Chương V: Tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Số hiệu: | 36/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trong đó quy định điểm của giấy phép lái xe.
Quy định điểm của giấy phép lái xe
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý về điểm của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024:
Giấy phép lái xe có 12 điểm, vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm. Theo đó:
- Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.
- Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
- Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.
- Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó.
- Sau thời hạn ít nhất là 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hoạt động tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
c) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
2. Hình thức tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này.
3. Lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Lực lượng Cảnh sát giao thông;
b) Lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng được huy động theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với thực tế nhiệm vụ.
4. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Quan sát, nắm tình hình người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ; an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
b) Thực hiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
c) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đường bộ chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
đ) Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ;
e) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
g) Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật; tham gia phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; tham gia cứu nạn, cứu hộ;
h) Phát hiện những bất cập về đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thông báo cho cơ quan chức năng hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục;
i) Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
k) Nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
a) Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 66 của Luật này để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ; điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;
c) Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 68 và Điều 69 của Luật này;
d) Vận hành, sử dụng hệ thống, phương tiện, thiết bị, dữ liệu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 67 của Luật này và vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 70 của Luật này;
đ) Quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Khi thực hiện nhiệm vụ, lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền;
b) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác;
d) Chịu trách nhiệm về quyết định, hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này; quy định quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
8. Xe cơ giới quân sự, xe máy chuyên dùng quân sự và người điều khiển xe cơ giới quân sự, xe máy chuyên dùng quân sự tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông và yêu cầu kiểm tra về điều lệnh nội vụ, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự. Hoạt động kiểm tra điều lệnh nội vụ và việc chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự trên đường bộ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm pháp luật khác;
2. Thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cấp có thẩm quyền để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát mới phát hiện được;
3. Phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh;
4. Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật khác.
1. Vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera trên tuyến giao thông, trong đô thị; công trình, hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe cơ giới.
2. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
3. Khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; tiếp nhận dữ liệu thu thập từ công trình kiểm soát tải trọng xe.
4. Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Quan sát, kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu trực tiếp của người thực thi công vụ.
6. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị, đề nghị, dữ liệu thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Chính phủ.
7. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó.
2. Người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự có trách nhiệm hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt. Trường hợp người, phương tiện, thiết bị dân sự được huy động làm nhiệm vụ bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù; đơn vị có người huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động có trách nhiệm chấp hành quyết định, yêu cầu của Cảnh sát giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp cấp bách theo quy định tại khoản 1 Điều này, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Khi phát hiện phương tiện giao thông đường bộ vi phạm quy định dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ nhưng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chủ phương tiện giao thông đường bộ không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc có mặt nhưng không chấp hành yêu cầu của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông thực hiện việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ trên.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện thì Cảnh sát giao thông được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện việc di chuyển phương tiện đó.
2. Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ có hành vi cản trở, chống đối việc di chuyển phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí dừng, đỗ thì Cảnh sát giao thông thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này, nếu người đó vẫn tiếp tục cản trở, chống đối thì Cảnh sát giao thông được cưỡng chế thi hành.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc chủ phương tiện giao thông đường bộ vi phạm phải trả chi phí cho việc di chuyển hoặc thuê di chuyển phương tiện đó.
4. Trong quá trình thực hiện việc di chuyển phương tiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảnh sát giao thông, tổ chức, cá nhân được thuê thực hiện việc di chuyển phương tiện phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho phương tiện được di chuyển.
1. Lực lượng Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ. Lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
2. Các lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; sử dụng thiết bị lưu trữ dữ liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
3. Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ là hệ thống thu thập tín hiệu, dữ liệu, âm thanh, hình ảnh về hành trình của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, tình trạng giao thông và các dữ liệu liên quan khác được xây dựng, lắp đặt trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để giám sát tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác;
b) Việc xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc, bảo đảm hoạt động liên tục và kết nối với Trung tâm chỉ huy giao thông;
c) Dữ liệu thu thập được từ hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được quản lý theo quy định của pháp luật; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức; được sử dụng để xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật khác và phục vụ công tác quản lý nhà nước.
2. Hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe dùng để ghi, lưu trữ, truyền phát thông tin, dữ liệu về hành trình của phương tiện tham gia giao thông đường bộ và hình ảnh của người lái xe, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ; do lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý, vận hành, sử dụng; được kết nối, chia sẻ với cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan liên quan.
3. Hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới được trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông để phục vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tải trọng xe trên đường bộ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; quy định việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; quy định việc quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; quy định việc trang bị, lắp đặt, quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra tải trọng xe cơ giới.
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền sau đây:
a) Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật này;
b) Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;
c) Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;
c) Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
1. Khi người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Giải thích cho người vi phạm biết rõ về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ; quyền và trách nhiệm của người vi phạm; thuyết phục, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm, chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người vi phạm cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
c) Trường hợp người vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ thì tùy theo tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng.
2. Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng phương tiện và bỏ chạy thì người thi hành công vụ được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
PATROL AND CONTROL FOR ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Article 65. Patrol and control for road traffic order and safety
1. Patrol and control activities consist of:
a) Assigning forces and vehicles for patrol and control duties;
b) Inspecting, controlling road users and vehicles in traffic;
c) Discovering, preventing, and taking actions against violations of the law pertaining to road traffic order and safety and other violations.
2. Forms of patrol and control include:
a) Patrol and control forces on roads;
b) Systems, equipment, devices, and data under Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 67 hereof.
3. Patrol and control forces include:
a) Traffic police forces;
b) Other forces and units in people’s public security mobilized to cooperate with traffic police in patrol and control activities when necessary on the basis of tasks and powers of mobilized forces, decision of competent authority, and powers appropriate to the tasks.
4. Traffic police in the performance of patrol and control duties are tasked with:
a) monitoring, acknowledging road user and vehicle situations; general road traffic order and safety; order and safety on specific routes;
b) exercising Point b and Point c Clause 1 of this Article;
c) guiding, popularizing, and encouraging road users to comply with road traffic order and safety;
d) assisting road users and vehicles when necessary;
dd) commanding and controlling road traffic;
e) investigating and resolving road traffic accidents as per the law;
g) preventing crimes on designated routes, maintaining security and order as per the law; preventing terrorism, protests, epidemic, natural disasters, fire; participating in rescue;
h) looking for difficulties in road traffic, road traffic arrangement, causes for loss of road traffic order and safety; notifying the authority or competent agency to recommend remediation measures to competent authority;
i) cooperating with road authority in detecting and preventing violations of the law pertaining to road structure and safety corridor protection;
k) performing other tasks in accordance with the Law on People’s Public Security and other relevant laws.
5. Traffic police in the performance of patrol and control duties have the power to:
a) Pull over road vehicles in accordance with Article 66 hereof to inspect compliance with road traffic rules; conditions of vehicles participating in road traffic; conditions of vehicle operators participating in road traffic; regulations on road traffic order and safety assurance in accordance with this Law and other relevant law provisions.
b) impose penalties for administrative violations pertaining to road traffic order and safety and other violations as per the law;
c) mobilize civilians, equipment, and vehicles in case of emergency; relocate vehicles violating stopping, parking regulations in a manner that obstructs traffic or causes traffic congestion or potentially causes road traffic accident in accordance with Article 68 and Article 69 hereof;
d) operate and use systems, equipment, vehicles, and data in accordance with Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 67 hereof and weapons, combat gears in accordance with Article 70 hereof;
dd) exercise other powers in accordance with the Law on People’s Public Security and other relevant law provisions.
6. Patrol and control forces in the performance of their duties must:
a) comply with regulations of the law and patrol, control orders and plans of competent authority;
b) respect and protect legitimate rights and benefits of agencies, organizations, and individuals;
c) fight and prevent crimes, violations of the law pertaining to road traffic order and safety and other violations;
d) assume responsibilities for their decisions and behaviors as per the law.
7. The Minister of Public Security shall elaborate Point a and Point b Clause 1, Clause 2, Point b Clause 3 of this Article; prescribe procedures for patrolling, controlling, handling violations of the law pertaining to road traffic order and safety of traffic police.
8. Military motorized vehicles, military heavy-duty vehicles and operators thereof must comply with road traffic inspection and control request of traffic police and internal order inspection, law compliance inspection requests of military police and military inspection vehicles. Inspection of internal order and compliance with the law conducted by military police and military inspection vehicles shall conform to regulations of Minister of National Defense.
Article 66. Basis for pulling over road vehicles for inspection and control
Traffic police may pull over road vehicles to conduct inspection and control when:
1. Violation of the law pertaining to road traffic order and safety or other laws are found or suspected;
2. Such action is compliant with patrol, control orders and plans of competent authority in order to detect violations of the law pertaining to road traffic order and safety which can only be done by pulling vehicles over for inspection;
3. Such action serves national security, social order and safety, crime prevention, natural disaster preparedness, fire prevention, firefighting, rescue, and epidemic prevention;
4. Agencies, organizations, and individuals submit information, reports, recommendations, requests pertaining to crimes or other violations of the law.
Article 67. Methods for detecting violations of the law pertaining to road traffic order and safety
1. Operating and using surveillance system serving road traffic security, order, and safety; camera system on traffic routes in urban areas; structures and systems of technical equipment for motorized vehicle load control and inspection.
2. Operating professional technical equipment, devices, smart devices to assist road traffic control and command.
3. Using data extracted from tracking devices, devices capturing images of the drivers, and data collected from vehicle load control structures.
4. Using information on database on road traffic order and safety.
5. Making direct observation, control, and comparison by people in charge.
6. Receiving and processing reports, information, recommendation, data collected from technical media, equipment of agencies, organizations, and individuals according to regulations of the Government.
7. Adopting other measures as per the law.
Article 68. Mobilization of civilians, civil equipment and vehicles in case of emergency
1. During the performance of road traffic patrol, command, control and handling of road traffic accidents, for the purpose of emergency or protection of national security or social order and safety assurance or prevention of ongoing or potential damage to society, persons in command of the scene and affiliated to traffic police may mobilize civilians, civil equipment and vehicles and operators thereof.
2. Persons in command of the scene affiliated to traffic police that mobilize civilians and civil equipment and vehicles are responsible for returning mobilized equipment after the emergency situation has concluded. Where mobilized civilians, civil equipment or vehicles are damaged in the performance of duty, such civilian, equipment, and vehicles will benefit from appropriate regulations and compensation; entities to which mobilizing individuals are affiliated are responsible for resolving the compensation as per the law.
3. Mobilized agencies, organizations, and individuals are responsible for complying with decisions and request of traffic police in accordance with Clause 1 of this Article.
In case of emergency according to Clause 1 of this Article, persons in command of the scene and affiliated to traffic police may request foreign organizations, individuals to provide assistance in accordance with Vietnam’s regulations of the law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 69. Relocating vehicles violating stopping, parking regulations in a manner that obstructs traffic or causes traffic congestion or potentially causes road traffic accident
1. Where road vehicles violate stopping, parking regulations in a manner that obstructs traffic, causes traffic congestion, or potentially causes road traffic accident and vehicle owners are either absent from the scene or do not comply with request of traffic police, traffic police shall relocate the offending vehicles from said stopping, parking positions.
Where relocation is not feasible, traffic police may hire appropriate organizations and individuals to relocate the vehicles.
2. Where vehicle operators or owners obstruct the performance of duty or resist the relocation of vehicles, traffic police shall adopt measures under Clause 1 Article 73 hereof; where such individuals continue to obstruct or resist, traffic police may enforce implementation.
3. Vehicle operators or owners must incur costs or rental fees for relocating their vehicles.
4. During relocation process under Clause 1 of this Article, traffic police and organizations, individuals hired to relocate the vehicles must maintain safety for the relocated vehicles.
Article 70. Furnishment and use of vehicles, equipment, weapons, and combat gears during patrol and control
1. Traffic police forces are equipped with weapons and combat gears in accordance with regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials, and combat gears; road vehicles, professional technical means and equipment, smart equipment to assist traffic control and command. Other forces in people’s public security cooperating with traffic police in patrol and control are equipped with professional equipment, instruments, weapons, and combat gears appropriate to the task as per the law.
2. Forces under Clause 1 of this Article are allowed to use equipped weapons and combat gears in accordance with regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials, and combat gears; use road vehicles, professional technical means and equipment, smart equipment to assist traffic control and command in accordance with regulations of Minister of Public Security; use data storage devices provided by organizations and individuals to analyze, evaluate, predict road traffic order and safety, detect violations of the law pertaining to road order and safety and other violations as per the law.
3. Equipped weapons and combat gears are subject to management under regulations of the law on management and use of weapons, explosive materials and combat gears; professional technical instruments and equipment, smart equipment for assisting traffic control and command are subject to management under this Law, regulations of the law on administrative penalties, and other relevant law provisions.
Article 71. Monitoring system for road traffic security, order, and safety; management system for tracking devices and driver image capturing devices; system of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection
1. Monitoring system for road traffic security, order, and safety is regulated as follows:
a) Monitoring system for road traffic security, order, and safety is a system for collecting signals, data, sound, images regarding trips made by road vehicles, traffic conditions, and other relevant data which is developed and installed on roads in accordance with national technical regulations for the purpose of monitoring road traffic security, order, and safety; detecting violations of the law pertaining to road traffic order and safety and other violations of the law;
b) The development, management, operation, and use of monitoring system for road traffic security, order, and safety must adhere to operating procedures, ensure continuous operation, and be connected to traffic command center;
c) Data collected from monitoring system for road traffic security, order, and safety must be managed as per the law; compliant with requirements pertaining to private data protection, protection of legitimate rights and benefits of individuals and organizations; used to process violations of the law pertaining to road traffic order and safety, other violations of the law, and facilitate state management activities.
2. Management system for tracking devices and driver image capturing devices records, stores, and transmits information, data regarding trips of road vehicles and images of drivers in order to serve road traffic security, order, and safety assurance, impose penalties against violations of the law, facilitate state management of road transport; is governed, operated, and used by traffic police forces; is connected and shared with road authority and relevant agencies.
3. System of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection is provided to traffic police forces to inspect, detect, and handle violations of the law pertaining to road vehicle load.
4. The Minister of Public Security shall promulgate national technical regulations on monitoring system for road traffic security, order, and safety, national technical regulations on tracking devices and driver image capturing devices; prescribe development, management, operation, utilization, and use of monitoring system for road traffic security, order, and safety, smart devices assisting road traffic control and command; prescribe management, operation, and use of management system for tracking devices and driver image capturing devices; prescribe the equipment, installation, management, operation, and use of system of professional technical equipment for motorized vehicle load inspection.
Article 72. Rights and responsibilities of vehicle operators
1. Vehicle operators have the right to:
a) operate road vehicles in accordance with this Law;
b) be informed about the basis for pulling over road vehicles for inspection and control; inspection and control details, results; violations and actions to be taken;
c) file presentation, complaint, and lawsuits against administrative decisions, actions relating to their legitimate rights and benefits as per the law;
b) denounce violations of the law in patrol and control activities pertaining to road traffic order and safety as per denunciation laws;
dd) denounce, report, and publicize violations of the law.
2. Vehicle operators have the responsibility to:
a) comply with regulations on road traffic order and safety;
b) comply with pull-over command, inspection and control request of patrol, control forces;
c) assist and cooperate with road traffic order and safety forces in the process of detecting, preventing, and taking actions against violations of the law regarding road traffic order and safety and other violations of the law.
Article 73. Preventing non-compliance with inspection and control request, obstruction or resisting of law enforcers
1. Where road vehicles fail to comply with inspection and control request or obstruct, resist law enforcers, law enforcers shall:
a) explain non-compliance with inspection, control request and obstruction, resisting of law enforcers to offenders; rights and responsibilities of offenders; persuade and request offenders to immediately cease the offence and comply with inspection and control request;
b) adopt interceptive measures as per the law where offenders obstruct, refuse to comply with inspection, control request of law enforcers;
c) where offenders resist law enforcers, depending on the situation, nature and severity of the offence, law enforcers may use physical force, combat gears, or weapons as per the law to stop the offence or for justifiable self-defense.
2. Where vehicle operators fail to comply with pull-over signals or commands and run away, law enforcers may pursue and impose penalties.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực