Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ
Số hiệu: | 36/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trong đó quy định điểm của giấy phép lái xe.
Quy định điểm của giấy phép lái xe
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về điểm của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Theo đó:
- Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.
- Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
- Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
- Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó.
- Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
5. Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
6. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
7. Cọc tiêu, tường bảo vệ để hướng dẫn cho người tham gia giao thông đường bộ biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.
8. Rào chắn để ngăn không cho người, phương tiện qua lại.
9. Đinh phản quang, tiêu phản quang để thông tin, cảnh báo về phần đường, làn đường.
10. Cột Km, cọc H để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ về các thông tin của đường bộ.
11. Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.
12. Khi ở một vị trí vừa có biển báo hiệu đặt cố định vừa có biển báo hiệu tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời.
13. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
14. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;
b) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
c) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
d) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;
đ) Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;
e) Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;
g) Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;
h) Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;
i) Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;
k) Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;
l) Gặp xe ưu tiên;
m) Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
n) Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.
2. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn.
3. Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
4. Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó.
1. Vượt xe là tình huống giao thông trên đường mà mỗi chiều đường xe chạy chỉ có một làn đường dành cho xe cơ giới, xe đi phía sau di chuyển sang bên trái để di chuyển lên trước xe phía trước.
Trên đường có từ hai làn đường dành cho xe cơ giới cùng chiều trở lên được phân biệt bằng vạch kẻ đường, xe đi phía sau di chuyển lên trước xe phía trước thì áp dụng quy tắc sử dụng làn đường quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Khi vượt các xe phải vượt bên trái; trường hợp khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái hoặc khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái thì được vượt về bên phải.
3. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã có tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.
4. Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ phải để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được cản trở đối với xe xin vượt.
Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước có tín hiệu rẽ trái để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết là chưa được vượt.
5. Xe xin vượt phải có báo hiệu nhấp nháy bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi, trừ loại xe thô sơ không có đèn chiếu sáng và còi, khi vượt xe phải có tín hiệu báo hướng chuyển, tín hiệu báo hướng chuyển được sử dụng, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước và phía sau trong suốt quá trình vượt xe; trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
6. Không được vượt xe trong trường hợp sau đây:
a) Khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn đường;
c) Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế;
d) Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế;
đ) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
e) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
g) Khi gặp xe ưu tiên;
h) Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
i) Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
k) Trong hầm đường bộ.
1. Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe.
2. Trước khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng.
3. Khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời.
1. Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát hai bên và phía sau xe, có tín hiệu lùi và chỉ lùi xe khi bảo đảm an toàn.
2. Không được lùi xe ở đường một chiều, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau bao gồm:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe đi ngược chiều;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc;
c) Xe có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật phía trước.
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe;
b) Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
d) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
đ) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
e) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
g) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
h) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
5. Trên đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì chỉ được dừng xe, đỗ xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
6. Trên đường phố, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
7. Trong trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải đỗ xe, khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy hoặc tại nơi không được phép đỗ, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo về phía sau xe để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
a) Khi gặp người đi bộ qua đường;
b) Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
c) Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
d) Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
3. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;
2. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
3. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng theo quy định, không làm cản trở giao thông.
2. Các xe qua phà, qua cầu phao theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe ưu tiên;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng thứ tự ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.
3. Khi qua phà, phải chấp hành quy định sau đây:
a) Khi xe xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người không được ở trên xe, trừ người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người bệnh;
b) Khi xuống phà, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng xuống trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông đường bộ lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
4. Khi qua cầu phao, phải chấp hành quy định sau đây:
a) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải đi theo một hàng theo chiều di chuyển, không gây cản trở người, phương tiện đi ngược chiều;
b) Xe thô sơ, người đi bộ phải đi sát về phía bên phải theo chiều đi của mình, không gây cản trở xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
c) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe thô sơ, người đi bộ phải tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
1. Khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, đèn đỏ sáng nhấp nháy, chuông kêu, chắn đường bộ đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe.
2. Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua.
3. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn hoặc hàng hóa rơi đổ trên đường ngang, cầu chung đường sắt mà không thể di chuyển ngay khỏi phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người có mặt phải ngay lập tức báo hiệu để dừng tàu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
a) Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;
b) Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;
c) Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
d) Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.
3. Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Không dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng xe, đỗ xe khẩn cấp, nếu không di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách bảo đảm an toàn, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý hầm đường bộ;
3. Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.
1. Xe ưu tiên gồm xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy; xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.
2. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy;
b) Xe của lực lượng quân sự, công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường;
c) Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
3. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này phải có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật. Màu của tín hiệu đèn ưu tiên được quy định như sau:
a) Xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy, xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu có đèn nhấp nháy màu đỏ;
b) Xe của lực lượng công an, kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường có đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ;
c) Xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có đèn nhấp nháy màu xanh.
4. Xe ưu tiên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được; riêng đối với đường cao tốc, chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời.
5. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.
6. Chính phủ quy định về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên và trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có bố trí xe Cảnh sát giao thông dẫn đường; quy định quy trình dẫn đường của Cảnh sát giao thông đối với các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam.
1. Chỉ được chở người trên thùng xe ô tô chở hàng trong trường hợp sau đây:
a) Chở người đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở người bị nạn đi cấp cứu; đưa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật;
b) Chở người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
c) Chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người dự sát hạch lái xe trên xe sát hạch; chở công nhân đang làm nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng đường bộ;
d) Chở người diễu hành theo đoàn khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Xe ô tô chở hàng mà chở người trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
1. Một xe ô tô chỉ được kéo theo một xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe được kéo không tự chạy được, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật này và phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực;
b) Việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng;
c) Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
2. Xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo chỉ được kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phù hợp với thiết kế của xe; việc kết nối xe kéo với rơ moóc, xe ô tô đầu kéo với sơ mi rơ moóc phải bảo đảm chắc chắn, an toàn.
3. Không được chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển; xe kéo rơ moóc, xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc không được kéo thêm rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc xe khác.
1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
c) Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;
b) Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;
c) Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;
d) Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;
đ) Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
1. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.
2. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này; người được chở trên xe đạp, xe đạp máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật này.
3. Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
4. Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.
5. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.
1. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
2. Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
3. Không được thả vật nuôi trên đường bộ.
1. Người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 12 tuổi;
d) Người già yếu hoặc người khuyết tật.
2. Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.
1. Road users must stay on the right-hand side in their direction of travel, move in the correct designated lane, road section, comply with road signs, and other road traffic rules.
2. Drivers and passengers on motor vehicles must wear seat belts while participating in road traffic.
3. Children under 10 years of age and under 1,35 m in height must not be allowed to sit at the same row as the driver unless motor vehicle types only has one seat row; drivers must employ and read use instructions of appropriate safety devices for children.
Article 11. Compliance with road traffic signal
1. Road traffic signals consist of: command of traffic control personnel; traffic lights; road signs; road markings, and other signs on the road; markers, walls, fences, reflective road studs, reflective posts, driver location signs; audible warning devices for road traffic.
2. Road users must comply with road traffic signals must comply with road traffic signals the following order of priority:
a) Command of traffic control personnel;
b) Traffic lights;
c) Road signs;
d) Road markings and other signal on road surface;
dd) Posts, walls, fences, reflective road studs, reflective posts, driver location signs;
e) Audible warning devices for road traffic.
3. Command of traffic control personnel is regulated as follows:
a) Raising right hand indicates that road users in all directions must stop;
b) Stretching either or both arms sideways indicates that road users in front of and behind the traffic control personnel must stop whereas road users to the right and left of the traffic control personnel can go;
c) Raising the right hand forward indicates that road users behind and to the right of the traffic control personnel must stop whereas road users in front of the traffic control personnel may turn right, road users to the left of the traffic control personnel may go in all permissible directions and pedestrians must move behind the traffic control personnel.
4. Traffic light consists of 3 colors: green, yellow, red and may or may not be accompanied by timer. Road users must comply with traffic lights in the following manner:
a) Green light allows road users to move; where pedestrians or wheelchair-bound people with disabilities are moving in roadway, other vehicles must decelerate or yield to the pedestrians and wheelchair-bound people with disabilities;
b) Yellow light mandates road users to stop before stop line; where a road user is on or has passed the stop line as traffic light turns yellow, he/she is allowed to proceed; where yellow light is flashing, vehicle operators are allowed to move as long as they observe, decelerate, or yield to pedestrians, wheelchair-bound people with disabilities, or other vehicles;
c) Red light mandates road users to stop.
5. Signal of road signs is regulated as follows:
a) Prohibitory sign indicates prohibitions;
b) Warning sign issues warnings regarding potential dangerous situations;
c) Order sign issues order that must be complied with;
d) Direction sign indicates direction of travel or necessary pieces of information;
dd) Auxiliary sign complements prohibitory signs, warning signs, order signs, and direction signs.
6. Road markings mean markings separating lanes, position, direction of travel, or stop positions.
7. Posts and walls inform road users about safe perimeter of road base and direction of travel.
8. Fences prevent people and vehicles from crossing.
9. Reflective road studs and reflective posts inform and warn road users about road sections, lanes.
10. Driver location signs inform road users about road information.
11. Audible warning devices for road traffic warn road users about potential danger.
12. Where an area contains both a fixed sign and a contradicting temporary sign, road users must comply with the temporary sign.
13. The Minister of Transport shall promulgate national technical regulations on road signals, except for command of traffic control personnel.
14. The Minister of Public Security shall elaborate Clause 3 of this Article.
Article 12. Compliance with speed regulations and safety distance
1. Drivers, operators of heavy-duty vehicles must comply with regulations pertaining to speed limit, minimum safety distance from vehicle travelling ahead on the same lane or road section.
2. Vehicle operators must maintain within speed limit of bridges, roads, traffic density, terrain, weather, and other factors for safety purpose.
3. Vehicle operators must observe, decelerate or stop:
a) Where road markings other available signals indicate use by pedestrians or where pedestrians, wheelchair-bound people with disabilities are crossing the road;
b) Where danger warning signals are issued or obstacles are present on the road;
c) Where they change traveling direction or have limited visibility;
d) Where road roads other road at-grade, road meets railway at-grade; where road curves, road climbs on hillside, road slopes;
dd) Where bridge, culvert, dam, underground road, underpass, tunnel are located;
e) Where school, hospital, bus station, assembly public structure, crowded residential area, local market, road construction, road traffic accident are located;
g) Where domestic animals are moving or herded on roadside;
h) Where they must avoid oncoming traffic or yield to vehicles behind; where they receive emergency signals of vehicles travelling ahead;
i) Where they approach parking, stopping locations where passengers mount, dismount vehicles;
k) Where they encounter vehicles carrying oversized, overweight load, dangerous goods or group of pedestrians;
l) Where they encounter priority vehicles;
m) Where they operate in rain, wind, fog, smoke, dust weather conditions, slippery, flooded, debris-filled road surface;
n) Where they operate in area subject to traffic control.
4. The Minister of Transport shall elaborate speed limit and safety distance of motorized vehicles and heavy-duty vehicles in road traffic.
1. Vehicles moving at a slower speed must stay on the right on their direction of travel.
2. Where there are multiple lanes accommodating travel in the same direction separated by lane markings, vehicle operators must stay within a lane and only change lane where lane change is allowed; vehicle operators are only allowed to change one lane at a time and must use indicators when doing so; vehicle operators must observe and maintain safety distance from vehicles in front, behind, and to their left and right before changing lanes.
3. Where lanes traveling in the same direction are separated by lane markers, non-motorized vehicles must stay on the rightmost lane whereas motorized vehicles and heavy-duty vehicles must stay on the left-hand side lane.
4. Where a lane is reserved specifically for a type or types of vehicles, operators of other vehicle types are not allowed to enter such lane.
Article 14. Overtaking and yielding
1. Overtaking means a traffic situation where each direction of travel only consists of one lane reserved for motorized vehicles and where vehicles from behind move forward to the left to overtake other vehicles in front of them.
Where a direction of travel consists of at least two lanes reserved for motorized vehicles and separated by lane markers, overtaking will conform to lane use principles under Article 13 hereof.
2. Overtaking vehicles must overtake on the left; where overtaken vehicles are indicating left or overtaking on the left is not feasible due to operation of heavy-duty vehicles, overtaking vehicles may overtake on the right.
3. Overtaking vehicles may only overtake if there are no obstacles ahead, there are no oncoming traffic for the road length for overtaking, overtaken vehicles do not signal overtaking, and overtaken vehicles indicate right and yield to the right.
4. Where a vehicle signals overtaking, overtaken vehicle operators must observe and decelerate where sufficient safety conditions are met, indicating right to inform overtaking vehicle operators, stay on the right of carriageway until the overtaking completes and must not obstruct overtaking vehicles.
Where there are obstacles on the road or safety conditions are not sufficient, overtaken vehicle operators shall indicate left to inform overtaking vehicle operators.
5. Overtaking vehicles must indicate or honk except for non-motorized vehicles not equipped with lights and horn; during overtaking, overtaking vehicle operators must signal direction of overtaking and maintain safety distance from other vehicles and, where overtaking vehicle operators overtake in residential areas from 10 p.m. to 5 a.m., only signal overtaking with indicators.
6. Overtaking is not allowed:
a) Where requirements under Clause 3 of this Article are not met;
b) Where there is a single lane on narrow bridge;
c) Where road is curved with limited visibility;
d) Where there are two-way road at the peak of summit-type curve with limited visibility;
dd) Where roads intersect, where roads intersect railway at-grade;
e) Where weather or road conditions do not guarantee safe overtaking;
g) Where priority vehicles are present;
h) Where pedestrian crossing is located;
i) Where pedestrians, wheelchair-bound people with disabilities are crossing the street;
k) Where vehicles travel in tunnels.
1. Turning is a traffic situation where vehicle operators make a left, right, or U-turn.
2. Prior to turning, vehicle operators must observe, maintain safety distance, decelerate, indicate accordingly or use hand signals in case of non-motorized vehicles not equipped with indicators and slowly turn towards the nearest lane in the turning direction. Indicators or hand signals must remain throughout the turning process. Vehicle operators shall only turn if they ensure that other people and vehicles are safe and not hindered.
3. While turning, drivers, operators of heavy-duty vehicles must yield to pedestrians, non-motorized vehicles, oncoming traffic and only turn when they ensure that they do not hinder or endanger other people or vehicles.
4. Vehicle operators must not turn at road section reserved specifically for pedestrian crossing, on bridges, bridge approaches, underbelly of overpasses, underpasses, at-grade railway intersections, narrow roads, sloped roads, curved roads with limited visibility, expressways, tunnels, or one-way roads unless otherwise specified by command of traffic control personnel or temporary signs.
1. When reversing, vehicle operators must observe both sides and the rear of the vehicles, indicate reversing and only reverse when safety requirements are met.
2. Vehicle operators are not allowed to reverse on one-way roads, no-stopping areas, pedestrian crossing, intersection, at-grade intersection with railway, where visibility is obstructed, tunnels, expressways.
Article 17. Avoiding oncoming traffic
1. Where directions of travel on a road are not physically separated, in order for 2 vehicles moving in opposite direction to avoid each other, both vehicle operators must decelerate and stay to the right respective to their direction of travel.
2. Cases where yielding is required when avoiding oncoming traffic:
a) Where a road is only wide enough for one vehicle at a time and incorporates lay-by, whichever vehicle is closer to the lay-by must enter the lay-by and yield to the oncoming vehicle;
b) A vehicle going downhill must yield to the vehicle going uphill;
c) A vehicle whose path forward is obstructed must yield to vehicle whose path forward is unobstructed.
1. Stopping means a temporarily motionless state of a vehicle in a necessary period of time to allow people to get on, get off, load goods, perform technical inspection, or conduct other activities. When stopping, vehicle operators must not shut down the engine and leave driving position except when closing, opening doors, loading goods, performing technical inspections in which case the vehicle operators must engage parking brake ỏ adopt other safety measures.
2. Parking means a motionless state of a vehicle in an indefinite period of time. When parking, vehicle operators may only exit the vehicles after engaging parking brake or adopting other safety measures. Where a vehicle is parked on sloped road, the front wheels must turn towards the curb and must be wedged.
3. Vehicle operators, upon stopping or parking on road, must:
a) Via signals, inform other vehicle operators upon entering, exiting stopping and parking position;
b) Park or stop their vehicles in a way that does not affect pedestrians and other vehicles.
4. Vehicle operators are not allowed to stop, park:
a) On the left of one-way road;
b) Curved road section or close to slope entry with obstructed visibility;
c) On bridges except where traffic arrangement permits;
d) Underbelly of overpass except where stopping, parking is allowed;
dd) Parallel to another vehicle stopping, parking on the same side of the road;
e) Less than 20 m away from another parking vehicle in respect of narrow road; less than 40 m away from another parking vehicle on roads with one lane reserved for motorized vehicles per direction of travel;
g) On road section reserved for pedestrian crossing;
h) At intersection and within a 5 meter radius from the edge of intersection;
i) Passenger pickup and drop-off points;
k) At and within a 5 meter radius of entrance to headquarters of agencies, organizations that accommodate vehicle entry and exit;
l) Where road width can only accommodate one lane of motorized vehicles;
m) Within safety perimeter of railway;
n) Where the vehicles will obscure road signs or traffic lights;
o) Roads reserved specifically for buses, on top of sewer grates, openings of telephone lines, high-voltage lines, drafting locations of fire trucks; on roadway or pavement in a manner that contradicts the law.
5. On road in general, vehicle operators may only stop and park where road shoulders are sufficiently wide or on plots located outside of carriageway; where road shoulders are not wide enough or not available, vehicle operators may only stop and park to the right of their direction of travel.
6. On city road, vehicle operators may only stop, park along the shoulder or pavement to the right of their direction of travel; the innermost wheels must not be more than 0,25 m away from the shoulder or pavement and must not obstruct or endanger other people and vehicles.
7. Where a vehicle must park on a section of carriageway or where parking is not allowed due to technical difficulties or other force majeure, vehicle operators must turn on emergency lights or place warning signs to inform other vehicle operators.
Article 19. Opening vehicle door
1. Vehicle doors may only be opened once the vehicle has come to a stop or is parked.
2. Individuals opening vehicle door must first observe the front, the rear, and the side on which the door is located and only then open the door to exit the vehicle if they deem safety is ensured; doors must not be left open if safety is not ensured.
1. Drivers and operators of heavy-duty vehicles, while participating in road traffic, must turn on headlight from 6 p.m. to 6 a.m. or when poor weather conditions limiting visibility.
2. Drivers and operators of heavy-duty vehicles must turn off driving beam and use passing beam:
a) Where they encounter pedestrians crossing the road;
b) Where they travel in residential areas with functioning lighting system;
c) Where they encounter oncoming traffic unless median strips are equipped with anti-glare capability;
d) Where they turn at intersection.
3. Drivers and operators of heavy-duty vehicles, when performing tasks on road, must turn on yellow warning lights.
1. Vehicle operators may only honk:
a) to inform other road users about potential dangerous situations;
b) to notify overtaking.
2. Vehicle operators must not honk repeatedly, use horn of inappropriate volume, use horn from 10 p.m. to 5 a.m. in residential areas, in vicinity of medical examination and treatment establishments other than priority vehicles.
Article 22. Yielding at intersection
Upon approaching intersection, vehicle operators must observe, decelerate, and yield according to the following principles:
1. Where a non-priority road intersects a priority road or a branching road intersects a main road, a vehicle moving from the non-priority road or branching road must yield to a vehicle moving on the priority road or main road regardless of direction of travel;
2. Where an intersection is not equipped with roundabout signage, vehicles must yield to vehicles entering from the right.
3. Where an intersection is equipped with roundabout signage, vehicles must yield to vehicles entering from the left.
Article 23. Using ferry and pontoon
1. Upon approaching ferry stations and pontoons, vehicles must queue as per the law in a manner that does not disrupt traffic.
2. Vehicles shall use ferries and pontoons in the following order of priority:
a) Priority vehicle;
b) Mail delivery vehicle;
c) Raw food delivery vehicle;
d) Public passenger transport.
Where vehicles of the same priority arrive at ferry stations or pontoons, the vehicles will comply with a first-come-first-serve basis.
3. Upon using ferries:
a) Where vehicles are boarding ferries, riding ferries, and entering ferry stations, individuals other than drivers, operators of heavy-duty vehicles, children, pregnant women, the elderly, people with disabilities, and sick people must get off the vehicles;
b) When boarding ferries, motorized vehicles and heavy-duty vehicles shall board first and be followed by non-motorized vehicles and pedestrians; when disembarking, pedestrians shall disembark first and be followed by vehicles under instructions of traffic control personnel.
4. Upon crossing pontoons:
a) Motorized vehicles and heavy-duty vehicles must travel in a single queue in the direction of travel and must not disrupt people and vehicles moving in the opposite direction;
b) Non-motorized vehicles and pedestrians must stay to the right of their direction of travel and must not disrupt movement of motorized vehicles and heavy-duty vehicles;
c) Motorized vehicles, heavy-duty vehicles, non-motorized vehicles, and pedestrians must comply with instructions of traffic control personnel.
Article 24. Traffic at railway crossings and road-rail bridges
1. Where railway crossing guards issue commands, red lights are flashing, sirens are blaring, and boom barriers are being closed or are closed, road users must stop to the right of their direction of travel before stop line.
2. Where a crossing is not guarded or not equipped with boom barrier, siren, or signal lights, road users must stop to the right of their direction of travel and before stop line, observe both directions, and only cross if no railway vehicles are approaching.
3. Where road vehicles break down or get involved in accidents or spill their goods at railway crossings or road-rail bridges and are unable to immediately evacuate from railway safety perimeter, vehicle operators and individuals at the scene must immediate signal train stop and adopt safety measures.
Article 25. Traffic on expressway
1. Drivers and operators of heavy-duty vehicles, while driving on express ways, must adhere to the following road traffic principles:
a) Before merging onto expressways, drivers and operators of heavy-duty vehicles must indicate and yield to vehicles on the expressways, observe and maintain safety distance before merging onto the rightmost lane; where acceleration lane is available, drivers and operators of heavy-duty vehicles must enter the acceleration lane before merging onto expressways;
b) Before exiting expressways, drivers and operators of heavy-duty vehicles must observe instruction signs, slowly move onto the rightmost lane or deceleration lane (if any) before exiting the expressways;
c) Drivers and operators of heavy-duty vehicles are not allowed to drive on emergency lanes and shoulders;
d) Drivers and operators of heavy-duty vehicles must adhere to other traffic principles detailed under this Chapter.
2. Vehicle operators may only stop and park at designated locations; where vehicle operators encounter technical difficulties or other force majeure in which they must stop or park, they may stop or park on emergency lanes on their direction of travel and signal hazard lights; where vehicle operators are unable to move onto emergency lanes, they must signal hazard lights, place warning signs or lights at least 150 m away to the rear of the vehicles, and immediately inform police authority in charge or expressway authority.
3. Heavy-duty vehicles having design speed lower than minimum speed of expressway, four-wheeled motorized passenger vehicles, four-wheeled motorized goods transport vehicles, motorbikes, mopeds, vehicles of types similar to motorbikes, mopeds, non-motorized vehicles, and pedestrians are not allowed to enter expressway except people, vehicles, and equipment serving management and maintenance of expressway.
Article 26. Traffic in tunnels
Vehicle operators, while driving in tunnels, must adhere to the following road traffic principles:
1. Motorized vehicles and heavy-duty vehicles must use passing beams; non-motorized vehicles must use lights or other light-emitting devices;
2. Vehicle operators must not stop or park in tunnels; where drivers and operators of heavy-duty vehicles encounter technical difficulties or other force majeure in which they must stop or park, they must move the vehicles into emergency parking, stopping positions or, in case they are unable to move the vehicles, turn on hazard lights and place warning signs or warning lights at a safety distance to the rear of the vehicles and immediately inform police authority in charge or tunnel authority;
3. Vehicle operators must adhere to other traffic principles detailed under this Chapter.
1. Priority vehicles consist of fire trucks of fire fighting and rescue police department and fire trucks of other forces mobilized to perform firefighting tasks; vehicles of military, police, and military police forces in the performance of emergency duty; convoys led by traffic police vehicles; ambulances in the performance of rescue duty; embankment personnel transport in the performance of duty; vehicles in the performance of rescue, natural disaster remediation, epidemic remediation duty or vehicles in the performance of emergency duty as per the law; funeral procession.
2. Priority vehicles have the right of way over other vehicles at intersections regardless of approaching direction in the following order:
a) Fire trucks of fire fighting and rescue police department and fire trucks of other forces mobilized to perform firefighting tasks;
b) Vehicles of military, police, and military police forces in the performance of emergency duty; convoys led by traffic police vehicles;
c) Ambulances in the performance of rescue duty;
d) Embankment personnel transport in the performance of duty; vehicles in the performance of rescue, natural disaster remediation, epidemic remediation duty or vehicles in the performance of emergency duty as per the law;
dd) Funeral procession.
3. Priority vehicles under Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article must emit priority signals as per the law. Color of priority light signals:
a) Fire trucks of fire fighting and rescue police department and fire trucks of other forces mobilized to perform firefighting tasks, vehicles of military forces in the performance of emergency duty, ambulances in the performance of rescue duty must be equipped with red flashing lights;
b) Vehicles of police and military forces in the performance of emergency duty and vehicles of guiding traffic police must be equipped with blue and red flashing lights;
d) Embankment personnel transport in the performance of duty; vehicles in the performance of rescue, natural disaster remediation, epidemic remediation duty or vehicles in the performance of emergency duty as per the law must be equipped with blue flashing lights.
4. Priority vehicles under Points a, b, c, and d Clause 2 of this Article can operate regardless of speed limit, traffic light signal, direction of traffic, and on any permissible road; can operate against traffic only on emergency lanes of expressways; must comply with order of traffic control personnel and temporary signs.
5. Where priority vehicles signal emergency operation, other road users must decelerate, stay to the right of their direction of travel or stop to yield, tollbooths must prioritize and not obstruct priority vehicles in all circumstances.
6. The Government shall prescribe management, installation, and use of devices emitting priority signals of priority vehicles and procedures for issuance, re-issuance, and revocation of license to use priority signal devices.
7. The Minister of Public Security shall prescribe domestic and foreign delegations arriving at Vietnam to be escorted by traffic police forces; escort procedures of traffic police in respect of domestic and foreign delegations in Vietnam.
Article 28. Using goods transport motor vehicles for passenger transport
1. Goods transport motor vehicles are only allowed to transport passengers in their cargo spaces where:
a) the goods transport motor vehicles serve rescue, natural disaster or epidemic remediation or emergency duty; emergency medical care of transported individuals, to evacuate people from dangerous areas or in the event of other emergencies as per the law;
b) the goods transport motor vehicles transport people’s armed forces in the performance of emergency duty;
c) the goods transport motor vehicles are training vehicles transporting driving trainees; vehicles for examination and carrying examinees; transport workers in the performance of road maintenance duty;
d) the goods transport motor vehicles transport people in parade if competent authority has permitted the parade.
2. Goods transport motor vehicles transporting people under cases detailed in Clause 1 of this Article must maintain road traffic safety.
Article 29. Tow vehicles, vehicles hauling trailers, and tractor units hauling semi-trailers
1. Each motor vehicle may only tow another motor vehicle or heavy-duty vehicle if the towed vehicle cannot operate except for cases under Clause 3 Article 53 hereof as long as requirements below are met:
a) Towed vehicles must be manually operated and have functioning steering system;
b) Connection between towing vehicles and towed vehicles must be firm and safe; where brake system of towed vehicles are no longer functioning, towed vehicles must be connected to towing vehicles via draw bars;
c) The front of towing vehicles and the rear of towed vehicles must be outfitted with warning signs and yellow flashing warning lights.
2. Vehicles hauling trailers, and tractor units hauling semi-trailers must only haul trailers and semi-trailers appropriate to their design; connection between hauling vehicles and trailers, semi-trailers must be secured and safe.
3. Towed vehicles must not be occupied by people other than the drivers; vehicles hauling trailers, and tractor units hauling semi-trailers must not haul other trailers, semi-trailers, or other vehicles.
Article 30. Pedestrians; children, pregnant women, the elderly, people with disabilities, incapacitated people participating in traffic
1. Pedestrians must:
a) go on pavements, shoulders, foot paths; where pavement, shoulder, or foot paths are not available, pedestrians must stay to the right in their direction of travel;
b) only cross where traffic lights, zebra crossing, pedestrian overpass, pedestrian underpass are located and comply with road instructions and signs. Where traffic lights, zebra crossing, pedestrian overpass, pedestrian underpass are not available, pedestrians must observe oncoming traffic and only cross when it is safe; when crossing, pedestrians must signal with their hands;
c) not cross median strips, hang on to or cling to moving vehicles; ensure safety and prevent disruption to people and road traffics when carrying or hauling bulky items.
2. In respect of children, pregnant women, the elderly, people with disabilities, and incapacitated people:
a) Children under 7 years of age must be accompanied by adults when crossing the street;
b) People with disabilities using motorized or non-motorized wheelchairs must go on pavements, shoulders, zebra crossing, and road sections reserved for non-motorized vehicles;
c) People with vision impairment must be accompanied by human guides or be outfitted with devices that inform other people about their vision impairment when participating in road traffic;
d) Incapacitated people must be accompanied by human guides when participating in road traffic;
dd) The general public are responsible for helping children under 7 years of age, pregnant women, the elderly, people with disabilities, and incapacitated people cross the road;
Article 31. Operators, passengers, and goods loaded non-motorized vehicles
1. Bicycle, motorized bicycle operators may only carry one additional passenger or two additional passengers one of which is a child under 7 years of age.
2. Bicycle, motorized bicycle operators must not conduct actions under Clause 3 Article 33 hereof; bicycle, motorized bicycle passengers must not conduct actions under Clause 4 Article 33 hereof.
3. Motorized bicycle operators and passengers must wear helmets compliant with national technical regulations and fasten accordingly.
4. Non-motorized vehicle operators may only move in single line and stay within road section reserved specifically for non-motorized vehicles (if any); non-motorized vehicles must be outfitted with lights or warning devices at the front and the rear in order to be allowed to operate from 6 p.m. to 6 a.m.
5. Goods loaded on non-motorized vehicles must be safe, not disrupting traffic, and not obstructing visibility of operators. Goods loaded on non-motorized vehicles must not exceed 1/3 the vehicle length, must not extend more than 1 forward or backward, and must not extend more than 0,4 m past each side wheel.
Article 32. Controllers, herders of domestic animals, operators of road vehicles towed by domestic animals
1. Controllers, herders of domestic animals, operators of road vehicles towed by domestic animals must keep domestic animals to the right of their direction of travel; must observe carefully and only cross the road when it is safe; must not disrupt other people and vehicles.
2. Do not control, herd domestic animals, or operate vehicles towed by domestic animals into road sections reserved for non-motorized vehicles.
3. Do not release domestic animals on roads.
Article 33. Operators, passengers, and goods loaded on motorbikes, mopeds
1. Operators of motorbikes and mopeds may only carry one additional passenger or two additional passengers:
a) to carry sick people for emergency medical care;
b) to escort people violating the law;
c) to carry children under 12 years of age;
d) to carry the elderly or people with disability.
2. Operators and passengers of motorbikes, motorized tricycles, and mopeds must wear helmets compliant with national technical regulations and fasten accordingly.
3. Operators of motorbikes, motorized tricycles, and mopeds must not:
a) drive abreast;
b) drive in road sections reserved for pedestrians and other vehicles;
c) use umbrella or audio devices other than hearing aids;
d) remove both hands from the handlebar; drive on one wheel in case of motorbikes, two-wheeled motorized vehicles; drive on two wheels in case of motorized tricycles;
dd) propel, push other vehicles, objects, herd animals, carry, transport, load bulky objects using the vehicles; carry people standing on the seat, cargo space, or sitting on the handlebar; load goods exceeding the permissible limit;
e) operate while sidesaddling, standing, lying on the seat; changing driver while the vehicles are moving; operate while turning around or blindfolded; grind the kickstand or other objects against the road while the vehicles are moving;
g) conduct other actions that violate road traffic order and safety.
4. Passengers of motorbikes, motorized tricycles, and mopeds, in road traffic, must not:
a) carry bulky objects;
b) use umbrella;
c) hang on to, pull, or propel other vehicles;
d) stand on the seat, cargo space, or sit on handlebar;
dd) conduct other actions that violate road traffic order and safety.
5. Motorbikes and motorized vehicles must not load goods in a manner that extends more than 0,3 m towards either side of cargo space, more than 0,5 m towards the back of cargo space according to manufacturers’ design; stacking height must not exceed 2 m from road surface.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực