Chương VII: Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
Số hiệu: | 36/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trong đó quy định điểm của giấy phép lái xe.
Quy định điểm của giấy phép lái xe
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về điểm của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Theo đó:
- Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.
- Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
- Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
- Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó.
- Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 80. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Tham gia bảo vệ hiện trường;
d) Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
Điều 81. Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
4. Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Điều 82. Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ
1. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức lực lượng và công cụ, phương tiện nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cứu nạn, cứu hộ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ, cơ quan Công an có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ trong mọi trường hợp.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an bố trí phương tiện cứu hộ phương tiện bị tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất có trách nhiệm tổ chức chôn cất sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ đồng ý cho chôn cất.
5. Trường hợp tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chở hàng hóa nguy hiểm, cơ quan Công an chủ trì giải quyết vụ việc phải thông báo ngay cho đơn vị chức năng về giải quyết hóa chất độc hại, vật liệu cháy, nổ; phong tỏa hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức phân luồng giao thông, cấm người, phương tiện đi vào khu vực tai nạn.
Điều 83. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
1. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật;
b) Người gây tai nạn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
d) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người và phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đối với tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, việc điều tra, giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự. Đối với tai nạn giao thông đường bộ chưa xác định có dấu hiệu tội phạm, nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ;
b) Khám nghiệm hiện trường, phương tiện, tử thi, công trình đường bộ liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; thu thập thông tin, dữ liệu; xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đường bộ gây ra;
c) Tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
d) Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người bị nạn, người làm chứng và những người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;
đ) Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; kiểm tra, xác minh điều kiện của phương tiện, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ; kiểm tra hành khách, hàng hóa vận chuyển và các loại giấy tờ khác có liên quan;
e) Truy tìm phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn;
g) Giám định chuyên môn; dựng lại hiện trường;
h) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận vụ tai nạn giao thông đường bộ phải xác định diễn biến, hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, lỗi và điều kiện liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; đề xuất xử lý vụ tai nạn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục khi phát hiện sơ hở, thiếu sót nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Điều 84. Thống kê tai nạn giao thông đường bộ
1. Thông tin về tai nạn giao thông đường bộ phải được thống kê chính xác, đầy đủ, kịp thời; kết quả thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ phục vụ nghiên cứu, đề ra các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp thống kê tai nạn giao thông đường bộ.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp thông tin thống kê người bị tai nạn giao thông đường bộ vào khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
4. Cơ quan điều tra khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ phải cung cấp thông tin, tài liệu, kết quả điều tra, giải quyết cho cơ quan Cảnh sát giao thông có thẩm quyền để phục vụ thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
Điều 85. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
1. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
2. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;
b) Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Chỉ được chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này khi ngân sách nhà nước chưa chi hoặc chi chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
b) Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
b) Báo tin ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
c) Tham gia bảo vệ hiện trường;
d) Tham gia bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin liên quan về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa nạn nhân đi cấp cứu trong trường hợp không có phương tiện nào khác nhưng phải xác định vị trí phương tiện, vị trí nạn nhân tại hiện trường, không được làm thay đổi, mất dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trường hợp có người chết phải giữ nguyên hiện trường và che đậy thi thể.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm chở người bị thương đi cấp cứu. Xe ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
4. Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
1. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức lực lượng và công cụ, phương tiện nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cứu nạn, cứu hộ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ, cơ quan Công an có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ trong mọi trường hợp.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an bố trí phương tiện cứu hộ phương tiện bị tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất có trách nhiệm tổ chức chôn cất sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ đồng ý cho chôn cất.
5. Trường hợp tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chở hàng hóa nguy hiểm, cơ quan Công an chủ trì giải quyết vụ việc phải thông báo ngay cho đơn vị chức năng về giải quyết hóa chất độc hại, vật liệu cháy, nổ; phong tỏa hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức phân luồng giao thông, cấm người, phương tiện đi vào khu vực tai nạn.
1. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Tất cả các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật;
b) Người gây tai nạn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
d) Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
đ) Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người và phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Đối với tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, việc điều tra, giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự. Đối với tai nạn giao thông đường bộ chưa xác định có dấu hiệu tội phạm, nội dung điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy, các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ;
b) Khám nghiệm hiện trường, phương tiện, tử thi, công trình đường bộ liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; thu thập thông tin, dữ liệu; xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đường bộ gây ra;
c) Tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
d) Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người bị nạn, người làm chứng và những người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;
đ) Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; kiểm tra, xác minh điều kiện của phương tiện, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ; kiểm tra hành khách, hàng hóa vận chuyển và các loại giấy tờ khác có liên quan;
e) Truy tìm phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn;
g) Giám định chuyên môn; dựng lại hiện trường;
h) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận vụ tai nạn giao thông đường bộ phải xác định diễn biến, hậu quả thiệt hại, nguyên nhân, lỗi và điều kiện liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông đường bộ; đề xuất xử lý vụ tai nạn giao thông đường bộ; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục khi phát hiện sơ hở, thiếu sót nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
1. Thông tin về tai nạn giao thông đường bộ phải được thống kê chính xác, đầy đủ, kịp thời; kết quả thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ phục vụ nghiên cứu, đề ra các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
2. Cơ quan Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp thống kê tai nạn giao thông đường bộ.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp thông tin thống kê người bị tai nạn giao thông đường bộ vào khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho cơ quan Cảnh sát giao thông.
4. Cơ quan điều tra khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ phải cung cấp thông tin, tài liệu, kết quả điều tra, giải quyết cho cơ quan Cảnh sát giao thông có thẩm quyền để phục vụ thống kê, tổng hợp về tai nạn giao thông đường bộ, xây dựng Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này.
1. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
2. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;
b) Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ mà không được Nhà nước bảo đảm kinh phí.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Chỉ được chi hỗ trợ cho các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này khi ngân sách nhà nước chưa chi hoặc chi chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
RESOLVING ROAD TRAFFIC ACCIDENTS
Article 80. Responsibilities of vehicle operators causing traffic accidents, relevant individuals, and individuals present at the scene of the accident
1. Vehicle operators causing traffic accidents and individuals relevant to the accidents have the responsibility to:
a) immediately stop vehicles, establish danger warning, maintain the scene, assist accident victims, and report to the nearest police authority, medical examination and treatment establishments, or People’s Committees;
b) remain at the scene of accidents until the police arrive unless they require emergency medical care or accident victims require emergency medical care or they feel their lives and health are being threatened in which case they must report to the nearest police authority and People’s Committees;
c) provide identification information of themselves, individuals related to the accidents, and relevant information of the accidents for competent authority.
2. Individuals present at accident scenes have the responsibility to:
a) provide assistance and medical aid for accident victims;
b) notify the nearest police authority, medical examination and treatment establishments, or People’s Committees;
c) protect the accident scene;
d) protect property of accident victims;
dd) provide relevant information about the accidents at request of competent authority.
3. Individuals under Clause 1 and Clause 2 of this Article are allowed to use vehicles related to the accidents to transport accident victims to emergency medical care only when there are no other vehicles at the scene. In this case, the vehicles and victims must be tracked and signs relating to the accidents must not be altered Where there are human casualties, the scene must be preserved and the corpses must be covered.
4. Other vehicle operators moving past the accident scenes are responsible for carrying wounded individuals to receive emergency medical care. Priority vehicles and passenger vehicles benefiting from privileges or diplomatic immunities are not required to comply with this Clause.
Article 81. Discovering, receiving, and processing report on road traffic accidents
1. Agencies, organizations, and individuals, upon discovering road traffic accidents, must immediately report to the nearest police authority, medical examination and treatment establishments, and People’s Committees.
2. Police authority shall, upon receiving report about traffic accidents, assign response forces to arrive at the scene to implement solutions under Clause 3 Article 76 hereof and other solutions to resolve traffic accidents as per the law.
3. Medical examination and treatment establishments providing initial medical care to traffic accident victims are responsible for reporting to the nearest police authority; conducting tests for alcoholic contents, narcotic substance contents, or other stimulant contents in blood of vehicle operators. Where medical examination and treatment establishments are incapable of conducting tests, they must collect blood samples, preserve, and transport blood samples to capable testing facilities.
4. The nearest People's Committees upon receiving report about traffic accidents must notify competent police authority.
5. Insurance enterprises related to individuals, vehicles, and property involved in traffic accidents upon receiving report about traffic accidents must assign their personnel or representatives to arrive at the scene to cooperate with entities resolving traffic accidents.
6. The Minister of Public Security shall elaborate Clause 2 of this Article.
Article 82. Rescue in case of traffic accident
1. Police authority shall take charge and cooperate with relevant agencies, organizations, and individuals in mobilizing forces, equipment, and vehicles at the scene to provide rescue efforts. Depending on the nature, severity, and consequences of traffic accidents, police authority are responsible for reporting to competent authority to mobilize forces and equipment to resolve traffic accidents when necessary.
2. Medical examination and treatment facilities must assign personnel and vehicles to stand by and immediately arrive at the scene to provide emergency medical aid, transport, provide emergency medical care after receiving report on traffic accidents; provide assistance and medical care for traffic victims in all situations.
3. Insurance enterprises are responsible for cooperating with police authority in allocating rescue vehicles for vehicles involved in traffic accidents when necessary.
4. People’s Committees of communes where traffic accidents occur and involve human casualties with unidentified personal information and relatives or whose relatives cannot afford burial procedures are responsible for burying the victims after receiving approval from competent authority entitled to investigate, resolve traffic accidents.
5. Where vehicles carrying dangerous goods are involved in traffic accidents, police authority in charge of the accidents must immediately notify entities in charge of handling hazardous chemicals, combustible and explosive materials; seal off the accident scenes; reorganize traffic arrangement, and prevent other road users, vehicles from entering the accident scenes.
Article 83. Investigating and settling traffic accidents
1. Rules in investigating and settling traffic accidents:
a) All accidents are investigated and settled in a quick, timely, accurate, objective, and law-compliant manner;
b) Individuals causing traffic accidents must, depending on severity and nature of the violation, be met with administrative penalties or criminal prosecution and, if such violation causes damage, pay compensation as per the law;
c) Organizations and individuals related to traffic accidents are responsible for cooperating in settlement;
d) Investigation and settlement of traffic accidents must not be taken advantage of, exploited for infringement of benefits of the Government or legitimate rights and benefits of organizations and individuals;
dd) Where traffic accidents involve personnel and vehicles of diplomatic representative missions, consular missions, representative missions of international organizations in Vietnam, investigation and settlement of such accidents shall conform to this law, regulations on diplomatic privileges, immunity, and relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. Where traffic accidents involve signs of criminal activity, investigation and settlement of such accidents shall conform to criminal and criminal proceeding laws. Where traffic accidents have not been identified to involve criminal activity, investigation and settlement of traffic accidents consist of:
a) Checking for content of alcohol, narcotic substances, other stimulants prohibited by the law in vehicle operators involved in traffic accidents;
b) Examining accident scene, vehicles, bodies, and road structures directly related to traffic accidents; collecting information and data; identifying human and property casualties caused by traffic accidents;
c) Suspending vehicles, items, documents, license, practicing license of vehicle operators and vehicles;
d) Recording testimony of vehicle operators, accident victims, witnesses, and other related individuals in traffic accidents;
dd) Inspecting physical markings on accident victims; examining conditions of vehicles and vehicle operators; examining passengers, carried goods, and relevant documents;
e) Searching for vehicles, vehicle operators causing accidents;
g) Conducting subject-matter evaluation; reconstructing the scene;
h) Conducting other activities as per the law.
3. Traffic accident conclusion must identify the development, consequences, causes, faults, and conditions directly related to the accidents; proposed handling of traffic accidents; proposed rectification by agencies, organizations, and individuals where errors or faults are found for the purpose of assuring road traffic order and safety.
4. The Minister of Public Security shall prescribe procedures for investigating, settling traffic accidents of traffic police.
Article 84. Statistical recording of road traffic accident
1. Statistical information on traffic accidents must be recorded in an accurate, adequate, and timely manner; results of statistical information on traffic accidents serve research and proposition of solutions for preventing traffic accidents.
2. Traffic police authority shall take charge and cooperate in recording statistical information on traffic accidents.
3. Medical examination and treatment establishments shall provide statistical information on traffic accident victims receiving medical examination and treatment at the establishments to traffic police authority.
4. Investigating authority shall, while settling traffic accidents, provide information, documents, and results of investigation and settlement to competent traffic police authority for the purpose of consolidating statistics on traffic accidents and developing database on traffic accidents.
5. The Minister of Public Security shall elaborate this Article.
Article 85. Fund for traffic accident damage reduction
1. The Fund for traffic accident damage reduction (hereinafter referred to as “Fund”) is a non-budget state fund in central government-level for mobilizing social funding to reduce traffic accident damage.
2. The Fund is established from the following financial fundings:
a) Voluntary assistance, funding, and contributions of domestic, foreign organizations and individuals;
b) Other funding sources as per the law.
3. The Fund shall cover:
a) Assistance for traffic victims and victims’ families; organizations, individuals providing assistance, emergency medical care, and transport of traffic accident victims to emergency medical care;
b) Assistance for organizations, individuals communicating traffic accident damage reduction without being funded by the Government.
4. Operating principles of the Fund:
a) The Fund does not operate for profit;
b) The Fund is managed, used for the right purpose and in a manner that is law-compliant, timely, effective, public, and transparent;
c) The Fund only covers activities under Clause 3 of this Article where state budget has not adequately covered these activities.
5. The Government shall elaborate Clause 2 and Clause 3 of this Article; prescribe the establishment, management, and use of the Fund for traffic accident damage reduction.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực