provide truthful information and documents in order to evade responsibilities in regard to violation of the laws pertaining to road traffic order and safety.
26. Escaping after causing road traffic accidents to evade responsibilities; failing to offer help to victims of road traffic accidents; violating health, lives, property of accident victims, perpetrators, or helpers, rescuers, responders; abusing road traffic accidents to assault, threaten, incite, pressure, cause disorder, or hinder resolution of road traffic accidents.
27. Operating flying objects, unmanned aircrafts, ultralight aircrafts within dimensional limits of roads in a manner that obstruct or potentially violate safety of road users and vehicles, except for unmanned aircrafts and ultralight aircrafts licensed for operation.
28. Performing other actions that violate road traffic rules under Chapter II hereof.
1. Road users must stay on the right-hand side in their direction of travel, move in the correct designated lane, road section, comply with road signs, and other road traffic rules.
2. Drivers and passengers on motor vehicles must wear seat belts while participating in road traffic.
3. Children under 10 years of age and under 1,35 m in height must not be allowed to sit at the same row as the driver unless motor vehicle types only has one seat row; drivers must employ and read use instructions of appropriate safety devices for children.
Article 11. Compliance with road traffic signal
1. Road traffic signals consist of: command of traffic control personnel; traffic lights; road signs; road markings, and other signs on the road; markers, walls, fences, reflective road studs, reflective posts, driver location signs; audible warning devices for road traffic.
2. Road users must comply with road traffic signals must comply with road traffic signals the following order of priority:
a) Command of traffic control personnel;
b) Traffic lights;
c) Road signs;
d) Road markings and other signal on road surface;
dd) Posts, walls, fences, reflective road studs, reflective posts, driver location signs;
e) Audible warning devices for road traffic.
3. Command of traffic control personnel is regulated as follows:
a) Raising right hand indicates that road users in all directions must stop;
b) Stretching either or both arms sideways indicates that road users in front of and behind the traffic control personnel must stop whereas road users to the right and left of the traffic control personnel can go;
c) Raising the right hand forward indicates that road users behind and to the right of the traffic control personnel must stop whereas road users in front of the traffic control personnel may turn right, road users to the left of the traffic control personnel may go in all permissible directions and pedestrians must move behind the traffic control personnel.
4. Traffic light consists of 3 colors: green, yellow, red and may or may not be accompanied by timer. Road users must comply with traffic lights in the following manner:
a) Green light allows road users to move; where pedestrians or wheelchair-bound people with disabilities are moving in roadway, other vehicles must decelerate or yield to the pedestrians and wheelchair-bound people with disabilities;
b) Yellow light mandates road users to stop before stop line; where a road user is on or has passed the stop line as traffic light turns yellow, he/she is allowed to proceed; where yellow light is flashing, vehicle operators are allowed to move as long as they observe, decelerate, or yield to pedestrians, wheelchair-bound people with disabilities, or other vehicles;
c) Red light mandates road users to stop.
5. Signal of road signs is regulated as follows:
a) Prohibitory sign indicates prohibitions;
b) Warning sign issues warnings regarding potential dangerous situations;
c) Order sign issues order that must be complied with;
d) Direction sign indicates direction of travel or necessary pieces of information;
dd) Auxiliary sign complements prohibitory signs, warning signs, order signs, and direction signs.
6. Road markings mean markings separating lanes, position, direction of travel, or stop positions.
7. Posts and walls inform road users about safe perimeter of road base and direction of travel.
8. Fences prevent people and vehicles from crossing.
9. Reflective road studs and reflective posts inform and warn road users about road sections, lanes.
10. Driver location signs inform road users about road information.
11. Audible warning devices for road traffic warn road users about potential danger.
12. Where an area contains both a fixed sign and a contradicting temporary sign, road users must comply with the temporary sign.
13. The Minister of Transport shall promulgate national technical regulations on road signals, except for command of traffic control personnel.
14. The Minister of Public Security shall elaborate Clause 3 of this Article.
Article 12. Compliance with speed regulations and safety distance
1. Drivers, operators of heavy-duty vehicles must comply with regulations pertaining to speed limit, minimum safety distance from vehicle travelling ahead on the same lane or road section.
2. Vehicle operators must maintain within speed limit of bridges, roads, traffic density, terrain, weather, and other factors for safety purpose.
3. Vehicle operators must observe, decelerate or stop:
a) Where road markings other available signals indicate use by pedestrians or where pedestrians, wheelchair-bound people with disabilities are crossing the road;
b) Where danger warning signals are issued or obstacles are present on the road;
c) Where they change traveling direction or have limited visibility;
d) Where road roads other road at-grade, road meets railway at-grade; where road curves, road climbs on hillside, road slopes;
dd) Where bridge, culvert, dam, underground road, underpass, tunnel are located;
e) Where school, hospital, bus station, assembly public structure, crowded residential area, local market, road construction, road traffic accident are located;
g) Where domestic animals are moving or herded on roadside;
h) Where they must avoid oncoming traffic or yield to vehicles behind; where they receive emergency signals of vehicles travelling ahead;
i) Where they approach parking, stopping locations where passengers mount, dismount vehicles;
k) Where they encounter vehicles carrying oversized, overweight load, dangerous goods or group of pedestrians;
l) Where they encounter priority vehicles;
m) Where they operate in rain, wind, fog, smoke, dust weather conditions, slippery, flooded, debris-filled road surface;
n) Where they operate in area subject to traffic control.
4. The Minister of Transport shall elaborate speed limit and safety distance of motorized vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic.
1. Vehicles moving at a slower speed must stay on the right on their direction of travel.
2. Where there are multiple lanes accommodating travel in the same direction separated by lane markings, vehicle operators must stay within a lane and only change lane where lane change is allowed; vehicle operators are only allowed to change one lane at a time and must use indicators when doing so; vehicle operators must observe and maintain safety distance from vehicles in front, behind, and to their left and right before changing lanes.
3. Where lanes traveling in the same direction are separated by lane markers, non-motorized vehicles must stay on the rightmost lane whereas motorized vehicles and heavy-duty vehicles must stay on the left-hand side lane.
4. Where a lane is reserved specifically for a type or types of vehicles, operators of other vehicle types are not allowed to enter such lane.
Article 14. Overtaking and yielding
1. Overtaking means a traffic situation where each direction of travel only consists of one lane reserved for motorized vehicles and where vehicles from behind move forward to the left to overtake other vehicles in front of them.
Where a direction of travel consists of at least two lanes reserved for motorized vehicles and separated by lane markers, overtaking will conform to lane use principles under Article 13 hereof.
2. Overtaking vehicles must overtake on the left; where overtaken vehicles are indicating left or overtaking on the left is not feasible due to operation of heavy-duty vehicles, overtaking vehicles may overtake on the right.
3. Overtaking vehicles may only overtake if there are no obstacles ahead, there are no oncoming traffic for the road length for overtaking, overtaken vehicles do not signal overtaking, and overtaken vehicles indicate right and yield to the right.
4. Where a vehicle signals overtaking, overtaken vehicle operators must observe and decelerate where sufficient safety conditions are met, indicating right to inform overtaking vehicle operators, stay on the right of carriageway until the overtaking completes and must not obstruct overtaking vehicles.
Where there are obstacles on the road or safety conditions are not sufficient, overtaken vehicle operators shall indicate left to inform overtaking vehicle operators.
5. Overtaking vehicles must indicate or honk except for non-motorized vehicles not equipped with lights and horn; during overtaking, overtaking vehicle operators must signal direction of overtaking and maintain safety distance from other vehicles and, where overtaking vehicle operators overtake in residential areas from 10 p.m. to 5 a.m., only signal overtaking with indicators.
6. Overtaking is not allowed:
a) Where requirements under Clause 3 of this Article are not met;
b) Where there is a single lane on narrow bridge;
c) Where road is curved with limited visibility;
d) Where there are two-way road at the peak of summit-type curve with limited visibility;
dd) Where roads intersect, where roads intersect railway at-grade;
e) Where weather or road conditions do not guarantee safe overtaking;
g) Where priority vehicles are present;
h) Where pedestrian crossing is located;
i) Where pedestrians, wheelchair-bound people with disabilities are crossing the street;
k) Where vehicles travel in tunnels.
1. Turning is a traffic situation where vehicle operators make a left, right, or U-turn.
2. Prior to turning, vehicle operators must observe, maintain safety distance, decelerate, indicate accordingly or use hand signals in case of non-motorized vehicles not equipped with indicators and slowly turn towards the nearest lane in the turning direction. Indicators or hand signals must remain throughout the turning process. Vehicle operators shall only turn if they ensure that other people and vehicles are safe and not hindered.
3. While turning, drivers, operators of heavy-duty vehicles must yield to pedestrians, non-motorized vehicles, oncoming traffic and only turn when they ensure that they do not hinder or endanger other people or vehicles.
4. Vehicle operators must not turn at road section reserved specifically for pedestrian crossing, on bridges, bridge approaches, underbelly of overpasses, underpasses, at-grade railway intersections, narrow roads, sloped roads, curved roads with limited visibility, expressways, tunnels, or one-way roads unless otherwise specified by command of traffic control personnel or temporary signs.
1. When reversing, vehicle operators must observe both sides and the rear of the vehicles, indicate reversing and only reverse when safety requirements are met.
2. Vehicle operators are not allowed to reverse on one-way roads, no-stopping areas, pedestrian crossing, intersection, at-grade intersection with railway, where visibility is obstructed, tunnels, expressways.
Article 17. Avoiding oncoming traffic
1. Where directions of travel on a road are not physically separated, in order for 2 vehicles moving in opposite direction to avoid each other, both vehicle operators must decelerate and stay to the right respective to their direction of travel.
2. Cases where yielding is required when avoiding oncoming traffic:
a) Where a road is only wide enough for one vehicle at a time and incorporates lay-by, whichever vehicle is closer to the lay-by must enter the lay-by and yield to the oncoming vehicle;
b) A vehicle going downhill must yield to the vehicle going uphill;
c) A vehicle whose path forward is obstructed must yield to vehicle whose path forward is unobstructed.
1. Stopping means a temporarily motionless state of a vehicle in a necessary period of time to allow people to get on, get off, load goods, perform technical inspection, or conduct other activities. When stopping, vehicle operators must not shut down the engine and leave driving position except when closing, opening doors, loading goods, performing technical inspections in which case the vehicle operators must engage parking brake ỏ adopt other safety measures.
2. Parking means a motionless state of a vehicle in an indefinite period of time. When parking, vehicle operators may only exit the vehicles after engaging parking brake or adopting other safety measures. Where a vehicle is parked on sloped road, the front wheels must turn towards the curb and must be wedged.
3. Vehicle operators, upon stopping or parking on road, must:
a) Via signals, inform other vehicle operators upon entering, exiting stopping and parking position;
b) Park or stop their vehicles in a way that does not affect pedestrians and other vehicles.
4. Vehicle operators are not allowed to stop, park:
a) On the left of one-way road;
b) Curved road section or close to slope entry with obstructed visibility;
c) On bridges except where traffic arrangement permits;
d) Underbelly of overpass except where stopping, parking is allowed;
dd) Parallel to another vehicle stopping, parking on the same side of the road;
e) Less than 20 m away from another parking vehicle in respect of narrow road; less than 40 m away from another parking vehicle on roads with one lane reserved for motorized vehicles per direction of travel;
g) On road section reserved for pedestrian crossing;
h) At intersection and within a 5 meter radius from the edge of intersection;
i) Passenger pickup and drop-off points;
k) At and within a 5 meter radius of entrance to headquarters of agencies, organizations that accommodate vehicle entry and exit;
l) Where road width can only accommodate one lane of motorized vehicles;
m) Within safety perimeter of railway;
n) Where the vehicles will obscure road signs or traffic lights;
o) Roads reserved specifically for buses, on top of sewer grates, openings of telephone lines, high-voltage lines, drafting locations of fire trucks; on roadway or pavement in a manner that contradicts the law.
5. On road in general, vehicle operators may only stop and park where road shoulders are sufficiently wide or on plots located outside of carriageway; where road shoulders are not wide enough or not available, vehicle operators may only stop and park to the right of their direction of travel.
6. On city road, vehicle operators may only stop, park along the shoulder or pavement to the right of their direction of travel; the innermost wheels must not be more than 0,25 m away from the shoulder or pavement and must not obstruct or endanger other people and vehicles.
7. Where a vehicle must park on a section of carriageway or where parking is not allowed due to technical difficulties or other force majeure, vehicle operators must turn on emergency lights or place warning signs to inform other vehicle operators.
Article 19. Opening vehicle door
1. Vehicle doors may only be opened once the vehicle has come to a stop or is parked.
2. Individuals opening vehicle door must first observe the front, the rear, and the side on which the door is located and only then open the door to exit the vehicle if they deem safety is ensured; doors must not be left open if safety is not ensured.
1. Drivers and operators of heavy-duty vehicles, while participating in road traffic, must turn on headlight from 6 p.m. to 6 a.m. or when poor weather conditions limiting visibility.
2. Drivers and operators of heavy-duty vehicles must turn off driving beam and use passing beam:
a) Where they encounter pedestrians crossing the road;
b) Where they travel in residential areas with functioning lighting system;
c) Where they encounter oncoming traffic unless median strips are equipped with anti-glare capability;
d) Where they turn at intersection.
3. Drivers and operators of heavy-duty vehicles, when performing tasks on road, must turn on yellow warning lights.
1. Vehicle operators may only honk:
a) to inform other road users about potential dangerous situations;
b) to notify overtaking.
2. Vehicle operators must not honk repeatedly, use horn of inappropriate volume, use horn from 10 p.m. to 5 a.m. in residential areas, in vicinity of medical examination and treatment establishments other than priority vehicles.
Article 22. Yielding at intersection
Upon approaching intersection, vehicle operators must observe, decelerate, and yield according to the following principles:
1. Where a non-priority road intersects a priority road or a branching road intersects a main road, a vehicle moving from the non-priority road or branching road must yield to a vehicle moving on the priority road or main road regardless of direction of travel;
2. Where an intersection is not equipped with roundabout signage, vehicles must yield to vehicles entering from the right.
3. Where an intersection is equipped with roundabout signage, vehicles must yield to vehicles entering from the left.
Article 23. Using ferry and pontoon
1. Upon approaching ferry stations and pontoons, vehicles must queue as per the law in a manner that does not disrupt traffic.
2. Vehicles shall use ferries and pontoons in the following order of priority:
a) Priority vehicle;
b) Mail delivery vehicle;
c) Raw food delivery vehicle;
d) Public passenger transport.
Where vehicles of the same priority arrive at ferry stations or pontoons, the vehicles will comply with a first-come-first-serve basis.
3. Upon using ferries:
a) Where vehicles are boarding ferries, riding ferries, and entering ferry stations, individuals other than drivers, operators of heavy-duty vehicles, children, pregnant women, the elderly, people with disabilities, and sick people must get off the vehicles;
b) When boarding ferries, motorized vehicles and heavy-duty vehicles shall board first and be followed by non-motorized vehicles and pedestrians; when disembarking, pedestrians shall disembark first and be followed by vehicles under instructions of traffic control personnel.
4. Upon crossing pontoons:
a) Motorized vehicles and heavy-duty vehicles must travel in a single queue in the direction of travel and must not disrupt people and vehicles moving in the opposite direction;
b) Non-motorized vehicles and pedestrians must stay to the right of their direction of travel and must not disrupt movement of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
c) Motorized vehicles, heavy-duty vehicles, non-motorized vehicles, and pedestrians must comply with instructions of traffic control personnel.
Article 24. Traffic at railway crossings and road-rail bridges
1. Where railway crossing guards issue commands, red lights are flashing, sirens are blaring, and boom barriers are being closed or are closed, road users must stop to the right of their direction of travel before stop line.
2. Where a crossing is not guarded or not equipped with boom barrier, siren, or signal lights, road users must stop to the right of their direction of travel and before stop line, observe both directions, and only cross if no railway vehicles are approaching.
3. Where road vehicles break down or get involved in accidents or spill their goods at railway crossings or road-rail bridges and are unable to immediately evacuate from railway safety perimeter, vehicle operators and individuals at the scene must immediate signal train stop and adopt safety measures.
Article 25. Traffic on expressway
1. Drivers and operators of heavy-duty vehicles, while driving on express ways, must adhere to the following road traffic principles:
a) Before merging onto expressways, drivers and operators of heavy-duty vehicles must indicate and yield to vehicles on the expressways, observe and maintain safety distance before merging onto the rightmost lane; where acceleration lane is available, drivers and operators of heavy-duty vehicles must enter the acceleration lane before merging onto expressways;
b) Before exiting expressways, drivers and operators of heavy-duty vehicles must observe instruction signs, slowly move onto the rightmost lane or deceleration lane (if any) before exiting the expressways;
c) Drivers and operators of heavy-duty vehicles are not allowed to drive on emergency lanes and shoulders;
d) Drivers and operators of heavy-duty vehicles must adhere to other traffic principles detailed under this Chapter.
2. Vehicle operators may only stop and park at designated locations; where vehicle operators encounter technical difficulties or other force majeure in which they must stop or park, they may stop or park on emergency lanes on their direction of travel and signal hazard lights; where vehicle operators are unable to move onto emergency lanes, they must signal hazard lights, place warning signs or lights at least 150 m away to the rear of the vehicles, and immediately inform police authority in charge or expressway authority.
3. Heavy-duty vehicles having design speed lower than minimum speed of expressway, four-wheeled motorized passenger vehicles, four-wheeled motorized goods transport vehicles, motorbikes, mopeds, vehicles of types similar to motorbikes, mopeds, non-motorized vehicles, and pedestrians are not allowed to enter expressway except people, vehicles, and equipment serving management and maintenance of expressway.
Article 26. Traffic in tunnels
Vehicle operators, while driving in tunnels, must adhere to the following road traffic principles:
1. Motorized vehicles and heavy-duty vehicles must use passing beams; non-motorized vehicles must use lights or other light-emitting devices;
2. Vehicle operators must not stop or park in tunnels; where drivers and operators of heavy-duty vehicles encounter technical difficulties or other force majeure in which they must stop or park, they must move the vehicles into emergency parking, stopping positions or, in case they are unable to move the vehicles, turn on hazard lights and place warning signs or warning lights at a safety distance to the rear of the vehicles and immediately inform police authority in charge or tunnel authority;
3. Vehicle operators must adhere to other traffic principles detailed under this Chapter.
1. Priority vehicles consist of fire trucks of fire fighting and rescue police department and fire trucks of other forces mobilized to perform firefighting tasks; vehicles of military, police, and military police forces in the performance of emergency duty; convoys led by traffic police vehicles; ambulances in the performance of rescue duty; embankment personnel transport in the performance of duty; vehicles in the performance of rescue, natural disaster remediation, epidemic remediation duty or vehicles in the performance of emergency duty as per the law; funeral procession.
2. Priority vehicles have the right of way over other vehicles at intersections regardless of approaching direction in the following order:
a) Fire trucks of fire fighting and rescue police department and fire trucks of other forces mobilized to perform firefighting tasks;
b) Vehicles of military, police, and military police forces in the performance of emergency duty; convoys led by traffic police vehicles;
c) Ambulances in the performance of rescue duty;
d) Embankment personnel transport in the performance of duty; vehicles in the performance of rescue, natural disaster remediation, epidemic remediation duty or vehicles in the performance of emergency duty as per the law;
dd) Funeral procession.
3. Priority vehicles under Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article must emit priority signals as per the law. Color of priority light signals:
a) Fire trucks of fire fighting and rescue police department and fire trucks of other forces mobilized to perform firefighting tasks, vehicles of military forces in the performance of emergency duty, ambulances in the performance of rescue duty must be equipped with red flashing lights;
b) Vehicles of police and military forces in the performance of emergency duty and vehicles of guiding traffic police must be equipped with blue and red flashing lights;
d) Embankment personnel transport in the performance of duty; vehicles in the performance of rescue, natural disaster remediation, epidemic remediation duty or vehicles in the performance of emergency duty as per the law must be equipped with blue flashing lights.
4. Priority vehicles under Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article can operate regardless of speed limit, traffic light signal, direction of traffic, and on any permissible road; can operate against traffic only on emergency lanes of expressways; must comply with order of traffic control personnel and temporary signs.
5. Where priority vehicles signal emergency operation, other road users must decelerate, stay to the right of their direction of travel or stop to yield, tollbooths must prioritize and not obstruct priority vehicles in all circumstances.
6. The Government shall prescribe management, installation, and use of devices emitting priority signals of priority vehicles and procedures for issuance, re-issuance, and revocation of license to use priority signal devices.
7. The Minister of Public Security shall prescribe domestic and foreign delegations arriving at Vietnam to be escorted by traffic police forces; escort procedures of traffic police in respect of domestic and foreign delegations in Vietnam.
Article 28. Using goods transport motor vehicles for passenger transport
1. Goods transport motor vehicles are only allowed to transport passengers in their cargo spaces where:
a) the goods transport motor vehicles serve rescue, natural disaster or epidemic remediation or emergency duty; emergency medical care of transported individuals, to evacuate people from dangerous areas or in the event of other emergencies as per the law;
b) the goods transport motor vehicles transport people’s armed forces in the performance of emergency duty;
c) the goods transport motor vehicles are training vehicles transporting driving trainees; vehicles for examination and carrying examinees; transport workers in the performance of road maintenance duty;
d) the goods transport motor vehicles transport people in parade if competent authority has permitted the parade.
2. Goods transport motor vehicles transporting people under cases detailed in Clause 1 of this Article must maintain road traffic safety.
Article 29. Tow vehicles, vehicles hauling trailers, and tractor units hauling semi-trailers
1. Each motor vehicle may only tow another motor vehicle or heavy-duty vehicle if the towed vehicle cannot operate except for cases under Clause 3 Article 53 hereof as long as requirements below are met:
a) Towed vehicles must be manually operated and have functioning steering system;
b) Connection between towing vehicles and towed vehicles must be firm and safe; where brake system of towed vehicles are no longer functioning, towed vehicles must be connected to towing vehicles via draw bars;
c) The front of towing vehicles and the rear of towed vehicles must be outfitted with warning signs and yellow flashing warning lights.
2. Vehicles hauling trailers, and tractor units hauling semi-trailers must only haul trailers and semi-trailers appropriate to their design; connection between hauling vehicles and trailers, semi-trailers must be secured and safe.
3. Towed vehicles must not be occupied by people other than the drivers; vehicles hauling trailers, and tractor units hauling semi-trailers must not haul other trailers, semi-trailers, or other vehicles.
Article 30. Pedestrians; children, pregnant women, the elderly, people with disabilities, incapacitated people participating in traffic
1. Pedestrians must:
a) go on pavements, shoulders, foot paths; where pavement, shoulder, or foot paths are not available, pedestrians must stay to the right in their direction of travel;
b) only cross where traffic lights, zebra crossing, pedestrian overpass, pedestrian underpass are located and comply with road instructions and signs. Where traffic lights, zebra crossing, pedestrian overpass, pedestrian underpass are not available, pedestrians must observe oncoming traffic and only cross when it is safe; when crossing, pedestrians must signal with their hands;
c) not cross median strips, hang on to or cling to moving vehicles; ensure safety and prevent disruption to people and road traffics when carrying or hauling bulky items.
2. In respect of children, pregnant women, the elderly, people with disabilities, and incapacitated people:
a) Children under 7 years of age must be accompanied by adults when crossing the street;
b) People with disabilities using motorized or non-motorized wheelchairs must go on pavements, shoulders, zebra crossing, and road sections reserved for non-motorized vehicles;
c) People with vision impairment must be accompanied by human guides or be outfitted with devices that inform other people about their vision impairment when participating in road traffic;
d) Incapacitated people must be accompanied by human guides when participating in road traffic;
dd) The general public are responsible for helping children under 7 years of age, pregnant women, the elderly, people with disabilities, and incapacitated people cross the road;
Article 31. Operators, passengers, and goods loaded non-motorized vehicles
1. Bicycle, motorized bicycle operators may only carry one additional passenger or two additional passengers one of which is a child under 7 years of age.
2. Bicycle, motorized bicycle operators must not conduct actions under Clause 3 Article 33 hereof; bicycle, motorized bicycle passengers must not conduct actions under Clause 4 Article 33 hereof.
3. Motorized bicycle operators and passengers must wear helmets compliant with national technical regulations and fasten accordingly.
4. Non-motorized vehicle operators may only move in single line and stay within road section reserved specifically for non-motorized vehicles (if any); non-motorized vehicles must be outfitted with lights or warning devices at the front and the rear in order to be allowed to operate from 6 p.m. to 6 a.m.
5. Goods loaded on non-motorized vehicles must be safe, not disrupting traffic, and not obstructing visibility of operators. Goods loaded on non-motorized vehicles must not exceed 1/3 the vehicle length, must not extend more than 1 forward or backward, and must not extend more than 0,4 m past each side wheel.
Article 32. Controllers, herders of domestic animals, operators of road vehicles towed by domestic animals
1. Controllers, herders of domestic animals, operators of road vehicles towed by domestic animals must keep domestic animals to the right of their direction of travel; must observe carefully and only cross the road when it is safe; must not disrupt other people and vehicles.
2. Do not control, herd domestic animals, or operate vehicles towed by domestic animals into road sections reserved for non-motorized vehicles.
3. Do not release domestic animals on roads.
Article 33. Operators, passengers, and goods loaded on motorbikes, mopeds
1. Operators of motorbikes and mopeds may only carry one additional passenger or two additional passengers:
a) to carry sick people for emergency medical care;
b) to escort people violating the law;
c) to carry children under 12 years of age;
d) to carry the elderly or people with disability.
2. Operators and passengers of motorbikes, motorized tricycles, and mopeds must wear helmets compliant with national technical regulations and fasten accordingly.
3. Operators of motorbikes, motorized tricycles, and mopeds must not:
a) drive abreast;
b) drive in road sections reserved for pedestrians and other vehicles;
c) use umbrella or audio devices other than hearing aids;
d) remove both hands from the handlebar; drive on one wheel in case of motorbikes, two-wheeled motorized vehicles; drive on two wheels in case of motorized tricycles;
dd) propel, push other vehicles, objects, herd animals, carry, transport, load bulky objects using the vehicles; carry people standing on the seat, cargo space, or sitting on the handlebar; load goods exceeding the permissible limit;
e) operate while sidesaddling, standing, lying on the seat; changing driver while the vehicles are moving; operate while turning around or blindfolded; grind the kickstand or other objects against the road while the vehicles are moving;
g) conduct other actions that violate road traffic order and safety.
4. Passengers of motorbikes, motorized tricycles, and mopeds, in road traffic, must not:
a) carry bulky objects;
b) use umbrella;
c) hang on to, pull, or propel other vehicles;
d) stand on the seat, cargo space, or sit on handlebar;
dd) conduct other actions that violate road traffic order and safety.
5. Motorbikes and motorized vehicles must not load goods in a manner that extends more than 0,3 m towards either side of cargo space, more than 0,5 m towards the back of cargo space according to manufacturers’ design; stacking height must not exceed 2 m from road surface.
Article 34. Vehicle classification
1. Motorized vehicles consist of:
a) Motor vehicles include: vehicles of at least 4 wheels, powered by engine, designed and manufactured for road operation, not intended for railway operation, for transportation of people, goods, for towing trailers, semi-trailers, or elements of particular functions or use, potentially connected to power lines; tricycles of a kerb mass exceeding 400 kg; motor vehicles do not include four-wheeled motorized vehicles for passenger or goods transportation;
b) Trailers include vehicles without engine, designed and manufactured for road operation, and towed by motor vehicles where the majority of the trailer gross mass is not rested on the towing vehicles;
c) Semi-trailers include vehicles without engine, designed and manufactured for road operation, and towed by hauling units where a majority of the semi-trailer gross mass is rested on the hauling units;
d) Four-wheeled motorized vehicles for passenger transportation include vehicles of at least four wheels, powered by engine, designed and manufactured for road operation, outfitted with elements intended for passenger transportation, and having maximum design speed of 30 km/h and maximum number of passengers of 15 people (excluding the drivers);
dd) Four-wheeled motorized vehicles for goods transportation include vehicles of at least four wheels, powered by engine, designed and manufactured for road operation, outfitted with elements intended for goods transportation, having engine and cargo space outfitted on the same chassis, having up to 2 seat rows and maximum number of passenger of 5 people (excluding the drivers), having maximum design speed of 60 km/h and maximum kerb mass of 550 kg; maximum engine capacity of 15 kW in case of electric vehicles;
e) Motorbikes include: two-wheeled or three-wheeled, engine-powered vehicles designed and manufactured for road operation, other than mopeds; maximum kerb mass of 400 kg in case of three-wheeled vehicles;
g) Mopeds include two-wheeled or three-wheeled, engine-powered vehicles designed and manufactured for road operation, having maximum design speed of 50 km/h; maximum engine displacement of 50 cm3 in case of heat engines; maximum engine capacity of 4 kW in case of electric engine; mopeds do not include motorized bicycles;
h) Vehicles similar to those under this Clause.
2. Non-motorized vehicles include:
a) Bicycle means a vehicle of at least two wheels and operated manually in form of pedals or hand cranks;
b) Motorized bicycle, including electric bicycle means a bicycle assisted by engine where engine power is shut off if the riders stop pedaling or if the bicycle reaches a velocity of 25 km/h;
c) Pedicabs;
d) Wheelchairs intended for people with disabilities;
dd) Vehicles towed by domestic animals;
e) Vehicles similar to those under this Clause.
3. Heavy-duty vehicles include:
a) Construction vehicles;
b) Agriculture and forestry vehicles;
c) Tractors;
d) Trailers, semi-trailers towed by tractors;
dd) Vehicles performing special functions and utilities;
e) Specialized vehicles used for national defense and security and engaging in road traffic.
4. Smart vehicles mean motorized vehicles that have their operating scheme, routing scheme, and road traffic situation handling scheme partially or entirely automated.
5. Vehicles similar to motorized vehicles, non-motorized vehicles shall be managed and used in accordance with regulations applicable to said motorized vehicles and non-motorized vehicles.
6. Minister of Transport shall elaborate this Article; stipulate identifiers of motorized vehicles using clean energy, green and environmentally friendly energy.
Article 35. Requirements for participation in road traffic
1. Motorized vehicles and heavy-duty vehicles, in order to participate in road traffic, must meet the following requirements :
a) They are issued vehicle registration certificate and license plate as per the law;
b) They meet technical safety and environmental protection requirements as per the law.
2. Motor vehicles used in transportation services must be outfitted with tracking devices. Passenger motor vehicles of at least 8 seats (excluding the driver's seats) used in transportation services, hauling units, and ambulances must be outfitted with tracking devices and driver image capturing devices.
3. Smart vehicles must meet requirements under Clause 1 of this Article and must be licensed for operation by competent authority.
4. Vehicles bearing foreign license plates and operating in Vietnam shall conform to Article 55 hereof.
5. The Government shall elaborate Clause 2 and Clause 3 of this Article; stipulate operating requirements of non-motorized vehicles.
6. People’s Committees of provinces shall stipulate scope of operation of non-motorized vehicles, four-wheeled motorized vehicles for goods transportation, four-wheeled motorized vehicles for passenger transportation in the provinces.
1. License plate is issued by competent authority in accordance with Article 37 and Article 39 hereof and is carried by road vehicles in accordance with this Law for the purpose of state management.
2. License plates are classified as follows:
a) License plate of blue background and white lettering is issued to vehicles of agencies affiliated to Communist Party, the Government, socio-poetical organizations, and public service providers;
b) License plate of red background and white lettering is issued to military vehicles;
c) License plate of color background and black lettering is issued to vehicles engaging in transportation services;
d) License plate of white background and black lettering is issued to vehicles of domestic organizations and individuals other than those under Points a, b, and c of this Clause;
dd) License plate of white background, red letter, black number, and “NG” symbol is issued to vehicles of diplomacy representative missions, consular agencies, and foreign employees carrying diplomacy identification of said agencies;
e) License plate of white background, red letter, black number, and “QT” symbol is issued to vehicles of representative agencies of international organizations and foreign employees carrying diplomacy identification of said organizations;
g) License plate of white background, black lettering, and “CV” is issued to vehicles of technical and administrative personnel carrying public affair identification of diplomacy representative missions, consular agencies, international organizations;
h) License plate of white background, black lettering, and “NN” is issued to vehicles of foreign organizations, representative offices, and individuals, other than those mentioned in Point g of this Clause;
i) Other types of license plate conform to regulations of Minister of Public Security.
3. License plates are managed under identification code, other than those under Point b Clause 2 of this Article. Management of license plate under identification code is prescribed as follows:
a) License plate is issued and managed under identification code of vehicle owners that are individuals and organizations; where an organization has not been issued with identification code, license plate is managed under tax identification number, decision on establishment, or equivalent documents;
b) Where the vehicles have exhausted their service life, are damaged beyond serviceable, or undergo ownership transfer, vehicle owners may retain the license plates for 5 years and register those license plates for other vehicles under their ownership; after 5 years, the license plates will be revoked and made available for registration and issuance for other organizations and individuals unless vehicles associated to the license plates acquired through auction are transferred, traded, gifted, or bequeathed;
c) Where vehicle owners change information pertaining to headquarters, temporary residence, or permanent residence, they may retain identification license plate.
4. The Minister of Public Security shall stipulate national technical regulation on license plates; and Minister of National Defense shall stipulate national technical regulation on license plates of vehicles under their management.
Article 37. License plate auction
1. License plates for auction are license plates of motor vehicles, motorbikes, and mopeds under Point c and Point d Clause 2 Article 36 hereof and are made public for registration by organizations and individuals participating in the auction. License plates not registered for auction will be transferred to vehicle registration and management system where they can be registered as per the law.
2. Starting price of a motor vehicle license plate put up for auction is not lower than 40 million VND; starting price of a motorbike or moped license plate put up for auction is not lower than 5 million VND.
3. Deposit must not be lower than starting price of the type of license plates put up for auction.
4. Upon expiry of auction registration period, where only one person registers for auction participation or only one person participates in auction among multiple auction applicants or only one person is willing to pay the starting price or higher, that person is deemed the winner of the license plate.
5. Vehicle registration and license plates acquired through auction following a transfer, trade, gift, bequeathment of vehicles carrying license plates acquired through auction shall be managed, issued, and revoked in accordance with Article 39 hereof.
6. Revenues generated from the auction of license plates less auction arrangement costs, advertising costs, and auctioning system administration costs will be submitted to central government budget in accordance with state budget laws.
7. The Government shall elaborate this Article and stipulate bid increment, format, method, and procedures for auctioning license plate.
Article 38. Rights and obligations of winners of license plate auction
1. Winners of auctioned license plate have the right to:
a) receive decision verifying the license plates that they have won through auction after submitting the winning bid;
b) register the license plates that they have won through auction associated to vehicles under their ownership at police authority that govern the concerned license plates or temporary residence, permanent residence of winning individuals, headquarters of winning organizations;
c) transfer, trade, gift, bequeath vehicles associated with the license plates that they have won through auction;
d) have their heirs receive a refund of the bid in its entirety where the winners decease within 30 days from the date on which notice on bid winning is issued without receiving decision verifying the license plates won through auction issued by competent authority;
dd) have their heirs receive a refund of the bid in its entirety and the auction results cancelled where the winners decease within 12 months from the date on which decision verifying license plates won through auction is issued without adopting vehicle registration procedures in order to legitimately carry the concerned license plates.
2. Winners of auctioned license plates have the obligation to:
a) submit the winning bid in its entirety within 30 days from the date on which notice on auction winning is issued; winning bid does not include vehicle registration and license issuance fees. Where the winners fail to submit the winning bid within the time limit, the concerned license plates will be put up for auction again or transferred to vehicle registration and management system and the winners will not receive a refund of the deposit, amounts that they have paid and are forbidden from participating in license plate auction for 12 months from the date on which notice on auction winning is issued;
b) perform vehicle registration procedures in order to legitimately carry license plates won through auction within 12 months from the date on which decision verifying license plates won through auction; this time limit can be extended for a maximum of 6 months in case of force majeure or objective causes. Where auction winners fail to adopt vehicle registration procedures in order to legitimately carry the won license plate within the time limit, the won license plates will be put up for auction again or transferred to vehicle registration and management system and the winners will not receive a refund for the submitted bid;
c) avoid transferring, trading, gifting, bequeathing license plates won through auctions except for cases detailed under Point c Clause 1 of this Article.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 39. Issuance and revocation of certificate of vehicle and license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic
1. Issuance of certificate of vehicle and license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles must only be implemented when the following requirements are met:
a) Certificate of vehicle origin;
b) Certificate of legitimate ownership;
c) Certificate of financial obligation fulfillment.
2. Issuance of certificate of registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles in the event of change to vehicle ownership must only be implemented when the following requirements are met:
a) Certificate of vehicle and license plate registration revocation; certificate of vehicle registration revocation in case of transfer, trade, gift, bequeathment of vehicle associated to license plates won through auction;
b) Other requirements under Point b and Point c Clause 1 of this Article.
3. Replacement certificate vehicle and license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles will be issued when:
a) Certificate of vehicle and license plate registration is blurred or damaged;
b) Modification is conducted, paint coating is changed; name, identification number of organization, individuals or use purpose is changed;
c) Vehicle owners change registered address and wish to apply for re-issuance of certificate of vehicle registration;
d) Certificate of vehicle, license plate registration expires;
dd) Vehicle registration authority changes structure of certificate of vehicle and license plate registration.
4. Certificate of vehicle, license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles will be re-issued.
5. Temporary license plates and registration will be issued to motorized vehicles and heavy-duty vehicles:
a) Where certificate of technical safety and environmental protection and factory release inspection record have been issued to motorized vehicles and heavy-duty vehicles to facilitate transportation from factories to storage units, ports or from storage units, ports, factories, sale agencies to vehicle registration locations, other sale agencies, or storage units;
b) Where vehicles are subject to revocation procedures for re-export or ownership transfer; vehicles serve events organized by the Communist Party, the Government; vehicles, including right-hand drive vehicles, that are registered overseas and allowed by competent authority for transit, temporary import, temporary re-export are used in convention, fairs, exhibits, sports, athletic events, tourism in Vietnam; vehicles fall under cases where temporary license plates are note required according to international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory in accordance with Article 55 hereof;
c) Research and development test vehicles participate in road traffic in accordance with Point h Clause 5 Article 42 hereof.
6. Certificate of vehicle, license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles will be revoked:
a) When vehicle ownership is changed; when vehicles associated with license plates won via auction are transferred, gifted, bequeathed in which case only certificate of vehicle registration is revoked;
b) When imported vehicles are exempted from tax or temporarily imported vehicles of foreign agencies, organizations, and individuals are re-exported, changed in ownership, or destroyed; vehicles expire registration period in special economic-commercial zones, economic zones at international border check points;
c) Registered vehicles have fabricated vehicle dossiers or are subject to conclusion of competent authority regarding illegal replacement of chassis number, engine number; vehicle engine is removed for use in other vehicles;
d) Motorized vehicles expire their service life or are damaged beyond serviceable;
dd) Vehicles are discarded or lost at which point vehicle owners request revocation of certificate of vehicle, license plate registration;
e) Vehicle registration or license plate issuance does not comply with the law.
7. The Minister of Public Security shall stipulate procedures for issuance, revocation of certificate of vehicle, license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic, except for cases under Clause 8 of this Article.
8. The Minister of National Defense shall stipulate procedures for issuance, revocation of certificate of vehicle, license plate registration for motorized vehicles and heavy-duty vehicles under management of the Ministry of National Defense.
Article 40. Service life of motorized vehicles
1. Service life of motorized vehicles starts from the manufacturing year to December 31 inclusive of the year in which the service life expires.
2. Service life of modified vehicles:
a) Where a vehicle with service life is modified into a vehicle without service life, regulations pertaining to service life of the vehicle before modification will prevail;
b) Where a vehicle without service life is modified into a vehicle with service life, regulations pertaining to service life of vehicle after modification will prevail;
c) Where a passenger motor vehicle with at least 9 people in seating capacity (excluding the driver) or a specialized passenger motor vehicle is modified into a goods transport motor vehicle (including specialized goods transport motor vehicle); a four-wheeled motorized passenger vehicle is modified into a four-wheeled motorized goods transport vehicle, regulations pertaining to service life of vehicle after modification will prevail.
3. Service life does not apply to motor vehicles that are:
a) Passengers motorbikes, mopeds, motor vehicles with up to 8 people in seating capacity (excluding the driver), specialized motor vehicles, trailers, semi-trailers;
b) Motorized vehicles of the military, police forces serving national defense and security.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 41. Technical safety and environmental protection assurance for motorized vehicles, heavy-duty vehicles, motorized vehicle parts in import, manufacturing, and assembly
1. Entities subject to technical safety and environmental protection include:
a) Imported, manufactured, assembled motorized vehicles, heavy-duty vehicles other than vehicles serving scientific research, study for manufacturing, exhibit, introduction at fairs, commercial trade expositions;
b) Types of motorized vehicle parts imported, manufactured, and assembled under list of goods and products to be inspected for technical safety and environmental protection, except those for scientific research, study for manufacturing, exhibit, introduction at fairs and trade expositions.
2. Certification for technical safety and environmental protection includes:
a) Examining, testing, certifying technical safety and environmental protection of motorized vehicles, heavy-duty vehicles, motorized vehicle parts, and energy rating of motorized vehicles;
b) Accrediting and designating test, certification facilities;
c) Inspecting, evaluating, supervising fulfillment of technical safety and environmental protection, maintenance, warranty, recall of products and goods of importing, manufacturing, assembling facilities.
3. Certification of technical safety and environmental protection of motorized vehicles, heavy-duty vehicles, and motorized vehicle parts in import, manufacturing, and assembly will be carried out by inspection personnel and certified by competent authority. Inspection personnel are individuals to whom certificate of certification and inspection of motorized vehicles and heavy-duty vehicles is issued.
4. Acceptance of certificate of technical safety and environmental protection for motorized vehicles and motorized vehicle parts issued in foreign countries shall conform to international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
5. Importing, manufacturing, assembling organizations and individuals are responsible for complying with regulations on inspection and certification of technical safety and environmental protection of motorized vehicles, heavy-duty vehicles, and motorized vehicle parts; responsible for quality of products and goods imported, manufactured, assembled at their discretion, maintenance, warranty of imported, manufactured, assembled motorized vehicles, and recall of products and goods according to regulations of Government.
6. The Prime Minister shall prescribe roadmap for adoption of emission standard for imported, manufactured, assembled motorized vehicles.
7. The Minister of Transport shall promulgate national technical regulations on technical safety and environmental protection quality, energy rating of motorized vehicles, heavy-duty vehicles, motorized vehicle parts in import, manufacturing, and assembly; national technical regulations on motorized vehicle maintenance and warranty facilities; procedures for certifying technical safety and environmental protection of motorized vehicles, heavy-duty vehicles, and motorized vehicle parts in import, manufacturing, and assembly, except for cases under Clause 8 of this Article; regulations on issuance, re-issuance, suspension, and revocation of inspection personnel certificate.
8. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall regulate procedures for certifying technical safety and environmental protection for motorized vehicles, heavy-duty vehicles, and motorized vehicle parts in import, manufacturing, and assembly under management of Ministry of National Defense and Ministry of Public Security respectively.
Article 42. Technical safety and environmental protection assurance for motorized vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic
1. Motorized vehicles and heavy-duty vehicles, in order to participate in road traffic, must be inspected in a law-compliant manner.
2. Inspection of motorbikes and mopeds only consists of exhaust inspection. Exhaust inspection shall conform to regulations on environmental protection and be adopted in exhaust registration and inspection facilities compliant with national technical regulations.
3. Motorized vehicles and heavy-duty vehicles to which certificate of technical safety and environmental protection is issued by vehicle registration and inspection facilities or certificate of factory release inspection is issued by manufacturers, inspection is not required where the vehicles are transported from border checkpoints, manufacturing facilities, assembly facilities to storage units, ports, stores and vice versa.
4. Technical safety and environmental protection inspection of motorized vehicles and heavy-duty vehicles will be implemented by inspection personnel of registration and inspection facilities; certificate of technical safety and environmental protection will be issued by registration and inspection facilities.
5. The Minister of Transport shall prescribe:
a) Procedures for issuing, re-issuing, suspending, revoking certificate of eligibility to conduct motorized vehicle inspection of motorized vehicle registration and inspection facilities;
b) Procedures for issuing, re-issuing, suspending, and revoking certificate of eligibility to operate of motorbike, moped exhaust registration and inspection facilities;
c) Procedures for certifying technical safety and environmental protection for modified motorized vehicles, modified heavy-duty vehicles;
d) Procedures for conducting, exempting initial inspection of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
dd) Procedures for conducting exhaust inspection for motorbikes and mopeds;
e) National technical regulations on technical facilities and location of motorized vehicle registration and inspection facilities, motorbike and moped exhaust registration and inspection facilities; national technical regulations on motorized vehicles and heavy-duty vehicles participating in road traffic;
g) Dimensional and load limits of motorized vehicles and heavy-duty vehicles participating in road traffic;
h) Technical requirements for research and development motorized vehicles and heavy-duty vehicles that wish to participate in road traffic.
6. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe procedures for conducting technical safety and environmental protection inspection for motorized vehicles and heavy-duty vehicles, certifying technical safety and environmental protection for modified motorized vehicles and heavy-duty vehicles under management of Ministry of National Defense and Ministry of Public Security.
Article 43. Responsibilities of registration and inspection facilities, owners and operators of motorized vehicles, heavy-duty vehicles
1. Registration and inspection facilities that are public service providers conducting technical safety and environmental protection inspection for motorized vehicles and heavy-duty vehicles shall organize and operate in accordance with regulations of Government.
Registration and inspection facilities are responsible for technical safety and environmental protection inspection results of motorized vehicles and heavy-duty vehicles; reject inspection of violating vehicles where vehicle owners have not completed demands of competent authority regarding settlement of administrative violations in road traffic order and safety.
2. Responsibilities of owners and operators of motorized vehicles, heavy-duty vehicles:
a) Complying with regulations on issuing, revoking certificate of vehicle and license plate registration, technical safety and environmental protection of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
b) Performing maintenance and repair to maintain technical conditions of vehicles; assuming legal responsibility for failure to operate vehicles that do not meet technical safety and environmental protection in road traffic;
c) Organizations and individuals under whose name the certificate of vehicle registration is issued will assume responsibilities of vehicle owners in the event that certificate of vehicle, license plate registration has not been revoked as per Clause 6 Article 39 hereof;
d) Where organizations and individuals violating regulations pertaining to road traffic order and safety have not completed demands of competent authority pertaining to settlement of administrative violations in road traffic order and safety, registration and inspection of violating vehicles will not be processed;
dd) Complying with other regulations of the law when participating in road traffic.
Article 44. Road traffic order and security assurance for road vehicles in cities
1. Buses, four-wheeled motorized vehicles must operate within routes, schedules, operating hours and stop, park in appropriate locations.
2. Taxis shall pick up and drop off passengers as per agreement between passengers and drivers while complying with regulations on road traffic order and safety upon picking up, dropping off passengers.
3. Goods transport vehicles must operate within routes, range, and schedules applicable to each type of vehicle.
4. Environmental cleaning vehicles, construction material and bulk waste transport motor vehicles must be covered, protected from spilling onto roads, and compliant with operating hours regulated by People’s Committees of provinces.
5. People’s Committees of provinces shall prescribe operation of road transport in cities and percentage of public passenger transport equipped with mobility aid.
Article 45. Road traffic order and safety assurance for passenger motor vehicles
1. Passenger transportation using motor vehicles must:
a) Pick up and drop off passengers in designated locations; install equipment instructions onboard; prepare cleaning measures on board;
b) Transport passengers in accordance with registered itinerary and route, except for force majeure;
c) Keep passengers off from the roof, cargo space, or hanging on the outside of the vehicles;
d) Avoid transporting dangerous goods, goods prohibited from sale, counterfeit goods, wild animals, goods of foul odor, or other animals and goods that affect health of other passengers and environment;
dd) Avoid carrying more passenger than the seating capacity, more luggage, goods that what is allowed, or other violations of the law;
e) Avoid carrying goods in passenger space.
2. Drivers and attendants on passenger transport motor vehicles are responsible for:
a) complying with Clause 1 of this Article;
b) inspecting safety conditions of the vehicles, providing passengers with guidelines on road traffic safety and emergency exit before the vehicle depart;
c) providing guidelines, requesting, and inspecting compliance with Clause 2 Article 10 hereof of vehicle occupants;
d) inspecting luggage and goods arrangement, fastening;
dd) keeping order and hygiene onboard;
e) cooperating in performing other tasks at request of police authority in interest of national security and social order and safety;
g) exercising other road traffic rules under Chapter II hereof.
Article 46. Road traffic order and safety assurance for motor vehicles transporting preschool children and students
1. Motor vehicles engaging in the service for transporting preschool children and students must meet requirements below:
a) Such vehicles must meet requirements under Clause 1 and Clause 2 Article 35 hereof; must be equipped with image capturing devices for preschool children and students and equipment for preventing child abandonment; must have a maximum of 20 years in service life; and must be painted in accordance with regulations of the Government;
b) Such vehicles must be equipped with seat belts or seats appropriate to age groups as per the law.
2. Where motor vehicles engaging in both services of general transportation and transporting of preschool children and students, such vehicles must meet requirements under Clause 3 Article 10, Clause 1 and Clause 2 Article 35 hereof; must be equipped with image capturing devices for preschool children and students and equipment for preventing child abandonment in accordance with Point a Clause 1 of this Article.
3. At least 1 attendant must be assigned on each motor vehicle for the purpose of transporting preschool children and primary school students in order to provide guidance, supervise, maintain order and safety throughout the trips. Where motor vehicles have at least 29 seats (excluding the drivers’ seats) and transport at least 27 preschool children and primary school students, at least 2 attendants will be required per vehicle. Attendants and drivers are responsible for checking for preschool children and primary school students at drop-off; must not leave preschool children and primary school students onboard when both attendants and drivers have left the vehicles.
4. Drivers must have at least 2 years of experience in operating passenger transportation.
5. Education institutions must develop safety procedures for transportation of preschool children and students; instruct and request drivers, attendants to acknowledge and comply with the procedures; maintain road traffic order and safety in transportation of preschool children and students of the institutions.
6. Vehicles transporting preschool children and students are prioritized in traffic command and control, arrangement of parking, stopping positions in schools’ vicinity and areas along transport route.
Article 47. Road traffic order and safety assurance in passenger and goods transportation using motorbikes, mopeds, non-motorized vehicles
1. The use of motorbikes, mopeds, and non-motorized vehicles for passenger and goods transportation must conform to regulations below:
a) Vehicle safety conditions must be inspected prior to participation in road traffic;
b) For the purpose of goods transportation, drivers must carry adequate documents as per the law;
c) Inspection must be conducted to ensure safe goods arrangement; compliance with passenger, luggage, goods limit;
d) Goods carried onboard must be neatly arranged and firmly secured in order to not endanger other road users and vehicles; must not obstruct vision of drivers, headlights, or license plate;
dd) In respect of bulk cargo, construction material, and waste transportation, all spillage, noise, and dust must be prevented throughout transportation process;
e) In respect of carried goods extend past the front and the rear of the vehicles, the vehicles must be outfitted with red warning signals at both ends of the goods during daytime or lights or other warning measures during nighttime to alert other road users.
2. People’s Committees of provinces shall stipulate the use of motorbikes, mopeds, and non-motorized vehicles for passenger and goods transportation in their provinces.
Article 48. Road traffic order and safety assurance for four-wheeled motorized vehicles for passenger and goods transportation
1. Four-wheeled motorized vehicles for passenger and goods transportation must:
a) be issued with certificate of vehicle and license plate registration; meet technical safety and environmental protection standards as per the law;
b) publicly post name and phone number of transportation service providers; publicly post passenger transport fees;
c) adhere to operating schedules and scope.
2. People’s Committees of provinces are responsible for prescribing operating hours and scope of passenger transportation services provided via four-wheeled motorized vehicles and goods transportation services using four-wheeled motorized vehicles in their provinces.
Article 49. Road traffic order and safety assurance for goods transport motor vehicles
1. When transporting goods using motor vehicles, drivers must:
a) carry adequate documents as per the law;
b) inspect vehicle safety conditions prior to participation in road traffic;
c) inspect safe goods arrangement; compliance with passenger, luggage, goods limit;
d) inspect goods arrangement and firm, secure goods fastening in accordance with regulations of Minister of Transport;
dd) adequately cover bulk cargoes, construction materials, and waste to prevent spillage, noise, or dust during transportation; keep maximum height of goods at least 10 cm below the top of the cargo space;
e) install red warning signals at both ends of the goods during daytime and lights or other warning measures during nighttime to alert other road users in respect of carried goods extend past the front and the rear of the vehicles.
2. Traffic police forces are responsible for organizing patrols, controlling, and handing violations of the law pertaining to road traffic order and safety for motor vehicles carrying overload or oversized goods in road traffic.
Article 50. Road traffic order and safety for road vehicles transporting live animals, raw food
1. In order to transport live animals:
a) Drivers must carry adequate documents as per the law;
b) Transport vehicles must be outfitted with structures appropriate to the animals being transported;
c) Transportation process must conform to regulations of the law pertaining to road traffic order and safety, epidemiology, disease prevention, and environmental hygiene.
2. In order to transport raw food:
a) Drivers must carry adequate documents as per the law;
b) Transportation process must conform to regulations of the law pertaining to road traffic order and safety, epidemiology, disease prevention, and environmental hygiene.
Article 51. Road traffic order and safety assurance for road vehicles carrying dangerous goods
1. Dangerous goods are goods containing dangerous substances or items which, when carried on public road, may endanger lives or health of people, the environment, national safety and security.
2. Transportation of dangerous goods require transport permit; where necessary, transport service providers must assign escort personnel to maintain road traffic order and safety.
3. Motor vehicles carrying dangerous goods must be labeled to identify dangerous goods and outfitted with warning lights and signals.
4. Drivers or escorts of dangerous goods must receive training for dangerous goods transportation.
5. Authority licensing the transportation of dangerous goods are responsible for notifying traffic police authority affiliated to Ministry of Public Security and traffic police forces in charge of maintaining road traffic order and safety of routes, roads where the transport vehicles travel through to command and control road traffic, inspect and deal with violations of the law, and maintain road traffic order and safety.
6. The Government shall elaborate this Article.
Article 52. Road traffic order and safety assurance for oversized, overload vehicles and tracked vehicles operating on road
1. Oversized vehicles include:
a) Motorized vehicles and heavy-duty vehicles whose exterior dimensions exceed the permissible limits according to national technical regulations on motorized vehicles;
b) Motorized vehicles, heavy-duty vehicles whose exterior dimensions exceed dimensional limits of roads;
c) Motorized vehicles, heavy-duty vehicles whose exterior dimensions or carried goods exceed goods loading limits or dimensional limits of roads.
2. Overload vehicles include:
a) Motorized vehicles, heavy-duty vehicles whose gross weight exceeds the permissible load of the vehicles or load limits of roads;
b) Motorized vehicles, heavy-duty vehicles whose gross axle load or axle group load exceeds limit axle load or limit axle group load or load limits of roads.
3. Road operation permit will be issued to oversized, overload vehicles and tracked vehicles when:
a) Oversized vehicles under Point a and Point b Clause 1 of this Article do not carry goods, vehicles whose kerb mass exceeds load limits of roads do not carry goods, tracked vehicles move from manufacturing locations, ports, stations, and locations of import, repair, maintenance to use locations or vice versa or in-between use locations;
b) Oversized, overload vehicles are used in road traffic to carry goods for the purpose of: national defense and security tasks; natural disaster remediation; emergency duty performance; transportation of oversized, overload goods when other railway, inland waterway, airway, maritime transportation modes are not appropriate or when road transport must be incorporated with other modes of transport;
c) Vehicles are operated at an oversized state to carry passenger motor vehicles of a seating capacity of up to 8 people (excluding the driver’s seat), trucks and specialized motor vehicles whose gross weight by design is up to 3.500 kg from manufacturing locations, ports, stations, and locations of import, repair, maintenance to locations of use.
4. Protection of road structures operation of where oversized, overload vehicles and tracked vehicles are allowed on roads:
a) Where oversized vehicles, overload vehicles, and tracked vehicles exceed load limits, dimensional limits of road structures, organizations and individuals requesting vehicle operation are responsible for surveying, designing, and reinforcing road structures;
b) Surveying, design, and reinforcement of road structures are implemented by eligible entities as per construction laws;
c) Organizations and individuals providing transport services are responsible for incurring road structure survey, design, reinforcement costs under Point b of this Clause;
d) Agencies, organizations, and individuals under Points a, b, and c of this Clause are responsible for compensation in case of damage to road structures;
dd) When necessary, people and vehicles assisting drivers, issuing warnings to other road users and vehicles and other road traffic safety measures are required as per regulations of the Government;
e) Where tracked vehicles are allowed for road operation, protective measures for road surface are required.
5. Competent road authorities shall issue operating permit for oversized, overload vehicles and tracked vehicles for road operation; where oversized or overload goods are transported, permit issuance shall conform to Article 53 hereof; agencies and organizations assigned to oversee road structures which require reinforcement in accordance with Point a Clause 4 of this Article shall approve road structure survey, design, and reinforcement solutions.
6. Oversized vehicles, overload vehicles, and tracked vehicles are only allowed for road operation after respective operating permit has been issued and protective measures under Clause 4 of this Article have been implemented.
7. Agencies issuing operating permit for oversized vehicles, overload vehicles, and tracked vehicles must immediately inform traffic police affiliated to Ministry of Public Security and traffic police forces in charge of maintaining road traffic order and safety on relevant routes and roads for traffic command, control, handling of violations of the law, and assurance of road traffic order and safety.
8. Traffic police forces are responsible for organizing patrols, commanding, controlling traffic, dealing with violations of the laws in respect of oversized vehicles, overload vehicles, and tracked vehicles operating on roads.
9. The Minister of Transport shall elaborate Point b Clause 3 of this Article; prescribe dimensional and load limits of roads; prescribe operation of oversized, overload vehicles, and tracked vehicles on roads; prescribe procedures for issuing operating permit for oversized, overload vehicles, and tracked vehicles.
Article 53. Road traffic order and safety assurance for vehicles carrying oversized, overload goods
1. Oversized, overload goods are goods that cannot be divided or separated and which cause means of transport to exceed permissible dimensional or load limits for participation in road traffic as per the law.
2. Vehicles carrying oversized, overload goods must be suitable for types of goods, dimensions, and load of goods and obtain operating permit issued by competent road authority.
3. Vehicles carrying oversized, overload goods may be connected to form vehicle combinations such as hauling units, motor vehicles towing trailers to tow or propel specialized trailers, semi-trailers, modular trailers, including where connection is made via the carried goods.
4. Vehicles carrying oversized, overload goods must operate within the speed specified in the permit and carry warnings indicating goods dimension; where necessary, assisting personnel and vehicles are required in accordance with Point dd Clause 4 Article 52 hereof.
5. Authority licensing the transportation of oversized, overload goods are responsible for notifying traffic police authority affiliated to Ministry of Public Security and traffic police forces in charge of maintaining road traffic order and safety of routes, roads where the transport vehicles travel through to command and control road traffic, inspect and deal with violations of the law, and maintain road traffic order and safety.
6. Traffic police forces are responsible for organizing patrols, controlling, and handing violations of the law pertaining to road traffic order and safety for motor vehicles carrying overload or oversized goods in road traffic.
7. The Minister of Transport shall elaborate oversized, overload goods; transportation of oversized, overload goods, and issuance of operating permit for vehicles transporting oversized, overload goods in road traffic.
Article 54. Road traffic order and safety assurance for road recovery vehicles
1. Road recovery vehicles are specialized motor vehicles outfitted with equipment and tools for rescuing, assisting in movement or transportation of disabled vehicles.
2. Road recovery vehicles must carry identifiers, publicly posted vehicle information, tracking devices, and driver image capturing devices in accordance with Clause 2 Article 35 hereof.
3. Road recovery vehicles must adhere to regulations of the law pertaining to load of goods carried by recovery vehicles and weight of recovery vehicles specified on certificate of technical safety and environmental protection inspection.
Article 55. Road traffic order and safety assurance for right-hand drive motor vehicles of foreigners registered overseas and engaging in Vietnamese traffic; foreign motorized vehicles brought into Vietnam by foreigners for tourism purposes
1. Right-hand drive motor vehicles of foreigners registered overseas and engaging in Vietnamese traffic and foreign motorized vehicles brought into Vietnam by foreigners for tourism purposes must be licensed by competent authority.
2. Agencies licensing right-hand drive motor vehicles of foreigners registered overseas and engaging in Vietnamese traffic and foreign motorized vehicles brought into Vietnam by foreigners for tourism purposes must immediately inform immigration authority.
3. Operation of right-hand drive motor vehicles of foreigners registered overseas and engaging in Vietnamese traffic and foreign motorized vehicles brought into Vietnam by foreigners for tourism purposes is regulated as follows:
a) Operation of such vehicles must adhere to Vietnam’s regulations on road traffic order and safety. Where international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, such international treaties will prevail;
b) Such vehicles must participate in traffic within the scope, route, and time licensed by Vietnamese authority;
c) Right-hand drive motor vehicles of foreigners registered overseas must travel in convoys and accompanied by supporting, coordinating personnel and vehicles;
d) Organizations and individuals bringing right-hand drive vehicles to Vietnam are responsible for preparing vehicles for traffic coordination and safety for the duration of stay of the right-hand drive vehicles in Vietnamese territory.
4. The Government shall elaborate this Article.
VEHICLE OPERATORS IN ROAD TRAFFIC
Article 56. Requirements of vehicle operators for road traffic participation
1. Vehicle operators must meet age and health requirements as per the law; possess valid driver license with at least 1 point remaining appropriate to the types of vehicle issued by competent authority, except for moped operators under Clause 4 of this Article. Vehicle operators, upon participating in road traffic, must carry:
a) Certificate of vehicle registration or certified true copies of certificate of vehicle registration and valid original copies of verifying documents of credit institutions, foreign bank branches in case the vehicles are being held as collateral at credit institutions, foreign bank branches;
b) Driver license appropriate to the type of vehicles being operated;
c) Certificate of technical safety and environmental protection inspection for motorized vehicles as per the law;
d) Certificate of compulsory civil liability insurance of motorized vehicle owners.
2. Operators of heavy-duty vehicles must meet age and health requirements as per the law; possess certificate of heavy-duty vehicle operation training appropriate to the type of heavy-duty vehicles being operated; valid driver license with at least 1 point remaining or certificate of road traffic law training. When participating in traffic, operators of heavy-duty vehicles must also carry:
a) Certificate of vehicle registration or certified true copies of certificate of vehicle registration and valid original copies of receipts of credit institutions, foreign bank branches in case the vehicles are being held as collateral at credit institutions, foreign bank branches;
b) Degree or certificate of heavy-duty vehicle operation training;
c) Driver license or certificate of road traffic law training;
d) Certificate of technical safety and environmental protection inspection for heavy-duty vehicles as per the law;
dd) Certificate of compulsory civil liability insurance as per the law.
3. Where documents under Clause 1 and Clause 2 of this Article have been integrated in electronic identification account, the presentation and inspection thereof can be done via electronic identification account.
4. Moped operators must know road traffic rules, be capable of operating the vehicles, and meet age, health requirements under Point a Clause 1 and Clause 2 Article 59 hereof.
5. Motor vehicle trainees and examinees must use vehicles for training, examination on training, examination routes and be assisted by trainers or examiners. Motor vehicle trainers and examiners must carry documents under Clause 1 of this Article.
1. Driver license is divided into the following categories:
a) Category A1 license is issued to operators of two-wheeled motorbikes of an engine size of up to 125 cm3 or electric motor power output of up to 11 kW;
b) Category A license is issued to operators of two-wheeled motorbikes of an engine size of more than 125 cm3 or electronic motor power of more than 11 kW and vehicles in category A1;
c) Category B1 license is issued to operators of three-wheeled motorbikes and vehicles in category A1;
d) Category B license is issued to operators of passenger motor vehicles of a seating capacity of up to 8 people (excluding the driver’s seat); trucks and specialized vehicles with maximum authorized mass of 3.500 kg; motor vehicles in category B towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass;
dd) Category C1 license is issued to operators of trucks and specialized vehicles with maximum authorized mass of exceeding 3.500 kg to 7.500 kg; trucks in category C1 towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B;
e) Category C license is issued to operators of trucks and specialized vehicles with maximum authorized mass of exceeding 7.500 kg; trucks in category C towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B and category C1;
g) Category D1 license is issued to operators of passenger motor vehicles of a seating capacity of exceeding 8 people (excluding the driver’s seat) to 16 people (excluding the driver’s seat); passenger motor vehicles in category D1 towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B, category C1, and category C;
h) Category D2 license is issued to operators of passenger vehicles (including buses) of a seating capacity of exceeding 16 people (excluding the driver’s seat) to 29 seats (excluding the driver’s seat); passenger motor vehicles in category D2 towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category B, category C1, category C, and category D1;
i) Category D license is issued to operators of passenger motor vehicles (including buses) of a seating capacity of exceeding 29 people (excluding the driver’s seat); passenger sleeper motor vehicles; passenger motor vehicles in category D towing trailers of up to 750 kg in maximum authorized mass; vehicles in category G, category C1, category C, category D1, and category D2;
k) Category BE license is issued to operators of motor vehicles in category B towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
l) Category C1E license is issued to operators of motor vehicles in category C1 towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
m) Category CE license is issued to operators of motor vehicles in category C towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass; hauling units towing semi-trailers;
n) Category D1E license is issued to operators of motor vehicles in category D1 towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
o) Category D2E license is issued to operators of motor vehicles in category D2 towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass;
p) Category De license is issued to operators of motor vehicles in category D towing trailers with exceeding 750 kg in maximum authorized mass; articulated passenger motor vehicles.
2. Category A1 license will be issued to persons with disabilities operating three-wheeled motorbikes intended for use by people with disabilities.
Category B license will be issued to persons with disabilities operating motor vehicles with automatic transmissions appropriate to their disabilities.
3. Operators of four-wheeled goods transport motorized vehicles, four-wheeled passenger transport motorized vehicles must carry driver license of a category appropriate to trucks or passenger motor vehicles respectively.
4. Operators of motor vehicles that have been designed, modified to have less seating capacity than that of vehicles of the same type and dimensional limits must carry driver license of a category appropriate to the motor vehicles of the same type, dimensional limits, and the highest seating capacity.
5. Effective period of driver license:
a) Category A1, category A, and category B1 license do not expire;
b) Category B and category C1 license expire after 10 years from the date of issue;
c) Category C, category D1, category D2, category D, category BE, category C1E, category CE, category D1E, category D2E, and category DE license expire after 5 year from the date of issue.
6. Driver license valid for use within Vietnamese territory include:
a) Driver license issued by Vietnamese competent authority;
b) International driver license and national driver license appropriate to the type of vehicles in question issued by a member state of the United Nations Convention on Road Traffic of 1968 (hereinafter referred to as “Vienna Convention”);
c) Driver license appropriate to the type of vehicles in question issued from countries or territories with which Vietnam enters into international treaties or international agreement on mutual recognition of driver license;
d) Foreign driver license appropriate to the type of vehicles in question issued by countries recognized by international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
7. Driver license is void when:
a) The driver license expires;
b) The driver license is revoked under Clause 5 Article 62 hereof.
8. International driver license is prescribed as follows:
a) International driver license is a driver license issued by competent authority of a member state of the Vienna Convention using a unified format; is effective for up to 3 years from the date of issue and must match effective period of national driver license;
b) Holders of international driver license issued by member states of the Vienna Convention must carry respective valid international driver license and national driver license appropriate to the type of vehicles when engaging in road traffic in Vietnamese territory; adhere to Vietnam’s road traffic order and safety laws;
c) Where holders of international driver license have their driver license temporarily suspended as a result of violation of Vietnam’s road traffic order and safety laws, the duration of the temporary suspension must not be longer than the permissible duration of stay in Vietnam of the holders;
d) Vietnamese nationals or foreigners possessing permanent residence card or temporary residence card in Vietnam and holding unexpired driver license issued by competent authority of Vietnam or member state of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory may apply for international driver license.
9. The Minister of Transport stipulates driver license form and international driver license form, procedures for issuing, and use of driver license, international driver license; the Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate driver license form, procedures for issuing, and use of driver license of military forces and police forces in the performance of national defense and security duties.
Article 58. Points of driver license
1. Points of driver license are used to govern compliance with road traffic order and safety assurance of vehicle operators on database on road traffic order and safety and consist of 12 points. The number of points removed per offence varies depending on the nature and severity of the violation of road traffic order and safety laws. Data pertaining to penalty points of driver license of offenders is immediately updated on database system after decision on violation penalty enters into force and holders of driver license on which penalty points are imposed are notified.
2. A driver license with at least 1 point remaining will have its points reset back to 12 points if no point are removed for 12 months.
3. Where all points of a driver license have been completely removed, holder of the driver license is not allowed to operate vehicles under said driver license. At least 6 months from the date on which all driver license points have been removed, the license holders may apply for examination on road traffic order and safety laws according to Clause 7 Article 61 hereof organized by traffic police forces and receive 12 points where they attain satisfactory results.
4. A renewed, re-issued, and upgraded driver license will retain driver license points prior to the renewal, re-issuance, and upgrade.
5. Competent individuals entitled to impose administrative penalties can remove driver license points.
6. The Government shall elaborate Clause 1 of this Article; procedures and entitlement to removing and resetting driver license points; roadmap for implementation of this Article. The Minister of Public Security shall elaborate Clause 3 of this Article.
Article 59. Age and health requirements of vehicle operators participating in road traffic
1. Age requirements of drivers, operators of heavy-duty vehicles are as follows:
a) People of at least 16 years of age may operate mopeds;
b) People of at least 18 years of age may apply for A1, A, B1, B, C1 driver license and certificate of road traffic law trainings in order to operate heavy-duty vehicles in road traffic;
c) People of at least 21 years of age may apply for C and BE driver license;
d) People of at least 24 years of age may apply for D1, D2, C1E, and CE driver license;
dd) People of at least 27 years of age may apply for D, D1E, D2E, and DE driver license;
e) Operators of passenger motor vehicles (including buses) with a seating capacity of more than 29 people (excluding the driver’s seat), passenger sleeper motor vehicles must not be older than 57 in case of male operators and 55 in case of female operators.
2. Vehicle operators must meet health requirements applicable to the type of vehicles they are allowed to operate. The Minister of Health shall prescribe health standards, and medical examination for drivers, operators of heavy-duty vehicles; periodic medical examination for people working as motor vehicle operators; develop database on health of drivers, operators of heavy-duty vehicles.
3. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe age requirements for drivers in military forces and police forces performing national defense and security tasks.
1. Individuals applying for driver license must undergo written and practical training according to training programs applicable to driver license grade.
2. Driver trainees must receive training and driver training facilities or other training methods in order to be issued with new driver license or have their existing driver license upgraded.
3. Training for driver license upgrade applies to:
a) Upgrading category B to category C1 or category C or category D1 or category D2;
b) Upgrading category C1 to category C or category D1 or category D2;
c) Upgrading category C to category D1 or category D2 or category D;
d) Upgrading category D1 to category D2 or category D;
dd) Upgrading category D2 to category D;
e) Upgrading category B to category BE, category C1 to category C1E, category C to category CE, category D1 to category D1E, category D2 to category D2E, category D to category DE.
4. In order to apply for driver license upgrade, eligible individuals must possess valid driver license and adequate driving experience appropriate to each driver license category; in respect of application for driver license upgrade to category D1 or category D2 or category D, applicants must have lower-secondary education qualification or higher.
5. Category C, category D1, category D2, category D, category BE, category C1E, category CE, category D1E, category D2E, category DE driver license can only be obtained via driver license upgrade detailed under Clause 3 and Clause 4 of this Article.
6. Driver training facilities must meet requirements set by the Government; prepare textbooks and lesson plans; adhere to format, contents, and program required for each driver license grade.
7. The Government shall elaborate driver training methods other than those mentioned under Clause 2 of this Article; procedures for examining and evaluating to issue, re-issue, and revoke training vehicle license; standards of driving instructors; issuance, re-issuance, and revocation of certificate of driving instructor; issuance, re-issuance, and revocation of driver training license.
8. The Minister of Transport shall prescribe format, contents, and programs for driver training, safe driving period for each driver license category under Clause 4 of this Article and standards of motorbike driver training facilities; the Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe driver training facilities and driver training operation for military forces and police forces performing national defense and security tasks.
Article 61. Driver examination
1. Individuals completing drier training programs and meeting age and health requirements under Article 59 hereof may apply for driver examination.
2. Contents of driver examination must be appropriate to driver license grade and driver training program.
3. Motor vehicle driver examination must be carried out at driver training facilities; motorbike driver training examination must be carried out at driver training facilities or driving courses that meet technical, amenity requirements and standards. Driver examination is organized by competent authority.
4. Driver examination facilities are providers of driver examination service; must meet requirements set by the Government and technical requirements under national technical regulations on driver training facilities for motorized road vehicles; use information technology equipment, share examination results and monitoring data to driver training, driving tests, and driver licensing authority, road traffic order and safety authority.
5. Driver examination is carried out by examiners. Examiners must meet adequate eligibility, requirements, possess examiner card, and be responsible for their examination results.
6. The Government shall prescribe requirements, procedures for examination and evaluation for issuance, re-issuance, and revocation of driver examination license for driver training facilities; driving course requirements for motorbike driving examination.
7. The Minister of Transport shall promulgate format, contents, and procedures for examination for driver license; requirements and standards of examiners, training and issuance of examiner card; technical regulations of driving course for motorbike driving examination, national technical regulations on driving examination facilities for motorized road vehicles; the Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe driver examination for military forces and police forces in the performance of national defense and security tasks.
Article 62. Issuance, renewal, re-issuance, and revocation of driver license
1. Driver license is issued to driver examinees who attain desired results.
2. License holders are eligible for renewal or re-issuance when:
a) The previous license is lost;
b) The previous license is damaged beyond serviceable;
c) The previous license has not expired;
d) Information in the previous license is changed;
dd) Foreign driver license issued by foreign competent authority has not expired;
e) Driver license is issued by Ministry of National Defense or Ministry of Public Security at request or license holders no longer perform national defense and security tasks.
3. It is recommended that permanent driver license issued before July 1 of 2012 to be renewed in accordance with this Law.
4. Issuance, renewal, re-issuance of driver license of individuals violating regulations of the law pertaining to road traffic order and safety will be postponed where such individuals have not fulfilled request of competent authority regarding settlement of administrative cases in road traffic order and safety.
5. Driver license is revoked where:
a) License holders no longer meet health requirements applicable to each driver license category under conclusion of medical examination and treatment establishments;
b) The driver license was issued in an illegitimate manner;
c) The driver license is not collected by individuals committing administrative violations without a justifiable reason after impound period expires or prescriptive period of administrative violations expires as per administrative penalty laws.
6. The Minister of Transport shall prescribe requirements, procedures for issuance, renewal, re-issuance, and revocation of driver license other than cases under Clause 7 of this Article.
7. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe issuance, renewal, re-issuance, and revocation of driver license for military forces and police forces performing national defense and security tasks. The Minister of Labor - War Invalids and Social Affairs shall prescribe requirements and procedures for issuance, renewal, re-issuance, and revocation of operating certificate for heavy-duty vehicles for tractor operators with driver license under Points d, e, g, h, i, k, l, m, and n Clause 3 Article 89 hereof.
Article 63. Training and examination for issuance of certificate of road traffic law training to operators of heavy-duty vehicles
1. Certificate of road traffic law training is a certificate issued to eligible individuals as per the law for the operation of heavy-duty vehicles in road traffic.
2. Individuals may apply for certificate of road traffic law training at training facilities for motor vehicle drivers or training facilities for heavy-duty vehicle operators eligible to provide training for road traffic law.
3. Training facilities for motor vehicle drivers and training facilities for heavy-duty vehicle operators eligible to provide training for road traffic law must adhere to training format, contents, program, organize examination, and issue certificate of road traffic law training to individuals with satisfactory exam results.
4. The Minister of Transport shall prescribe format, contents, and program of road traffic law training; examination and procedures for issuance, re-issuance of certificate of road traffic law training; eligibility of training facilities for heavy-duty vehicle operators to provide training, organize examination, and issue certificate of road traffic law training except for cases under Clause 5 of this Article.
5. The Minister of National Defense and Minister of Public Security shall prescribe format, contents, and program for road traffic law training; eligibility of training facilities for heavy-duty vehicle operators to provide training, organize examination, and issue certificate of road traffic law training to military forces and police forces performing national defense and security tasks.
Article 64. Working hour of motor vehicle operators engaging in transportation service and internal transportation
1. Motor vehicle operators must not drive more than 10 hours per day, 48 hours per week, and 4 hours per driving session and must adhere to relevant regulations of the Labor Code.
2. Transport service providers, internal transportation providers, and motor vehicle operators engaging in transportation service and internal transportation are responsible for implementation of this Article.
PATROL AND CONTROL FOR ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Article 65. Patrol and control for road traffic order and safety
1. Patrol and control activities consist of:
a) Assigning forces and vehicles for patrol and control duties;
b) Inspecting, controlling road users and vehicles in traffic;
c) Discovering, preventing, and taking actions against violations of the law pertaining to road traffic order and safety and other violations.
2. Forms of patrol and control include:
a) Patrol and control forces on roads;
b) Systems, equipment, devices, and data under Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 67 hereof.
3. Patrol and control forces include:
a) Traffic police forces;
b) Other forces and units in people’s public security mobilized to cooperate with traffic police in patrol and control activities when necessary on the basis of tasks and powers of mobilized forces, decision of competent authority, and powers appropriate to the tasks.
4. Traffic police in the performance of patrol and control duties are tasked with:
a) monitoring, acknowledging road user and vehicle situations; general road traffic order and safety; order and safety on specific routes;
b) exercising Point b and Point c Clause 1 of this Article;
c) guiding, popularizing, and encouraging road users to comply with road traffic order and safety;
d) assisting road users and vehicles when necessary;
dd) commanding and controlling road traffic;
e) investigating and resolving road traffic accidents as per the law;
g) preventing crimes on designated routes, maintaining security and order as per the law; preventing terrorism, protests, epidemic, natural disasters, fire; participating in rescue;
h) looking for difficulties in road traffic, road traffic arrangement, causes for loss of road traffic order and safety; notifying the authority or competent agency to recommend remediation measures to competent authority;
i) cooperating with road authority in detecting and preventing violations of the law pertaining to road structure and safety corridor protection;
k) performing other tasks in accordance with the Law on People’s Public Security and other relevant laws.
5. Traffic police in the performance of patrol and control duties have the power to:
a) Pull over road vehicles in accordance with Article 66 hereof to inspect compliance with road traffic rules; conditions of vehicles participating in road traffic; conditions of vehicle operators participating in road traffic; regulations on road traffic order and safety assurance in accordance with this Law and other relevant law provisions.
b) impose penalties for administrative violations pertaining to road traffic order and safety and other violations as per the law;
c) mobilize civilians, equipment, and vehicles in case of emergency; relocate vehicles violating stopping, parking regulations in a manner that obstructs traffic or causes traffic congestion or potentially causes road traffic accident in accordance with Article 68 and Article 69 hereof;
d) operate and use systems, equipment, vehicles, and data in accordance with Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 67 hereof and weapons, combat gears in accordance with Article 70 hereof;
dd) exercise other powers in accordance with the Law on People’s Public Security and other relevant law provisions.
6. Patrol and control forces in the performance of their duties must:
a) comply with regulations of the law and patrol, control orders and plans of competent authority;
b) respect and protect legitimate rights and benefits of agencies, organizations, and individuals;
c) fight and prevent crimes, violations of the law pertaining to road traffic order and safety and other violations;
d) assume responsibilities for their decisions and behaviors as per the law.
7. The Minister of Public Security shall elaborate Point a and Point b Clause 1, Clause 2, Point b Clause 3 of this Article; prescribe procedures for patrolling, controlling, handling violations of the law pertaining to road traffic order and safety of traffic police.
8. Military motorized vehicles, military heavy-duty vehicles and operators thereof must comply with road traffic inspection and control request of traffic police and internal order inspection, law compliance inspection requests of military police and military inspection vehicles. Inspection of internal order and compliance with the law conducted by military police and military inspection vehicles shall conform to regulations of Minister of National Defense.
Article 66. Basis for pulling over road vehicles for inspection and control
Traffic police may pull over road vehicles to conduct inspection and control when:
1. Violation of the law pertaining to road traffic order and safety or other laws are found or suspected;
2. Such action is compliant with patrol, control orders and plans of competent authority in order to detect violations of the law pertaining to road traffic order and safety which can only be done by pulling vehicles over for inspection;
3. Such action serves national security, social order and safety, crime prevention, natural disaster preparedness, fire prevention, firefighting, rescue, and epidemic prevention;
4. Agencies, organizations, and individuals submit information, reports, recommendations, requests pertaining to crimes or other violations of the law.
Article 67. Methods for detecting violations of the law pertaining to road traffic order and safety
1. Operating and using surveillance system serving road traffic security, order, and safety; camera system on traffic routes in urban areas; structures and systems of technical equipment for motorized vehicle load control and inspection.
2. Operating professional technical equipment, devices, smart devices to assist road traffic control and command.
3. Using data extracted from tracking devices, devices capturing images of the drivers, and data collected from vehicle load control structures.
4. Using information on database on road traffic order and safety.
5. Making direct observation, control, and comparison by people in charge.
6. Receiving and processing reports, information, recommendation, data collected from technical media, equipment of agencies, organizations, and individuals according to regulations of the Government.
7. Adopting other measures as per the law.
Article 68. Mobilization of civilians, civil equipment and vehicles in case of emergency
1. During the performance of road traffic patrol, command, control and handling of road traffic accidents, for the purpose of emergency or protection of national security or social order and safety assurance or prevention of ongoing or potential damage to society, persons in command of the scene and affiliated to traffic police may mobilize civilians, civil equipment and vehicles and operators thereof.
2. Persons in command of the scene affiliated to traffic police that mobilize civilians and civil equipment and vehicles are responsible for returning mobilized equipment after the emergency situation has concluded. Where mobilized civilians, civil equipment or vehicles are damaged in the performance of duty, such civilian, equipment, and vehicles will benefit from appropriate regulations and compensation; entities to which mobilizing individuals are affiliated are responsible for resolving the compensation as per the law.
3. Mobilized agencies, organizations, and individuals are responsible for complying with decisions and request of traffic police in accordance with Clause 1 of this Article.
In case of emergency according to Clause 1 of this Article, persons in command of the scene and affiliated to traffic police may request foreign organizations, individuals to provide assistance in accordance with Vietnam’s regulations of the law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 69. Relocating vehicles violating stopping, parking regulations in a manner that obstructs traffic or causes traffic congestion or potentially causes road traffic accident
1. Where road vehicles violate stopping, parking regulations in a manner that obstructs traffic, causes traffic congestion, or potentially causes road traffic accident and vehicle owners are either absent from the scene or do not comply with request of traffic police, traffic police shall relocate the offending vehicles from said stopping, parking positions.
Where relocation is not feasible, traffic police may hire appropriate organizations and individuals to relocate the vehicles.
2. Where vehicle operators or owners obstruct the performance of duty or resist the relocation of vehicles, traffic police shall adopt measures under Clause 1 Article 73 hereof; where such individuals continue to obstruct or resist, traffic police may enforce implementation.
3. Vehicle operators or owners must incur costs or rental fees for relocating their vehicles.
4. During relocation process under Clause 1 of this Article, traffic police and organizations, individuals hired to relocate the vehicles must maintain safety for the relocated vehicles.
Article 70. Furnishment and use of vehicles, equipment, weapons, and combat gears during patrol and control
1. Traffic police forces are equipped with weapons and combat gears in accordance with regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials, and combat gears; road vehicles, professional technical means and equipment, smart equipment to assist traffic control and command. Other forces in people’s public security cooperating with traffic police in patrol and control are equipped with professional equipment, instruments, weapons, and combat gears appropriate to the task as per the law.
2. Forces under Clause 1 of this Article are allowed to use equipped weapons and combat gears in accordance with regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials, and combat gears; use road vehicles, professional technical means and equipment, smart equipment to assist traffic control and command in accordance with regulations of Minister of Public Security; use data storage devices provided by organizations and individuals to analyze, evaluate, predict road traffic order and safety, detect violations of the law pertaining to road order and safety and other violations as per the law.
3. Equipped weapons and combat gears are subject to management under regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials and combat gears; professional technical instruments and equipment, smart equipment for assisting traffic control and command are subject to management under this Law, regulations of the law on administrative penalties, and other relevant law provisions.
Article 71. Monitoring system for road traffic security, order, and safety; management system for tracking devices and driver image capturing devices; system of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection
1. Monitoring system for road traffic security, order, and safety is regulated as follows:
a) Monitoring system for road traffic security, order, and safety is a system for collecting signals, data, sound, images regarding trips made by road vehicles, traffic conditions, and other relevant data which is developed and installed on roads in accordance with national technical regulations for the purpose of monitoring road traffic security, order, and safety; detecting violations of the law pertaining to road traffic order and safety and other violations of the law;
b) The development, management, operation, and use of monitoring system for road traffic security, order, and safety must adhere to operating procedures, ensure continuous operation, and be connected to traffic command center;
c) Data collected from monitoring system for road traffic security, order, and safety must be managed as per the law; compliant with requirements pertaining to private data protection, protection of legitimate rights and benefits of individuals and organizations; used to process violations of the law pertaining to road traffic order and safety, other violations of the law, and facilitate state management activities.
2. Management system for tracking devices and driver image capturing devices records, stores, and transmits information, data regarding trips of road vehicles and images of drivers in order to serve road traffic security, order, and safety assurance, impose penalties against violations of the law, facilitate state management of road transport; is governed, operated, and used by traffic police forces; is connected and shared with road authority and relevant agencies.
3. System of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection is provided to traffic police forces to inspect, detect, and handle violations of the law pertaining to road vehicle load.
4. The Minister of Public Security shall promulgate national technical regulations on monitoring system for road traffic security, order, and safety, national technical regulations on tracking devices and driver image capturing devices; prescribe development, management, operation, utilization, and use of monitoring system for road traffic security, order, and safety, smart devices assisting road traffic control and command; prescribe management, operation, and use of management system for tracking devices and driver image capturing devices; prescribe the equipment, installation, management, operation, and use of system of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection.
Article 72. Rights and responsibilities of vehicle operators
1. Vehicle operators have the right to:
a) operate road vehicles in accordance with this Law;
b) be informed about the basis for pulling over road vehicles for inspection and control; inspection and control details, results; violations and actions to be taken;
c) file presentation, complaint, and lawsuits against administrative decisions, actions relating to their legitimate rights and benefits as per the law;
b) denounce violations of the law in patrol and control activities pertaining to road traffic order and safety as per denunciation laws;
dd) denounce, report, and publicize violations of the law.
2. Vehicle operators have the responsibility to:
a) comply with regulations on road traffic order and safety;
b) comply with pull-over command, inspection and control request of patrol, control forces;
c) assist and cooperate with road traffic order and safety forces in the process of detecting, preventing, and taking actions against violations of the law regarding road traffic order and safety and other violations of the law.
Article 73. Preventing non-compliance with inspection and control request, obstruction or resisting of law enforcers
1. Where road vehicles fail to comply with inspection and control request or obstruct, resist law enforcers, law enforcers shall:
a) explain non-compliance with inspection, control request and obstruction, resisting of law enforcers to offenders; rights and responsibilities of offenders; persuade and request offenders to immediately cease the offence and comply with inspection and control request;
b) adopt interceptive measures as per the law where offenders obstruct, refuse to comply with inspection, control request of law enforcers;
c) where offenders resist law enforcers, depending on the situation, nature and severity of the offence, law enforcers may use physical force, combat gears, or weapons as per the law to stop the offence or for justifiable self-defense.
2. Where vehicle operators fail to comply with pull-over signals or commands and run away, law enforcers may pursue and impose penalties.
ROAD TRAFFIC COMMAND AND CONTROL FOR ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Article 74. Road traffic command and control
1. Road traffic command means a combination of collection, analysis, and evaluation of relevant factors to come up with orderly, safe, coherent road traffic solutions implemented by individuals entitled to coordinate traffic; traffic control center; smart traffic command and control equipment.
2. Road traffic control means road traffic coordination to maintain order, safety, and coherence implemented via traffic control personnel; notification and implementation of temporary traffic arrangement solutions; management of operation of traffic lights, other road signals, smart traffic command and control equipment.
3. The Minister of Public Security shall elaborate this Article.
Article 75. Traffic command center
1. Traffic command center consists of technical infrastructures, technology systems and equipment, and database under management and operation of traffic police forces.
2. Traffic command center is responsible for collecting, storing, analyzing, processing data pertaining to road traffic order and safety situation to accommodate road traffic control and command, resolve road traffic accidents, patrol, control road traffic order and safety; fight and prevent crime and other violations on road; provide information pertaining to traffic conditions to road users; facilitate orderly, safe, and coherent road traffic operation.
3. Traffic command center consists of: national traffic command center, provincial-level, city-level traffic command center.
4. Traffic command center are connected to and share data with ministries, central departments, and the following systems and databases:
a) Road traffic lights;
b) Monitoring system for road traffic security, order, and safety;
c) Management system for tracking devices and driver image capturing devices;
d) Camera system on public roads and city roads;
dd) Smart traffic command and control equipment; equipment serving road traffic control, patrol, coordination, and settlement of road traffic accidents at the scene;
e) Management center of smart traffic system;
g) Structure for motorized vehicle load control, system of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection;
h) Other databases in accordance with Clause 1 Article 7 hereof.
5. The Minister of Public Security shall promulgate national technical regulation on traffic command center; prescribe development, management, and operation of traffic command center.
Article 76. Resolving irregular situations causing loss of road traffic order and safety
1. Irregular situations causing loss of road traffic order and safety include: traffic congestion; traffic accidents; damaged traffic infrastructures; natural disasters, fire, explosion causing loss of road traffic safety; complicated situations pertaining to road traffic security and order.
2. Agencies, organizations, and individuals shall, upon finding situations under Clause 1 of this Article, immediately report to the nearest police authority or road authority; upon finding road traffic accidents, immediately inform agencies and organizations under Clause 1 Article 81 hereof; upon finding situations that may harm safety of road users and vehicles, warn other road users.
3. Police authority and road authority upon finding or receiving report pertaining to situations under Clause 1 of this Article must, within their functions and tasks:
a) organize response forces at the site of the situation to maintain on-site road traffic order and safety;
b) implement measures under Clause 2 Article 74 hereof;
c) promptly remediate damage to road traffic infrastructures that cause loss of road traffic order and safety;
d) immediately inform competent authority in case such action exceeds their capability, powers, functions, and tasks;
dd) implement other measures as per the law.
Article 77. Road traffic order and safety assurance in temporary use of roadway and pavement for other purposes
1. Roadway serves traffic purposes whereas pavement serves pedestrians. Where temporary use of roadway or pavement is required to accommodate political, cultural, sport activities and other activities, agencies, organizations, and individuals wishing to temporarily use roadway and payment must produce solutions for temporary use of roadway and pavement approved by competent authority; agencies approving temporary use of roadway and pavement must immediately inform traffic police authority.
2. Agencies, organizations, and individuals temporarily using roadway and pavement must use roadway and payment for the right purpose approved by competent authority; comply with request of traffic police; maintain road traffic order and safety; restore roadway and pavement to their previous conditions when they finish using the roadway and pavement.
3. Traffic police authority has the responsibility to:
a) develop and organize implementation of solutions for road traffic order and safety;
b) notify and implement temporary traffic arrangement solutions;
c) resolve situations causing loss of road traffic order, security, and safety; where temporary use of roadway and pavement does not meet road traffic security, safety, and order requirements, temporarily suspend the use and request competent authority to adjust use solutions accordingly.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 78. Resolving traffic congestion
1. In the event of irregular traffic congestion, traffic police must adopt solutions under Clause 3 Article 76 hereof.
2. In the event of traffic congestion:
a) Traffic police authority shall develop road traffic command and control solutions; impose penalties for violations of the law pertaining to road traffic order and safety; request competent authority to resolve and prevent traffic congestion;
b) Road authority shall take charge, cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in verifying causes of traffic congestion, adopting solutions within their powers or requesting competent authority to resolve;
c) Relevant agencies, organizations, and individuals are responsible for cooperating with traffic police authority, road authority in implementing solutions for preventing, remediating, and rectifying traffic congestion.
Article 79. Road traffic order and safety recommendations for road structures
1. Upon receiving report regarding potential damage to road structures according to Clause 1 Article 76 hereof or upon discovering potential safety loss of road structures or any irregularity in traffic arrangement, traffic police have the responsibility to:
a) rectify within their powers or request road authority, road management and use personnel to rectify in a timely manner;
b) adopt road traffic control and command solutions under Article 74 hereof or temporarily shutdown traffic of specific routes if road traffic order and safety cannot be maintained.
2. Road authority and road management and use personnel, within their tasks and powers, have the responsibility to:
a) receive report, examine, and rectify factors that potentially cause loss of safety in road traffic, report rectification results to traffic police authority, organizations, and individuals that issue the request;
b) assume responsibility for damage that is caused as a result of failure to rectify, remediate factors that cause loss of road traffic safety according to Point a of this Clause.
RESOLVING ROAD TRAFFIC ACCIDENTS
Article 80. Responsibilities of vehicle operators causing traffic accidents, relevant individuals, and individuals present at the scene of the accident
1. Vehicle operators causing traffic accidents and individuals relevant to the accidents have the responsibility to:
a) immediately stop vehicles, establish danger warning, maintain the scene, assist accident victims, and report to the nearest police authority, medical examination and treatment establishments, or People’s Committees;
b) remain at the scene of accidents until the police arrive unless they require emergency medical care or accident victims require emergency medical care or they feel their lives and health are being threatened in which case they must report to the nearest police authority and People’s Committees;
c) provide identification information of themselves, individuals related to the accidents, and relevant information of the accidents for competent authority.
2. Individuals present at accident scenes have the responsibility to:
a) provide assistance and medical aid for accident victims;
b) notify the nearest police authority, medical examination and treatment establishments, or People’s Committees;
c) protect the accident scene;
d) protect property of accident victims;
dd) provide relevant information about the accidents at request of competent authority.
3. Individuals under Clause 1 and Clause 2 of this Article are allowed to use vehicles related to the accidents to transport accident victims to emergency medical care only when there are no other vehicles at the scene. In this case, the vehicles and victims must be tracked and signs relating to the accidents must not be altered Where there are human casualties, the scene must be preserved and the corpses must be covered.
4. Other vehicle operators moving past the accident scenes are responsible for carrying wounded individuals to receive emergency medical care. Priority vehicles and passenger vehicles benefiting from privileges or diplomatic immunities are not required to comply with this Clause.
Article 81. Discovering, receiving, and processing report on road traffic accidents
1. Agencies, organizations, and individuals, upon discovering road traffic accidents, must immediately report to the nearest police authority, medical examination and treatment establishments, and People’s Committees.
2. Police authority shall, upon receiving report about traffic accidents, assign response forces to arrive at the scene to implement solutions under Clause 3 Article 76 hereof and other solutions to resolve traffic accidents as per the law.
3. Medical examination and treatment establishments providing initial medical care to traffic accident victims are responsible for reporting to the nearest police authority; conducting tests for alcoholic contents, narcotic substance contents, or other stimulant contents in blood of vehicle operators. Where medical examination and treatment establishments are incapable of conducting tests, they must collect blood samples, preserve, and transport blood samples to capable testing facilities.
4. The nearest People's Committees upon receiving report about traffic accidents must notify competent police authority.
5. Insurance enterprises related to individuals, vehicles, and property involved in traffic accidents upon receiving report about traffic accidents must assign their personnel or representatives to arrive at the scene to cooperate with entities resolving traffic accidents.
6. The Minister of Public Security shall elaborate Clause 2 of this Article.
Article 82. Rescue in case of traffic accident
1. Police authority shall take charge and cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in mobilizing forces, equipment, and vehicles at the scene to provide rescue efforts. Depending on the nature, severity, and consequences of traffic accidents, police authority are responsible for reporting to competent authority to mobilize forces and equipment to resolve traffic accidents when necessary.
2. Medical examination and treatment facilities must assign personnel and vehicles to stand by and immediately arrive at the scene to provide emergency medical aid, transport, provide emergency medical care after receiving report on traffic accidents; provide assistance and medical care for traffic victims in all situations.
3. Insurance enterprises are responsible for cooperating with police authority in allocating rescue vehicles for vehicles involved in traffic accidents when necessary.
4. People’s Committees of communes where traffic accidents occur and involve human casualties with unidentified personal information and relatives or whose relatives cannot afford burial procedures are responsible for burying the victims after receiving approval from competent authority entitled to investigate, resolve traffic accidents.
5. Where vehicles carrying dangerous goods are involved in traffic accidents, police authority in charge of the accidents must immediately notify entities in charge of handling hazardous chemicals, combustible and explosive materials; seal off the accident scenes; reorganize traffic arrangement, and prevent other road users, vehicles from entering the accident scenes.
Article 83. Investigating and settling traffic accidents
1. Rules in investigating and settling traffic accidents:
a) All accidents are investigated and settled in a quick, timely, accurate, objective, and law-compliant manner;
b) Individuals causing traffic accidents must, depending on severity and nature of the violation, be met with administrative penalties or criminal prosecution and, if such violation causes damage, pay compensation as per the law;
c) Organizations and individuals related to traffic accidents are responsible for cooperating in settlement;
d) Investigation and settlement of traffic accidents must not be taken advantage of, exploited for infringement of benefits of the Government or legitimate rights and benefits of organizations and individuals;
dd) Where traffic accidents involve personnel and vehicles of diplomatic representative missions, consular missions, representative missions of international organizations in Vietnam, investigation and settlement of such accidents shall conform to this law, regulations on diplomatic privileges, immunity, and relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Where traffic accidents involve signs of criminal activity, investigation and settlement of such accidents shall conform to criminal and criminal proceeding laws. Where traffic accidents have not been identified to involve criminal activity, investigation and settlement of traffic accidents consist of:
a) Checking for content of alcohol, narcotic substances, other stimulants prohibited by the law in vehicle operators involved in traffic accidents;
b) Examining accident scene, vehicles, bodies, and road structures directly related to traffic accidents; collecting information and data; identifying human and property casualties caused by traffic accidents;
c) Suspending vehicles, items, documents, license, practicing license of vehicle operators and vehicles;
d) Recording testimony of vehicle operators, accident victims, witnesses, and other related individuals in traffic accidents;
dd) Inspecting physical markings on accident victims; examining conditions of vehicles and vehicle operators; examining passengers, carried goods, and relevant documents;
e) Searching for vehicles, vehicle operators causing accidents;
g) Conducting subject-matter evaluation; reconstructing the scene;
h) Conducting other activities as per the law.
3. Traffic accident conclusion must identify the development, consequences, causes, faults, and conditions directly related to the accidents; proposed handling of traffic accidents; proposed rectification by agencies, organizations, and individuals where errors or faults are found for the purpose of assuring road traffic order and safety.
4. The Minister of Public Security shall prescribe procedures for investigating, settling traffic accidents of traffic police.
Article 84. Statistical recording of road traffic accident
1. Statistical information on traffic accidents must be recorded in an accurate, adequate, and timely manner; results of statistical information on traffic accidents serve research and proposition of solutions for preventing traffic accidents.
2. Traffic police authority shall take charge and cooperate in recording statistical information on traffic accidents.
3. Medical examination and treatment establishments shall provide statistical information on traffic accident victims receiving medical examination and treatment at the establishments to traffic police authority.
4. Investigating authority shall, while settling traffic accidents, provide information, documents, and results of investigation and settlement to competent traffic police authority for the purpose of consolidating statistics on traffic accidents and developing database on traffic accidents.
5. The Minister of Public Security shall elaborate this Article.
Article 85. Fund for traffic accident damage reduction
1. The Fund for traffic accident damage reduction (hereinafter referred to as “Fund”) is a non-budget state fund in central government-level for mobilizing social funding to reduce traffic accident damage.
2. The Fund is established from the following financial fundings:
a) Voluntary assistance, funding, and contributions of domestic, foreign organizations and individuals;
b) Other funding sources as per the law.
3. The Fund shall cover:
a) Assistance for traffic victims and victims’ families; organizations, individuals providing assistance, emergency medical care, and transport of traffic accident victims to emergency medical care;
b) Assistance for organizations, individuals communicating traffic accident damage reduction without being funded by the Government.
4. Operating principles of the Fund:
a) The Fund does not operate for profit;
b) The Fund is managed, used for the right purpose and in a manner that is law-compliant, timely, effective, public, and transparent;
c) The Fund only covers activities under Clause 3 of this Article where state budget has not adequately covered these activities.
5. The Government shall elaborate Clause 2 and Clause 3 of this Article; prescribe the establishment, management, and use of the Fund for traffic accident damage reduction.
STATE MANAGEMENT REGARDING ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Article 86. Details of state management regarding road traffic order and safety
1. Developing, promulgating, and implementing policies, strategies, programs, plans, schemes, and projects pertaining to traffic order and safety.
2. Promulgating and implementing legislative documents on road traffic order and safety.
3. Promulgating, communicating, and educating road traffic order and safety laws.
4. Managing road vehicles.
5. Managing vehicle operators in road traffic.
6. Patrolling, controlling, taking actions against violations of road traffic order and safety laws.
7. Commanding and controlling road traffic.
8. Investigating and settling traffic accidents.
9. Researching, applying science and technology in road traffic order and safety assurance.
10. Developing forces in charge of road traffic order and safety; providing training, refresher training, and advanced training for road traffic order and safety assurance.
11. Recording statistics, consolidating, and developing database on road traffic order and safety.
12. Examining, inspecting, settling complaints, denunciation regarding road traffic order and safety.
13. Implementing international cooperation in road traffic order and safety.
Article 87. Responsibility for state management regarding road traffic order and safety
1. The Government unifies state management regarding road traffic order and safety.
2. The Ministry of Public Security shall act as liaison to assist the Government in implementing state management regarding road traffic order and safety; develop formal, elite, and modern traffic police capable of fulfilling road traffic order and safety tasks.
3. The Ministry of Transport shall perform state management of driver license training, examination, and issuance; technical safety and environmental protection standards of motorized vehicles, heavy-duty vehicles, motorized vehicle parts and other management duties under this Law; promulgate national technical regulation on children safety seat under Clause 3 Article 10 hereof.
4. The Ministry of National Defense shall perform state management regarding vehicles and operators under their management.
5. The Ministry of Health shall perform state management regarding health requirements of drivers, heavy-duty vehicle operators in road traffic; identification of alcohol contents and natural alcohol content in blood.
6. The Ministry of Science and Technology shall promulgate national technical regulations on helmets worn by motorbike, moped, motorized bicycle users.
7. Ministries, ministerial agencies are, within their tasks and powers, responsible for cooperating with Ministry of Public Security in performing state management regarding road traffic order and safety.
8. People’s Committees of all levels shall, within their tasks and powers, perform state management regarding local traffic order and safety.
1. This Law comes into force from January 1 of 2025, except for cases under Clause 2 of this Article.
2. Clause 3 Article 10 hereof comes into force from January 1 of 2026.
3. The Law on Road Traffic No. 23/2008/QH12 amended by the Law No. 35/2018/QH14 and the Law No. 44/2019/QH14 expires from the effective date hereof, except for Clauses 1, 2, 5, and 6 Article 89 hereof.
4. Resolution No. 73/2022/QH15 of the National Assembly on pilot implementation of motor vehicle license plate auction expires from the effective date hereof, except for cases under Clause 7 Article 89 hereof.
Article 89. Transition clauses
1. Driver license issued before the effective date hereof shall remain valid until expiry specified on the license.
2. Driver license issued before the effective date hereof that has not been replaced, re-issued in accordance with this Law:
a) A1 license holders are eligible to operate two-wheeled motorbikes of an engine size of 50 cm3 to less than 175 cm3 or engine capacity from 4 kW to less than 14 kW;
b) A2 license holders are eligible to operate two-wheeled motorbikes of an engine size of 175 cm3 or higher or engine capacity of 14 kW or higher and vehicles of category A1 under Point a of this Clause;
c) A3 license holders are eligible to operate three-wheeled motorbikes, vehicles of category A1 under Point a of this Clause, and similar vehicles;
d) A4 license holders are eligible to operate tractors of maximum authorised mass of up to 1.000 kg;
dd) B1 license holders for automatic transmission vehicles who do not work as drivers are eligible to operate automatic transmission passenger motor vehicles with a seating capacity of up to 8 people (excluding the driver’s seat); trucks, including specialized automatic transmission trucks with maximum authorised mass of less than 3.500 kg;
e) B1 license holders who do not work as drivers are eligible to operate passenger motor vehicles of a seating capacity of up to 8 people (excluding the driver’s seat); trucks and tractors with maximum authorised mass of less than 3.500 kg;
g) B2 license holders who work as drivers are eligible to operate passenger motor vehicles of a seating capacity of up to 8 people (excluding the driver’s seat); trucks and tractors with maximum authorised mass of less than 3.500 kg;
h) C license holders are eligible to operate trucks and tractors with maximum authorised mass of 3.500 kg or higher and vehicles of category B1, B2 under Points dd, e, and g of this Clause;
i) D license holders are eligible to operate passenger motor vehicles of a seating capacity of 9 people (excluding the driver’s seat) to 29 people (excluding the driver’s seat) and vehicles of category B1, B2, and C under Points dd, e, g, and h of this Clause;
k) E license holders are eligible to operate passenger motor vehicles of a seating capacity of more than 29 people (excluding the driver’s seat) and vehicles of category B1, B2, C, and D under Points dd, e, g, h, and i of this Clause;
l) FB2, FD license holders are eligible to operate vehicles of category B2, D under Points g and i of this Clause for the purpose of towing trailers; FC license holders are eligible to operate vehicles of category C under Point h of this Clause for the purpose of towing trailers and hauling units towing semi-trailers; FE license holders are eligible to operate vehicles of category E under point k of this Clause for the purpose of towing trailers or operating articulated passenger motor vehicles.
3. Where holders of license issued before the effective date hereof apply for replacement or re-issuance of driver license:
a) A1 license holders may apply for replacement, re-issuance of A license for operation of two-wheeled motorbikes of an engine size of less than 175 cm3 or engine capacity of less than 14 kW;
b) A2 license holders may apply for replacement, re-issuance of A license;
c) A3 license holders may apply for replacement, re-issuance of B1 license;
d) A4 license holders may apply for certificate of heavy-duty-vehicle operation where license holders operate tractors of maximum authorised mass of 1.000 kg or certificate of road traffic law where license holders operate heavy-duty vehicles;
dd) B1 license holders for automatic transmission vehicles may apply for replacement, re-issuance of B license for operation of automatic transmission motor vehicles;
e) B1, B2 license holders may apply for replacement, re-issuance of B or C1 license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of up to 3.500 kg;
g) C license holders retain or apply for replacement, re-issuance of C license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of more than 3.500 kg;
h) D license holders may apply for replacement, re-issuance of D2 license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of more than 3.500 kg;
i) E license holders may apply for replacement, re-issuance of D license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of more than 3.500 kg;
k) FB2 license holders may apply for replacement, re-issuance of BE or C1E license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of up to 3.500 kg;
l) FC license holders may apply for replacement, re-issuance of CE license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of more than 3.500 kg;
m) FD license holders may apply for replacement, re-issuance of D2E license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of more than 3.500 kg;
n) FE license holders may apply for replacement, re-issuance of DE license and certificate of heavy-duty vehicle operation for operation of tractors of maximum authorised mass of more than 3.500 kg.
4. Driving learners who have received driving training before the effective date hereof or are receiving driving training on the effective date hereof and have not participated in driving examination for driver license issuance will be eligible for driving examination and driver license in accordance with category of replaced or re-issued driver license under Clause 3 of this Article.
5. Certificate of vehicle and license plate registration for heavy-duty vehicles issued before the effective date hereof remain valid.
6. Certificate of technical safety and environmental protection issued before the effective date hereof remain valid until the expiry date specified on the certificate.
7. In respect of auction of motor vehicle license plate conducted before the effective date hereof, where documents verifying the license plates won through auction are issued before the effective date hereof, Resolution No. 73/2022/QH15 of the National Assembly on pilot implementation of motor vehicle license plate auction will apply; where documents verifying the license plates won through auction have not been issued as of the effective date hereof, Resolution No. 73/2022/QH15 of the National Assembly on pilot implementation of motor vehicle license plate auction and Point d Clause 1 Article 38 hereof will apply./.
This Law is approved by the 15th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 7th meeting on June 27 of 2024.
E-pas: 60179
|
CHAIRPERSON OF NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực