Việc cung cấp thông tin về tai nạn giao thông thuộc trách nhiệm của ai mới nhất
Việc cung cấp thông tin về tai nạn giao thông thuộc trách nhiệm của ai mới nhất

1. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông

Ngày 13/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông theo đó đã quy định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:

1.1. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện, người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông

  • Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  • Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

1.2. Trách nhiệm của người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông

Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

  • Bảo vệ hiện trường;
  • Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
  • Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
  • Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông

Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu.

Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

3. Trách nhiệm của Cơ quan công an và Ủy ban nhân dân khi xảy ra tai nạn giao thông

3.1. Trách nhiệm của cơ quan công an

Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Trách nhiệm của cơ quan công an khi có tai nạn giao thông

3.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn giao thông

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có các trách nhiệm sau:

  • Kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn;
  • Tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn;
  • Trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
  • Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.

4. Tai nạn giao thông là gì? Cách phòng tránh tai nạn giao thông mới nhất năm 2025?

4.1. Tai nạn giao thông là gì?

Tai nạn giao thông là những sự va chạm, va quẹt, đâm va xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, đến tài sản và phương tiện.

4.2. Cách phòng tránh tai nạn giao thông như sau:

  • Tuân thủ luật giao thông: Tránh các hành vi vi phạm như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi với tốc độ quá nhanh, không giữ khoảng cách an toàn khi lái xe...
  • Giữ khoảng cách an toàn và đội mũ bảo hiểm: Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác để tránh xảy ra va chạm và tai nạn. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để bảo vệ đầu và tránh các chấn thương đầu khi xảy ra tai nạn.
  • Kiểm tra và bảo trì xe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì xe định kỳ để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt và giảm thiểu nguy cơ xảy ra lỗi kỹ thuật trên xe. Kiểm tra các hệ thống như phanh, hệ thống treo, lốp xe...để đảm bảo an toàn khi lái xe.
  • Không sử dụng rượu, ma túy khi lái xe: Tuyệt đối không sử dụng rượu, ma túy khi lái xe vì đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông rất nguy hiểm. Sử dụng dịch vụ taxi hoặc xe cộ công cộng nếu bạn đã uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Nâng cao ý thức an toàn giao thông: Thường xuyên cập nhật và học tập các quy định mới về an toàn giao thông. Thực hiện các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông như đeo dây an toàn, đón trả khách đúng nơi quy định... Nâng cao ý thức trách nhiệm và văn hóa giao thông, tôn trọng người tham gia giao thông khác.

Ngoài ra:

  • Cần chú ý quan sát xung quanh khi lái xe, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư, trường học, bệnh viện...
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ lái xe an toàn như camera hành trình, hệ thống cảnh báo va chạm...
  • Tham gia các khóa học lái xe an toàn để nâng cao kỹ năng lái xe và xử lý tình huống trên đường.

Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc trên, mỗi người tham gia giao thông có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, bảo vệ bản thân và người khác.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Tuân thủ luật giao thông để hạn chế tai nạn
Tuân thủ luật giao thông để hạn chế tai nạn

5. Một số hành vi bị cấm khi tham gia giao thông đường bộ

Một số hành vi bị cấm khi tham gia giao thông được trích từ quy định tại Điều 9 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

  • Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
  • Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
  • Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
  • Đua xe, tổ chức đua xe, xúi giục, giúp sức, cổ vũ đua xe trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục.
  • Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.
  • Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
  • Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phương tiện khác không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia giao thông đường bộ.

(Xem toàn bộ các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024).

6. Những biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông

Các biện pháp phòng tránh bao gồm các cấp độ phòng ngừa khác nhau, phương thức tiếp cận cả chủ động lẫn bị động, tập trung vào nhiều đối tượng khác nhau và xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Một số biện pháp phổ biến:

  • Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về nội dung an toàn giao thông bằng nhiều hình thức
  • Phổ biến luật giao thông: Tuyên truyền rộng rãi luật giao thông đến mọi người trong xã hội.
  • Tổ chức các cuộc thi về luật giao thông: Tạo điều kiện để mọi người hiểu rõ hơn về quy định khi tham gia giao thông.
  • Hướng dẫn kỹ năng an toàn giao thông: Giúp người tham gia giao thông, đặc biệt là người đi bộ, xe đạp và xe máy, hiểu rõ cách tham gia giao thông một cách an toàn.
  • Tuân thủ, thực hiện các biện pháp an toàn tương ứng với loại hình tham gia giao thông.
  • Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ, qua đường đúng nơi quy định như các vạch kẻ dành cho người đi bộ hoặc cầu vượt, chờ đèn xanh để qua đường.
  • Ở nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi có đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt ...), giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp (có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới.
  • Luôn đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và cài dây an toàn khi đi xe máy.

7. Các biện pháp xây dựng môi trường giao thông an toàn

  • Hành vi ứng xử hợp lý, đúng mực, có tình người trong các tình huống xảy ra trên đường, cư xử có văn hóa như: tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi khi có va quệt.
  • Hợp tác, giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
  • Tạo hành lang dành riêng cho người đi bộ.
  • Lắp đặt biển báo và giảm tốc tại những khu vực nguy hiểm, trước cổng trường, công ty, nơi công cộng đông người qua lại.
  • Xây dựng quy định về thời gian sử dụng các phương tiện giao thông và cấm lưu hành những phương tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn.
  • Phối hợp với Cảnh sát giao thông để tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm như lấn chiếm lòng lề đường, đua xe, phóng nhanh vượt đèn đỏ, chở quá 2 người trên xe, lái xe khi uống rượu hoặc chất có cồn.
  • Sử dụng các trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông như trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài dây an toàn khi ngồi trên ô tô.

8. 14 quy định mới về giao thông áp dụng từ 01/01/2025

8.1. Thay đổi phân hạng giấy phép lái xe

Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì từ năm 2025 giấy phép lái xe sẽ tăng lên 15 hạng là A1, A, B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE, còn hiện nay theo Luật Giao thông đường bộ 2008 là 13 gồm A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FC và FE.

Đồng thời, luật cũng thay đổi loại xe được lái trong từng hạng, ví dụ như:

- Hạng A1 mới cấp cho người lái xe mô tô từ trên 50 phân khối đến 125 phân khối.

- Hạng A mới cấp cho người lái xe mô tô trên 125 phân khối.

Còn bằng A1 hiện nay cấp cho người lái xe mô tô từ 50 phân khối đến dưới 175 phân khối, bằng A2 hiện nay cấp cho người lái xe mô tô trên 175 phân khối.

8.2. Tăng nhiều mức phạt giao thông 2025

Luật giao thông đường bộ mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã tăng gấp nhiều lần mức phạt đối với các hành vi vi phạm.

Điều này sẽ giúp nâng cao việc tuân thủ, chấp hành các quy định về an toàn giao thông của người dân khi tham gia giao thông.

8.3. Bổ sung trường hợp được xử phạt lỗi xe không chính chủ từ 01/01/2025

Luật giao thông đường bộ mới cũng đã bổ xung thêm các trường hợp được xử phạt lỗi, điều khiển xe không chính chủ so với quy định của luật cũ.

8.4. Mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm

  • Mỗi giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm.
  • Nếu vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
  • Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
  • Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được lái xe theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm (Chi tiết tại mục 3).

8.5. Kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe

  • Nếu bị trừ hết điểm giấy phép lái xe thì người lái xe phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe:
  • Người lái xe máy chỉ phải làm kiểm tra lý thuyết theo các câu hỏi như khi thi bằng lái xe, chứ không có kiểm tra thực hành.
  • Người lái ô tô phải làm kiểm tra lý thuyết và mô phỏng theo các câu hỏi như khi thi bằng lái xe, không có kiểm tra sa hình và lái xe đường trường.

8.6. Thay đổi thời hạn của giấy phép lái xe

Cụ thể, theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì các hạng giấy phép lái xe mô tô vẫn là loại giấy phép lái xe không thời hạn như hiện nay.

Riêng đối với giấy phép lái xe dùng để lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tương ứng là bằng B1 hiện nay và bằng B mới) thì từ năm 2025 sẽ có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp, còn hiện nay thời hạn của loại giấy phép lái xe này phụ thuộc vào độ tuổi của người lái xe.

8.7. Thay đổi thời gian bật đèn xe bắt buộc từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Hiện nay, người lái xe phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

(Điều 20 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

8.8. Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe từ 01/01/2025

Theo điểm e khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Hiện nay, theo quy định của luật cũ, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

8.9. Xe mô tô, xe gắn máy phải kiểm định khí thải

  • Đối với các xe máy, xe gắn máy có thời gian tính từ năm sản xuất đến 05 năm, chủ xe không phải nộp hồ sơ và không phải mang xe đến cơ sở đăng kiểm để kiểm định khí thải. Trường hợp này Cục Đăng kiểm sẽ cấp Chứng nhận kiểm định khí thải dựa trên dữ liệu từ các hệ thống.
  • Đối với xe máy, xe gắn máy có thời gian tính từ năm sản xuất trên 05 năm thì chủ xe phải mang xe đến cơ sở đăng kiểm để kiểm định khí thải.
  • Trong đó, xe trên 5 năm đến 12 năm tuổi phải kiểm định 2 năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.
  • Nếu kiểm định đạt yêu cầu thì sẽ được cấp Chứng nhận kiểm định khí thải.

Lưu ý: Tuy các văn bản về kiểm định khí thải sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Tuy nhiên sẽ chưa thực hiện kiểm định khí thải từ 01/01/2025 mà sẽ thực hiện theo lộ trình tại các văn bản sẽ được ban hành trong thời gian tới.

( Điều 27 Thông tư 47/2024/TT-BGTVT)

8.10. Bổ sung trường hợp được “tống 3” từ 01/01/2025

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 12 tuổi;

- Người già yếu hoặc người khuyết tật.

Như vậy, so với Luật Giao thông đường bộ 2008 thì từ ngày 01/01/2025, bổ sung thêm trường hợp được “tống 3” (tức trên xe có tổng cộng 3 người) là chở người già yếu hoặc người khuyết tật.

8.11. Bổ sung quy định đấu giá biển số xe máy, xe gắn máy từ 01/01/2025

Theo khoản 1 Điều 37 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì biển số xe đưa ra đấu giá là biển số xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 36 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.

Như vậy, từ ngày 01/01/2025, biển số xe máy, xe gắn máy cũng có thể được đấu giá.

8.12. Xe đưa rước học sinh phải có thiết bị chống bỏ quên trẻ, sơn màu vàng đậm từ 01/01/2025

Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ;
  • Xe ô tô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe; mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.

8.13. Thay đổi nhiều mức phạt giao thông từ 01/01/2025

Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe. Theo đó, sẽ thay đổi nhiều mức phạt về giao thông từ 01/01/2025.

8.14. Học sinh sẽ được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Ngoài ra, học sinh trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn được hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.

(Điều 6 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Chương II Nghị định 151/2024/NĐ-CP)

9. Các câu hỏi thường gặp

9.1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, nhưng tóm gọn lại, chúng thường xuất phát từ:

  • Ý thức người tham gia giao thông: Vi phạm luật lệ (vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, lấn làn,...), sử dụng chất kích thích (rượu bia, ma túy), thiếu tập trung.
  • Hạ tầng giao thông: Đường xấu, thiếu biển báo, đèn tín hiệu không đầy đủ.
  • Phương tiện: Xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật (hệ thống phanh, đèn, lốp,...).
  • Các yếu tố khác: Thời tiết xấu (mưa, sương mù), tai nạn bất ngờ.

Trong đó, ý thức của người tham gia giao thông vẫn là nguyên nhân chính gây ra phần lớn các vụ tai nạn.

9.2. Đặc điểm của tai nạn giao thông?

Tai nạn giao thông có một số đặc điểm chính sau:

  • Tính bất ngờ: Xảy ra đột ngột, khó lường trước.
  • Tính ngẫu nhiên: Có thể xảy ra với bất kỳ ai tham gia giao thông.
  • Tính hệ quả: Gây ra thiệt hại về người (thương vong), tài sản và ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
  • Tính phức tạp: Do nhiều yếu tố tác động (con người, phương tiện, hạ tầng, môi trường).
  • Tính lặp lại: Có xu hướng tái diễn nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Tính nghiêm trọng: Mức độ thiệt hại có thể từ nhẹ (va quẹt nhỏ) đến rất nghiêm trọng (chết người, thương tật vĩnh viễn).

Tóm lại, tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, phức tạp và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

9.3. Tình trạng tai nạn giao thông tại Việt Nam?

Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, dù đã có nhiều nỗ lực kiềm chế. Một số điểm đáng chú ý:

  • Số vụ tai nạn và số người chết, bị thương vẫn ở mức cao.
  • Nguyên nhân chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông (vi phạm luật, sử dụng chất kích thích).
  • Tai nạn thường tập trung ở đường bộ, liên quan nhiều đến xe máy và ô tô.
  • Ùn tắc giao thông cũng là vấn đề nhức nhối ở các đô thị lớn.
  • Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu tích cực như số người chết do tai nạn giao thông có xu hướng giảm so với các năm trước.

Để cải thiện tình hình, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và ý thức tự giác của mỗi người dân khi tham gia giao thông

9.4. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông ở học sinh?

Tai nạn giao thông ở học sinh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu xuất phát từ:

  • Thiếu kiến thức và kỹ năng: Chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về luật giao thông và kỹ năng xử lý tình huống.
  • Ý thức kém: Không tuân thủ luật lệ (vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi hàng ngang,...).
  • Tâm lý lứa tuổi: Hiếu động, thích thể hiện, dễ bị kích động.
  • Sử dụng phương tiện không phù hợp: Đi xe máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe.
  • Ảnh hưởng từ bạn bè: Bắt chước hành vi vi phạm của người khác.
  • Sự quản lý lỏng lẻo từ gia đình và nhà trường: Chưa quan tâm sát sao đến việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

Tóm lại, tai nạn giao thông ở học sinh là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ nhận thức, kỹ năng đến sự quản lý và ảnh hưởng xã hội.