Công ước giao thông đường bộ
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 08/11/1968 | Ngày hiệu lực: | 20/08/2015 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trong Công ước này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(a) “Pháp luật nội địa” của quốc gia ký kết nghĩa là toàn bộ hệ thống pháp luật từ trung ương đến địa phương áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó;
(b) Phương tiện "tham gia giao thông quốc tế” trên lãnh thổ của một quốc gia nghĩa là phương tiện:
(i) thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân thường trú bên ngoài quốc gia đó;
(ii) Chưa đăng ký tại quốc gia đó, và
(iii) Được tạm nhập vào quốc gia đó;
Tuy nhiên, quốc gia ký kết có quyền từ chối công nhận phương tiện “tham gia giao thông quốc tế” nếu phương tiện đó lưu thông liên tục hơn một năm trên lãnh thổ của quốc gia mình, quốc gia ký kết có thể sửa đổi thời hạn này.
Tổ hợp phương tiện được xem là “tham gia giao thông quốc tế” khi nếu một trong các phương tiện của tổ hợp đó phù hợp với định nghĩa trên;
(c) "Khu vực hạn chế" nghĩa là khu vực gắn biển chỉ dẫn đường đặc biệt ở lối ra vào của khu vực đó, hoặc được định nghĩa trong luật pháp quốc gia;
(d) “Đường bộ” nghĩa là toàn bộ bề mặt của bất kỳ con đường nào dành cho giao thông công cộng;
(e) "Lòng đường" nghĩa là một phần của một con đường thường dành cho xe cộ; một con đường có thể bao gồm nhiều lòng đường tách biệt nhau bằng, một dải phân cách hoặc độ cao khác nhau;
(f) Trên lòng đường có một hoặc nhiều làn đường dành riêng cho phương tiện nhất định, "mép đường" nghĩa là phần rìa của phần còn lại của lòng đường dành cho người tham gia giao thông khác;
(g) "Làn đường" là một phần của lòng đường được chia theo chiều dọc, có bề rộng đủ để phương tiện cơ giới không phải xe gắn máy chạy trên phần đường đó, bất kể có vạch kẻ đường hay không;
(h) "Đường giao nhau" là bất kỳ ngã tư, ngã ba, hoặc nút giao thông giao nhau trên cùng một mặt phẳng, bao gồm cả mặt bằng hình thành bởi ngã tư, ngã ba, hoặc nút giao thông đó;
(i) “Nơi đường bộ và đường sắt giao nhau” là bất kỳ ngã tư giữa một con đường và một đường ray hoặc đường tàu điện;
(j) "Đường cao tốc" là một con đường được thiết kế và xây dựng đặc biệt dành cho giao thông cơ giới, mà không có khu vực ven đường, và:
(i) Có những lòng đường riêng biệt cho hai chiều giao thông được ngăn cách với nhau bởi dải phân cách hoặc bằng những phương pháp khác;
(ii) Không giao cắt với bất kỳ đường bộ, đường sắt, đường tàu điện hay vỉa hè nào; và
(iii) Có gắn biển báo đường cao tốc;
(k) Một phương tiện được xem là
(i) “Dừng xe” nếu phương tiện đó dừng một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa; và
(ii) “Đỗ xe” nếu phương tiện đó dừng với bất kỳ lý do nào không nhằm cản trở phương tiện giao thông khác hoặc để tuân theo luật lệ giao thông, và thời gian dừng để người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa không giới hạn;
Tuy nhiên, những quy định về khoảng thời gian “dừng xe” theo điểm k(i) hoặc “đỗ xe” theo điểm k(ii) được phép thay đổi bởi các quốc gia ký kết miễn là nó không vượt quá khoảng thời gian theo pháp luật nội địa.
(l) "Xe đạp" là phương tiện có ít nhất hai bánh xe và chỉ chuyển động bằng lực của những người điều khiển, chủ yếu là bằng bàn đạp hoặc tay quay;
(m) "Xe moped” là phương tiện hai bánh hoặc ba bánh được trang bị động cơ đốt trong có dung tích xi lanh không quá 50 cc và tốc độ thiết kế tối đa không quá 50 km (30 dặm) mỗi giờ. Tuy nhiên, các quốc gia ký kết được phép xem những phương tiện có những đặc điểm của một chiếc xe đạp là xe moped theo pháp luật của nước mình, đặc biệt là những đặc điểm như vận hành bằng bàn đạp, có tốc độ thiết kế tối đa, có khối lượng hoặc một số đặc điểm động cơ của chúng vượt quá giới hạn nhất định. Định nghĩa này không ngăn cản việc các quốc gia ký kết áp dụng những quy định về xe đạp trong giao thông đường bộ đối với xe moped;
(n) “Xe gắn máy” là phương tiện hai bánh, có hoặc không có thùng bên, được trang bị động cơ đẩy. Các quốc gia ký kết được quyền áp dụng những quy định của luật pháp nước mình về xe gắn máy đối với xe 3 bánh có khối lượng không tải không vượt quá 400 kg . Mặc dù các quốc gia ký kết có quyền áp dụng quy định về xe gắn máy đối với xe moped trong phạm vi của Công ước này, thuật ngữ “xe gắn máy” không bao hàm cả xe moped, trừ khi quốc gia đó tuyên bố việc đó theo khoản 2 điều 54 của Công ước này;
(o) "Xe tự hành" là phương tiện giao thông đường bộ có động cơ, không phải là xe moped trên lãnh thổ của những quốc gia ký kết không xem xe moped như xe gắn máy, và không phải là phương tiện giao thông đường sắt.0}
(p) “Xe cơ giới” là phương tiện tự hành thường được dùng để vận chuyển người và hàng hóa trên đường hoặc kéo phương tiện khác để vận chuyển người và hàng hóa.<0} Thuật ngữ này bao hàm cả xe buýt có được kết nối với thùng bán vé điện và không chạy trên đường ray. Nó không bao gồm những phương tiện không thường xuyên được sử dụng để vận chuyển người hay hàng hóa trên đường hoặc kéo phương tiện để vận chuyển người hay hàng hóa, như xe máy kéo;
(q) “Rơ mooc” là phương tiện được thiết kế để một phương tiện tự hành kéo đi (sau đây gọi là đầu kéo) và bao gồm cả sơ mi rơ móc;
(r) “Sơ mi rơ mooc” là phương tiện được thiết kế gắn kèm với phương tiện giao thông cơ giới bằng cách đặt một phần rơ móc lên trên phương tiện cơ giới và phần lớn khối lượng của rơ mooc và hàng hóa trên rơ mooc được phương tiện cơ giới đó kéo đi;
(s) “"Rơ mooc nhẹ" là rơ mooc có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 750 kg;
(f) “ Tổ hợp phương tiện” là các phương tiện cơ giới ghép cặp chạy trên đường như một phương tiện;
(u) "Xe có khớp nối" có nghĩa là tổ hợp phương tiện bao gồm một phương tiện cơ giới và rơ mooc gắn kèm với phương tiện cơ giới đó;
(v) “Người điều khiển” là người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới hay phương tiện khác (bao gồm cả xe đạp), hoặc người chăn dắt súc vật đơn lẻ hay theo bầy đàn, hoặc cưỡi chúng trên đường;
(w) "Khối lượng tối đa cho phép" là khối lượng tối đa của phương tiện có tải mà cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nơi đăng ký phương tiện cho phép;
(x) “Khối lượng không tải” là khối lượng phương tiện không bao gồm người điều khiển, hành khách hay hàng hóa, nhưng bao gồm nhiên liệu và những thiết bị thường đi kèm kèm theo phương tiện;
(y) “Khối lượng có tải” là khối lượng thực tế của phương tiện khi có tải, bao gồm người điều khiển và hành khách;
(z) “Chiều lưu thông” and "đúng chiều lưu thông” là chiều bên phải nếu luật quy định người điều khiển phương tiện cho phép phương tiện ngược chiều vượt phía bên trái của mình, ngược lại là chiều bên trái;
(aa) “Nhường đường” nghĩa là không được phép bắt đầu hay có hành động đi tiếp nếu vì vậy, xe trên hướng ưu tiên phải bất ngờ giảm tốc độ hoặc chuyển hướng.
Phụ lục của Công ước
Phụ lục 1: Trường hợp ngoại lệ đối với nghĩa vụ thừa nhận xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 2: Số đăng ký của xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 3: Mã số đăng ký quốc tế của xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 4: Số hiệu của xe cơ giới và rơ mooc trong giao thông quốc tế;
Phụ lục 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe cơ giới và rơ mooc;
Phụ lục 6: Giấy phép lái xe nội địa; và <0}
Phụ lục 7: Giấy phép lái xe quốc tế;
là phần không thể tách rời của Công ước.
1. (a) Các quốc gia ký kết phải đảm bảo luật lệ đường bộ của quốc gia mình phù hợp với những quy định trong Chương II của Công ước. Miễn là luật lệ đường bộ nói trên phù hợp với những quy định đã nêu:
(i) Những luật lệ nêu trên không nhất thiết phải bao gồm những quy định áp dụng đối với những tình huống không xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia đó;
(ii) Quy tắc nói trên có thể bao gồm những quy định không thuộc Chương II.
(b) Không bắt buộc các quốc gia ký kết phải xử phạt đối với những vi phạm quy định ở chương II mặc dù những quy định này đã được nội luật hóa thành luật lệ đường bộ của quốc gia đó.
2. (a) Quốc gia ký kết cũng phải đảm bảo rằng luật lệ đường bộ về yêu cầu kỹ thuật dành cho xe cơ giới và rơ mooc áp dụng trên lãnh thổ nước mình phải phù hợp với các quy định của Phụ lục 5 của Công ước này; miễn là chúng không trái với các nguyên tắc an toàn của quy định trong Phụ lục 5, luật lệ nói trên có thể bao gồm những quy định không được nêu trong Phụ lục 5. Các quốc gia ký kết phải đảm bảo rằng xe cơ giới và rơ moóc đăng ký trên lãnh thổ nước mình phù hợp các quy định của Phụ lục 5 của Công ước này khi tham gia giao thông quốc tế.
(b) Quốc gia ký kết không có nghĩa vụ áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với xe tự hành không phải là xe cơ giới theo quy định của khoản này.
3. Trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định tại Phụ lục 1 của Công ước này, quốc gia ký kết phải thừa nhận xe cơ giới và rơ mooc nếu chúng đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương III của Công ước này và người điều khiển chúng nếu người đó đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương IV; quốc gia đó cũng phải thừa nhận giấy chứng nhận đăng ký được cấp phù hợp với các quy định của Chương III như chứng cứ ban đầu chứng minh các phương tiện nêu trên đáp ứng các điều kiện quy định trong Chương III.
4. Những thỏa thuận đơn phương, song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết để thừa nhận xe cơ giới và rơ mooc không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Chương III của Công ước này tham gia giao thông quốc tế trên lãnh thổ quốc gia mình, và công nhận hiệu lực của giấy phép lái xe phát hành bởi quốc gia ký kết khác trên lãnh thổ nước mình trong trường hợp không thuộc quy định tại Chương IV vẫn được xem là phù hợp với mục đích của Công ước này.
5. Quốc gia ký kết phải thừa nhận xe đạp và xe moped tham gia giao thông quốc tế trên lãnh thổ quốc gia của mình nếu chúng đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật theo chương V của Công ước này và người điều khiển chúng có thường trú ở quốc gia ký kết khác. Quốc gia ký kết không được quyền yêu cầu người điều khiển xe đạp hoặc xe moped xuất trình giấy phép lái xe khi tham gia giao thông quốc tế; tuy nhiên những quốc gia ký kết tuyên bố rằng họ xem xe moped như xe gắn máy theo khoản 2 điều 54 thì có quyền yêu cầu người điều khiển chúng xuất trình giấy phép lái xe.
5 bis. Quốc gia ký kết đảm bảo kiến thức an toàn giao thông đường bộ phải được giáo dục có hệ thống và liên tục trong tất cả các cơ sở giáo dục.
5 ter. Pháp luật nội địa phải quy định những yêu cầu tối thiểu đối với chương trình giảng dạy và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng dạy đối với cơ sở dạy lái xe.
6. Quốc gia ký kết có thể yêu cầu các quốc gia ký kết khác cung cấp thông tin nhận dạng những cá nhân đăng ký xe tự hành hoặc rơ mooc gắn kèm xe tự hành trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu, nếu phương tiện đó từng bị tai nạn hoặc người điều khiển phương tiện đó vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ và bị phạt hoặc bị tước quyền lái xe trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu.
7. Đối với những biện pháp đơn phương hoặc theo các thoả thuận song phương hoặc đa phương mà các quốc gia ký kết để tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế bằng cách đơn giản hóa thủ tục hải quan, an ninh, sức khỏe và những thủ tục khác hoặc nhằm đảm bảo cơ quan hải quan và các cửa khẩu biên giới có thẩm quyền như nhau và hoạt động cùng thời gian, những biện pháp đó được coi là phù hợp với mục đích của Công ước này.
8. Những quy định tại khoản 3, 5 và 7 của điều này không ảnh hưởng đến việc một quốc gia ký kết có quyền chỉ thừa nhận xe cơ giới, rơ mooc, xe moped and xe đạp tuân theo quy định về vận tải hành khách và hàng hóa, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hải quan và những quy định liên quan khác không liên quan đến giao thông đường bộ của quốc gia mình mới được tham gia giao thông quốc tế trên lãnh thổ quốc gia mình.
Những quốc gia ký kết của Công ước này nhưng không tham gia Công ước Viên về Biển báo và tín hiệu giao thông đường bộ ký kết cùng ngày cam kết rằng:
(a) Tất cả các biến báo hiệu, tín hiệu đèn giao thông và vạch kẻ đường trên lãnh thổ nước mình sẽ tạo thành một hệ thống chặt chẽ và phải được thiết kế và được đặt ở vị trí dễ nhận biết;
(b) Giới hạn số loại biển báo và chúng chỉ được đặt tại những vị trí tiện lợi;
(c) Biển báo cảnh báo nguy hiểm phải được đặt cách vật cản một khoảng đủ để người điều khiển nhận ra vật cản đó.
(d) Các hành vi bị cấm:
(i) Gắn kèm bất kỳ thứ gì lên biển báo, cột đỡ biển báo hoặc thiết bị điều khiển giao thông khác mà không liên quan đến mục đích của biển báo đó, tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị của quốc gia đó ủy quyền cho một tổ chức phi lợi nhuận lắp đặt biển báo, có quyền đặt biểu tượng của tổ chức mình lên biển báo, lên cột đỡ biển báo hoặc thiết bị điều khiển giao thông khác miễn là đảm bảo rằng biểu báo vẫn dễ hiểu;
(ii) Lắp đặt bảng biểu, thông báo, vạch chỉ, hoặc thiết bị dễ gây nhầm lẫn với biển báo hay thiết bị điều khiển giao thông khác, làm chúng khó thấy và giảm hiệu quả, hoặc làm hoa mắt người tham gia giao thông hoặc làm họ mất tập trung gây ra nguy cơ mất an toàn giao thông;
(iii) Lắp đặt thiết bị làm cản trở việc đi lại của người đi bộ trên vỉa hè và ven đường một cách không cần thiết, đặc biệt là người già và người tàn tật.
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của biến báo hiệu, tín hiệu đèn giao thông và vạch chỉ đường ngay cả khi những chỉ dẫn đó mâu thuẫn với luật lệ giao thông.
2. Chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông được ưu tiên hơn biến báo hiệu.
1. Người điều khiển giao thông đang thi hành nhiệm vụ phải được thấy ở một khoảng cách nhất định, bất kể ngày đêm.
2. Người tham gia giao thông phải nhanh chóng chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Luật pháp nội địa nên quy định hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
(a) Tay giơ thẳng đứng: hiệu lệnh này để báo hiệu “chú ý, dừng lại” đối với tất cả người tham gia giao thông trừ phương tiện không thể dừng lại vì lý do an toàn; ngoài ra; nếu đang ở nơi đường giao nhau, hiệu lệnh này không thể yêu cầu người điều khiển phương tiện đã ở nơi giao nhau dừng lại;
(b) Hai tay hay một tay dang ngang; hiệu lệnh này để báo hiệu tất cả người tham gia giao thông ở hướng vuông góc dang ngang dừng lại; sau khi thực hiện hiệu lệnh đó, người điều khiển giao thông có thể hạ một hay hai tay của mình xuống; hiệu lệnh này để báo hiệu người tham gia giao thông ở trước và sau người điều khiển dừng lại;
(c) Chuyển sang đèn đỏ: hành động này báo hiệu người tham gia giao thông đối diện trực tiếp với đèn giao thông phải ngừng lại.
4. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được ưu tiên so với biển báo hiệu, tín hiệu đèn giao thông và vạch chỉ đường, và cả luật lệ giao thông.
1. Người tham gia giao thông không được gây nguy hiểm hoặc cản trở giao thông, gây nguy hiểm cho người khác, hoặc gây thiệt hại tài sản công hay tài sản riêng.
2. Luật pháp nội địa nên cấm người tham gia giao thông cản trở giao thông hoặc ném, đặt, hoặc để bất kỳ vật gì trên đường hoặc tạo bất kỳ sự cản trở nào khác trên đường gây nguy hiểm. Nếu người tham gia giao thông không thể tránh việc gây ra cản trở hoặc nguy hiểm trên đường, họ phải tìm cách khắc phục nó càng sớm càng tốt, nếu họ không dỡ bỏ nó ngay lập tức, họ có thể cảnh báo điều đó với người tham gia giao thông.
3. Người điều khiển phương tiện phải thận trọng đối với người tham gia giao thông cần được bảo vệ, như người đi bộ, người đi xe đạp và được biệt là trẻ em, người già và người tàn tật.
4. Người điều khiển phương tiện phải đảm bảo phương tiện của mình không gây bất tiện cho người tham gia giao thông hoặc người có nhà cửa khu vực ven đường, ví dụ, gây ồn ào hoặc gây ra khói bụi dù họ có thể tránh điều đó.
5. Người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa.
1. Mỗi phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện phải có một người điều khiển.
2. Pháp luật nội địa nên quy định gia súc dùng để chở hàng, kéo xe hoặc để cưỡi và trâu bò đi đơn lẻ hay theo bầy phải có người điều khiển, trừ những vùng đặc biệt ở biên giới.
3. Người điều khiển phải có năng lực thể chất và tinh thần phù hợp để điều khiển phương tiện.
4. Người điều khiển xe tự hành phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để điều khiển loại xe này; tuy nhiên, yêu cầu này không ngăn cản việc người học lái xe thực hành trên đường miễn là điều đó phù hợp với pháp luật nội địa.
5. Người điều khiển phải luôn luôn có khả năng điều khiển phương tiện hay chăn dắt gia súc.
Pháp luật nội địa nên quy định về việc chia bầy đàn gia súc sao cho chiều dài của chúng chiếm không gian vừa đủ để đảm bảo giao thông thuận tiện, trừ trường hợp ngoại lệ để việc chăn dắt được nhanh chóng.
1. Thống nhất về chiều lưu thông trên mọi con đường ở quốc gia, trừ những con đường chuyên dụng hay đường chính liên quốc gia.
2. Súc vật phải được chăn dắt sát mép đường và đi đúng chiều.
3. Người điều khiển phương tiện phải đi đúng chiều và điều khiển phương tiện đi ở mép đường, trong phạm vi cho phép, bất kể những quy định mâu thuẫn với khoản 1 điều 7, khoản 6 điều 11 và điều khoản khác trong Công ước này. Tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị của quốc gia đó phải ban hành những quy định rõ ràng hơn về vị trí của xe chở hàng trên đường.
4. Nếu một con đường có hai hoặc ba lòng đường, người điều khiển phương tiện không được phép sử dụng lòng đường có hướng đi ngược chiều lưu thông.
5. (a) Trên những con đường hai chiều có hơn bốn làn đường, người điều khiển phương tiện không được phép sử dụng làn đường của nửa lòng đường có hướng đi ngược chiều lưu thông.
(b) Trên những con đường hai chiều có ba làn đường, người điều khiển phương tiện không được sử dụng làn đường của lòng đường có hướng đi ngược chiều lưu thông.
6. Bất kể quy định tại điều 11, khi có thêm một làn đường có cắm biển báo hiệu, người điều khiển phương tiện với tốc độ chậm phải sử dụng làn đường này.
1. (a) Người điều khiển phương tiện phải vượt về phía bên ngược lại với chiều lưu thông.
(b) Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện đã báo hiệu xin vượt vào làn đường ngược chiều lưu thông và di chuyển phương tiện hoặc súc vật về hướng đó để rẽ vào con đường khác, hoặc vào khu vực ven đường, hoặc dừng lại bên làn đường đó, người điều khiển phương tiện có quyền vượt về phía cùng chiều lưu thông.
2. Trước khi vượt, bất kể quy định tại khoản 1 điều 7 hoặc điều 14 của Công ước này, người điều khiển phương tiện phải đảm bảo:
(a) Không có người điều khiển phương tiện phía sau nào bắt đầu vượt;
(b) Người điều khiển phương tiện phía trước trên cùng làn đường không bật tín hiệu xin vượt một phương tiện khác;
(c) Không gây nguy hiểm hay cản trở xe đi ngược chiều, và chắc chắn rằng làn đường mà phương tiện sắp vượt đủ cho hai phương tiện cùng vượt qua trong thời gian ngắn; và
(d) Trừ trường hợp sử dụng một làn đường gần với xe đi ngược chiều, người điều khiển phương tiện không được gây bất tiện cho một hoặc nhiều người tham gia giao thông đang vượt, theo quy định tại khoản 3 điều 10 của Công ước này.
3. Căn cứ quy định khoản 2 của điều này, cấm không được vượt xe trên đường hai chiều khi đến gần đỉnh đồi và khi tầm nhìn bị hạn chế ở khúc cua, trừ những điểm làn đường được phân cách bởi vạch kẻ đường dọc và phương tiện thực hiện vượt xe mà không rời khỏi làn đường gần với đường ngược chiều.
4. Một người điều khiển phương tiện phải để một hoặc nhiều người tham gia giao thông vượt xe một khoảng cách đủ rộng.
5. (a) Trên con đường có ít nhất hai làn đường cùng chiều với hướng đi của người điều khiển phương tiện, để chuyển hướng phương tiện, sau khi trở về vị trí theo quy định tạo khoản 3 điều 10 của Công ước này , người điều khiển phải ngay lập tức vượt xe trong thời gian ngắn và đảm bảo không gây bất tiện đến phương tiện có tốc độ nhanh hơn đến gần phía sau, đồng thời vẫn giữ phương tiện ở làn đường mà người đó chuyển hướng vào.
(b) Tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị được phép không áp dụng quy định của khoản này đối với người điều khiển xe đạp, xe moped, xe gắn máy và phương tiện không phải là xe cơ giới theo định nghĩa của Công ước này, hoặc không áp dụng đối với người điều khiển xe cơ giới có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg hoặc tốc độ tối đa theo thiết kế không vượt quá 40 km (25 dặm) một giờ.
6. Nếu quy định của khoản 5(a) của điều này được áp dụng và mật độ giao thông ở mức phương tiện không chỉ lưu thông hết chiều rộng của lòng đường dành cho chiều đang lưu thông mà chúng còn chỉ được lưu thông ở tốc độ quy định đối với phương tiện đi trước trong cùng làn đường:
(a) Bất kể những quy định của khoản 9 của điều này, việc lưu thông của những phương tiện trên một làn đường ở tốc độ cao hơn so với những phương tiện trên một làn đường khác không được có tín hiệu xin vượt trong phạm vi của điều luật này;
(b) Một người điều khiển phương tiện không ở làn đường gần nhất với rìa đường cùng chiều lưu thông chỉ được chuyển làn đường khi chuẩn bị rẽ phải hoặc rẽ trái hoặc đỗ xe; tuy nhiên, điều kiện này không được áp dụng đối với người điều khiển phương tiện theo quy định tại khoản 5(b) điều này khi người đó chuyển làn đường.
7. Khi di chuyển trong những làn đường theo quy định khoản 5 và 6 của điều này, cấm người điều khiển phương tiện đè lên vạch kẻ đường liền và nối dài trên đường.
8. Bất kể quy định tại khoản 2 điều này và điều cấm khác, quốc gia ký kết và phân khu chính trị phải quy định việc vượt xe tại đường giao nhau và tại đường sắt và đường bộ giao nhau, theo đó người điều khiển phương tiện không được vượt bất kỳ phương tiện nào trừ xe đạp hai bánh, xe moped hai bánh, hoặc xe gắn máy hai bánh không có thùng bên trong trường hợp:
(a) Trước khi hoặc khi phương tiện đã đi vào đường giao nhau không phải là vòng xoay, trừ trường hợp: Quy định tại Khoản 1(b) điều này;
(ii) Vượt xe được thực hiện trên đường ưu tiên ở nơi đường giao nhau;
(iii) Có người điều khiển giao thông tại đường giao nhau hoặc đèn tín hiệu giao thông;
(b) Trước khi hoặc khi phương tiện đã vào nơi đường bộ và đường sắt giao nhau không có lắp đặt cổng hoặc bán cổng, tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị được quyền cho phép vượt xe tại nơi đường bộ và đường sắt giao nhau nếu tại đó có đèn tín hiệu giao thông và có tín hiệu cho phép vượt.
9. Một phương tiện không được vượt xe khác nếu xe đó đang đến gần vạch kẻ đường hoặc biển báo cho người đi bộ, hoặc xe đó dừng ngay trước vạch kẻ đường hoặc biển báo đó, hoặc giảm tốc độ để có thể dừng lại ngay nếu có người đi bộ băng qua đường.<0} Khoản này không ngăn cản quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị cấm vượt xe trong một khoảng cách nhất định trước vạch kẻ đường cho người đi bộ, hoặc quy định khắt khe hơn đối với người điều khiển phương tiện muốn vượt xe khác phải ngừng ngay trước vạch kẻ đường cho người đi bộ.
10. Nếu người điều khiển phương tiện nhận thấy một người điều khiển phía sau muốn vượt, trừ trường hợp tại khoản 1(b) điều 16 của Công ước này, người đó phải điều khiển phương tiện đến gần mép đường cùng chiều lưu thông và không được tăng tốc. Nếu do lòng đường hẹp, nghiêng và mật độ giao thông của xe ngược chiều, một phương tiện tốc độ chậm hoặc cồng kềnh hoặc được yêu cầu tuân thủ giới hạn tốc độ không thể vượt xe một cách dễ dàng và an toàn phải giảm tốc độ và tấp vào lề nếu cần thiết để nhường phương tiện phía sau vượt lên.
11. (a)Quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị, trên đường một chiều và hai chiều có ít nhất hai làn đường ở khu vực hạn chế và ba làn đường ở ngoài khu vực hạn chế dành cho giao thông cùng chiều và được phân cách bởi vạch chỉ đường được quyền:
(i) Cho phép các phương tiện trên một làn được vượt xe qua phần đường ngược chiều lưu thông của các phương tiện khác ở làn đường khác; và
(ii) Không áp dụng quy định khoản 3 điều 10 của Công ước này;
miễn là có quy định hạn chế về việc chuyển làn đường;
(b) Bất kể quy định tại khoản 9 điều này, việc điều khiển phương tiện như trường hợp điểm (a) của khoản này sẽ không được xem là báo hiệu vượt xe theo quy định của Công ước này.
1. Khi muốn vượt xe ngược chiều, người điều khiển phương tiện phải tránh sang một bên và di chuyển gần sát phần mép đường theo chiều xe chạy của mình nếu cần thiết. Khi đang điều khiển phương tiện mà gặp vật cản hoặc người tham gia giao thông khác, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường cho xe ngược chiều vượt qua trước.
2. Trên đường núi và đường dốc với đặc điểm tương tự đường núi, nếu không thể hoặc gặp khó khăn trong việc vượt xe ngược chiều, xe xuống dốc phải tránh sang bên đường để nhường đường cho xe đang lên dốc, trừ trường hợp có một điểm tránh xe ở phía trước xe đang lên dốc mà nếu xe đang lên dốc tấp điểm tránh xe thì không có xe nào cần phải lùi xe lại, dựa trên tốc độ và vị trí của mỗi xe. Nếu cả hai xe đều phải lùi lại để có thể vượt xe, thì xe đang xuống dốc phải lùi lại trừ khi rõ ràng xe đang lên dốc có thể dễ dàng lùi xe hơn. Tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền quy định những nội dung về phương tiện, con đường, hoặc đoạn đường giao cắt đối với việc vượt xe ngược chiều khác so với khoản này.
1. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ những quy định về điều khiển phương tiện ở bất kỳ vị trí và trường hợp nào với tất cả sự cẩn trọng. Khi điều chỉnh tốc độ xe, người điều khiển phải luôn chú ý đến địa hình, tình trạng con đường, điều kiện và trọng tải xe, điều kiện thời tiết và mật độ giao thông, để có thể dừng lại trong khoảng cách an toàn đối với bất kỳ vật cản nào ở phía trước. Người điều khiển phải giảm tốc độ hoặc phải dừng lại khi tầm nhìn bị hạn chế.
2. Pháp luật nội địa phải quy định về tốc độ xe tối đa cho tất cả các con đường. Pháp luật nội địa phải xác định tốc độ xe đặc biệt áp dụng đối với những phương tiện có khối lượng hoặc trọng tải có nguy cơ mất an toàn cao. Quốc gia ký kết có quyền ban hành những quy định về phân loại hạng của người điều khiển phương tiện, đặc biệt là người mới điều khiển.
3. Những quy định trong câu đầu tiên của khoản 2 không được áp dụng đối với người điều khiển phương tiện ưu tiên như trong khoản 2 điều 34 hoặc phương tiện tương tự theo luật pháp nội địa.
4. Người điều khiển không được đột ngột đi chậm lại khi đang lưu thông làm cản trở giao thông mà không có lý do hợp lý.
5. Người điều khiển phương tiện đi sau phương tiện khác phải giữ khoảng cách an toàn để tránh va chạm khi phương tiện phía trước giảm tốc độ hoặc dừng lại đột ngột.
6. Ngoài những khu vực hạn chế, để giúp việc vượt xe dễ dàng hơn, người điều khiển phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện có khối lượng tối đa cho phép hơn 3,500 kg, hoặc dài hơn 10 m phải giữ khoảng cách với xe tự hành phía trước để phương tiện khác vượt qua chúng có thể an toàn vượt lên phía trước của xe bị vượt trừ khi chúng đang vượt hoặc chuẩn bị vượt. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng khi giao thông đông đúc hoặc trường hợp cấm vượt xe. Ngoài ra:
(a) Cơ quan có thẩm quyền có quyền không áp dụng quy định này đối với phương tiện vận tải, hoặc không áp dụng đối với những tuyến đường chỉ có hai làn đường theo chiều nói trên;
(b) Quốc gia ký kết và phân khu chính trị được quyền quy định những số liệu khác với những số liệu trong khoản này đối với những loại phương tiện kể trên.
1. Bất kỳ người điều khiển phương tiện muốn rời khỏi hoặc đi vào làn đường có phương tiện đang đỗ, di chuyển về phía bên phải hoặc bên trái lòng đường, hoặc rẽ trái hoặc rẽ phải vào con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người đó phải đảm bảo việc chuyển hướng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với người tham gia giao thông khác đằng sau hoặc phía trước chuẩn bị vượt đồng thời cân nhắc đến vị trí, hướng đi và tốc độ của mình.
2. Người điều khiển phương tiện muốn quay đầu xe hoặc lùi lại phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
3. Trước khi rẽ hoặc chuyển hướng sang hai bên, người điều khiển phương tiện phải đưa ra tín hiệu rõ ràng và đầy đủ bằng cách bật một hoặc hai đèn xi-nhan, hoặc vẫy tay nếu đèn xi-nhan không hoạt động. Tín hiệu đèn xi-nhan phải được bật liên tục trong quá trình chuyển hướng và phải tắt sau khi chuyển hướng xong.
Để giúp phương tiện giao thông công cộng di chuyển thuận tiện trên đường trong khu vực hạn chế, khuyến khích luật pháp nội địa quy định những phương tiện khác theo quy định của khoản 1 điều 17 của Công ước này phải giảm tốc độ và dừng lại nếu cần thiết để phương tiện giao thông công cộng chuyển hướng sau khi rời khỏi trạm. Bất kể những quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng vẫn có nghĩa vụ phải đề phòng không để xảy ra tai nạn sau khi bật tín hiệu xi-nhan chuẩn bị rời khỏi trạm.
1. Trước khi rẽ trái hoặc rẽ phải để chuyển hướng sang con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ những quy định sau, bất kể quy định tại khoản 1 điều 7 và điều 14 của Công ước này:
(a) Nếu muốn rẽ sang hướng cùng chiều lưu thông, người điều khiển phải cho xe sát mép đường cùng chiều lưu thông và rẽ một góc càng hẹp càng tốt;
(b) Nếu muốn rẽ sang hướng ngược chiều, người điều khiển phải cho xe đến đường giữa của lòng đường nếu là đường hai chiều hoặc mép đường sát đường ngược chiều nếu là đường một chiều và, nếu muốn vào đường hai chiều khác, thì người điều khiển sẽ rẽ sang đường đó thuận với chiều lưu thông, và tuân thủ những quy định khác mà quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị ban hành đối với xe đạp và xe moped.
2. Trong khi chuyển hướng xe vào đoạn đường có xe ngược chiều hoặc xe đạp và xe moped đi trên đường dành cho xe đạp, người điều khiển phương tiện phải nhường cho xe ngược chiều vượt qua hoặc xe đạp và xe moped vượt qua, bất kể quy định tại điều 21 của Công ước này.
1. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe đột ngột trừ những lý do an toàn cần thiết.
2. Người điều khiển phương tiện muốn giảm tốc độ đến mức đáng kể, ngoại trừ nếu việc giảm tốc độ để tránh nguy hiểm, phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người điều khiển khác. Trừ khi đảm bảo rằng không có phương tiện nào phía sau hoặc có phương tiện ở cách xa, người điều khiển phải đưa tay cảnh báo rõ ràng và kịp thời. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng khi phương tiện dừng lại ở đèn tín hiệu giao thông theo khoản 31 Phụ lục 5 của Công ước này.
1. Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải lái xe cẩn thận phù hợp với điều kiện địa phương. Người điều khiển phải giữ tốc độ phù hợp để có thể dừng lại nhường đường cho phương tiện trên đường ưu tiên.
2. Người điều khiển phương tiện từ đường mòn hoặc đường đất vào đường không phải đường mòn hoặc đường đất phải ưu tiên những phương tiện trên những con đường đó. TTTtThuật ngữ “đường mòn” hoặc “đường đất” sẽ được định nghĩa trong luật pháp nội địa.
3. Người điều khiển phương tiện từ khu vực ven đường xuống đường phải nhường đường đối với các phương tiện trên đường.
4. Theo quy định tại khoản 7 điều này:
(a) Đối với những quốc gia có quy tắc giao thông bên phải, người điều khiển phương tiện phải nhường đường đối với phương tiện vượt phía bên phải tại đường giao nhau không phải theo quy định khoản 2 điều này và khoản 2 và 4 điều 25 của Công ước này;
(b) Quốc gia ký kết và phân khu chính trị có quy tắc giao thông bên trái có quyền quy định việc nhường đường tại đường giao nhau sao cho phù hợp.
5. Ngay cả khi đèn tín hiệu cho phép, người điều khiển phương tiện không được đi vào đường giao nhau nếu mật độ giao thông buộc người đó phải dừng lại ở đường giao nhau, vì vậy gây ra cản trở lưu thông của xe băng ngang.
6. Người điều khiển phương tiện đã vào đường giao nhau có tín hiệu đèn giao thông có quyền tiếp tục đi để làm thông suốt giao thông mà không cần đợi chiều lưu thông của mình thông suốt, miễn là không gây cản trở những người tham gia giao thông ở hướng thông suốt.
7. Phương tiện không di chuyển trên đường ray phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt.
Người tham gia giao thông phải thận trọng khi đến gần hoặc đi ngang qua nơi đường bộ và đường sắt giao nhau. Đặc biệt:
(a) Người đó phải điều khiển phương tiện với một tốc độ phù hợp;
(b) Người đó phải tuân thủ hiệu lệnh dừng lại của tín hiệu đèn hay tín hiệu chuông và không được băng qua nơi đường bộ và đường sắt giao nhau có rào chắn hoặc nửa rào chắn ngang qua đường hoặc được đặt ngang qua đường, hoặc lúc nửa rào chắn sắp được nâng lên;
(c) Nếu nơi đường bộ và đường sắt giao nhau có lắp rào chắn, nửa rào chắn hoặc tín hiệu đèn, người tham gia giao thông không được đi vào nếu không chắc rằng không có phương tiện giao thông đường sắt nào đi đến;
(d) Người điều khiển phương tiện không được đi vào nơi đường bộ và đường sắt giao nhau;
(e) Người điều khiển phương tiện không được chần chừ khi băng ngang qua nơi đường bộ và đường sắt giao nhau; nếu phương tiện bị dừng lại, người điều khiển phải cố gắng đưa phương tiện ra khỏi đường ray, nếu không thể làm được điều đó, người điều khiển phải lập tức phải cảnh báo người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt về nguy hiểm kịp thời bằng tất cả khả năng của mình.
1. Quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị được quyền không áp dụng quy định của điều này trừ trường hợp gây nguy hiểm cho người đi bộ hoặc cản trở phương tiện giao thông.
2. Người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc lề đường dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, nếu có biện pháp đề phòng cần thiết:
(a) Người đi bộ có quyền đẩy hoặc mang theo vật kềnh càng đi trên lòng đường nếu họ gây bất tiện cho người đi bộ khác khi đi bộ trên vỉa hè hoặc lề đường;
(b) Nhóm người đi bộ có người phụ trách hoặc đoàn người diễu hành có quyền đi trên lòng đường.
3. Nếu không có vỉa hè và/hoặc lề đường, người đi bộ có thể đi bộ trên lòng đường; nếu có đường dành cho xe đạp và mật độ giao thông cho phép, họ có thể đi bộ trên đường dành cho xe đạp, miễn là không cản trở xe đạp và xe moped đang lưu thông.
4. Người đi bộ đi trên đường như khoản 2 và 3 của điều này phải đi sát mép đường.
5. Pháp luật nội địa nên quy định như sau: người đi bộ đi trên lòng đường phải đi về phía đối diện với chiều lưu thông trừ khi điều đó gây nguy hiểm với họ. Tuy nhiên, người đẩy xe đạp, xe moped hoặc xe gắn máy, và nhóm người đi bộ có người phụ trách hoặc đoàn người diễu hành phải đi về phía cùng chiều lưu thông trong tất cả trường hợp. Trừ trường hợp đoàn người diễu hành, người đi bộ trên lòng đường chỉ được đi một hàng bất kỳ nơi nào vào ban đêm hoặc vào ban ngày nhưng tầm nhìn hạn chế hoặc do mật độ giao thông.
6. (a) Người đi bộ muốn băng qua đường phải thận trọng trước khi băng qua: họ phải đi qua vạch kẻ đường cho người đi bộ gần đó.
(b) Để băng qua đường nơi có vạch kẻ đường hoặc biển báo hiệu cho người đi bộ trên lòng đường.
(i) Nếu vạch kẻ đường cho người đi bộ đặt tại đèn tín hiệu giao thông cho người đi bộ, người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu đèn giao thông;
(ii) Nếu vạch kẻ đường cho người đi bộ không đặt đèn tín hiệu giao thông cho người đi bộ, nhưng có đèn tín hiệu giao thông hoặc người điều khiển cho phương tiện giao thông, người đi bộ không được đi trên lòng đường trong khi đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông biểu thị phương tiện vẫn được lưu thông;
(iii) Tại nơi có vạch kẻ đường cho người đi bộ khác, người đi bộ không được đi trên lòng đường mà không quan sát khoảng cách và tốc độ của phương tiện đang đi đến.
(c) Để băng qua đường nơi không có vạch kẻ đường hoặc biển báo hiệu cho người đi bộ trên lòng đường, người đi bộ không được đi trên lòng đường nếu gây cản trở phương tiện giao thông.
(d) Khi bắt đầu băng qua đường, người đi bộ không được đi đoạn đường dài quá mức cần thiết, và không được nấn ná hoặc dừng lại trên đường không cần thiết.
7. Tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền ban hành những quy định khắt khe hơn về việc băng qua đường của người đi bộ.
1. Người điều khiển phương tiện không được gây nguy hiểm cho người đi bộ.
2. Bất kể quy định tại khoản 1 điều 7, khoản 9 điều 11 và khoản 1 điều 13 của Công ước này, nếu trên đường có biển chỉ đường hoặc dấu hiệu dành cho người đi bộ băng qua đường:
(a) Nếu tại vạch kẻ đường cho người đi bộ có đèn tín hiệu giao thông hoặc người điều khiển giao thông, cấm người điều khiển phương tiện dừng đột ngột tại nơi băng qua đường hoặc chắn ngang vạch qua đường và, khi họ được phép làm điều đó, thì họ cũng không được ngăn cản hoặc cản trở lưu thông của người đi bộ trên đường; người điều khiển phương tiện sắp rẽ vào đường khác nơi có người đi bộ băng qua đường phải đi chậm và nhường đường, hoặc dừng lại nếu người đi bộ đã đi hoặc sắp đi trên vạch qua đường.
(b) Nếu tại vạch kẻ đường cho người đi bộ không có đèn tín hiệu giao thông hoặc người điều khiển giao thông, người điều khiển phương tiện chỉ được tiếp cận với vạch kẻ đường với tốc độ không gây nguy hiểm đối với người đi bộ đang hoặc sắp băng qua đường, hoặc dừng lại nếu cần thiết.
3. Quy định trong điều này không ngăn cản các quốc gia ký kết và phân khu chính trị:
Yêu cầu người điều khiển phương tiện phải dừng phương tiện trong mọi trường hợp khi người đi bộ đang qua đường hoặc sắp qua đường trên vạch kẻ đường hoặc biển báo hiệu dành cho người đi bộ theo quy định tại điều 20 của Công ước này, hoặc
Cấm người điều khiển phương tiện ngăn cản hoặc cản trở lưu thông của người đi bộ băng qua đường tại nơi giao nhau hoặc gần nơi giao nhau ngay cả khi không có vạch kẻ đường hoặc biển báo hiệu cho người đi bộ trên đường.
4. Nếu người điều khiển phương tiện muốn vượt ở phần đường cùng chiều lưu thông mà một phương tiện giao thông công cộng đang dừng tại trạm, thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nếu cần thiết để hành khách lên xuống phương tiện.
Bất kể quy định tại điều 10 của Công ước này, người điều khiển phương tiện có quyền vượt về phía bên trái hoặc bên phải của rào chắn, cọc tiêu hoặc thiết bị khác trên đường, trừ những trường hợp sau:
(a) Bên mà người điều khiển phương tiện muốn vượt qua rào chắn, cọc tiêu hoặc thiết bị khác có gắn biển báo;
(b) Nếu rào chắn, cọc tiêu hoặc thiết bị nằm ở giữa đường hai chiều, người điều khiển phương tiện phải vượt rào chắn, cọc tiêu hoặc thiết bị ở phần đường cùng chiều lưu thông.
1. Bên ngoài khu vực hạn chế, phương tiện và súc vật phải dừng hoặc đỗ cách lòng đường càng xa càng tốt. Bên trong và bên ngoài khu vực hạn chế, họ không được dừng trên đường dành cho xe đạp, trên vỉa hè hoặc lề đường dành cho người đi bộ, trừ khi pháp luật nội địa cho phép.
2. (a) Súc vật hoặc phương tiện phải dừng hoặc đỗ càng gần mép đường càng tốt.Người điều khiển phương tiện không được dừng hoặc đỗ xe bên kia đường; trừ khi không thể dừng hoặc đỗ cùng chiều lưu thông vì có đường sắt. Ngoài ra, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền:
(i) Không cấm dừng và đỗ xe ở một bên đường hay hay bên kia đường trong thời gian ngắn nơi có biển báo giao thông cấm dừng xe bên đường cùng chiều lưu thông;
(ii) Cho phép dừng và đỗ phương tiện phía bên kia đường thay vì đỗ xe bên cùng chiều lưu thông trên đường một chiều;
(iii) Cho phép dừng và đỗ phương tiện ở giữa lòng đường tại nơi có biển báo hiệu đặc biệt;
(b) Trường hợp pháp luật nội địa có quy định khác, những phương tiện không phải là xe đạp hai bánh, xe moped và xe gắn máy hai bánh không có thùng xe không được dừng hoặc đậu song song trên đường.Trừ những khu vực cho phép, phương tiện chỉ được dừng hoặc đậu song song ở mép đường.
3. (a) Cấm các phương tiện dừng hoặc đỗ:
(i) Trên vạch kẻ đường cho người đi bộ, cho người đi xe đạp và nơi đường bộ giao nhau với đường sắt;
(ii) Trên đường ray hoặc gần đường ray tàu điện hoặc tàu lửa gây cản trở việc di chuyển của tàu điện hoặc tàu lửa, và trên vỉa hè và đường trừ khi quốc gia ký kết và phân khu chính trị có quy định khác;
(b) Cấm phương tiện dừng hoặc đỗ ở nơi có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là:
(i) Ở khu vực đặc biệt có gắn biển báo, dưới cầu vượt hoặc trong hầm;
(ii) Trên đường, gần với đỉnh đồi và trên đường cong nơi tầm nhìn của phương tiện bị hạn chế không thể vượt xe an toàn, phụ thuộc vào tốc độ của phương tiện trên đoạn đường nói trên;
(iii) Trên lòng đường có vạch kẻ đường liền, nếu không áp dụng điểm (b) (ii) của khoản này nhưng độ rộng của lòng đường giữa vạch và phương tiện nhỏ hơn 3 m và vạch kẻ đường này cấm phương tiện của một bên đường băng qua nó;
(iv) Tại những nơi mà phương tiện đó che biển báo giao thông hoặc tín hiệu đèn giao thông khỏi tầm nhìn của người tham gia giao thông khác;
(v) Trên làn đường phụ có gắn biển báo phương tiện giảm tốc độ;
(c) Cấm các phương tiện đỗ trên lòng đường trong các trường hợp sau:
(i) Tại lối vào nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, lối vào đường giao nhau và trạm dừng xe buýt hoặc trạm dừng tàu lửa; trong phạm vi quy định của pháp luật nội địa;
(ii) Trước lối vào của phương tiện vào khu vực ven đường;
(iii) Tại nơi nếu phương tiện đỗ sẽ cản trở việc đỗ xe của các phương tiện khác hoặc cản trở phương tiện khác ra ngoài;
(iv) Trên lòng đường giữa của đường ba chiều và, trên lòng đường có gắn biển báo đường ưu tiên ngoài khu vực hạn chế.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng phương tiện hay súc vật mà không cảnh báo những phương tiện khác để tránh gây tai nạn hoặc tránh bị sử dụng trái phép đối với phương tiện cơ giới.
5. Pháp luật nội địa nên quy định như sau: xe tự hành không phải là xe moped hai bánh hoặc xe gắn máy hai bánh không có thùng xe, và rơ mooc có gắn kèm hoặc không gắn kèm với đầu kéo khi dừng trên đường ngoài khu vực hạn chế phải bật ít nhất một thiết bị cảnh báo thích hợp cho phương tiện đang đến gần một khoảng cách đủ để nhìn thấy trong những trường hợp sau:
(a) Phương tiện dừng trên đường vào ban đêm và những phương tiện đến gần không thể thấy phương tiện đang dừng;
(b) Người điều khiển phương tiện buộc phải dừng phương tiện tại nơi cấm dừng.
6. Không có quy định nào trong điều này ngăn cản các quốc gia ký kết và phân khu chính trị quy định những điều cấm khác về việc dừng và đỗ phương tiện.
Cấm mở cửa phương tiện, để cửa mở, hoặc bước xuống phương tiện mà đảm bảo không gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khác.
1. Trên đường cao tốc và trên lối vào và lối ra của đường cao tốc, nếu pháp luật nội địa có quy định về đường cao tốc:
(a) Cấm người đi bộ, động vật, xe đạp, xe moped (trừ khi chúng được xem như xe gắn máy) và những phương tiện khác không phải là phương tiện cơ giới và rơ mooc của chúng, và phương tiện cơ giới hoặc rơ mooc của phương tiện cơ giới không thể đi trên mặt đường bằng với tốc độ theo quy định của pháp luật nội địa do thiết kế của chúng lưu thông trên đường cao tốc;
(b) Cấm người điều khiển phương tiện:
(i) Dừng hoặc đỗ phương tiện tại khu vực không được đỗ xe; nếu phương tiện buộc phải dừng lại, người điều khiển phải cố gắng đưa phương tiện ra khỏi lòng đường và tấp vào lề đường và, nếu không thể, người điều khiển phải lập tức báo hiệu cho phương tiện đang đến khoảng cách vừa đủ;
(ii) Quay ngược đầu xe, đi lùi, và điều khiển phương tiện vào chính giữa dải phân cáchvà ở cầu vượt nối hai đường.
2. Người điều khiển phương tiện đi vào đường cao tốc phải nhường đường cho phương tiện đang đi trên đường. Người điều khiển phương tiện phải sử dụng làn đường tăng tốc (nếu có).
3. Người điều khiển phương tiện sắp rời khỏi đường cao tốc phải di chuyển vào làn đường của lối ra đường cao tốc vào thời điểm thích hợp và vào làn đường giảm tốc (nếu có) sớm nhất có thể.
4. Khi áp dụng khoản 1, 2 và 3 của điều này, những con đường dành cho phương tiện giao thông cơ giới được trang bị đủ biển báo giao thông như trên và không thể đi vào khu vực ven đường có thể xem như đường cao tốc.
Trong đường hầm báo hiệu bởi biển báo đường bộ đặc biệt, áp dụng những quy tắc sau đây:
1. Cấm người điều khiển phương tiện:
(a) lùi lại;
(b) quay đầu phương tiện;
(c) dừng hoặc đỗ phương tiện trừ những nơi được phép dừng hoặc đỗ.
1. Cấm người tham gia giao thông băng ngang đoàn diễu hành của quân đội, đoàn học sinh có người phụ trách, và những đoàn diễu hành khác.
2. Người tàn tật di chuyển bằng xe lăn được quyền đi trên vỉa hè và lề đường.
1. Bất kể quy định tại khoản 3 điều 10 của Công ước này, các quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị được quyền không cấm người điều khiển xe đạp được đi hai hàng hoặc nhiều hơn hai hàng.
2. Cấm người điều khiển xe đạp lái xe mà ít nhất một tay không cầm lái, cấm cho phép người điều khiển xe đạp được kéo đi bởi phương tiện khác, hoặc chở, kéo hoặc đẩy đồ vật làm cản trở chuyển động của xe hoặc gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khác. Quy định trên cũng áp dụng đối với người điều khiển xe moped và xe gắn máy; tuy nhiên người điều khiển xe moped và xe gắn máy phải cầm lái cả hai tay trừ khi chuyển hướng theo quy định tại khoản 3 điều 14 của Công ước này.
3. Cấm người điều khiển xe đạp và xe moped chở hành khách trên xe; tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền đưa ra ngoại lệ cho quy định này, đặc biệt, cho phép việc vận chuyển hành khách trên yên xe lắp đặt trên phương tiện. Người điều khiển xe gắn máy không được phép chở hành khách trừ khi xe có một thùng bên hoặc yên xe được lắp sau người điều khiển.
4. Nếu có đường dành cho xe đạp, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị được quyền cấm người điều khiển xe đạp dùng phần đường dành cho phương tiện khác. Trong cùng một hoàn cảnh, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền cho phép người điều khiển phương tiện xe moped dùng đường dành cho xe đạp và cấm họ sử dụng phần đường dành cho phương tiện khác nếu quốc gia đó thấy phù hợp.
1. Còi tín hiệu chỉ được dùng để:
(a) Đưa cảnh báo tránh tai nạn;
(b) Đưa cảnh báo đối với phương tiện xin vượt ngoài khu vực hạn chế.
Âm thanh phát ra từ còi tín hiệu không được kéo dài quá mức cần thiết.
2. Vào thời điểm chập tối và sáng sớm, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới dùng đèn tín hiệu như khoản 3 điều 32 của Công ước này thay cho còi tín hiệu. Chúng cũng được dùng vào ban ngày cho mục đích tại khoản 1(b) của điều này, nếu điều đó phù hợp với hoàn cảnh.
3. Quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị được quyền cho phép sử dụng đèn tín hiệu ở khu vực hạn chế cho mục đích tại khoản 1(b) tại điều này.
1. Nếu có đường sắt đi qua đường bộ, người tham gia giao thông khi sắp đến gần tàu điện hoặc phương tiện giao thông đường sắt phải băng nhanh qua đường sắt để cho phương tiện giao thông đường sắt đi qua.
2. Quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền ban hành những quy định khác với những quy định trong Chương này đối với việc lưu thông của phương tiện giao thông đường sắt trên đường và băng qua hoặc vượt qua phương tiện khác.Tuy nhiên, quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị không được đưa ra những quy định mâu thuẫn với quy định tại khoản 7 điều 18 của Công ước này.
1. Nếu một phương tiện có khối lượng tối đa cho phép, thì khối lượng tải của phương tiện đó không được vượt quá khối lượng tối đa cho phép.
2. Hàng hóa trên phương tiện phải được sắp xếp, nếu cần thiết, nhằm tránh:
(a) Gây nguy hiểm cho người, tài sản công hoặc tài sản riêng, do bị kéo lê hoặc rơi trên đường;
(b) Cản trở tầm nhìn hoặc hạn chế sự lưu thông ổn định của phương tiện;
(c) Gây tiếng ồn, gây ô nhiễm, hoặc gây ra sự phiền toái mặc dù có thể tránh;
(d) Chắn tín hiệu đèn, bao gồm đèn dừng và đèn xi-nhan, gương chiếu hậu, biển số xe và mã số đăng ký quốc tế theo quy định pháp luật, theo Công ước này hoặc pháp luật nội địa, yêu cầu phương tiện phải được lắp đặt tín hiệu hoặc dùng tay ra tín hiệu theo quy định tại khoản 3 điều 14, hoặc khoản 2 điều 17 của Công ước này.
3. Tất cả phụ kiện, bao gồm cáp, dây buộc và tấm chắn dùng để bảo vệ hàng hóa phải được kéo chặt quanh hàng hóa và buộc lại chắc chắn. Tất cả phụ kiện dùng để bảo vệ hàng hóa phải thỏa mãn yêu cầu quy định về hàng hóa trong khoản 2 của điều này.
4. Hàng hóa đặt ở phía trước, sau hoặc hai bên của phương tiện phải được đánh dấu rõ ràng trong mọi trường hợp nếu người điều khiển của phương tiện khác không nhận thấy nó; vào ban đêm, tín hiệu đèn trắng và bộ phận phản quang màu trắng phải được dùng phía trước và tín hiệu đèn màu đỏ và bộ phận phản quang màu đỏ phải dùng phía sau. Đặc biệt đối với xe tự hành:
(a) Hàng hóa vượt quá 1 m phía trước hoặc phía sau của phương tiện phải được đánh dấu;
(b) Hàng hóa được đặt nằm ngang quá mép ngoài của phương tiện 0.4 m tính từ mép ngoài của đèn phía trước của phương tiện phải được đánh dấu ở phía trước vào ban đêm, và hàng hóa được sắp xếp như vậy nhưng vượt quá mép ngoài của phía sau của phương tiện hơn 0.4 m phải được đánh dấu tương tự ở phía sau vào ban đêm.
5. Quy định tại khoản 4 điều này không ngăn cản việc quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị cấm, hạn chế, hoặc phải được sự cho phép về quy định xếp hàng hóa lên phương tiện như khoản 4 nói trên.
Không được vận chuyển hành khách với số lượng và phương thức gây trở ngại việc điều khiển phương tiện hoặc cản trở tầm nhìn của người điều khiển.
1. Bất kể quy định của pháp luật nội địa về nghĩa vụ giúp đỡ người bị thương, người điều khiển phương tiện hoặc người tham gia giao thông khác liên quan đến tai nạn giao thông phải:
(a) Dừng phương tiện càng sớm càng tốt mà không gây thêm nguy hiểm cho giao thông;
(b) Cố gắng đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, nếu có người chết hoặc người bị thương nặng trong tai nạn, để ngăn chặn việc thay đổi hiện trường khu vực xảy ra tai nạn miễn là việc đó không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bao gồm cả việc biến mất của những dấu hiệu nhỏ có thể hữu ích đối với việc xác định trách nhiệm;
(c) Xác định danh tính của mình với những người liên quan vụ tai nạn theo yêu cầu;
(d) Nếu có người bị thương hoặc bị chết trong vụ tai nạn, thông báo cho cảnh sát hoặc giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn hoặc quay trở lại hiện trường và đợi đến khi cảnh sát đến, trừ khi họ được cảnh sát cho phép đi hoặc phải giúp đỡ người bị nạn hoặc để được giúp đỡ.
2. Quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị có quyền không đưa quy định của khoản 1(d) của điều này vào pháp luật nội địa trong trường hợp không có người nào bị thương nặng và không có người nào liên quan đến tai nạn báo cảnh sát.
1. Từ thời điểm chập tối đến sáng sớm và trong những trường hợp khác khi tầm nhìn bị hạn chế, ví dụ, sương mù, tuyết rơi hoặc mưa lớn, phương tiện đang lưu thông phải bật các loại đèn sau:
(a) Đèn trước, đèn vượt và đèn sau đối với xe tự hành và xe moped, dựa trên quy định về thiết bị dành cho mỗi loại phương tiện của Công ước này;
(b) Đèn trước của rơ mooc, nếu được yêu cầu theo quy định tại khoản 30 Phụ lục 5 của Công ước này, và từ hai đèn sau trở lên.
2. Đèn trước phải được tắt và thay bằng đèn vượt trong những trường hợp sau:
(a) Trong khu vực hạn chế nếu đường đã đủ ánh sáng và ngoài khu vực hạn chế nếu con đường được chiếu sáng liên tục và độ chiếu sáng đủ để người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông thấy nhau trong khoảng cách nhất định;
(b) Để tránh việc làm chói mắt và để người điều khiển phương tiện khác đi dễ dàng không gặp nguy hiểm khi người điều khiển phương tiện muốn vượt phương tiện khác;
(c) Trong trường hợp cần thiết phải tránh gây chói mắt người tham gia giao thông đường bộ hoặc đường thủy hoặc đường sắt đi dọc con đường.
3. Tuy nhiên, khi một phương tiện đi sau một phương tiện khác muốn vượt, phương tiện đó sẽ dùng đèn trước để đưa ra cảnh báo đèn như quy định tại khoản 2 điều 28.
4. Đèn chiếu xa có thể được bật trong sương mù dày đặc, tuyết rơi, mưa lớn hoặc các điều kiện tương tự, dựa vào bản đồ sương mù, để thay thế cho đèn vượt. Pháp luật nội địa có quyền quy định phải bật đồng thời đèn chiếu xa và đèn vượt, và dùng đèn chiếu xa ở đường hẹp hoặc đường cong.
5. Nếu phương tiện có gắn đèn kích thước, chúng phải được sử dụng đồng thời với đèn trước, đèn xi-nhan hoặc đèn chiếu xa.
6. Vào ban ngày, xe gắn máy lưu thông trên đường phải bật ít nhất một đèn vượt phía trước và một đèn đỏ ở sau. Pháp luật nội địa có quyền cho phép sử dụng đèn chạy ban ngày thay cho đèn vượt.
7. Pháp luật nội địa có quyền bắt buộc người điều khiển phương tiện dùng đèn vượt hoặc đèn ban ngày vào ban ngày. Đèn sau phải được sử dụng đồng thời với đèn trước.
8. Từ thời điểm chập tối đến sáng sớm và trong những trường hợp khác khi tầm nhìn bị hạn chế, xe tự hành và rơ mooc của chúng khi dừng hoặc đỗ trên đường phải bật đèn kích thước phía trước và phía sau. Trong tình trạng sương mù dày đặc, tuyết rơi, mưa lớn hoặc các điều kiện tương tự, có thể sử dụng đèn vượt hoặc đèn chiếu xa phía trước. Đèn chiếu xa phía sau có thể được dùng để hỗ trợ đèn kích thước phía sau.
9. Bất kể quy định của khoản 8 điều này, trong khu vực hạn chế đèn trước và đèn sau có thể thay thế đèn đỗ xe, miễn là:
(a) Phương tiện không dài hơn 6 m và rộng hơn 2 m;
(b) Phương tiện không gắn kèm rơ mooc;
(c) Đèn đỗ xe được gắn ở một bên của phương tiện sao cho khoảng cách từ chúng đến mép đường là xa nhất.
10. Bất kể quy định tại khoản 8 và 9 của điều này, một phương tiện có quyền dừng hoặc đậu mà không phải bật đèn trong những trường hợp sau:
(a) Trên con đường có thể dễ nhận thấy phương tiện đang dừng ở khoảng cách vừa đủ;
(b) Ra khỏi lòng đường và điểm dừng khẩn cấp;
(c) Đối với xe moped và xe gắn máy hai bánh không có thùng bên không có ắc quy, tại sát mép đường trong khu vực hạn chế;
11. Pháp luật nội địa có quyền đưa ra những ngoại lệ đối với quy định tại khoản 8 và 9 của điều này đối với phương tiện dừng hoặc đỗ trên đường phố trong khu vực hạn chế nếu giao thông ít xe cộ.
12. Đèn lùi có thể được dùng khi phương tiện đang lùi hoặc chuẩn bị lùi.
13. Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm có thể được dùng để cảnh báo người tham gia giao thông về những nguy hiểm:
(a) Khi một phương tiện bị hư hỏng hoặc liên quan đến một vụ tai nạn không thể di chuyển ngay lập tức nên trở thành vật cản cho người tham gia giao thông khác;
(b) Khi cảnh báo cho người tham gia giao thông khác về nguy hiểm sắp xảy ra.
14. Đèn cảnh báo đặc biệt:
(a) Đèn cảnh báo màu xanh có thể được dùng đối với phương tiện ưu tiên đang thi hành nhiệm vụ hoặc trường hợp cần thiết khác phải cảnh báo người tham gia giao thông về sự hiện diện của phương tiện;
(b) Đèn cảnh báo màu vàng có thể chỉ được dùng đối với những phương tiện thi hành nhiệm vụ đặc biệt có gắn tín hiệu đèn cảnh báo đặc biệt hoặc sự hiện diện của phương tiện đó gây ra nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
Việc sử dụng đèn cảnh báo màu khác phải được sự cho phép của pháp luật nội địa.
15. Phương tiện không được sử dụng đèn đỏ phía trước và đèn trắng phía sau trong bất cứ trường hợp nào theo ngoại lệ của khoản 61 Phụ lục 5. Phương tiện không được thay đổi hay bổ sung thêm đèn trái với những điều kiện trên.
1. Phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện theo quy định của điều 32 của Công ước này không được bật ít nhất một đèn trắng hoặc đèn vàng ở trước và ít nhất một đèn đỏ phía sau khi lưu thông trên đường trong khoảng thời gian từ chập tối đến sáng sớm. Nếu chỉ có một đèn ở trước hoặc một đèn ở sau, đèn xe phải được lắp đặt ở chính giữa phương tiện hoặc ở phía đối diện với chiều lưu thông.
(a) Xe ba gác, ví dụ, xe kéo hoặc đẩy bằng tay, phải bật ít nhất một đèn trắng hoặc một đèn vàng ở phía trước và ít nhất một đèn đỏ ở phía sau. Hai đèn này có thể được phát ra từ một đèn riêng lẻ lắp một bên đối diện với chiều lưu thông. Không bắt buộc xe ba gác rộng dưới 1 m trang bị đèn.
(b) Phương tiện kéo bằng súc vật phải có hai đèn trắng hoặc đèn vàng ở phía trước, và hai đèn đỏ ở phía sau. Tuy nhiên, pháp luật nội địa có quyền cho phép phương tiện này chỉ cần có một đèn trắng hoặc đèn vàng ở phía trước và chỉ một đèn đỏ ở phía sau. Trong cả hai trường hợp, những đèn này đều phải lắp đặt ở bên đối diện với chiều lưu thông. Nếu những đèn mô tả ở trên không thể gắn kèm với phương tiện, chúng có thể được mang bởi một người hoặc nhóm người hộ tống đi bộ ngay bên cạnh, về bên đối diện với chiều lưu thông. Hơn nữa, phương tiện kéo bằng súc vật phải lắp hai bộ phận phản quang màu đỏ ở sau, càng gần với mép ngoài của phương tiện càng tốt. Không bắt buộc phương tiện kéo bằng súc vật rộng từ 1 m trở xuống trang bị đèn. Tuy nhiên, có thể dùng một bộ phận phản quang đơn lẻ ở phía sau một bên hoặc ở giữa phương tiện đối diện với chiều lưu thông.
2. (a) Khi lưu thông trên đường vào ban đêm:
(i) Nhóm người đi bộ có người phụ trách hoặc đoàn người diễu hành phải cầm ít nhất một đèn trắng hoặc đèn vàng ở trước và một đèn đỏ ở sau, hoặc một đèn màu hổ phách ở cả hai hướng ở phần đường đối diện với chiều lưu thông;
(ii) Người chăn dắt súc vật phải có ít nhất một đèn trắng hoặc đèn vàng ở trước và một đèn đỏ ở sau, hoặc một đèn màu hổ phách ở cả hai hướng ở phần đường đối diện với chiều lưu thông; Mỗi loại đèn phải dùng một thiết bị riêng lẻ.
(b) Tuy nhiên, không yêu cầu sử dụng những loại đèn trong điểm a của khoản này trong khu vực hạn chế.
1. Khi có thiết bị còi hoặc đèn cảnh báo người tham gia phương tiện giao thông có phương tiện ưu tiên đến gần, người tham gia giao thông phải tránh đường để phương tiện đó đi qua hoặc dừng lại nếu cần thiết.
2. Pháp luật nội địa có quyền quy định không được cản trở phương tiện ưu tiên khi thiết bị cảnh báo đặc biệt của phương tiện bật lên miễn là phương tiện đó không gây nguy hiểm những người tham gia giao thông khác, và người điều khiển phương tiện phải tuân thủ tất cả hoặc một số quy định trong chương II ngoài khoản 2 điều 6.
3. Pháp luật nội địa có quyền quy định không cản trở phạm vi công trình, sửa chữa, bảo trì đường bộ bao gồm cả thiết bị dùng cho công trình miễn là họ có biện pháp phòng ngừa cần thiết và tuân thủ quy định tại chương II trong quá trình thi công.
4. Khi vượt qua những thiết bị ở khoản 3 điều này đang được thi công, người điều khiển phương tiện khác có quyền không tuân theo quy định của điều 11 và 12 của Công ước này nếu họ đã tuân theo biện pháp đề phòng cần thiết.
1. (a) Để được hưởng lợi ích từ Công ước này, phương tiện cơ giới tham gia giao thông quốc tế, và rơ mooc, không phải rơ mooc nhẹ và gắn kèm với phương tiện cơ giới phải được đăng ký với quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị, và người điều khiển phương tiện đó phải sở hữu một giấy chứng nhận hợp lệ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ký hoặc phân khu chính trị đó hoặc do ủy quyền cho một tổ chức của
Quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị đó. Giấy chứng nhận đăng ký phải chứa những thông tin tối thiểu sau:
Số đăng ký theo cách thức quy định trong Phụ lục 2 của Công ước này;
Ngày đăng ký lần đầu của phương tiện;
Họ tên và địa chỉ của người được cấp giấy chứng nhận; Tên thương mại của nhà sản xuất phương tiện;
Mã số của thân xe (số xuất xưởng hoặc số seri của nhà sản xuất);
Khối lượng tối đa cho phép đối với phương tiện dùng để chở hàng hóa;
Khối lượng không tải trong trường hợp phương tiện dùng để chở hàng hóa;
Thời hạn hiệu lực đối với giấy chứng nhận có thời hạn.
Thông tin chi tiết trong giấy chứng nhận phải được viết bằng tiếng Latinh hoặc tiếng Anh viết tay
(b) Quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó quyết định đưa năm sản xuất, thay vì ngày đăng ký lần đầu vào giấy chứng nhận cấp trên lãnh thổ của mình.
(c) Đối với phương tiện cơ giới hạng A và B trong chương 6 và 7 của Công ước này và phương tiện cơ giới khác nếu cần thiết:
(i) Mã số đăng ký quốc tế phải được thể hiện trên cùng của giấy chứng nhận như chương 3 của Công ước này;
(ii) Chữ cái A, B, C, D, E, F, G và H lần lượt đặt trước hoặc sau tám mục thông tin theo quy định của điểm a của khoản này, sẽ được thể hiện trên giấy chứng nhận này;
(iii) Cụm từ Certificat d'immatriculation bằng tiếng Pháp sẽ được đặt hoặc ở trước hoặc sau tiêu đề bằng ngôn ngữ của quốc gia đăng ký giấy chứng nhận.
(d) Phải nộp đầy đủ một bản sao y chứng thực của giấy chứng nhận xác nhận bởi cơ quan cấp giấy chứng nhận đối với rơ mooc, bao gồm sơ mi rơ mooc tạm nhập vào quốc gia bằng phương thức vận tải không phải phương thức vận tải đường bộ.
2. Bất kể quy định tại khoản 1 của điều này, một chiếc xe có khớp nối không tháo rời trong khi tham gia giao thông quốc tế sẽ được hưởng lợi ích từ quy định của Công ước này ngay cả khi chỉ có một giấy giấy chứng nhận đối với đầu kéo và sơ mi rơ mooc gắn kèm theo.
3. Công ước này không giới hạn quyền của quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó yêu cầu bằng chứng về quyền sở hữu phương tiện trong trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông quốc tế không phải là người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký.
4. Quốc gia ký kết nên cung cấp, nếu họ đã không làm như vậy, dịch vụ có trách nhiệm giữ, ở cấp quốc gia hoặc khu vực, hồ sơ phương tiện đưa vào sử dụng và một hồ sơ gốc, cho mỗi phương tiện, chứa những thông tin cụ thể đưa vào mỗi giấy chứng nhận.
1. Phương tiện cơ giới tham gia giao thông quốc tế phải đặt số đăng ký ở phía trước và phía sau phương tiện; tuy nhiên đối với xe gắn máy chỉ cần đặt ở phía sau.
2. Rơ mooc đăng ký tham gia giao thông quốc tế phải đặt số đăng ký ở phía sau. Nếu một phương tiện cơ giới kéo một hoặc nhiều rơ mooc, rơ mooc đơn lẻ hoặc rơ mooc cuối cùng phải được đặt số đăng ký của phương tiện đầu kéo nếu rơ mooc không được đăng ký.
3. Bố cục và cách thức hiển thị số đăng ký trong điều này phải tuân thủ quy định trong chương 2 của Công ước này.
1. Ngoài số đăng ký, phương tiện cơ giới tham gia giao thông quốc tế phải đăng ký mã số đăng ký quốc tế.
2. Rơ mooc gắn kèm với phương tiện cơ giới phải đặt mã số đăng ký quốc tế cùng với biển số đăng ký theo điều 36 Công ước này. Những quy định này được áp dụng đối với cả trường hợp rơ mooc đăng ký ở quốc gia không phải quốc gia đăng ký phương tiện cơ giới mà nó gắn kèm; nếu không, nó phải gắn mã số đăng ký quốc tế của phương tiện kéo ở phía sau trừ khi nó đang lưu thông trên quốc gia đó.
3. Bố cục và cách thức đặt mã số đăng ký quốc tế trong điều này phải tuân thủ quy định trong chương 3 của Công ước này.
Mỗi phương tiện cơ giới và rơ mooc khi tham gia giao thông đường bộ phải mang số hiệu theo quy định tại chương 4 Công ước này.
1. Mỗi phương tiện cơ giới, rơ mooc và tổ hợp phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định chương 5 của Công ước này.
Chúng phải trong tình trạng làm việc tốt.
2. Pháp luật nội địa phải yêu cầu kiểm tra kỹ thuật định kỳ đối với:
(a) Phương tiện cơ giới dùng để chở người trên tám chỗ tính luôn ghế ngồi của người điều khiển phương tiện;
(b) Phương tiện cơ giới dùng để chở hàng hóa có khối lượng tối đa cho phép trên 3.000 kg và rơ mooc gắn kèm với chúng.
3. Pháp luật nội địa mở rộng quy định của khoản 2 đối với những loại phương tiện khác.
1. Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực theo khoản 1 điều 47, rơ mooc tham gia giao thông quốc tế sẽ được hưởng lợi ích từ quy định của Công ước này ngay cả khi chúng không được đăng ký và bất kể khối lượng tối đa cho phép.
2. Giấy chứng nhận đăng ký phải tuân thủ quy định theo sửa đổi khoản 1 điều 35 trong vòng năm năm kể từ ngày nó có hiệu lực. Giấy chứng nhận được cấp trong giai đoạn này được các quốc gia công nhận lẫn nhau cho đến ngày hết hạn theo quy định trong giấy chứng nhận.
1. (a) Người điều khiển phương tiện cơ giới phải có giấy phép lái xe;
(b) Quốc gia ký kết đảm bảo rằng giấy phép lái xe chỉ được cấp sau khi người lái vượt qua kỳ thi lý thuyết và thực hành, do các quốc gia quy định;
(c) Luật pháp nội địa phải quy định điều kiện cấp giấy phép lái xe;
(d) Công ước này không ngăn cản việc quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó yêu cầu giấy phép lái xe đối với xe tự hành và xe moped.
2. Quốc gia ký kết phải công nhận những lái xe sở hữu:
(a) Giấy phép nội địa được viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của Quốc gia đang lưu thông, hoặc nếu không viết bằng ngôn ngữ như vậy thì phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận;
(b) Giấy phép lái xe nội địa phù hợp với quy định Phụ lục 6
của công ước; và
(c) Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định Phụ lục 7 của công ước;
được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị khác hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó. Tất cả quy định trên không áp dụng cho giấy phép học lái.
3. Bất kể quy định của khoản trên:
(a) Nếu hiệu lực của giấy phép lái xe dựa trên những ghi nhận về vi phạm đặc biệt đối với người đứng tên giấy phép phải đeo thiết bị hỗ trợ hoặc phương tiện phải thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật, giấy phép không được xem là có hiệu lực nếu không thỏa mãn những điều kiện đó;
(b) Các quốc gia ký kết có quyền từ chối công nhận giấy phép lái xe của cá nhân dưới mười tám tuổi trong phạm vi lãnh thổ của mình;
(b) Các quốc gia ký kết có quyền từ chối công nhận các loại giấy phép lái xe hạng C, D và E theo Phụ lục 6 và 7 của cá nhân dưới hai mươi mốt tuổi trong phạm vi lãnh thổ của mình;
4. Quốc gia ký kết được quyền quy định trong pháp luật nội địa việc phân cấp hạng xe theo chương 6 và 7 của Công ước này. Nếu giấy phép lái xe hạn chế trong một số phương tiện nhất định trong cùng một hạng, một chữ số sẽ được thêm vào hạng xe và sự hạn chế phải được thể hiện trong giấy phép lái xe.
5. Hồ sơ xin cấp giấy phép theo khoản 2 và điểm c khoản 3 của điều này:
(a) Phương tiện cơ giới hạng B theo Phụ lục 6 and 7 của Công ước này có thể gắn kèm thùng kéo nhẹ; hoặc phương tiện cơ giới hạng B có gắn kèm thùng kéo có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 750kg nhưng không vượt quá không tải của phương tiện, và tổng khối lượng tối đa cho phép kể cả thùng kéo không vượt quá 3.500 kg;
(b) Phương tiện cơ giới hạng C hoặc D theo Phụ lục 6 and 7 của Công ước này có thể gắn kèm rơ mooc nhẹ mà không cần kết nối với một tổ hợp thuộc hạng C hoặc hạng D.
6. Một giấy phép lái xe quốc tế chỉ được cấp cho người được cấp giấy phép nội địa và tuân thủ điều kiện tối thiểu quy định trong Công ước này. Giấy phép lái xe quốc tế không còn hiệu lực sau ngày giấy phép nội địa hết hiệu lực, số đăng ký của giấy phép nội địa phải được ghi trong giấy phép lái xe quốc tế.
7. Quy định trong điều này không yêu cầu quốc gia ký kết:
(a) Công nhận sự hợp lệ của giấy phép lái xe nội địa hoặc quốc tế cấp trong lãnh thổ của một quốc gia ký kết khác cho đối tượng thường trú trong lãnh thổ của mình tại thời điểm cấp giấy đăng ký hoặc chuyển địa chỉ đăng ký thường trú để được cấp giấy phép lái xe; hoặc
(b) Công nhận tính hợp lệ của giấy phép nói trên được cấp cho người điều khiển phương tiện có địa chỉ thường trú không phải trong lãnh thổ nơi cấp giấy phép lái xe tại thời điểm cấp phép hoặc những người chuyển nơi thường trú đến nơi khác để được cấp phép.
1. Quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó có quyền thu hồi quyền sử dụng giấy phép lái xe nội địa hoặc quốc tế của người điều khiển phương tiện trong phạm vi lãnh thổ của mình nếu người đó đã cam kết mọi sự vi phạm quy định của quốc gia thì người đó sẽ bị tước giấy phép. Trong phạm vi cho phép, cơ quan của quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị của nó có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng giấy phép thì cũng có quyền:
(a) Thu hồi và giữ giấy phép đến hết thời hạn thu hồi hoặc đến khi người được cấp giấy phép rời khỏi quốc gia đó tùy vào thời hạn nào sớm hơn;
(b) Thông báo việc thu hồi quyền sử dụng giấy phép đến cơ quan chức năng cấp hoặc ủy quyền cấp giấy phép;
(c) Điền vào chỗ trống ghi nhận những vi phạm của phương tiện rằng giấy phép không còn hiệu lực trên lãnh thổ của mình đối với giấy phép lái xe quốc tế;
(d) Yêu cầu cơ quan chức năng cấp hoặc ủy quyền cấp phép thông báo đến người có liên quan đến quyết định thu hồi nếu không thuộc quy định tại điểm (a) của khoản này.
2. Quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó cố gắng thông báo đến những đối tượng liên quan đến quyết định phù hợp với thủ tục quy định trong khoản 1(d) của điều này.
3. Công ước này không cấm quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó cấm một người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nội địa hoặc quốc tế nếu nó là hiển nhiên hoặc chứng minh được rằng tình trạng hiện tại của người đó không thể lái an toàn hoặc người đó bị tước quyền lái xe ở quốc gia thường trú.
1. Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định của Công ước giao thông đường bộ ký kết tại Geneva ngày 19 tháng 9 năm 1949 và được cấp trong thời hạn năm năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực phù hợp với khoản 1 điều 47 sẽ được chấp nhận, theo điều 41 và 42 của Công ước này, như đối với giấy phép lái xe quốc tế quy định trong Công ước này.
2. Giấy phép lái xe nội địa phải tuân theo quy định sửa đổi bổ sung Phụ lục 6 trong vòng năm năm kể từ ngày có hiệu lực. Giấy phép lái xe được cấp trong giai đoạn này được các quốc gia công nhận lẫn nhau cho đến ngày hết hạn ghi trong giấy phép.
1. Xe đạp không có động cơ tham gia giao thông quốc tế phải:
(a) Có phanh xe tốt
(b) Có lắp chuông có thể nghe thấy trong khoảng cách vừa đủ, và không có thiết bị còi cảnh báo khác;
(c) Có lắp bộ phận phản quang màu đỏ ở phía sau và một đèn trắng hoặc đèn vàng ở trước và một đèn đỏ ở phía sau.
2. Trong lãnh thổ của quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó không cam kết rằng họ xem xe moped như xe gắn máy, phù hợp với khoản 2 điều 54 của Công ước này, xe moped khi tham gia giao thông quốc tế phải:
(a) Có hai phanh độc lập;
(b) Có lắp chuông hoặc thiết bị còi cảnh báo khác có thể nghe thấy trong khoảng cách vừa đủ;
(c) Có gắn bộ phận giảm thanh ống xả hiệu quả;
(d) Có lắp một đèn trắng hoặc đèn vàng ở phía trước và một đèn đỏ và một bộ phận phản quang đỏ ở phía sau;
(e) Hiển thị các dấu hiệu nhận biết trong chương 4 của Công ước này.
3. Trong lãnh thổ của quốc gia ký kết và phân khu chính trị của nó, phù hợp với khoản 2 điều 54 của Công ước này, tuyên bố rằng họ xem xe moped như xe gắn máy, những điều kiện áp dụng đối với xe moped tham gia giao thông quốc tế cũng được áp dụng đối với xe gắn máy trong chương 5 của Công ước này.
1. Công ước này sẽ được để ngỏ tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, để các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc hoặc của tổ chức chuyên ngành hoặc của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế hoặc của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế, và bất kỳ quốc gia nào được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời trở thành thành viên của Công ước này ký vào Công ước cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1969.
2. Công ước này phải được thông qua. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này được để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào gia nhập theo khoản 1 của điều này. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
4. Vào ngày ký kết Công ước này hoặc nộp lưu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, mỗi quốc gia phải thông báo cho Tổng thư ký của các mã số đăng ký quốc tế nó đã được lựa chọn cho phương tiện đăng ký tham gia giao thông quốc tế theo Phụ lục 3 của Công ước này. Bất kỳ quốc gia có thể thay đổi mã số đăng ký quốc tế của mình đã chọn trước đó bằng cách gửi thông báo đến Tổng thư ký.
1. Bất kỳ quốc gia nào, tại thời điểm ký kết hoặc phê chuẩn Công ước này, hoặc gia nhập bổ sung, hoặc bất cứ lúc nào, có quyền tuyên bố Công ước này được áp dụng đối với tất cả hoặc một số quốc gia trong quan hệ quốc tế bằng cách thông báo gửi đến Tổng thư ký.
Công ước này áp dụng đối với lãnh thổ có tên trong thông báo của Tổng thư ký trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày nhận hoặc ngày có hiệu lực của Công ước đối với quốc gia gửi thông báo, thời hạn nào sớm hơn được áp dụng.
2. Bất kỳ quốc gia nào tuyên bố trong khoản 1 điều này có quyền gửi thông báo đến Tổng thư ký rằng Công ước sẽ hết hiệu lực trong lãnh thổ của mình bất kỳ lúc nào và ngừng áp dụng trong phạm vi lãnh thổ một năm kể từ ngày gửi thông báo.
3. Một quốc gia gửi thông báo theo khoản 1 điều này phải thông báo Tổng thư ký về mã số đăng ký quốc tế trên phương tiện đăng ký tham gia giao thông quốc tế ở lãnh thổ quốc gia mình phù hợp với Phụ lục 3 của Công ước này. Quốc gia có thể thay đổi mã số đăng ký quốc tế đã chọn bằng cách gửi thông báo đến Tổng Thư Ký.
1. Công ước này sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu của văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ mười lăm.
2. Đối với những quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ mười lăm, Công ước này sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của quốc gia đó.
Sau khi có hiệu lực, Công ước này chấm dứt hoặc thay thế Công ước quốc tế về giao thông cơ giới và Công ước quốc tế về giao thông đường bộ, được ký kết tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1926, Quy định ô tô Liên châu Mỹ ký tại Washington ngày 15 tháng 12 năm 1943 và Công ước giao thông đường bộ ký tại Geneva ngày 19 tháng 9 năm 1949.
1. Sau khi Công ước này có hiệu lực một năm, quốc gia ký kết có quyền yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung một hoặc một số điều trong Công ước. Văn bản đề xuất sửa đổi bổ sung kèm theo bản tóm tắt giải thích sẽ được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Quốc gia ký kết sẽ được thông báo việc quốc gia (a) được chấp nhận sửa đổi bổ sung; hoặc (b) bị từ chối sửa đổi bổ sung; hoặc (c) triệu tập cuộc họp về sửa đổi bổ sung trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày Công ước được có hiệu lực. Tổng thư ký phải gửi văn bản đề nghị sửa đổi bổ sung đến tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 của Công ước này.
2. (a) Bất kỳ sửa đổi bổ sung nào phù hợp với khoản trên được xem như được chấp nhận nếu trong thời hạn mười hai tháng quy định của khoản trên dưới một phần ba quốc gia ký kết thông báo với Tổng thư ký về việc bác bỏ sửa đổi bổ sung hoặc mong muốn triệu tập cuộc họp. Tổng thư ký phải thông báo với tất cả quốc gia ký kết về việc chấp thuận hoặc bác bỏ của bất kỳ yêu cầu sửa đổi bổ sung nào và yêu cầu triệu tập cuộc họp nào. Nếu tổng số văn bản bác bỏ và yêu cầu nhận trong một thời hạn nhất định trong vòng mười hai tháng dưới một phần ba tổng số quốc gia ký kết, Tổng thư ký phải thông báo với tất cả quốc gia ký kết rằng sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng theo quy định của khoản trên đối với tất cả quốc gia ký kết trừ khi trong thời hạn nói trên, có văn bản bác bỏ hoặc yêu cầu cuộc họp.
(b) Bất kỳ quốc gia ký kết nào, trong thời hạn mười hai tháng nói trên, bác bỏ một yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc yêu cầu triệu tập cuộc họp, có thể gửi văn bản chấp thuận sửa đổi bổ sung đến Tổng thư ký sau khi kết thúc thời hạn này, và Tổng thư ký phải gửi thông báo đến tất cả quốc gia ký kết khác. Sửa đối bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng thư ký, đối với những quốc gia đã gửi thông báo chấp thuận.
3. Nếu một yêu cầu sửa đổi bổ sung chưa được chấp thuận theo khoản 2 điều này và nếu trong vòng mười hai tháng theo khoản 1 điều này dưới một nửa quốc gia ký kết thông báo với Tổng thư ký về việc bác bỏ sửa đổi bổ sung và ít nhất một phần ba nhưng không dưới mười quốc gia trong tổng số quốc gia ký kết thông báo rằng họ chấp nhận hoặc mong muốn triệu tập cuộc họp, Tổng thư ký phải triệu tập cuộc họp để thảo luận về yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc bất kỳ yêu cầu nào khác nộp cho Tổng thư ký phù hợp với khoản 4 của điều này.
4. Nếu một cuộc họp được triệu tập phù hợp với khoản 3 của điều này, Tổng thư ký phải mời tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 của Công ước này. Tổng thư ký phải yêu cầu tất cả quốc gia được mời tham dự cuộc họp nộp bất kỳ yêu cầu nào để bổ sung vào yêu cầu sửa đổi bổ sung ít nhất sáu tháng trước khi ngày mở cuộc họp trao đổi về vấn đề đó, ít nhất ba tháng trước ngày mở cuộc họp.
5. (a) Bất kỳ sửa đổi bổ sung nào của Công ước này được xem là chấp nhận nếu nó được hai phần ba quốc gia tham dự cuộc họp thông qua, miễn là ít nhất hai phần ba trong tổng số quốc gia tham gia cuộc họp. Tổng thư ký phải thông báo tất cả quốc gia ký kết về việc thông qua sửa đổi bổ sung, sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng mười hai tháng kể từ này thông báo được gửi đến tất cả quốc gia ký kết trừ những quốc gia trong thời hạn gửi bác bỏ sửa đổi bổ sung cho Tổng thư ký.
(b) Một quốc gia ký kết bác bỏ sửa đổi bổ sung trong thời hạn mười hai tháng nói trên có quyền gửi thông báo đồng ý sửa đổi bổ sung cho Tổng thư ký, và Tổng thư ký phải gửi thông báo đến tất cả quốc gia ký kết còn lại. Sửa đối bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng thư ký hoặc cuối thời hạn mười hai tháng nói trên, đối với những quốc gia đã gửi thông báo chấp thuận, thời hạn nào trễ hơn sẽ được chọn.
6. Nếu yêu cầu sửa đổi không được chấp nhận căn cứ vào khoản 2 điều này và nếu điều kiện quy định trong khoản 3 điều này về triệu tập cuộc họp không được tuân thủ, yêu cầu sửa đổi bổ sung sẽ được xem như bác bỏ.
1. Quốc gia có quyền tuyên bố không thực hiện điều 52 của Công ước này vào thời điểm ký kết Công ước hoặc nộp lưu chiểu văn kiện gia nhập hoặc phê chuẩn. Quốc gia ký kết khác không ràng buộc bởi điều 52 như đối với quốc gia ký kết đã tuyên bố như trên.
2. Vào thời điểm nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, quốc gia có quyền tuyên bố xem xe moped như xe gắn máy (điều 1) theo Công ước này bằng cách gửi thông báo đến Tổng thư ký.
Quốc gia có quyền rút lại tuyên bố bất cứ lúc nào bằng cách gửi thông báo lên Tổng thư ký.
3. Tuyên bố theo quy định tại khoản 2 điều này sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày nhận thông báo của Tổng thư ký hoặc vào ngày có hiệu lực của Công ước này, tùy thuộc vào thời hạn nào trễ hơn.
4. Bất kỳ sửa đổi mã số đăng ký quốc tế đã được lựa chọn nào được thông báo phù hợp với khoản 4 điều 45 hoặc khoản 3 điều 46 của Công ước này sẽ có hiệu lực trong vòng ba tháng sau ngày Tổng thư ký nhận được thông báo.
5. Các bảo lưu đối với Công ước và phụ lục của nó, không phải bảo lưu quy định trong khoản 1 của điều này, sẽ được cho phép miễn là chúng được xây dựng bằng văn bản, nếu bảo lưu đó được xây dựng trước ngày nộp lưu chiểu của văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, được xác nhận trong văn kiện đó. Tổng thư ký phải gửi thông báo về việc bảo lưu đến tất cả quốc gia trong khoản 1 điều 45 của Công ước này.
6. Quốc gia ký kết có quyền thu hồi bảo lưu hoặc tuyên bố theo khoản 1 hoặc 4 của điều này bất kỳ thời điểm nào bằng cách gửi thông báo đến Tổng thư ký.
7. Một bảo lưu quy định tại khoản 5 của điều này:
Có thể được thay đổi khi quốc gia đã ký kết bảo lưu theo quy định của Công ước này, trong phạm vi của bảo lưu;
(b) Có thể được thay đổi phù hợp với những bảo lưu của những quốc gia ký kết khác mà quốc gia đó có quan hệ.
Ngoài những tuyên bố, thông báo theo quy định tại điều 49 và 54 của Công ước này, Tổng thư ký phải thông báo tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 như sau:
Chữ ký, phê chuẩn và gia nhập theo điều 45;
(b) Thông báo và tuyên bố theo khoản 4 điều 45 và điều 46;
(c) Ngày có hiệu lực của Công ước phù hợp với điều 47;
(d) Ngày có hiệu lực của Công ước phù hợp với khoản 2 và 5 điều 49;
(e) Bãi bỏ Công ước theo điều 50;
(f) Xác định Công ước theo điều 51.
Bản gốc của Công ước này và bản sao riêng lẻ viết bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha có hiệu lực ngang nhau, sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký sẽ gửi bản xác nhận sao y bản chính đến tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 của Công ước này.
Trước sự chứng kiến của đại diện toàn quyền có tên dưới đây, */ được sự uỷ quyền của Chính phủ nước mình, đã ký Công ước này.
Làm tại Vienna ngày 8 tháng 11, 1968.
PHỤ LỤC
CÁCH LỌC MÀU ĐỂ THU ĐƯỢC MÀU SẮC TRONG PHỤ LỤC NÀY ( BA MÀU PHỐI HỢP)
Đỏ ..................... Giới hạn đối với màu vàng …y ? 0.335
giới hạn đối với màu tím 1/ . z ? 0.008
Trắng ..................... Giới hạn đối với màu xanh …x ? 0.310
Giới hạn đối với màu vàng …x ? 0.500
giới hạn đối với màu xanh …y ? 0.150 + 0.640x
giới hạn đối với màu xanh …y ? 0.440
giới hạn đối với màu tím …y? 0.050 + 0.750x
giới hạn đối với màu đỏ …y ? 0.382
Màu hổ phách 2/ .......... giới hạn đối với màu vàng 1/ . y ? 0.429
giới hạn đối với màu đỏ 1/ … y ? 0.398
giới hạn đối với màu trắng 1/ … z ? 0.007
Màu vàng 3/ .................giới hạn đối với màu đỏ 1/ … y ? 0.138 + 0.580x
giới hạn đối với màu xanh 1/ .. y ? 1.29x + 0.100
giới hạn đối với màu trắng 1/ .. y ? -x + 0.966
giới hạn đối với giá trị quang phổ 1/ .. y ? -x + 0.992
Xanh ..................... giới hạn đối với màu xanh …y = 0.065 + 0.805x
giới hạn đối với trắng …y = 0.400 - x
giới hạn đối với màu tím ….x = 0.133 + 0.600y
Để xác định các đặc tính đo màu của những bộ lọc, một nguồn ánh sáng trắng ở một nhiệt độ màu 2854? K (tương ứng với nguồn sáng A theo Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng [CIE]) sẽ được sử dụng.
___________________
1/ Trong những trường hợp này, những giới hạn khác nhau được áp dụng theo khuyến cáo của CIE, vì điện áp cung cấp tại các thiết bị đầu cuối của đèn tương ứng với nguồn sáng thay đổi rất đáng kể.
2/ Áp dụng màu thông dụng của phương tiện cơ giới là “màu cam” hoặc màu vàng-cam cho đến nay. Tương ứng với một phần cụ thể của vùng màu vàng của tam giá màu sắc CIE.
3/ Áp dụng đối với đèn xin vượt và đèn trước. Trong điều kiện ánh sáng sương mù, cần cân nhắc chọn lọc màu nếu độ tinh khiết bằng hoặc lớn hơn 0.820, giới hạn đối với màu trắng y = -x + 0.966, trong trường hợp y = -x + 0.940 và y = 0.440.
PHỤ LỤC 6
GIẤY PHÉP LÁI XE NỘI ĐỊA
1. Giấy phép lái xe nội địa phải lập thành văn bản.
2. Giấy phép phải được in theo một hoặc nhiều ngôn ngữ quy định bởi cơ quan cấp phép hoặc ủy quyền cấp phép; tuy nhiên, nó phải mang tiêu đề "permis de conduire" bằng tiếng Pháp, có kèm theo hoặc không kèm tiêu đề viết bằng ngôn ngữ khác, và tên và/hoặc dấu hiệu nhận biết của quốc gia nơi giấy phép được cấp.
3. Những thông tin trên giấy phép được viết bằng chữ cái La tinh hoặc tiếng Anh viết tay, hoặc lặp lại theo hình thức đó.
4. Những thông tin sau phải được ghi trên giấy phép, theo thứ tự từ 1 đến 11.
1. Họ
2. Tên 1/
3. Ngày sinh và nơi sinh 2/
4. Địa chỉ 3/
5. Cơ quan cấp phép
6. Ngày và nơi cấp phép
7. Ngày hết hạn của giấy phép 4/
8. Số giấy phép
9. Chữ ký và/hoặc dấu của cơ quan cấp giấy phép lái xe
10. Chữ ký người đứng tên giấy phép 5/
11. Hạng phương tiện và loại phương tiện phù hợp với giấy phép ghi rõ ngày cấp giấy phép và ngày hết hạn của giấy phép đối với từng loại phương tiện.
Ngoài ra, ảnh của người đứng tên giấy phép phải được dán trên giấy phép. Pháp luật nội địa sẽ quy định việc xác định các thông tin khác ghi trên giấy phép lái xe cũng như hình dạng và chất liệu của giấy phép lái xe.
5. Hạng phương tiện được cấp giấy phép lái xe bao gồm:
A. Xe gắn máy;
B. Phương tiện cơ giới, không phải phương tiện hạng A, có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 3.500 kg và có tám hoặc dưới tám chỗ ngồi trừ ghế của người điều khiển;
C. Phương tiện cơ giới, không phải phương tiện hạng D, có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg;
D. Phương tiện cơ giới dùng để vận chuyển hành khách và trên tám chỗ ngồi trừ ghế của người điều khiển;
E. Tổ hợp phương tiện mà phương tiện điều khiển nằm trong một hoặc nhiều hạng được cấp giấy phép (B, và/hoặc C và/hoặc D), nhưng tổ hợp phương tiện không nằm trong những hạng đó.
6. Pháp luật nội địa có quyền quy định những hạng phương tiện bổ sung khác với những hạng phương tiện từ A đến E như trên, loại phương tiện và tổ hợp phương tiện và phải được ghi rõ trên giấy phép lái xe.
Ghi chú:
1/ Điền tên cha hoặc tên chồng
2/ Nếu không biết ngày sinh, thì ghi ngày sinh gần đúng lên ngày cấp phép. Nếu không biết nơi sinh thì để trống. Nơi sinh có thể được thay thế bằng những yếu tố khác theo quy định của pháp luật nội địa.
3/ Không bắt buộc ghi địa chỉ.
4/ Không bắt buộc ghi ngày hết hạn của giấy phép có giá trị vô thời hạn.
5/ Dấu ấn chỉ ngón cái.
PHỤ LỤC 7
GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ
1. Giấy phép là một quyển sách nhỏ khổ A6 (148 x 105 mm). Bìa màu xám và giấy màu trắng.
2. Mặt ngoài và mặt trong của bìa trước phải lần lượt tuân theo trang mẫu số 1 và số 2 bên dưới; chúng phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia, hoặc ít nhất một trong số các ngôn ngữ là ngôn ngữ quốc gia, của quốc gia cấp phép. Hai trang cuối bên trong phải là hai trang đối diện theo mẫu số 3 dưới đây; chúng phải được in bằng tiếng Pháp. Những trang giấy trước hai trang giấy này phải giống với trang giấy đầu tiên với nhiều ngôn ngữ, trong đó bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, và tiếng Tây Ban Nha.
3. Những thông tin được viết tay hoặc đánh máy trên giấy phép bằng chữ cái La tinh hoặc tiếng Anh viết tay.
4. Quốc gia ký kết cấp phép hoặc cho cấp phép giấy phép lái xe quốc tế có bìa được in bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, hoặc tiếng Tây Ban Nha phải liên hệ với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc dịch sang ngôn ngữ theo mẫu số 3 như sau
MẪU TRANG SỐ 1
(Mặt ngoài của bìa trước)
.............................................................. 1/
Ủy ban Giao thông Quốc tế GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ Số. ..........
Công ước giao thông đường bộ ngày 8 tháng 11 năm 1968 Có hiệu lực đến ngày ....................................................................................................................... 2/ Cấp bởi ......................................................................................................................... Tại ..................................................................................................................................... Ngày ................................................................................................................................. Số giấy phép lái xe nội địa
|
1/ Tên quốc gia cấp phép và mã số đăng ký quốc tế theo Phụ lục 3.
2/ Không quá ba năm sau ngày cấp phép và ngày hết hạn của giấy phép lái xe nội địa, tùy thuộc thời điểm nào sớm hơn.
3/ Chữ ký của tổ chức cấp phép.
4/ Con dấu của tổ chức cấp phép.
MẪU TRANG SỐ 2
(Mặt trong của bìa trước)
Giấy phép này hết hạn trong lãnh thổ của............................................................................ ...................................................................................................................................... 1/ Giấy phép này có hiệu lực trên lãnh thổ của tất cả quốc gia ký kết khác. Hạng phương tiện được cấp giấy phép lái xe có hiệu lực được ghi ở cuối quyển sách nhỏ. 2/ Giấy phép này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của người đứng tên giấy phép tuân thủ pháp luật liên quan đến nơi cư trú và hoạt động nghề nghiệp trong mỗi quốc gia mà người đó đi qua. Đặc biệt, nó sẽ ngừng hiệu lực ở quốc gia mà người đứng tên giấy phép đăng ký thường trú ở đó. |
1/ Điền tên của quốc gia ký kết nơi người đứng tên giấy phép đăng ký thường trú.
2/ Khoảng trống dành cho danh sách các quốc gia ký kết (không bắt buộc)
MẪU SỐ 3
Trang bên trái
THÔNG TIN NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
Họ .................................................... 1. Tên khác 1/ .............................................. 2. Nơi sinh 2/ .............................................. 3. Ngày sinh 3/ .............................................. 4. Địa chỉ .................................................... 5. |
|
HẠNG PHƯƠNG TIỆN TƯƠNG ỨNG VỚI GIẤY PHÉP |
|
Xe gắn máy |
A |
Phương tiện cơ giới, không phải phương tiện hạng A, có khối lượng tối đa cho phép không vượt quá 3.500 kg và có tám hoặc dưới tám chỗ ngồi trừ ghế của người điều khiển. |
B |
Phương tiện cơ giới dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng tối đa cho phép vượt quá 3.500 kg. |
C |
Phương tiện cơ giới dùng để vận chuyển hành khách và trên tám chỗ ngồi trừ ghế của người điều khiển. |
D |
Tổ hợp phương tiện có phương tiện kéo nằm trong một hoặc nhiều hạng được cấp giấy phép (B và/ hoặc C và/hoặc D), nhưng tổ hợp phương tiện không nằm trong một hoặc nhiều hạng đó. |
E |
ĐIỀU KIỆN HẠN CHẾ SỬ DỤNG 5/
|
1/ Điền tên cha hoặc tên chồng
2/ Nếu không biết nơi sinh thì để trống.
3/ Nếu không biết ngày sinh, thì ghi tuổi xấp xỉ tính đến ngày cấp phép.
4/ Con dấu của tổ chức cấp phép Con dấu này phải được đóng trên hạng phương tiện, A, B, C, D và E chỉ khi người được cấp giấy phép lái xe điều khiển phương tiện hạng đó.
5/ Ví dụ, “Phải đeo kính điều chỉnh khúc xạ”, “Chỉ có hiệu lực đối với phương tiện số …, “Phương tiện phải được trang bị để người một chân có thể điều khiển”.
Trang bên phải
6/ Hoặc dấu vân tay.
7/ Tên quốc gia.
8/ Chữ ký và dóng dấu của cơ quan đã hủy bỏ hiệu lực của giấy phép trên quốc gia mình. Nếu phần khoảng trống chừa ra để hủy bỏ hiệu lực đã được viết hết, thì việc hủy bỏ hiệu lực sẽ được viết vào bên lề.
The Contracting Parties,
Desiring to facilitate international road traffic and to increase road safety through the adoption of uniform traffic rules,
Have agreed upon the following provisions:
For the purpose of this Convention the following expressions shall have the meanings hereby assigned to them:
(a) The "domestic legislation" of a Contracting Party means the entire body of national or local laws and regulations in force in the territory of that Contracting Party;
(b) A vehicle is said to be "in international traffic" in the territory of a State if:
(i) It is owned by a natural or legal person normally resident outside that State;
(ii) It is not registered in that State; and
(iii) It is temporarily imported into that State;
provided, however, that a Contracting Party may refuse to regard as being "in international traffic" a vehicle which has remained in its territory for more than one year without a substantial interruption, the duration of which may be fixed by that Contracting Party.
A combination of vehicles is said to be "in international traffic" if at least one of the vehicles in the combination conforms to the above definition;
(c) "Built-up area" means an area with entries and exits specially signposted as such, or otherwise defined in domestic legislation;
(d) "Road" means the entire surface of any way or street open to public traffic;
(e) "Carriageway" means the part of a road normally used by vehicular traffic; a road may comprise several carriageways clearly separated from one another by, for example, a dividing strip or a difference of level;
(f) On carriageways where one or more side lanes or tracks are reserved for use by certain vehicles, "edge of the carriageway" means, for other road- users, the edge of the remainder of the carriageway;
(g) "Lane" means any one of the longitudinal strips into which the carriageway is divisible, whether or not defined by longitudinal road markings, which is wide enough for one moving line of motor vehicles other than motor cycles;
(h) "Intersection" means any level crossroad, junction or fork, including the open areas formed by such crossroads, junctions or forks;
(i) "Level-crossing" means any level intersection between a road and a railway or tramway track with its own track formation;
(j) "Motorway" means a road specially designed and built for motor traffic, which does not serve properties bordering on it, and which:
(i) Is provided, except at special points or temporarily, with separate carriageways for the two directions of traffic, separated from each other either by a dividing strip not intended for traffic or, exceptionally, by other means;
(ii) Does not cross at level with any road, railway or tramway track, or footpath; and
(iii) Is specially signposted as a motorway;
(k) A vehicle is said to be:
(i) "Standing" if it is stationary for the time needed to pick up or set down persons or to load or unload goods; and
(ii) "Parked" if it is stationary for any reason other than the need to avoid interference with another road-user or collision with an obstruction or to comply with traffic regulations, and if the period during which the vehicle is stationary is not limited to the time needed to pick up or set down persons or goods;
Nevertheless, it shall be open to Contracting Parties to regard as "standing" any vehicle which is stationary within the meaning of subparagraph (ii) above for a period not exceeding that fixed by domestic legislation, and to regard as "parked" any vehicle which is stationary within the meaning of subparagraph (i) above for a period exceeding that fixed by domestic legislation;
(l) "Cycle" means any vehicle which has at least two wheels and is propelled solely by the muscular energy of the persons on that vehicle, in particular by means of pedals or hand-cranks;
(m) "Moped" means any two-wheeled or three-wheeled vehicle which is fitted with an internal combustion engine having a cylinder capacity not exceeding 50 cc and a maximum design speed not exceeding 50 km (30 miles) per hour. Contracting Parties are free, however, not to regard as mopeds, under their domestic legislation, vehicles which do not have the characteristics of a cycle with respect to their use, in particular the characteristic that they can be propelled by pedals, or whose maximum design speed, whose mass, or certain of whose engine characteristics exceed certain limits. Nothing in this definition shall be construed as preventing Contracting Parties from treating mopeds exactly as cycles in applying the provisions of their domestic legislation regarding road traffic;
(n) "Motor cycle" means any two-wheeled vehicle, with or without a side- car, which is equipped with a propelling engine. Contracting Parties may also treat as motor cycles in their domestic legislation three-wheeled vehicles whose unladen mass does not exceed 400 kg. The term "motor cycle" does not include mopeds, although Contracting Parties may, provided they make a declaration to this effect in conformity with Article 54, paragraph 2, of this Convention, treat mopeds as motor cycles for the purposes of the Convention;
(o) "Power-driven vehicle" means any self-propelled road vehicle, other than a moped in the territories of Contracting Parties which do not treat mopeds as motor cycles, and other than a rail-borne vehicle;
(p) "Motor vehicle" means any power-driven vehicle which is normally used for carrying persons or goods by road or for drawing, on the road, vehicles used for the carriage of persons or goods. This term embraces trolley-buses, that is to say, vehicles connected to an electric conductor and not rail-borne. It does not cover vehicles, such as agricultural tractors, which are only incidentally used for carrying persons or goods by road or for drawing, on the road, vehicles used for the carriage of persons or goods;
(q) "Trailer" means any vehicle designed to be drawn by a power-driven vehicle and includes semi-trailers;
(r) "Semi-trailer" means any trailer designed to be coupled to a motor vehicle in such a way that part of it rests on the motor vehicle and that a substantial part of its mass and of the mass of its load is borne by the motor vehicle;
(s) "Light trailer" means any trailer of a permissible maximum mass not exceeding 750 kg;
(t) "Combination of vehicles" means coupled vehicles which travel on the road as a unit;
(u) "Articulated vehicle" means a combination of vehicles comprising a motor vehicle and semi-trailer coupled to the motor vehicle;
(v) "Driver" means any person who drives a motor vehicle or other vehicle (including a cycle), or who guides cattle, singly or in herds, or flocks, or draught, pack or saddle animals on a road;
(w) "Permissible maximum mass" means the maximum mass of the laden vehicle declared permissible by the competent authority of the State in which the vehicle is registered;
(x) "Unladen mass" means the mass of the vehicle without crew, passengers or load, but with a full supply of fuel and with the tools which the vehicle normally carries;
(y) "Laden mass" means the actual mass of the vehicle as loaded, with the crew and passengers on board;
(z) "Direction of traffic" and "appropriate to the direction of traffic" mean the right-hand side if, under domestic legislation, the driver of a vehicle must allow an oncoming vehicle to pass on his left; otherwise these expressions mean the left-hand side;
(aa) The requirement that a driver shall "give way" to other vehicles means that he must not continue or resume his advance or manoeuvre if by so doing he might compel the drivers of other vehicles to change the direction or speed of their vehicle abruptly.
The Annexes to this Convention, namely,
Annex 1: Exceptions to the obligation to admit motor vehicles and trailers in international traffic;
Annex 2: Registration number of motor vehicles and trailers in international traffic;
Annex 3: Distinguishing sign of motor vehicles and trailers in international traffic;
Annex 4: Identification marks of motor vehicles and trailers in international traffic;
Annex 5: Technical conditions concerning motor vehicles and trailers;
Annex 6: Domestic driving permit; and
Annex 7: International driving permit;
are integral parts of this Convention.
Obligations of the Contracting Parties
1. (a) Contracting Parties shall take appropriate measures to ensure that the rules of the road in force in their territories conform in substance to the provisions of Chapter II of this Convention. Provided that the said rules are in no way incompatible with the said provisions:
(i) The said rules need not reproduce any of the said provisions which are applicable to situations that do not arise in the territories of the Contracting Parties in question;
(ii) The said rules may include provisions not contained in the said Chapter II.
(b) The provisions of this paragraph do not require Contracting Parties to provide penalties for any violation of those provisions of Chapter II which are reproduced in their rules of the road.
2. (a) Contracting Parties shall also take appropriate measures to ensure that the rules in force in their territories concerning the technical requirements to be satisfied by motor vehicles and trailers conform to the provisions of Annex 5 to this Convention; provided that they are in no way contrary to the safety principles governing the provisions of Annex 5, the said rules may contain provisions not contained in Annex 5. Contracting Parties shall also take appropriate measures to ensure that motor vehicles and trailers registered in their territories conform to the provisions of Annex 5 to this Convention when entering international traffic.
(b) The provisions of this paragraph do not impose any obligations on the Contracting Parties with respect to the rules in force in their territories concerning the technical requirements to be satisfied by power-driven vehicles which are not motor vehicles within the meaning of this Convention.
3. Subject to the exceptions provided for in Annex 1 to this Convention, Contracting Parties shall be bound to admit to their territories in international traffic motor vehicles and trailers which fulfil the conditions laid down in Chapter III of this Convention and whose drivers fulfil the conditions laid down in Chapter IV; they shall also be bound to recognize registration certificates issued in accordance with the provisions of Chapter III as prima facie evidence that the vehicles to which they refer fulfil the conditions laid down in the said Chapter III.
4. Measures which the Contracting Parties have taken or may take, either unilaterally or under bilateral or multilateral agreements, to admit to their territories in international traffic motor vehicles and trailers that do not satisfy all the conditions stated in Chapter III of this Convention and to recognize, in cases other than those specified in Chapter IV, the validity in their territories of driving permits issued in the territory of another Contracting Party shall be deemed to be in conformity with the object of this Convention.
5. Contracting Parties shall be bound to admit to their territories in international traffic cycles and mopeds which fulfil the technical conditions laid down in Chapter V of this Convention and whose drivers have their normal residence in the territory of another Contracting Party. No Contracting Party shall require the drivers of cycles or mopeds in international traffic to hold a driving permit; however, Contracting Parties which have declared in conformity with Article 54, paragraph 2, of this Convention that they treat mopeds as motor cycles may require the drivers of mopeds in international traffic to hold a driving permit.
5 bis. Contracting Parties will take the necessary measures to ensure that road safety education be provided on a systematic and continuous basis, particularly in schools at all levels.
5 ter. Whenever driving instruction for learner drivers is provided by professional driving establishments, domestic legislation shall lay down minimum requirements concerning the curriculum and the qualifications of the personnel responsible for providing such instruction.
6. Contracting Parties undertake to communicate to any Contracting Party, which may so request, the information necessary to ascertain the identity of the person in whose name a power-driven vehicle, or a trailer coupled to such a vehicle, is registered in their territories if the request submitted shows that the vehicle has been involved in an accident or the driver of this vehicle has seriously infringed road traffic rules and is thereby liable to important penalties or disqualification from driving in the territory of the Contracting Party submitting the request.
7. Measures which the Contracting Parties have taken or may take either unilaterally or under bilateral or multilateral agreements to facilitate international road traffic by simplifying Customs, police, health and other similar formalities or to ensure that Customs offices and posts at a given frontier point have the same competence and are kept open during the same hours shall be deemed to be in conformity with the object of this Convention.
8. Nothing in paragraphs 3, 5 and 7 of this Article shall affect the right of a Contracting Party to make the admission to its territory in international traffic of motor vehicles, trailers, mopeds and cycles, and of their drivers and occupants, subject to its regulations concerning the commercial carriage of passengers and goods, to its regulations concerning insurance of drivers against third-party risks, to its Customs regulations and, in general, to its regulations on matters other than road traffic.
Contracting Parties to this Convention which are not Contracting Parties to the Convention on Road Signs and Signals opened for signature at Vienna on the same day as this Convention undertake that:
(a) All road signs, traffic light signals and road markings installed in their territory shall form a coherent system and shall be designed and placed in such a way as to be easily recognizable;
(b) The number of types of sign shall be limited and signs shall be placed only at points where they are deemed useful;
(c) Danger warning signs shall be installed at a sufficient distance from obstructions to give drivers adequate warning;
(d) It shall be prohibited:
(i) To affix to a sign, to its support or to any other traffic control device anything not related to the purpose of such sign or device; if, however, Contracting Parties or subdivisions thereof authorize a non-profit making association to install informative signs, they may permit the emblem of that association to appear on the sign or on its support provided this does not make it less easy to understand the sign;
(ii) To install any board, notice, marking or device which might be confused with signs or other traffic control devices, might render them less visible or effective, or might dazzle road-users or distract their attention in a way prejudicial to traffic safety;
(iii) To install on pavements and verges devices or equipment which might unnecessarily obstruct the movement of pedestrians, particularly elderly or disabled persons.
1. Road-users shall comply with the instructions conveyed by road signs, traffic light signals and road markings even if the said instructions appear to contradict other traffic regulations.
2. Instructions conveyed by traffic light signals shall take precedence over those conveyed by road signs regulating priority.
Instructions given by authorized officials
1. When they are directing traffic, authorized officials shall be easily identifiable at a distance, at night as well as by day.
2. Road-users shall promptly obey all instructions given by authorized officials directing traffic.
3. It is recommended that domestic legislation should provide that directions given by authorized officials directing traffic shall include the following:
(a) Arm raised upright: this gesture shall mean "attention, stop" for all road-users except drivers who are no longer able to stop with sufficient safety; further, if made at an intersection, this gesture shall not require drivers already on the intersection to stop;
(b) Arm or arms outstretched horizontally; this gesture shall constitute a stop signal for all road-users approaching from any direction which would cut across that indicated by the outstretched arm or arms; after making this gesture, the authorized official directing traffic may lower his arm or arms; this gesture shall likewise constitute a stop signal for drivers in front of or behind the official;
(c) Swinging red light: this gesture shall constitute a stop signal for road-users towards whom the light is directed.
4. The instructions given by authorized officials directing traffic shall take precedence over those conveyed by road signs, traffic light signals and road markings, and over traffic regulations.
1. Road-users shall avoid any behaviour likely to endanger or obstruct traffic, to endanger persons, or to cause damage to public or private property.
2. It is recommended that domestic legislation should provide that road-users shall not obstruct traffic or risk making it dangerous by throwing, depositing or leaving any object or substance on the road or by creating any other obstruction on the road. If road-users have been unable to avoid creating an obstruction or danger in that way, they shall take the necessary steps to remove it as soon as possible and, if they cannot remove it immediately, to warn other road-users of its presence.
3. Drivers shall show extra care in relation to the most vulnerable road-users, such as pedestrians and cyclists and in particular children, elderly persons and the disabled.
4. Drivers shall take care that their vehicles do not inconvenience road-users or the occupants of properties bordering on the road, for example, by causing noise or raising dust or smoke where they can avoid doing so.
5. The wearing of safety belts is compulsory for drivers and passengers of motor vehicles, occupying seats equipped with such belts, save where exceptions are granted by domestic legislation.
1. Every moving vehicle or combination of vehicles shall have a driver.
2. It is recommended that domestic legislation should provide that pack, draught or saddle animals, and, except in such special areas as may be marked at the entry, cattle, singly or in herds, or flocks, shall have a driver.
3. Every driver shall possess the necessary physical and mental ability and be in a fit physical and mental condition to drive.
4. Every driver of a power-driven vehicle shall possess the knowledge and skill necessary for driving the vehicle; however, this requirement shall not be a bar to driving practice by learner-drivers in conformity with domestic legislation.
5. Every driver shall at all times be able to control his vehicle or to guide his animals.
It is recommended that domestic legislation should provide that, save where exceptions are granted to facilitate their mass movement, flocks and herds should be divided into sections of moderate length spaced sufficiently far apart for the convenience of traffic.
1. The direction of traffic shall be the same on all roads in a State except, where appropriate, on the roads used solely or principally by through traffic between two other States.
2. Animals moving along the carriageway shall be kept as close as possible to the edge of the carriageway appropriate to the direction of traffic.
3. Without prejudice to the provisions to the contrary of Article 7, paragraph 1, Article 11, paragraph 6, and to other provisions of this Convention to the contrary, every driver of a vehicle shall, to the extent permitted by circumstances, keep his vehicle near the edge of the carriageway appropriate to the direction of traffic. However, Contracting Parties or subdivisions thereof may lay down more precise rules concerning the position of goods vehicles on the carriageway.
4. Where a road comprises two or three carriageways, no driver shall take the carriageway situated on the side opposite to that appropriate to the direction of traffic.
5. (a) On two-way carriageways having four or more lanes, no driver shall take the lanes situated entirely on the half of the carriageway opposite to the side appropriate to the direction of traffic.
(b) On two-way carriageways having three lanes, no driver shall take the lane situated at the edge of the carriageway opposite to that appropriate to the direction of traffic.
6. Without prejudice to the provisions of Article 11 and when an additional lane is indicated by a sign, drivers of vehicles moving slowly shall use that lane.
Overtaking and movement of traffic in lines
1. (a) Drivers overtaking shall do so on the side opposite to that appropriate to the direction of traffic.
(b) However drivers shall overtake on the side appropriate to the direction of traffic if the driver to be overtaken has signalled his intention to turn to the side of the carriageway opposite to that appropriate to the direction of traffic and has moved his vehicle or animals over towards that side in order to turn to that side for the purpose of taking another road, to enter a property bordering on the road, or to stop on that side.
2. Before overtaking, every driver shall, without prejudice to the provisions of Article 7, paragraph 1, or to those of Article 14, of this Convention, make sure:
(a) That no driver who is following him has begun to overtake him;
(b) That the driver ahead of him in the same lane has not given warning of his intention to overtake another;
(c) That he can do it without endangering or interfering with the oncoming traffic making sure in particular that the lane which he will enter is free over a sufficient distance and that the relative speed of the two vehicles allows overtaking within a sufficiently short time; and
(d) That, except when using a lane closed to oncoming traffic, he will be able, without inconvenience to the road-user or road-users overtaken, to resume the position prescribed in Article 10, paragraph 3, of this Convention.
3. In pursuance of the provisions of paragraph 2 of this Article, overtaking on two-way carriageways is in particular prohibited when approaching the crest of a hill and, if visibility is inadequate, on bends, unless there are at these points lanes defined by longitudinal road markings and overtaking is carried out without leaving the lanes marked as closed to oncoming traffic.
4. When overtaking, a driver shall give the road-user or road-users overtaken a sufficiently wide berth.
5. (a) On carriageways with at least two lanes reserved for traffic moving in the direction in which he is proceeding, a driver who should be obliged, immediately or shortly after moving back to the position prescribed by Article 10, paragraph 3, of this Convention, to overtake again may, in order to perform that manoeuvre, and provided he makes sure he can do so without undue inconvenience to the drivers of faster vehicles approaching from behind, remain in the lane he has occupied for the first overtaking manoeuvre.
(b) However, Contracting Parties or subdivisions thereof shall be free not to apply the provisions of this paragraph to the drivers of cycles, mopeds, motor cycles and vehicles which are not motor vehicles within the meaning of this Convention, or to the drivers of motor vehicles whose permissible maximum mass exceeds 3,500 kg or whose maximum speed, by design, cannot exceed 40 km (25 miles) per hour.
6. Where the provisions of subparagraph 5 (a) of this Article are applicable and the density of traffic is such that vehicles not only occupy the entire width of the carriageway reserved for traffic taking the direction in which they are moving but also are moving only at a speed which is governed by that of the vehicle preceding them in the line:
(a) Without prejudice to the provisions of paragraph 9 of this Article, the movement of the vehicles in one line at a higher speed than that of those in another shall not be deemed to constitute overtaking within the meaning of this Article;
(b) A driver not in the lane nearest to the edge of the carriageway appropriate to the direction of traffic may change lanes only in order to prepare to turn right or left or to park; however, this requirement shall not apply to changes of lane effected by drivers in accordance with domestic legislation resulting from the application of the provisions of paragraph 5 (b) of this Article.
7. When moving in lines as described in paragraphs 5 and 6 of this Article, drivers are forbidden, if the lanes are indicated on the carriageway by longitudinal markings, to straddle these markings.
8. Without prejudice to the provisions of paragraph 2 of this Article and to other restrictions which Contracting Parties or subdivisions thereof may lay down concerning overtaking at intersections and at level-crossings, no driver of a vehicle shall overtake a vehicle other than a two-wheeled cycle, a two-wheeled moped or a two-wheeled motor cycle without side-car:
(a) Immediately before or on an intersection other than a roundabout, except:
(i) In the case provided for in paragraph 1 (b) of this Article;
(ii) Where the road on which overtaking takes place has priority at the intersection;
(iii) Where traffic is directed at the intersection by an authorized official or by traffic light signals;
(b) Immediately before or on a level-crossing not equipped with gates or half-gates, provided however that Contracting Parties or subdivisions thereof shall be free to permit such overtaking at a level-crossing where road traffic is regulated by traffic light signals incorporating a positive signal authorizing vehicles to proceed.
9. A vehicle shall not overtake another vehicle which is approaching a pedestrian crossing marked on the carriageway or signposted as such, or which is stopped immediately before the crossing, otherwise than at a speed low enough to enable it to stop immediately if a pedestrian is on the crossing. Nothing in this paragraph shall be construed as preventing Contracting Parties or subdivisions thereof from prohibiting overtaking within a prescribed distance from a pedestrian crossing, or from imposing stricter requirements on a driver of a vehicle proposing to overtake another vehicle stopped immediately before such a crossing.
10. A driver who perceives that a driver following him wishes to overtake him shall, except in the case provided for in Article 16, paragraph 1 (b) of this Convention, keep close to the edge of the carriageway appropriate to the direction of traffic and refrain from accelerating. If, owing to the narrowness, profile or condition of the carriageway, taken in conjunction with the density of oncoming traffic, a vehicle which is slow or bulky or is required to observe a speed limit cannot be easily and safely overtaken, the driver of such vehicle shall slow down and if necessary pull in to the side as soon as possible in order to allow vehicles following him to overtake.
11. (a) Contracting Parties or subdivisions thereof may, on one-way carriageways and on two-way carriageways where at least two lanes in built-up areas and three lanes outside built-up areas are reserved for traffic in the same direction and are indicated by longitudinal markings:
(i) Allow vehicles in one lane to overtake on the side appropriate to the direction of traffic vehicles in another lane; and
(ii) Make inapplicable the provisions of Article 10, paragraph 3, of this Convention; provided that there are adequate restrictions on the possibility of changing lanes;
(b) In the case referred to in subparagraph (a) of this paragraph, without prejudice to the provisions of paragraph 9 of this Article, the manner of driving provided for shall not be deemed to constitute overtaking within the meaning of this Convention.
1. When passing oncoming traffic, a driver shall leave sufficient lateral space and, if necessary, move close to the edge of the carriageway appropriate to the direction of traffic. If in so doing he finds his progress impeded by an obstruction or by the presence of other road-users, he shall slow down and if necessary stop to allow the oncoming road-user or road-users to pass.
2. On mountain roads and steep roads with characteristics similar to those of mountain roads, where the passing of oncoming traffic is impossible or difficult, it is the driver of the vehicle travelling downhill who should pull in to the side of the road in order to allow any vehicle proceeding uphill to pass, except where the arrangement of lay-bys to enable vehicles to pull in to the side of the road is such that, having regard to the speed and position of the vehicles, the vehicle proceeding uphill has a lay-by ahead of it and the need for one of the vehicles to reverse could be avoided if the vehicle proceeding uphill pulled in to that lay- by. Where one of the two vehicles which are about to pass is obliged to reverse in order to make passing possible, this manoeuvre shall be performed by the driver of the vehicle proceeding downhill unless it can manifestly be more easily performed by the driver of the vehicle proceeding uphill. However, Contracting Parties or subdivisions thereof may prescribe for certain vehicles or certain roads or sections of roads special rules differing from those laid down in this paragraph.
Speed and distance between vehicles
1. Every driver of a vehicle shall in all circumstances have his vehicle under control so as to be able to exercise due and proper care and to be at all times in a position to perform all manoeuvres required of him. He shall, when adjusting the speed of his vehicle, pay constant regard to the circumstances, in particular the lie of the land, the state of the road, the condition and load of his vehicle, the weather conditions and the density of traffic, so as to be able to stop his vehicle within his range of forward vision and short of any foreseeable obstruction. He shall slow down and if necessary stop whenever circumstances so require, and particularly when visibility is not good.
2. Domestic legislation shall establish maximum speed limits for all roads. Domestic legislation shall also determine special speed limits applicable to certain categories of vehicles presenting a special danger, in particular by reason of their mass or their load. They may establish similar provisions for certain categories of drivers, in particular for new drivers.
3. The provisions set out in the first sentence of paragraph 2 may not apply to drivers of priority vehicles referred to in article 34, paragraph 2, or vehicles treated as such in domestic legislation.
4. No driver shall impede the normal progress of other vehicles by travelling abnormally slowly without proper cause.
5. The driver of a vehicle moving behind another vehicle shall keep at a sufficient distance from that other vehicle to avoid collision if the vehicle in front should suddenly slow down or stop.
6. Outside built-up areas, in order to facilitate overtaking, drivers of vehicles or combinations of vehicles of more than 3,500 kg permissible maximum mass, or of more than 10 m overall length, shall, except when they are overtaking or preparing to overtake, keep at such distance from power-driven vehicles ahead of them that other vehicles overtaking them can without danger move into the space in front of the overtaken vehicle. However, this provision shall not apply in very dense traffic or in circumstances where overtaking is prohibited. In addition:
(a) The competent authorities may exempt certain conveys of vehicles from this provision, or may similarly make it inapplicable on roads where two lanes are allotted to traffic in the direction concerned;
(b) Contracting Parties and subdivisions thereof may prescribe different figures from those given in this paragraph with respect to the vehicle characteristics concerned.
General requirements governing manoeuvres
1. Any driver wishing to perform a manoeuvre such as pulling out of or into a line of parked vehicles, moving over to the right or to the left on the carriageway, or turning left or right into another road or into a property bordering on the road, shall first make sure that he can do so without risk of endangering other road-users travelling behind or ahead of him or about to pass him, having regard to their position, direction and speed.
2. Any driver wishing to make a U-turn or to reverse shall first make sure that he can do so without endangering or impeding other road-users.
3. Before turning or before a manoeuvre which involves moving laterally, the driver shall give clear and sufficient warning of his intention by means of the direction-indicator or direction-indicators on his vehicle, or, failing this, by giving if possible an appropriate signal with his arm. The warning given by the direction-indicator or direction-indicators shall continue to be given throughout the manoeuvre and shall cease as soon as the manoeuvre is completed.
Special regulations relating to regular public-transport service vehicles
It is recommended that domestic legislation should provide that in built-up areas, in order to facilitate the movement of regular public-transport service vehicles, the drivers of other vehicles shall, subject to the provisions of Article 17, paragraph 1, of this Convention, slow down and if necessary stop in order to allow the public-transport vehicles to perform the manoeuvre required for moving off from stops marked as such. The provisions thus laid down by Contracting Parties or subdivisions thereof shall in no way affect the duty incumbent on drivers of public-transport vehicles to take, after having given warning by means of their direction-indicators of their intention to move off, the precautions necessary to avoid any risk of accident.
1. Before turning right or left for the purpose of entering another road or entering a property bordering on the road, a driver shall, without prejudice to the provisions of Article 7, paragraph 1, and of Article 14, of this Convention:
(a) If he wishes to turn off on the side appropriate to the direction of traffic, keep as close as possible to the edge of the carriageway appropriate to that direction and make as tight a turn as possible;
(b) If he wishes to turn off on the other side, and subject to such other provisions as Contracting Parties or subdivisions thereof may enact for cycles and mopeds, move as close as possible to the centreline of the carriageway if it is a two-way carriageway or to the edge opposite to the side appropriate to the direction of traffic if it is a one-way carriageway and, if he wishes to enter another two-way road, make his turn so as to enter the carriageway of such other road on the side appropriate to the direction of traffic.
2. While changing direction, the driver shall, without prejudice to the provisions of Article 21 of this Convention regarding pedestrians, allow oncoming vehicles on the carriageway he is preparing to leave, and cycles and mopeds moving on cycle tracks crossing the carriageway he is about to enter, to pass.
1. No driver of a vehicle shall brake abruptly unless it is necessary to do so for safety reasons.
2. Every driver intending to slow down to an appreciable extent shall, except where his slowing down is in response to an imminent danger, first make sure that he can do so without danger or undue inconvenience to other drivers. He shall also, unless he has made sure that there is no vehicle following him or that any following vehicle is a long way behind, give clear and timely warning of his intention by making an appropriate signal with his arm. However, this provision shall not apply if warning of slowing down in given by the vehicle's stop lights, referred to in Annex 5, paragraph 31, of this Convention.
Intersections and obligation to give way
1. Every driver approaching an intersection shall exercise such extra care as may be appropriate to local conditions. Drivers of vehicles shall, in particular, drive at such a speed as to be able to stop to allow vehicles having the right of way to pass.
2. Every driver emerging from a path or an earth-track (dirt road) on to a road other than a path or an earth-track shall give way to vehicles travelling on that road. For the purposes of this Article the terms "path" and "earth-track" (dirt road) may be defined in domestic legislation.
3. Every driver emerging on to a road from a property bordering thereon shall give way to vehicles travelling on that road.
4. Subject to the provisions of paragraph 7 of this Article:
(a) In States where traffic keeps to the right the driver of a vehicle shall give way, at intersections other than those specified in paragraph 2 of this Article and in Article 25, paragraphs 2 and 4 of this Convention, to vehicles approaching from his right;
(b) Contracting Parties or subdivisions thereof in whose territories traffic keeps to the left shall be free to regulate the right of way at intersections as they see fit.
5. Even if traffic light signals authorize him to do so, a driver shall not enter an intersection if the density of traffic is such that he will probably be obliged to stop on the intersection, thereby obstructing or preventing the passage of cross traffic.
6. A driver who has entered an intersection where traffic is regulated by traffic light signals may clear the intersection without waiting for the way to be opened in the direction in which he wishes to proceed, provided that this does not impede the progress of other road-users moving in the open direction.
7. Drivers of vehicles not moving on rails shall give way to rail-borne vehicles.
Road-users shall exercise extra care in approaching and traversing level- crossings. In particular:
(a) Every driver of a vehicle shall drive at a moderate speed;
(b) Without prejudice to the obligation to obey an instruction to stop given by a light signal or a sound signal, no road-user shall enter a level- crossing at which the gates or half-gates are across the road or in process of being placed across the road, or at which the half-gates are in process of being raised;
(c) If a level-crossing is not equipped with gates, half-gates or light signals, no road-user shall enter it without making sure that no rail-borne vehicle is approaching;
(d) No driver shall enter a level-crossing without first ascertaining that he may not be obliged to stop on it;
(e) No road-user shall linger while traversing a level crossing; if a vehicle is compelled to stop, its driver shall endeavour to move it off the track, and, if he is unable to do so, immediately do everything he can to ensure that the drivers of rail-borne vehicles are warned of the danger in time.
Rules applicable to pedestrians
1. Contracting Parties or subdivisions thereof shall be free not to enforce the provisions of this Article except in cases where pedestrian traffic on the carriageway would be dangerous or would obstruct vehicular traffic.
2. If, at the side of the carriageway, there are pavements (sidewalks) or suitable verges for pedestrians, pedestrians shall use them. Nevertheless, if they take the necessary precautions:
(a) Pedestrians pushing or carrying bulky objects may use the carriageway if they would seriously inconvenience other pedestrians by walking on the pavement (sidewalk) or verge;
(b) Groups of pedestrians led by a person in charge or forming a procession may walk on the carriageway.
3. If it is not possible to use pavements (sidewalks) or verges, or if none is provided, pedestrians may walk on the carriageway; where there is a cycle track and the density of traffic so permits, they may walk on the cycle track, but shall not obstruct cycle and moped traffic in doing so.
4. Pedestrians walking on the carriageway in accordance with paragraphs 2 and 3 of this Article shall keep as close as possible to the edge of the carriageway.
5. It is recommended that domestic legislation should provide as follows: pedestrians walking on the carriageway shall keep to the side opposite to that appropriate to the direction of traffic except where to do so places them in danger. However, persons pushing a cycle, a moped or a motor cycle, and groups of pedestrians led by a person in charge or forming a procession shall in all cases keep to the side of the carriageway appropriate to the direction of traffic. Unless they form a procession, pedestrians walking on the carriageway shall, by night or when visibility is poor and, by day, if the density of vehicular traffic so requires, walk in single file wherever possible.
6. (a) Pedestrians wishing to cross a carriageway shall not step on to it without exercising care; they shall use a pedestrian crossing whenever there is one nearby.
(b) In order to cross the carriageway at a pedestrian crossing signposted as such or indicated by markings on the carriageway:
(i) If the crossing is equipped with light signals for pedestrians, the latter shall obey the instructions given by such lights;
(ii) If the crossing is not equipped with such lights, but vehicular traffic is regulated by traffic light signals or by an authorized official, pedestrians shall not step onto the carriageway while the traffic light signal or the signal given by the authorized official indicates that vehicles may proceed along it;
(iii) At other pedestrian crossings, pedestrians shall not step on to the carriageway without taking the distance and speed of approaching vehicles into account.
(c) In order to cross the carriageway elsewhere than at a pedestrian crossing signposted as such or indicated by markings on the carriageway, pedestrians shall not step on to the carriageway without first making sure that they can do so without impeding vehicular traffic.
(d) Once they have started to cross a carriageway, pedestrians shall not take an unnecessarily long route, and shall not linger or stop on the carriageway unnecessarily.
7. However, Contracting Parties or subdivisions thereof may impose stricter requirements on pedestrians crossing the carriageway.
Behaviour of drivers towards pedestrians
1. Every driver shall avoid behaviour likely to endanger pedestrians.
2. Without prejudice to the provisions of Article 7, paragraph 1, Article 11, paragraph 9, and Article 13, paragraph 1, of this Convention, where there is on the carriageway a pedestrian crossing signposted as such or indicated by markings on the carriageway:
(a) If vehicular traffic is regulated at that crossing by traffic light signals or by an authorized official, drivers forbidden to proceed shall stop short of the crossing or the transverse markings preceding it and, when they are permitted to proceed, shall not prevent or obstruct the passage of pedestrians who have stepped on to it; drivers turning into another road at the entrance to which there is a pedestrian crossing shall do so slowly and give way, if necessary stopping for this purpose, to pedestrians already using, or about to use, the crossing;
(b) If vehicular traffic is not regulated at that crossing by traffic light signals or by an authorized official, drivers shall approach the crossing only at a speed low enough not to endanger pedestrians using, or about to use, it; if necessary, they shall stop to allow such pedestrians to cross.
3. No provision of this Article shall be construed as preventing Contracting Parties or subdivisions thereof from:
Requiring drivers of vehicles to stop in all cases when pedestrians are using, or about to use, a pedestrian crossing signposted as such or indicated by markings on the carriageway in the conditions laid down in Article 20 of this Convention, or
Prohibiting them from preventing or obstructing the passage of pedestrians who are crossing the carriageway at or very near an intersection even if there is at that point no pedestrian crossing signposted as such or indicated by markings on the carriageway.
4. Drivers intending to overtake, on the side appropriate to the direction of traffic, a public transport vehicle at a stop marked as such shall slow down and if necessary stop to allow passengers to board or alight from that vehicle.
Without prejudice to the provisions of Article 10 of this Convention, a driver may pass to the left or to the right of islands, posts and other devices set up on the carriageway on which he is travelling, except in the following cases:
(a) Where the side on which the island, post or device shall be passed is indicated by a sign;
(b) Where the island, post or device is on the centre-line of a two-way carriageway; in this case the driver shall keep to the side of the island, post or device corresponding to the direction of traffic.
1. Outside built-up areas, standing or parked vehicles and halted animals shall so far as possible be stationed elsewhere than on the carriageway. In and outside built-up areas they shall not be stationed on cycle tracks, on pavements or on verges specially provided for pedestrian traffic, save where applicable domestic legislation so permits.
2. (a) Animals halted and vehicles standing or parked on the carriageway shall be kept as close as possible to the edge of the carriageway. A driver shall not stand or park his vehicle on a carriageway save on the side appropriate, for him, to the direction of traffic; nevertheless, standing or parking on the other side shall be permitted where standing or parking on the side appropriate to the direction of traffic is prevented by the presence of rail tracks. Moreover, Contracting Parties or subdivisions thereof may:
(i) Refrain from prohibiting standing and parking on one side or the other in certain conditions, for instance where standing on the side appropriate to the direction of traffic is prohibited by road signs;
(ii) On one-way carriageways, authorize standing and parking on the other side as well as or instead of on the side appropriate to the direction of traffic;
(iii) Authorize standing and parking in the middle of the carriageway at places specially marked;
(b) Save where domestic legislation provides otherwise, vehicles other than two-wheeled cycles, two-wheeled mopeds and two-wheeled motor cycles without side-car shall not stand or be parked two abreast on the carriageway. Standing or parked vehicles shall, unless the layout of the area permits otherwise, be placed parallel to the edge of the carriageway.
3. (a) The standing or parking of a vehicle on the carriageway shall be prohibited:
(i) On pedestrian crossings, on crossings for cyclists, and on level-crossings;
(ii) On tramway or railway tracks on a road or so close to such tracks that the movement of trams or trains might be impeded, and also, subject to the possibility for Contracting Parties or subdivisions thereof to provide otherwise, on pavements and cycle tracks;
(b) The standing or parking of a vehicle at any point where it would constitute a danger shall be prohibited, more particularly:
(i) Save in such spaces as may be specially marked, under flyovers and in tunnels;
(ii) On the carriageway, close to the crests of hills, and on bends where visibility is not sufficient for the vehicle to be overtaken in complete safety, having regard to the speed of vehicles on the section of the road in question;
(iii) On a carriageway beside a longitudinal road marking, where subparagraph (b) (ii) of this paragraph does not apply but the width of the carriageway between the marking and the vehicle is less than 3 m and the marking is such that vehicles approaching it on the same side are forbidden to cross it;
(iv) At any place where the vehicle would conceal road signs or traffic light signals from the view of road-users;
(v) On an additional lane indicated by a sign for slowly moving vehicles;
(c) The parking of a vehicle on the carriageway shall be prohibited:
(i) On approaches to level-crossings, to intersections and to bus, trolley-bus or rail-vehicle stops; within the distances prescribed by domestic legislation;
(ii) In front of vehicle entries to properties;
(iii) At any point where the parked vehicle would prevent access to another vehicle properly parked or prevent such other vehicle from moving out;
(iv) On the central carriageway of three-carriageway roads and, outside built-up areas, on the carriageways of roads marked as priority roads by appropriate signs.
4. A driver shall not leave his vehicle or his animals without having taken all suitable precautions to avoid any accident and, in the case of a motor vehicle, to prevent its unauthorized use.
5. It is recommended that domestic legislation should provide as follows: every power-driven vehicle other than a two-wheeled moped or a two-wheeled motor cycle without side-car, and every trailer coupled or uncoupled shall when stationary on the carriageway outside a built-up area be signalled to approaching drivers at a sufficient distance by means of at least one appropriate device placed at the most suitable point to give them adequate advance warning:
(a) If the vehicle is stationary at night on the carriageway in circumstances such that approaching drivers cannot be aware of the obstacle which the vehicle constitutes;
(b) If the driver, in other cases, has been compelled to halt his vehicle at a place where standing is prohibited.
6. Nothing in this Article shall be construed as preventing Contracting Parties or subdivisions thereof from introducing other prohibitions on parking and standing.
It shall be prohibited to open the door of a vehicle, to leave it open, or to alight from the vehicle without having made sure that to do so cannot endanger other road-users.
1. On motorways and, if so provided in domestic legislation, on special approach roads to and exit roads from motorways:
(a) The use of the road shall be prohibited to pedestrians, animals, cycles, mopeds unless they are treated as motor cycles, and all vehicles other than motor vehicles and their trailers, and to motor vehicles or motor-vehicle trailers which are incapable, by virtue of their design, of attaining on a flat road a speed specified by domestic legislation;
(b) Drivers shall be forbidden:
(i) To have their vehicles standing or parked elsewhere than at marked parking sites; if a vehicle is compelled to stop, its driver shall endeavour to move it off the carriageway and also off the flush verge and, if he is unable to do so, immediately signal the presence of the vehicle at a distance so as to warn approaching drivers in time;
(ii) To make U-turns, to travel in reverse, and to drive on to the central dividing strip, including the crossovers linking the two carriageways.
2. Drivers emerging on to a motorway shall give way to vehicles travelling on it. If there is an acceleration lane, they shall use it.
3. A driver leaving a motorway shall move into the traffic lane appropriate to the motorway exit in good time and enter the deceleration lane, if there is one, as soon as he can.
4. For the purpose of the application of paragraphs 1, 2 and 3 of this Article, other roads reserved for motor vehicle traffic, duly signposted as such and not affording access to or from properties alongside, shall be treated as motorways.
Special regulations for tunnels indicated by special road signs
In tunnels indicated by the special road signs, the following rules shall apply:
1. All drivers are forbidden:
(a) to reverse;
(b) to make a U-turn;
(c) to stop or to park a vehicle except at the places indicated for that purpose.
2. Even if the tunnel is lit, all drivers must switch on the driving or passing lamps.
3. In case of a prolonged stoppage the driver must switch off the engine.
Special rules applicable to processions and handicapped persons
1. It shall be prohibited for road-users to cut across troop columns, files of school-children accompanied by a person in charge, and other processions.
2. Handicapped persons travelling in invalid chairs propelled by themselves or moving at a walking pace may use pavements (sidewalks) and suitable verges.
Special rules applicable to cyclists, moped drivers and motor cyclists
1. Notwithstanding the provisions of Article 10, paragraph 3, of this Convention, Contracting Parties or subdivisions thereof shall be free not to prohibit cyclists from travelling two or more abreast.
2. It shall be prohibited for cyclists to ride without holding the handlebars with at least one hand, to allow themselves to be towed by another vehicle, or to carry, tow or push objects which hamper their cycling or endanger other road- users. The same provisions shall apply to moped drivers and motor cyclists; in addition, however, moped drivers and motor cyclists shall hold the handlebars with both hands except when signalling the manoeuvre described in Article 14, paragraph
3, of this Convention.
3. It shall be prohibited for cyclists and moped drivers to carry passengers on their vehicle; however, Contracting Parties or subdivisions thereof may authorize exceptions to this provision and, in particular, authorize the transport of passengers on such additional saddle or saddles as may be fitted on the vehicle. Motor cyclists shall not be permitted to carry passengers except in the side-car, if there is one, and on the additional saddle (pillion), if any, fitted behind the driver.
4. Where cycle tracks exist, Contracting Parties or subdivisions thereof may forbid cyclists to use the rest of the carriageway. In the same circumstances they may authorize moped drivers to use the cycle track and, if they consider it advisable, prohibit them from using the rest of the carriageway.
1. Audible warning devices may be used only:
(a) To give due warning with a view to avoiding an accident;
(b) Outside built-up areas when it is desirable to warn a driver that he is about to be overtaken.
The sounds emitted by audible warning devices shall not be prolonged more than necessary.
2. Motor-vehicle drivers may give the luminous warnings specified in Article 32, paragraph 3, of this Convention, instead of audible warnings, between nightfall and dawn. They may also do so in daylight hours for the purpose indicated in paragraph 1(b) of this Article, if to do so is more appropriate in the prevailing circumstances.
3. Contracting Parties or subdivisions thereof may authorize the use of luminous warnings in built-up areas also for the purpose referred to in paragraph 1(b) of this Article.
1. Where a railway uses a carriageway, every road-user shall, on the approach of a tram or other rail-borne vehicle clear the track as soon as possible to allow the rail-borne vehicle to pass.
2. Contracting Parties or subdivisions thereof may adopt special rules, differing from those laid down in this Chapter, for the movement of rail-borne vehicles on the road and for passing or overtaking such vehicles. However, Contracting Parties or subdivisions thereof may not adopt provisions which conflict with those of Article 18, paragraph 7, of this Convention.
1. If a permissible maximum mass is laid down for a vehicle, the laden mass of the vehicle shall never exceed the permissible maximum mass.
2. Every load on a vehicle shall be so arranged and, if necessary, stowed as to prevent it from:
(a) Endangering persons or causing damage to public or private property, more particularly by trailing on or falling on to the road;
(b) Obstructing the driver's view or impairing the stability or driving of the vehicle;
(c) Causing noise, raising dust, or creating any other nuisance which can be avoided;
(d) Masking lights, including stop lights and direction-indicators, reflex reflectors, registration numbers and the distinguishing sign of the State of registration with which, under this Convention or under domestic legislation, the vehicle is required to be equipped, or masking signals given by arm in accordance with Article 14, paragraph 3, or Article 17, paragraph 2, of this Convention.
3. All accessories, such as cables, chains and sheets, used to secure or protect the load shall be drawn tight around the load and be firmly fastened. All accessories used to protect the load shall satisfy the requirements laid down for the load in paragraph 2 of this Article.
4. Loads projecting beyond the front, rear or sides of the vehicle shall be clearly marked in all cases where their projection might not be noticed by the drivers of other vehicles; at night, a white light and a white reflecting device shall be used for such marking at the front and a red light and a red reflecting device at the rear. More particularly, on power-driven vehicles:
(a) Loads projecting more than 1 m beyond the front or rear of the vehicle shall always be marked;
(b) Loads projecting laterally beyond the outer edge of the vehicle in such a way that their lateral outer edge is more than 0.40 m from the outer edge of the vehicle's front position (side) light shall be marked at the front at night, and loads projecting in such a way that their lateral outer edge is more than 0.40 m from the outer edge of the vehicle's red rear position (side) light shall be similarly marked at the rear at night.
5. Nothing in paragraph 4 of this Article shall be construed as preventing Contracting Parties or subdivisions thereof from prohibiting, restricting, or subjecting to special authorization, load projections as referred to in the aforesaid paragraph 4.
Passengers shall not be carried in such numbers or in such a way as to interfere with driving or obstruct the driver's view.
1. Without prejudice to the provisions of domestic legislation concerning the obligation to assist the injured, every driver or other road-user involved in a traffic accident shall:
(a) Stop as soon as he can do so without causing an additional danger to traffic;
(b) Endeavour to ensure traffic safety at the site of the accident and, if a person has been killed or seriously injured in the accident, to prevent, in so far as such action does not affect traffic safety, any change in conditions at the site, including the disappearance of traces which might be useful for determining responsibilities;
(c) If so requested by other persons involved in the accident, identify himself to them;
(d) If a person has been injured or killed in the accident, notify the police and remain on the scene of the accident or return to it and wait there until the arrival of the police, unless he has been authorized by the police to leave or has to assist the injured or to receive attention himself.
2. Contracting Parties or subdivisions thereof may, under their domestic legislation, refrain from imposing the provision of paragraph 1 (d) of this Article in cases where no serious injury has been caused and none of the persons involved requests that the police should be notified.
1. Between nightfall and dawn and in any other circumstances when visibility is inadequate on account, for example, of fog, snowfall or heavy rain, the following lamps shall be lit on a moving vehicle:
(a) On power-driven vehicles and mopeds the driving lamp(s) or passing lamp(s) and the rear position lamp(s), according to the equipment prescribed by the present Convention for the vehicle of each category;
(b) On trailers, front position lamps, if such lamps are required according to Annex 5, paragraph 30, of this Convention, and not less than two rear position lamps.
2. Driving lamps shall be switched off and replaced by passing lamps:
(a) In built-up areas where the road is adequately lighted and outside built-up areas where the carriageway is continuously lighted and the lighting is sufficient to enable the driver to see clearly for an adequate distance and to enable other road-users to see the vehicle far enough away;
(b) When a driver is about to pass another vehicle, so as to prevent dazzle far enough away to enable the driver of the other vehicle to proceed easily and without danger;
(c) In any other circumstances in which it is necessary to avoid dazzling other road-users or the users of a waterway or railway running alongside the road.
3. When, however, a vehicle is following closely behind another vehicle, driving lamps may be used to give a luminous warning as referred to in Article 28, paragraph 2, of the intention to overtake.
4. Fog lamps may be lit only in thick fog, falling snow, heavy rain or similar conditions and, as regards front fog maps, as a substitute for passing lamps. Domestic legislation may authorize the simultaneous use of front fog lamps and passing lamps and the use of front fog lamps on narrow, winding roads.
5. On vehicles equipped with front position lamps, such lamps shall be used together with the driving lamps, the passing lamps or the front fog lamps.
6. During the day, a motor cycle moving on the road shall display at least one passing lamp to the front and a red lamp to the rear. Domestic legislation may permit the use of daytime running lamps instead of passing lamps.
7. Domestic legislation may make it compulsory for drivers of motor vehicles to use during the day either passing lamps or daytime running lamps. Rear position lamps shall in this case be used together with the front lamps.
8. Between nightfall and dawn and in any other circumstances when visibility is inadequate, the presence of power-driven vehicles and their trailers standing or parked on a road shall be indicated by front and rear position lamps. In thick fog, falling snow, heavy rain or similar conditions passing lamps or front fog lamps may be used. Rear fog lamps may in these conditions be used as a supplement to the rear position lamps.
9. Notwithstanding the provisions of paragraph 8 of this Article, within a built-up area the front and rear position lamps may be replaced by parking lamps, provided that:
(a) The vehicle does not exceed 6 m in length and 2 m in width;
(b) No trailer is coupled to the vehicle;
(c) The parking lamps are placed on that side of the vehicle which is furthest from the carriageway edge alongside which the vehicle is standing or parked.
10. Notwithstanding the provisions of paragraphs 8 and 9 of this Article, a vehicle may be standing or parked without any lamps lit:
(a) On a road lit in such a way that the vehicle is clearly visible at an adequate distance;
(b) Away from the carriageway and hard shoulder;
(c) In the case of mopeds and two-wheeled motor cycles without a side-car which are not equipped with batteries, at the extreme edge of a carriageway in a built-up area;
11. Domestic legislation may grant exemptions from the provisions of paragraphs 8 and 9 of this Article for vehicles standing or parked in streets in built-up areas where there is very little traffic.
12. Reversing lamps may be used only when the vehicle is reversing or about to reverse.
13. Hazard warning signal may be used only to warn other road-users of a particular danger:
(a) When a vehicle which has broken down or has been involved in an accident cannot be moved immediately, so that it constitutes an obstacle to other road-users;
(b) When indicating to other road-users the risk of an imminent danger.
14. Special warning lamps:
(a) Displaying a blue light may be used only on priority vehicles when carrying out an urgent mission or when in other cases it is necessary to give warning to other road-users of the presence of the vehicle;
(b) Displaying an amber light may be used only when the vehicles genuinely assigned to the specific tasks for which they were equipped with the special warning lamp or when the presence of such vehicles on the road constitutes a danger or inconvenience to other road-users.
The use of warning lamps displaying other colours may be authorized by domestic legislation.
15. In no circumstances shall a vehicle display a red light to the front or white light to the rear, subject to the exemptions mentioned in Annex 5, paragraph
61. A vehicle shall not be modified or lamps added to it in a way which could conflict with this requirement.
Rules of lighting of other vehicles than mentioned in
Article 32 and of certain road users
1. Every vehicle or combination of vehicles to which the provisions of Article 32 of this Convention do not apply shall, when on a road between nightfall and dawn, show at least one white or selective-yellow light to the front and at least one red light to the rear. Where there is only one lamp at the front or only one lamp at the rear, the lamp shall be placed on the centre-line of the vehicle or on the side opposite to that corresponding to the direction of traffic.
(a) Handcarts, i.e., carts drawn or pushed by hand, shall show at least one white or selective-yellow light to the front and at least one red light to the rear. These two lights may be emitted by a single lamp placed on the side opposite to that corresponding to the direction of traffic. Lights shall not be required on handcarts not exceeding 1 m in width.
(b) Animal-drawn vehicles shall show two white or selective-yellow lights to the front, and two red lights to the rear. Domestic legislation may, however, make it permissible for such vehicles to show only one white or selective-yellow light to the front and only one red light to the rear. The lamps shall in both cases be placed on the side opposite to that corresponding to the direction of traffic. If the lamps described above cannot be attached to the vehicle, they may be carried by an escort walking immediately alongside the vehicle, on the opposite side to that corresponding to the direction of traffic. Furthermore, animal-drawn vehicles shall be fitted with two red reflex-reflectors to the rear, as close as possible to the outer edges of the vehicle. Lights shall not be required on animal-drawn vehicles not exceeding 1 m in width. However, a single reflex- reflector shall in this case be placed at the rear on the side opposite to that corresponding to the direction of traffic, or centrally.
2. (a) When moving along the carriageway by night:
(i) Groups of pedestrians led by a person in charge or forming a procession, must display, on the side opposite to that appropriate to the direction of traffic, at least one white or selective-yellow light to the front and a red light to the rear, or an amber light in both directions;
(ii) Drivers of draught, pack or saddle animals, or of cattle, must display, on the side opposite to that appropriate to the direction of traffic, at least one white or selective-yellow light to the front and a red light to the rear, or an amber light in both directions. These lights may be displayed by a single device.
(b) The lights referred to in subparagraph (a) of this paragraph are, however, not required within an appropriately lit built-up area.
1. When warned of the approach of a priority vehicle by its special luminous and audible warning devices every road-user shall leave room clear for it to pass on the carriageway and shall, if necessary, stop.
2. Domestic legislation may provide that drivers of priority vehicles shall not be bound, when warning of their movement is given by the vehicle's special warning devices, and provided that they do not endanger other road-users, to comply with all or any of the provisions of this Chapter II other than those of Article 6, paragraph 2.
3. Domestic legislation may determine to what extent persons working on the construction, repair or maintenance of the road, including the drivers of equipment used for such work, shall not be bound, provided they take the necessary precautions, to observe the provisions of this Chapter II during their work.
4. For the purpose of overtaking or passing the equipment referred to in paragraph 3 of this Article while it is engaged in work on the road, the drivers of other vehicles may, to the extent necessary and on conditions that they take all due precautions, disregard the requirements of Articles 11 and 12 of this Convention.
CONDITIONS FOR THE ADMISSION OF MOTOR VEHICLES AND TRAILERS TO INTERNATIONAL TRAFFIC
1. (a) In order to be entitled to the benefits of this Convention, every motor vehicle in international traffic, and every trailer, other than a light trailer, coupled to a motor vehicle shall be registered by a Contracting Party or a subdivision thereof, and the driver of the motor vehicle shall carry a valid certificate of such registration issued either by a competent authority of such Contracting Party or subdivision thereof or on behalf and by authorization of such Contracting Party or subdivision thereof by an association duly empowered thereto by that Contracting Party or subdivision thereof. This certificate, to be known as the registration certificate, shall bear the following particulars at least:
A serial number, to be known as the registration number, composed in the manner indicated in Annex 2 to this Convention;
The date of first registration of the vehicle;
The full name and home address of the holder of the certificate; The name or the trade mark of the maker of the vehicle;
The serial number of the chassis (the maker's production or serial number);
In the case of a vehicle intended for the carriage of goods, the permissible maximum mass;
In the case of a vehicle intended for the carriage of goods, the unladen mass;
The period of validity, if not unlimited.
The particulars entered in the certificate shall either be in Latin characters or so-called English cursive script only, or be repeated in that form.
(b) Contracting Parties or subdivisions thereof may, however, decide that the year of manufacture, instead of the date of first registration, shall be entered on certificates issued in their territories.
(c) In the case of motor vehicles of categories A and B as defined in Annexes 6 and 7 to this Convention and, if possible, for other motor vehicles:
(i) The certificate shall be headed with the distinguishing sign of the State of registration as defined in annex 3 to this Convention;
(ii) The letters A, B, C, D, E, F, G and H respectively shall be placed before or after the eight items of information which are required under subparagraph (a) of this paragraph, to be shown on all registration certificates;
(iii) The words Certificat d'immatriculation in French may be placed either before or after the title of the certificate in the national language (or languages) of the country of registration.
(d) For trailers, including semi-trailers, imported temporarily into a country by a mode of transport other than road transport, a photocopy of the registration certificate, certified as a true copy by the authority which issued the certificate, shall be considered sufficient.
2. Notwithstanding the provisions of paragraph 1 of this Article, an articulated vehicle which is not disassembled while in international traffic shall be entitled to the benefits of the provisions of this Convention even if it has only a single registration and a single certificate for the drawing vehicle and semi-trailer composing it.
3. Nothing in this Convention shall be construed as limiting the right of Contracting Parties or subdivisions thereof to require, in the case of a vehicle in international traffic which is not registered in the name of a person travelling in it, proof of the driver's right to be in possession of the vehicle.
4. It is recommended that Contracting Parties should set up, if they have not already done so, a service responsible for keeping, at the national or regional level, a record of motor vehicles brought into use and a centralized record, for each vehicle, of the particulars entered in each certificate of registration.
1. Every motor vehicle in international traffic shall display its registration number at the front and at the rear; motor cycles, however, shall only be required to display this number at the rear.
2. Every registered trailer in international traffic shall display its registration number at the rear. Where a motor vehicle draws one or more trailers, the sole trailer or the last trailer, if not registered, shall display the registration number of the drawing vehicle.
3. The composition of the registration number referred to in this Article, and the manner of displaying it, shall conform to the provisions of Annex 2 to this Convention.
Distinguishing sign of the State of registration
1. Every motor vehicle in international traffic shall display at the rear, in addition to its registration number, a distinguishing sign of the State in which it is registered.
2. Every trailer coupled to a motor vehicle and required under Article 36 of this Convention to display a registration number at the rear shall also display at the rear the distinguishing sign of the State where the registration number was assigned. The provisions of this paragraph shall be applicable even if the trailer is registered in a State other than the State of registration of the motor vehicle to which it is coupled; if the trailer is not registered, it shall display at the rear the distinguishing sign of the State of registration of the drawing vehicle except when it is travelling in that State.
3. The composition of the distinguishing sign referred to in this Article, and the manner of displaying it, shall conform to the requirements of Annex 3 to this Convention.
Every motor vehicle and every trailer in international traffic shall bear the identification marks specified in Annex 4 to this Convention.
Technical requirements and inspection of vehicles
1. Every motor vehicle, every trailer and every combination of vehicles in international traffic shall satisfy the provisions of Annex 5 to this Convention.
It shall also be in good working order.
2. Domestic legislation shall require periodic technical inspections of:
(a) Motor vehicles used for the carriage of persons and having more than eight seats in addition to the driver's seat;
(b) Motor vehicles used for the carriage of goods whose permissible maximum mass exceeds 3,500 kg and trailers designed to be coupled to such vehicles.
3. Domestic legislation shall, as far as possible, extend the provision of paragraph 2 to the other categories of vehicles.
1. For a period of 10 years from the entry into force of this Convention in accordance with Article 47, paragraph 1, trailers in international traffic, whatever their permissible maximum mass, shall be entitled to the benefits of the provisions of this Convention even if they are not registered.
2. The registration certificate shall conform with the provisions of the amendment to Article 35, paragraph 1 within five years from the date of its entry into force. Certificates issued during that period shall be mutually recognized until the expiry date inscribed therein.
1. (a) Every driver of a motor vehicle must hold a driving permit;
(b) Contracting Parties undertake to ensure that driving permits are issued only after verification by the competent authorities that the driver possesses the required knowledge and skill;
(c) Domestic legislation must lay down requirements for obtaining a driving permit;
(d) Nothing in this Convention shall be construed as preventing Contracting Parties or subdivisions thereof from requiring driving permits for other power-driven vehicles and mopeds.
2. Contracting Parties shall recognize:
(a) Any domestic permit drawn up in their national language or in one of their national languages, or, if not drawn up in such a language, accompanied by a certified translation;
(b) Any domestic permit conforming to the provisions of Annex 6 to this Convention; and
(c) Any international permit conforming to the provisions of Annex 7 to this Convention;
as valid for driving in their territories a vehicle coming within the categories covered by the permit, provided that the permit is still valid and that it was issued by another Contracting Party or subdivision thereof or by an association duly empowered thereto by such other Contracting Party. The provisions of this paragraph shall not apply to learner-driver permits.
3. Notwithstanding the provisions of the preceding paragraph:
(a) Where the validity of the driving permit is made subject by special endorsement to the condition that the holder shall wear certain devices or that the vehicle shall be equipped in a certain way to take account of the driver's disability, the permit shall not be recognized as valid unless those conditions are observed;
(b) Contracting Parties may refuse to recognize the validity in their territories of driving permits held by persons under eighteen years of age;
(c) Contracting Parties may refuse to recognize the validity in their territories, for the driving of motor vehicles or combinations of vehicles in categories C, D and E referred to in Annexes 6 and 7 to this Convention, of driving permits held by persons under twenty-one years of age.
4. Contracting Parties may introduce in their domestic legislation a subdivision of the categories of vehicles referred to in Annexes 6 and 7 of this Convention. If the driving permit is restricted to certain vehicles within a category, a numeral shall be added to the letter of the category and the nature of the restriction shall be indicated in the driving permit.
5. For the purpose of the application of paragraph 2 and subparagraph 3 (c) of this Article:
(a) A motor vehicle of the category B referred to in Annexes 6 and 7 to this Convention may be coupled to a light trailer; it may also be coupled to a trailer whose permissible maximum mass exceeds 750 kg but does not exceed the unladen mass of the motor vehicle if the combined permissible maximum mass of the vehicles so coupled does not exceed 3,500 kg;
(b) A motor vehicle of the category C, or of the category D referred to in Annexes 6 and 7 to this Convention may be coupled to a light trailer without the resultant combination ceasing to belong to category C or category D.
6. An international permit shall be issued only to the holder of a domestic permit for the issue of which the minimum conditions laid down in this Convention have been fulfilled. It shall not be valid after the expiry of the corresponding domestic permit, the number of which shall be entered in the international permit.
7. The provisions of this Article shall not require Contracting Parties:
(a) To recognize the validity of domestic or international permits issued in the territory of another Contracting Party to persons who had their normal residence in their territories at the time of such issue or whose normal residence has been transferred to their territories since such issue; or
(b) To recognize the validity of permits as aforesaid issued to drivers whose normal residence at the time of such issue was not in the territory in which the permit was issued or who since such issue have transferred their residence to another territory.
Suspension of the validity of driving permits
1. Contracting Parties or subdivisions thereof may withdraw from a driver the right to use his domestic or international driving permit in their territories if he commits in their territories a breach of their regulations rendering him liable under their legislations to the forfeiture of his permit. In such a case the competent authority of the Contracting Party or subdivision thereof withdrawing the right to use the permit may:
(a) Withdraw and retain the permit until the period of the withdrawal of use expires or until the holder leaves its territory, whichever is the earlier;
(b) Notify the withdrawal of the right to use the permit to the authority by or on behalf of which the permit was issued;
(c) In the case of an international permit, enter in the space provided for the purpose an endorsement to the effect that the permit is no longer valid in its territories;
(d) Where it has not applied the procedure for which provision is made in subparagraph (a) of this paragraph, supplement the communication referred to in subparagraph (b) by requesting the authority which issued the permit, or on behalf of which the permit was issued, to notify the person concerned of the decision taken with regard to him.
2. Contracting Parties shall endeavour to notify the persons concerned of the decisions communicated to them in accordance with the procedure laid down in paragraph 1 (d) of this Article.
3. Nothing in this Convention shall be construed as prohibiting Contracting Parties or subdivisions thereof from preventing a driver holding a domestic or international driving permit from driving if it is evident or proved that his condition is such that he is unable to drive safely or if the right to drive has been withdrawn from him in the State in which he has his normal residence.
1. International driving permits conforming to the provisions of the Convention on Road Traffic done at Geneva on 19 September 1949 and issued within in a period of five years from the date of the entry into force of this Convention in accordance with Article 47, paragraph 1 thereof shall be accorded, for the purposes of Articles 41 and 42 of this Convention, the same treatment as the international driving permits provided for in this Convention.
2. Domestic driving permits shall conform with the provisions of the amendment to Annex 6 within five years from the date of its entry into force. Permits issued during that period shall be mutually recognized until the expiry date inscribed therein.
CONDITIONS FOR THE ADMISSION OF CYCLES AND MOPEDS TO INTERNATIONAL TRAFFIC
1. Cycles without an engine in international traffic shall:
(a) Have an efficient brake;
(b) Be equipped with a bell capable of being heard at a sufficient distance, and carry no other audible warning device;
(c) Be equipped with a red reflecting device at the rear and with devices such that the cycle can show a white or selective-yellow light to the front and a red light to the rear.
2. In the territory of Contracting Parties which have not, in accordance with Article 54, paragraph 2, of this Convention, made a statement to the effect that they treat mopeds as motor cycles, mopeds in international traffic shall:
(a) Have two independent brakes;
(b) Be equipped with a bell or some other audible warning device capable of being heard at a sufficient distance;
(c) Be equipped with an effective exhaust silencer;
(d) Be so equipped that they can show a white or selective-yellow light to the front and a red light and a red reflex-reflector to the rear;
(e) Display the identification mark specified in Annex 4 to this Convention.
3. In the territories of Contracting Parties which have, in accordance with Article 54, paragraph 2, of this Convention, declared that they treat mopeds as motor cycles, the conditions to be fulfilled by mopeds in order to be admitted to international traffic shall be those laid down for motor cycles in Annex 5 to this Convention.
1. This Convention shall be open at United Nations Headquarters, New York, until 31 December 1969 for signature by all States Members of the United Nations or of any of the specialized agencies or of the International Atomic Energy Agency or Parties to the Statute of the International Court of Justice, and by any other State invited by the General Assembly of the United Nations to become a Party to the Convention.
2. This Convention is subject to ratification. The instruments of ratification shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
3. This Convention shall remain open for accession by any of the States referred to in paragraph 1 of this Article. The instruments of accession shall be deposited with the Secretary-General.
4. On signing this Convention or on depositing its instrument of ratification or accession, each State shall notify the Secretary-General of the distinguishing sign it has selected for display in international traffic on vehicles registered by it, in accordance with Annex 3 to this Convention. By a further notification addressed to the Secretary-General, any State may change a distinguishing sign it has previously selected.
1. Any State may, at the time of signing or ratifying this Convention, or of acceding thereto, or at any time thereafter, declare by notification addressed to the Secretary-General that the Convention shall become applicable to all or any of the territories for the international relations of which it is responsible. The Convention shall become applicable to the territory or territories named in the notification thirty days after the receipt of the notification by the Secretary-General or on the date of entry into force of the Convention for the State making the notification, whichever is the later.
2. Any State which has made a declaration under paragraph 1 of this Article may at any time thereafter declare by notification addressed to the Secretary-General that the Convention shall cease to be applicable to the territory named in the notification and the Convention shall cease to be applicable to such territory one year from the date of receipt by the Secretary-General of the notification.
3. A State making a notification under paragraph 1 of this Article shall notify the Secretary-General of the distinguishing sign or signs it has selected for display in international traffic on vehicles registered in the territory or territories concerned, in accordance with Annex 3 to this Convention. By a further notification addressed to the Secretary-General, any State may change a distinguishing sign it has previously selected.
1. This Convention shall enter into force twelve months after the date of deposit of the fifteenth instrument of ratification or accession.
2. For each State ratifying or acceding to this Convention after the deposit of the fifteenth instrument of ratification or accession, the Convention shall enter into force twelve months after the date of deposit by such State of its instrument of ratification or accession.
Upon its entry into force, this Convention shall terminate and replace, in relations between the Contracting Parties, the International Convention relative to Motor Traffic and the International Convention relative to Road Traffic, both signed at Paris on 24 April 1926, the Convention on the Regulation of Inter- American Automotive Traffic, opened for signature at Washington on 15 December 1943, and the Convention on Road Traffic, opened for signature at Geneva on 19 September 1949.
1. After this Convention has been in force for one year, any Contracting Party may propose one or more amendments to the Convention. The text of any proposed amendment, accompanied by an explanatory memorandum, shall be transmitted to the Secretary-General, who shall communicate it to all Contracting Parties. The Contracting Parties shall have the opportunity of informing him within a period of twelve months following the date of its circulation whether they (a) accept the amendment; or (b) reject the amendment; or (c) wish that a conference be convened to consider the amendment. The Secretary-General shall also transmit the text of the proposed amendment to all other States referred to in Article 45, paragraph 1 of this Convention.
2. (a) Any proposed amendment communicated in accordance with the preceding paragraph shall be deemed to be accepted if within the period of twelve months referred to in the preceding paragraph less than one-third of the Contracting Parties inform the Secretary-General that they either reject the amendment or wish that a conference be convened to consider it. The Secretary-General shall notify all Contracting Parties of each acceptance or rejection of any proposed amendment and of requests that a conference be convened. If the total number of such rejections and requests received during the specified period of twelve months is less than one-third of the total number of Contracting Parties, the Secretary- General shall notify all Contracting Parties that the amendment will enter into force six months after the expiry of the period of twelve months referred to in the preceding paragraph for all Contracting Parties except those which, during the period specified, have rejected the amendment or requested the convening of a conference to consider it.
(b) Any Contracting Party which, during the said period of twelve months, has rejected a proposed amendment or requested the convening of a conference to consider it may at any time after the end of such period notify the Secretary- General that it accepts the amendment, and the Secretary-General shall communicate such notification to all the other Contracting Parties. The amendment shall enter into force, with respect to the Contracting Parties which have notified their acceptance, six months after receipt by the Secretary-General of their notification.
3. If a proposed amendment has not been accepted in accordance with paragraph 2 of this Article and if within the period of twelve months specified in paragraph 1 of this Article less than half of the total number of the Contracting Parties inform the Secretary-General that they reject the proposed amendment and if at least one-third of the total number of Contracting Parties, but not less than ten, inform him that they accept it or wish a conference to be convened to consider it, the Secretary-General shall convene a conference for the purpose of considering the proposed amendment or any other proposal which may be submitted to him in accordance with paragraph 4 of this Article.
4. If a conference is convened in accordance with paragraph 3 of this Article, the Secretary-General shall invite to it all States referred to in Article 45, paragraph 1 of this Convention. He shall request all States invited to the conference to submit to him, at least six months before its opening date, any proposals which they may wish the conference to consider in addition to the proposed amendment and shall communicate such proposals, at least three months before the opening date of the conference, to all States invited to the conference.
5. (a) Any amendment to this Convention shall be deemed to be accepted if it has been adopted by a two-thirds majority of the States represented at the conference, provided that such majority comprises at least two-thirds of Contracting Parties represented at the conference. The Secretary-General shall notify all Contracting Parties of the adoption of the amendment, and the amendment shall enter into force twelve months after the date of his notification for all Contracting Parties except those which during that period have notified the Secretary-General that they reject the amendment.
(b) A Contracting Party which has rejected an amendment during the said period of twelve months may at any time notify the Secretary-General that it accepts the amendment, and the Secretary-General shall communicate such notification to all the other Contracting Parties. The amendment shall enter into force, with respect to the Contracting Party which has notified its acceptance, six months after receipt by the Secretary-General of the notification or at the end of the said period of twelve months, whichever is later.
6. If the proposed amendment is not deemed to be accepted pursuant to paragraph 2 of this Article and if the conditions prescribed by paragraph 3 of this Article for convening a conference are not fulfilled, the proposed amendment shall be deemed to be rejected.
Any Contracting Party may denounce this Convention by written notification addressed to the Secretary-General. The denunciation shall take effect one year after the date of receipt by the Secretary-General of such notification.
This Convention shall cease to be in force if the number of Contracting Parties is less than five for any period of twelve consecutive months.
Any dispute between two or more Contracting Parties which relates to the interpretation or application of this Convention and which the Parties are unable to settle by negotiation or other means of settlement may be referred, at the request of any of the Contracting Parties concerned, to the International Court of Justice for decision.
Nothing in this Convention shall be construed as preventing a Contracting Party from taking such action, compatible with the provisions of the Charter of the United Nations and limited to the exigencies of the situation, as it considers necessary to its external or internal security.
1. Any State may, at the time of signing this Convention or of depositing its instrument of ratification or accession, declare that it does not consider itself bound by Article 52 of this Convention. Other Contracting Parties shall not be bound by Article 52 with respect to any Contracting Party which has made such a declaration.
2. At the time of depositing its instrument of ratification or accession, any State may, by notification addressed to the Secretary-General, declare that for the purposes of the application of the Convention it treats mopeds as motor cycles (Article 1 (n)).
By notification addressed to the Secretary-General, any State may subsequently at any time withdraw its declaration.
3. The declarations provided for in paragraph 2 of this Article shall become effective six months after the date of receipt by the Secretary-General of notification of them or on the date on which the Convention enters into force for the State making the declaration, whichever is the later.
4. Any modification of a previously selected distinguishing sign notified in conformity with Article 45, paragraph 4, or Article 46, paragraph 3 of this Convention, shall take effect three months after the date on which the Secretary- General receives notification thereof.
5. Reservations to this Convention and its annexes, other than the reservation provided for in paragraph 1 of this Article, shall be permitted on condition that they are formulated in writing and, if formulated before the deposit of the instrument of ratification or accession, are confirmed in that instrument. The Secretary-General shall communicate such reservations to all States referred to in Article 45, paragraph 1, of this Convention.
6. Any Contracting Party which has formulated a reservation or made a declaration under paragraphs 1 or 4 of this Article may withdraw it at any time by notification addressed to the Secretary-General.
7. A reservation made in accordance with paragraph 5 of this Article:
(a) Modifies for the Contracting Party which made the reservation the provisions of the Convention to which the reservation relates, to the extent of the reservation;
(b) Modifies those provisions to the same extent for the other Contracting Parties in their relations with the Contracting Party which entered the reservation.
In addition to the declarations, notifications and communications provided for in Articles 49 and 54 of this Convention, the Secretary-General shall notify all the States referred to in Article 45, paragraph 1, of the following:
(a) Signatures, ratifications and accessions under Article 45;
(b) Notifications and declarations under Article 45, paragraph 4, and Article 46;
(c) The dates of entry into force of this Convention in accordance with Article 47;
(d) The date of entry into force of amendments to this Convention in accordance with Article 49, paragraphs 2 and 5;
(e) Denunciations under Article 50;
(f) The determination of this Convention under Article 51.
The original of this Convention, of which the Chinese, English, French, Russian and Spanish texts done in a single copy are equally authentic, shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations, who shall send certified true copies thereof to all the States referred to in Article 45, paragraph 1, of this Convention.
IN WITNESS WHEREOF the undersigned Plenipotentiaries, */ being duly authorized by their respective Governments, have signed this Convention.
DONE at Vienna this eighth day of November, one thousand nine hundred and sixty-eight.
____________________
*/ See document E/CONF.56/16/Rev.1
ANNEXES
EXCEPTIONS TO THE OBLIGATION TO ADMIT MOTOR VEHICLES AND TRAILERS IN INTERNATIONAL TRAFFIC
1. Contracting Parties may refuse to admit to their territories in international traffic motor vehicles, trailers or combinations of vehicles whose overall mass or mass per axle or dimensions exceed the limits fixed by their domestic legislations for vehicles registered in their territories. Contracting Parties in whose territories there is international heavy vehicle traffic shall endeavour to conclude regional agreements under which roads in the region, with the exception of minor roads, will be open, in international traffic, to vehicles or combinations of vehicles whose mass and dimensions do not exceed the figures specified in these agreements.
2. For the purposes of paragraph 1 of this Annex, the lateral projection of the following shall not be regarded as projection beyond the permissible maximum width:
(a) Tyres, near their point of contact with the ground and connections of tyre-pressure indicators;
(b) Anti-skid devices mounted on the wheels;
(c) Driving mirrors so designed as to yield both forwards and backwards under moderate pressure so that they no longer project beyond the permissible maximum width;
(d) Side direction-indicators and marker lights, provided that such projection does not exceed a few centimetres;
(e) Customs seals affixed to the load, and devices for the securing and protection of such seals.
3. Contracting Parties may refuse to admit to their territories in international traffic the following combinations of vehicles in so far as the use of such combinations is prohibited by their domestic legislations:
(a) Motor cycles with trailers;
(b) Combinations of vehicles consisting of a motor vehicle and several trailers;
(c) Articulated vehicles used for passenger transport.
4. Contracting Parties may refuse to admit to their territories in international traffic the motor vehicles and trailers to which the exceptions specified in paragraph 60 of Annex 5 to this Convention are applicable.
5. Contracting Parties may refuse to admit to their territories in international traffic mopeds and motor cycles whose drivers and passengers, if any, are not equipped with protective helmets.
6. Contracting Parties may make it a condition for the admission to their territories in international traffic of any motor vehicle other than a two-wheeled moped or a two-wheeled motor cycle without side-car, that the motor vehicle shall carry a device referred to in paragraph 56 of Annex 5 to this Convention, to give warning of the danger constituted by the vehicle's presence when it is stationary on the carriageway.
7. Contracting Parties may make it a condition for the admission to certain difficult roads or to certain areas of difficult terrain in their territories in international traffic of motor vehicles with a permissible maximum mass exceeding 3,500 kg, that such vehicles shall comply with the special requirements laid down in their domestic legislations concerning the admission to such roads or areas of vehicles of the same permissible maximum mass registered by them.
8. Contracting Parties may refuse to admit to their territories in international traffic any motor vehicle equipped with passing lamps with asymmetric beams if such beams have not been adapted to suit the direction of traffic in their territories.
9. Contracting Parties may refuse to admit to their territories in international traffic any motor vehicle, or any trailer coupled to a motor vehicle, which displays a distinguishing sign other than that prescribed in Article 37 of this Convention.
REGISTRATION NUMBER OF MOTOR VEHICLES AND TRAILERS IN INTERNATIONAL TRAFFIC
1. The registration number referred to in Articles 35 and 36 of this Convention shall be composed either of numerals or of numerals and letters. The numerals shall be Arabic numerals and the letters shall be in capital Latin characters. Other numerals or characters may, however, be used, but if so the registration number shall be repeated in Arabic numerals and in capital Latin characters.
2. The registration number shall be so composed and displayed as to be legible in normal daylight at a distance of at least 40 m by an observer placed on the axis of the vehicle, the vehicle being stationary; Contracting Parties may, however, in respect of the vehicles they register, reduce this minimum legibility distance for motor cycles and for special categories of motor vehicle on which it would be difficult to fit registration numbers of sufficient size to be legible at 40 m.
3. When the registration number is displayed on a special plate, this plate shall be flat and fixed in a vertical or nearly vertical position and at right angles to the vehicle's median longitudinal plane. When the number is displayed or painted on the vehicle, the surface on which it is displayed or painted shall be flat and vertical, or nearly flat and vertical, and at right angles to the vehicle's median longitudinal plane.
4. Subject to the provisions of Article 32, paragraph 5, the plate or surface on which the registration number is displayed or painted may be of a reflecting material.
DISTINGUISHING SIGN OF MOTOR VEHICLES AND TRAILERS IN INTERNATIONAL TRAFFIC
1. The distinguishing sign referred to in Article 37 of this Convention shall consist of one to three letters in capital Latin characters. The letters shall have a height of at least 0.08 m and their strokes a width of at least 0.01 m. The letters shall be painted in black on a white ground having the shape of an ellipse with the major axis horizontal.
2. When the distinguishing sign consists of only one letter, the major axis of the ellipse may be vertical.
3. The distinguishing sign shall not be incorporated in the registration number, or be affixed in such a way that it could be confused with that number or impair its legibility.
4. On motor cycles and their trailers, the dimensions of the axes of the ellipse shall be at least 0.175 m and 0.115 m. On other motor vehicles and their trailers, the dimensions of the axes of the ellipse shall be at least:
(a) 0.24 m and 0.145 m if the distinguishing sign comprises three letters;
(b) 0.175 m and 0.115m if the distinguishing sign comprises less than three letters.
5. The provisions of Annex 2, paragraph 3, shall apply to the display of the distinguishing sign on vehicles.
IDENTIFICATION MARKS OF MOTOR VEHICLES AND TRAILERS IN INTERNATIONAL TRAFFIC
1. The identification marks shall comprise:
(a) In the case of a motor vehicle:
(i) The name or the trade mark of the maker of the vehicle;
(ii) On the chassis or, in the absence of a chassis, on the body, the maker's production or serial number;
(iii) On the engine, the engine number if such a number is placed on it by the maker;
(b) In the case of a trailer, the information referred to in subparagraphs (i) and (ii) above;
(c) In the case of a moped, the cylinder capacity and the mark "CM".
2. The marks mentioned in paragraph 1 of this Annex shall be placed in accessible positions and shall be easily legible; in addition, they shall be such that they cannot be easily altered or removed. The letters and figures included in the marks shall be either in Latin characters or in English cursive script and in Arabic numerals only, or be repeated in that form.
TECHNICAL CONDITIONS CONCERNING MOTOR VEHICLES AND TRAILERS
1. Without prejudice to the provisions of Article 3, paragraph 2 (a) and Article 39, paragraph 1 of this Convention any Contracting Party may, with respect to motor vehicles which it registers and to trailers which it allows on the road under its domestic legislation, lay down rules which supplement, or are stricter than, the provisions of this annex. All vehicles in international traffic must meet the technical requirements in force in their country of registration when they first entered into service.
2. For the purposes of this Annex, the term "trailer" applies only to a trailer designed to be coupled to a motor vehicle.
3. Contracting Parties which, in conformity with Article 1, subparagraph (n), of this Convention, have declared that they wish to treat as motor cycles three- wheeled vehicles the unladen mass of which does not exceed 400 kg, shall make such vehicles subject to the rules laid down in this Annex either for motor cycles or for other motor vehicles.
CHAPTER I
Braking
4. For the purposes of this chapter:
(a) The term "wheels of one axle" means wheels which are arranged symmetrically, or largely symmetrically, in relation to the vehicle's median longitudinal plane, even if they are not placed on the same axle (a tandem axle is counted as two axles);
(b) The term "service brake" means the device normally used to slow down and stop the vehicle;
(c) The term "parking brake" means the device used to hold the vehicle stationary in the driver's absence, or, in the case of trailers, when the trailer is uncoupled;
(d) The term "secondary (emergency) brake" means the device designed to slow down and stop the vehicle in the event of failure of the service brake.
A. Braking of motor vehicles other than motor cycles
5. Every motor vehicle other than a motor cycle shall have brakes which can be easily operated by the driver when in his driving position. These brakes shall be capable of performing the following three braking functions:
(a) A service brake capable of slowing down the vehicle and of stopping it safely, rapidly and effectively, whatever its conditions of loading and whatever the upward or downward gradient of the road on which it is moving;
(b) A parking brake capable of holding the vehicle stationary, whatever its conditions of loading, on a noticeable upward or downward gradient, the operative surfaces of the brake being held in the braking position by a device whose action is purely mechanical;
(c) A secondary (emergency) brake capable of slowing down and stopping the vehicle, whatever its conditions of loading, within a reasonable distance, even in the event of failure of the service brake.
6. Subject to the provisions of paragraph 5 of this Annex, the devices providing the three braking functions (service brake, secondary brake and parking brake) may have parts in common; combination of the controls shall be permitted only on condition that at least two separate controls remain.
7. The service brake shall act on all the wheels of the vehicle.
8. The secondary (emergency) brake shall be capable of acting on at least one wheel on each side of the vehicle's median longitudinal plane; the same provision shall apply to the parking brake.
9. The service brake and the parking brake shall act on braking surfaces permanently connected to the wheels through components of adequate strength.
10. No braking surface shall be capable of being disconnected from the wheels. Nevertheless, such disconnection shall be permitted in the case of some of the braking surfaces, on condition:
(a) That it is only momentary, as for example, during a change of gear;
(b) That so far as concerns the parking brake, it can be effected only by the action of the driver; and
(c) That so far as concerns the service or secondary (emergency) brake, braking remains possible with the efficiency prescribed in the paragraph 5 of this Annex.
10 bis. All vehicle equipment contributing to braking shall be so designed and constructed that the efficacy of the service brake is ensured after prolonged and repeated use.
10 ter. The service braking action shall be properly distributed and synchronized among the various axles of the vehicle.
10 quater. If the control of the service brake is assisted, partially or totally, by an energy source other than the muscular energy of the driver, it shall be possible to stop the vehicle within a reasonable distance even in the event of the failure of the energy source.
B. Braking of trailers
11. Without prejudice to the provisions of paragraph 17 (c) of this Annex, every trailer, with the exception of a light trailer, shall have brakes as follows:
(a) A service brake capable of slowing down the vehicle and of stopping it safely, rapidly and effectively, whatever its conditions of loading and whatever the upward or downward gradient of the road on which it is moving;
(b) A parking brake capable of holding the vehicle stationary, whatever its conditions of loading, on a noticeable upward or downward gradient, the operative surfaces of the brake being held in the braking position by a device whose action is purely mechanical. This provision shall not apply to trailers which cannot be uncoupled from the drawing vehicle without the use of tools, provided that the requirements for parking brakes are satisfied for the combination of vehicles.
12. The devices providing the two braking functions (service and parking) may have parts in common.
13. The service brake shall act on all the wheels of the trailer. The braking action shall be properly distributed and synchronized among the various axles of the trailer.
14. The service brake shall be capable of being brought into action by the service brake control of the drawing vehicle; if, however, the permissible maximum mass of the trailer does not exceed 3,500 kg, the brakes may be such as to be brought into action, while the trailer is in motion, only by the trailer moving up on the drawing vehicle (overrun braking).
15. The service brake and the parking brake shall act on braking surfaces permanently connected to the wheels through components of adequate strength.
16. The braking devices shall be such that the trailer is stopped automatically if the coupling device breaks while the trailer is in motion. This requirement shall not apply, however, to trailers with only one axle or with two axles less than 1 m apart, provided that their permissible maximum mass does not exceed 1,500 kg and, except for semi-trailers, that they are fitted, in addition to the coupling device, with a secondary attachment.
C. Braking of combinations of vehicles
17. In addition to the provisions of parts A and B of this Chapter relating to separate vehicles (motor vehicles and trailers), the following provisions shall apply to combinations of such vehicles:
(a) The braking devices on each of the component vehicles shall be compatible;
(b) The service braking action shall be properly distributed and synchronized between the various axles of the combination;
(c) The permissible maximum mass of a trailer without a service brake shall not exceed half of the sum of the unladen mass of the drawing vehicle and the mass of the driver.
D. Braking of motor cycles
18. (a) Every motor cycle shall be equipped with two brakes, one of which acts at least on the rear wheel or wheels and the other at least on the front wheel or wheels; if a side-car is attached to a motor cycle, braking of the side-car wheel shall not be required. These braking devices shall be capable of slowing down the motor cycle and of stopping it safely, rapidly and effectively, whatever its conditions of loading and whatever the upward or downward gradient of the road on which it is moving.
(b) In addition to the provisions of subparagraph (a) of this paragraph, motor cycles having three wheels symmetrically arranged in relation to the vehicle's median longitudinal plane shall be equipped with a parking brake that fulfils the conditions stated in paragraph 5 (b) of this Annex.
CHAPTER II
Vehicle lighting and light-signalling devices
19. For the purposes of this chapter, the term:
“Driving lamp" means the lamp used to illuminate the road over a long distance ahead of the vehicle;
"Passing lamp" means the lamp used to illuminate the road ahead of the vehicle without causing undue dazzle or inconvenience to oncoming drivers and other road-users;
"Front position lamp" means the lamp used to indicate the presence and the width of the vehicle when viewed from the front;
"Rear position lamp" means the lamp used to indicate the presence and the width of the vehicle when viewed from the rear;
"Stop lamp" means the lamp used to indicate to other road-users to the rear of the vehicle that the driver is applying the service brake;
"Front fog lamp" means the lamp used to improve the illumination of the road in case of thick fog, falling snow, heavy rain or similar conditions;
"Rear fog lamp" means the lamp used to make the vehicle more visible from the rear in case of thick fog, falling snow, heavy rain or similar conditions;
"Reversing lamp" means the lamp used to illuminate the road to the rear of the vehicle and provide a warning signal to other road-users that the vehicle is reversing or about to reverse;
"Direction-indicator lamp" means the lamp used to indicate to other road- users that the driver intends to change direction to the right or to the left;
"Parking lamp" means the lamp used to indicate the presence of a parked vehicle; it may replace the front and rear position lamps;
"Marker lamp" means the lamp positioned near the outer edge of the overall width and as near as possible to the top of the vehicle for the purpose of clearly indicating the overall width. This signal complements the position lamps for some motor vehicles and trailers by drawing particular attention to their size;
"Hazard warning signal" means the signal given by the simultaneous functioning of all the direction-indicator lamps;
"Side lamp" means the lamp installed on the side of the vehicle so as to indicate its presence when viewed from the side;
"Special warning lamp" means the lamp intended to indicate either priority vehicles or a vehicle or a group of vehicles whose presence on the road requires other road-users to take special precautions, in particular, convoys of vehicles, vehicles of exceptional size and road construction or maintenance vehicles or equipment;
"Rear registration plate illuminating device" means the device ensuring the illumination of the rear registration plate; it may be made up of several optical elements;
"Daytime (running) lamp" means a lamp intended to improve the daytime conspicuity and visibility of the front of a vehicle in running use;
"Reflex-reflector" means a device used to indicate the presence of a vehicle by reflection of light emanating from a light source unconnected with that vehicle;
"Illuminating surface" means the orthogonal projection, in a transverse vertical plane, of the effective surface from which the light is emitted. For a reflex-reflector, the effective surface is the visible surface of the reflex- reflecting optical unit.
20. The colours of lights mentioned in this chapter should, as far as possible, be in accordance with the definitions given in the appendix to this Annex.
21. With the exception of motor cycles, every motor vehicle capable of exceeding 40 km (25 miles) per hour on level road shall be equipped in front with an even number of white or selective-yellow driving lamps capable of adequately illuminating the road at night in clear weather. The outer edges of the illuminating surfaces of the driving lamps shall in no case be closer to the extreme outer edge of the vehicle than the outer edges of the illuminating surfaces of the passing lamps.
22. With the exception of motor cycles, every motor vehicle capable of exceeding 10 km (6 miles) per hour on level road shall be equipped in front with an even number of white or selective-yellow passing lamps capable of adequately illuminating the road at night in clear weather. A motor vehicle shall be equipped with a device such that no more than two passing lamps may be lit simultaneously. Passing lamps shall be so adjusted as to comply with the definition in paragraph 19 of this Annex.
23. Every motor vehicle other than a two-wheeled motor cycle without side-car shall be equipped in front with two white front position lamps; however, selective yellow shall be permitted for front position lamps incorporated in driving lamps or passing lamps which emit a selective-yellow beam. These front position lamps, when they are the only lamps switched on at the front of the vehicle, shall be visible at night in clear weather without causing undue dazzle or inconvenience to other road-users;
24. (a) Every motor vehicle other than a two-wheeled motor cycle without side- car shall be equipped at the rear with an even number of red rear position lamps visible at night in clear weather without causing undue dazzle or inconvenience to other road-users;
(b) Every trailer shall be equipped at the rear with an even number of red rear position lamps visible at night in clear weather without causing undue dazzle or inconvenience to other road-users. It shall, however, be permissible for a trailer whose overall width does not exceed 0.80 m to be equipped with only one such lamp if the trailer is coupled to a two-wheeled motor cycle without side-car.
25. Every motor vehicle or trailer displaying a registration number at the rear shall be equipped with a lighting device such that the number is legible at night in clear weather.
26. The electrical connections on all motor vehicles (including motor cycles) and on all combinations consisting of a motor vehicle and one or more trailers shall be such that the driving lamps, passing lamps, front fog lamps and front position lamps of the motor vehicle and the lighting device referred to in paragraph 25 above cannot be switched on unless the rearmost rear position lamps of the motor vehicle or combination of vehicles are switched on as well.
Rear fog lamps shall be able to be switched on only if the driving lamps, the passing lamps or the front fog lamps are switched on.
However, this provision shall not apply to driving lamps or passing lamps when they are used to give the luminous warning referred to in Article 32, paragraph 3, of this Convention. In addition, the electrical connections shall be such that the front position lamps of the motor vehicle are always switched on when the passing lamps, driving lamps or fog lamps are on.
27. Every motor vehicle other than two-wheeled motor cycle without side-car shall be equipped at the rear with at least two red reflex-reflectors of otherthan triangular form. When illuminated by the driving, passing or fog lamps of another vehicle, the reflex-reflectors shall be visible to the driver of that vehicle at night in clear weather.
28. Every trailer shall be equipped at the rear with at least two red reflex- reflectors. These reflex-reflectors shall have the shape of an equilateral triangle with one vertex uppermost and one side horizontal. No signal lamp shall be placed inside the triangle. These reflex-reflectors shall meet the requirements for visibility laid down in paragraph 27 above. However, trailers with an overall width not exceeding 0.80 m may be equipped with only one reflex- reflector if they are coupled to a two-wheeled motor cycle without side-car.
29. Every trailer shall be equipped at the front with two white reflex- reflectors of other than triangular form. These reflex-reflectors shall meet the visibility requirements laid down in paragraph 27 above.
30. A trailer shall be equipped at the front with two white front position lamps if its width exceeds 1.60 m. The front position lamps thus prescribed shall be fitted as near as possible to the extreme outer edge of the trailer.
31. With the exception of two-wheeled motor cycles with or without side-car, every motor vehicle capable of exceeding 25 km (15 miles) per hour on a level road shall be equipped at the rear with at least two red stop lamps, the luminous intensity of which is markedly higher than that of the rear position lamps. The same provision shall apply to every trailer which is the last vehicle in a combination of vehicles.
32. Subject to the possibility that exemption from all or some of these obligations may be granted in respect of mopeds by Contracting Parties which, in conformity with Article 54, paragraph 2, of the Convention, have declared that they treat mopeds as motor cycles:
(a) Every two-wheeled motor cycle with or without side-car shall be equipped with one or two passing lamps satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 22 above;
(b) Every two-wheeled motor cycle with or without side-car capable of exceeding 40 km (25 miles) per hour on a level road shall be equipped, in addition to the passing lamp, with at least one driving lamp satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 21 above. If such a motor cycle has more than one driving lamp, these lamps shall be situated as close together as possible.
33. Every two-wheeled motor cycle without side-car may be equipped at the front with one or two front position (side) lamps satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 23 above. If such a motor cycle has two front position (side) lamps, these lamps shall be situated as close together as possible.
34. Every two-wheeled motor cycle without side-car shall be equipped at the rear with one rear position side lamp satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 24 (a) above.
35. Every two-wheeled motor cycle without side-car shall be equipped at the rear with a non-triangular reflex-reflector satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 27 above.
36. Subject to the possibility for Contracting Parties which, in conformity with Article 54, paragraph 2, have declared that they treat mopeds as motor cycles, to exempt two-wheeled mopeds with or without side-cars from this obligation, every two-wheeled motor cycle with or without side-car shall be equipped with a stop lamp conforming to the provisions of paragraph 31 above.
37. Without prejudice to the provisions concerning lamps and devices prescribed for two-wheeled motor cycles without side-car, any side-car attached to a two- wheeled motor cycle shall be equipped at the front with a front position (side) lamp satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 23 above, and at the rear with a rear position (side) lamp satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 24 (a) above and with a reflex-reflector satisfying the conditions regarding colour and visibility laid down in paragraph 27 above. The electrical connections shall be such that the front position (side) lamp and rear position (side) lamp of the side-car are switched on at the same time as the rear position (side) lamp of the motor cycle.
38. Motor vehicles with three wheels placed symmetrically in relation to the vehicle's median longitudinal plane, which are treated as motor cycles pursuant to Article 1, subparagraph (n), of the Convention, shall be equipped with the devices prescribed in paragraphs 21, 22, 23, 24 (a), 27 and 31 above. However, on an electric vehicle the width of which does not exceed 1.30 m and the speed of which does not exceed 40 km (25 miles) per hour a single driving lamp and a single passing lamp are sufficient.
39. Every motor vehicle, except a moped, and every trailer shall be equipped with fixed direction-indicators with flashing amber lights, fitted on the vehicle in even numbers and visible by day and by night to road-users affected by the vehicle's movements.
40. If front fog lamps are fitted on a motor vehicle they shall emit white or selective-yellow light, be two or, in the case of motor cycle, one in number and be placed in such a way that no point on their illuminating surface is above the highest point on the illuminating surface of the passing lamps.
41. No reversing lamp shall cause undue dazzle or inconvenience to other road- users. If reversing lamps are fitted on a motor vehicle they shall emit white or selective-yellow light. These lamps shall be lit only when the reverse gear is engaged.
42. No lamps, other than direction-indicator lamps and special warning lamps, shall emit a winking or flashing light. Side lamps may wink at the same time as direction-indicator lamps.
42 bis. Special warning lamps shall emit a winking or flashing light. Colours of these lights should conform to the provisions of Article 32, paragraph 14.
42 ter. Every motor vehicle except motor cycles and every trailer shall be so equipped that they can emit a hazard warning signal.
42 quater. If rear fog lamps are fitted on a motor vehicle or a trailer they shall be red.
42 quinquies. Every motor vehicle and every trailer more than 6 m long shall be fitted with amber side reflex-reflectors.
42 sexties. Every motor vehicle and trailer more than 1.80 m wide may be fitted with marker lamps. Such lamps shall be mandatory if the width of a motor vehicle or trailer exceeds 2.10 m. If these lamps are used, there shall be at least two of them and they shall emit white or amber light towards the front and red light towards the rear.
42 septies. Every motor vehicle and trailer may be fitted with side lamps. If such lamps are fitted they shall emit amber light.
43. For the purposes of the provisions of this Annex:
(a) Any combination of two or more lamps, whether identical or not, but having the same function and the same colour of light, shall be deemed to be a single lamp;
(b) A single illuminating surface in the shape of a band shall be deemed to be two or an even number of lamps if it is placed symmetrically to the median longitudinal plane of the vehicle. The illumination of such a surface shall be provided by at least two light sources placed as close as possible to its ends.
44. Lamps on a given vehicle having the same function and facing in the same direction, shall be of the same colour. Lamps and reflex-reflectors which are of even number shall be placed symmetrically in relation to the vehicle's median longitudinal plane, except on vehicles with an asymmetrical external shape. The intensity of the lamps in each pair shall be substantially the same.
45. Lamps of different kinds, and, subject to the provisions of other paragraphs of this Chapter, lamps and reflex-reflectors, may be grouped or incorporated in the same device, provided that each of these lamps and reflectors complies with the applicable provisions of this Annex.
CHAPTER III
Other requirements
Steering mechanism
46. Every motor vehicle shall be equipped with a strong steering mechanism which will allow the driver to change the direction of the vehicle, easily, quickly and surely.
Driving (rear-view) mirror
47. Every motor vehicle shall be equipped with one or more driving (rear-view) mirrors; the number, dimensions and arrangement of these mirrors shall be such as to enable the driver to see the traffic to the rear of his vehicle.
Audible warning device
48. Every motor vehicle shall be equipped with at least one audible warning device of sufficient power. The sound emitted by the warning device shall be continuous and uniform, but not strident. Priority vehicles and public passenger-transport vehicles may have additional audible warning devices which are not subject to these requirements.
Windscreen-wiper
49. Every motor vehicle having a windscreen of such dimensions and shape that the driver cannot normally see the road ahead from his driving position except through the transparent part of the windscreen, shall be equipped with at least one efficient and strongly built windscreen-wiper in an appropriate position, the functioning of which does not require constant action by the driver.
Windscreen-washer
50. Every motor vehicle required to be equipped with at least one windscreen- wiper shall also be equipped with a windscreen washer.
Windscreen and windows
51. On all motor vehicles and on all trailers:
(a) Transparent substances forming part of the vehicle's body-work, including the windscreen and any interior partition, shall be such that in case of breakage, the risk of physical injury will be minimized;
(b) The transparent parts of the windscreen shall be made of a substance whose transparency does not deteriorate; they shall be such that they do not cause any appreciable distortion of objects seen through the windscreen, and that, in case of breakage, the driver still has a sufficiently clear view of the road.
Reversing device
52. Every motor vehicle shall be equipped with a reversing device controlled from the driving position. This device shall not, however, be compulsory on motor cycles or on motor vehicles having three wheels arranged symmetrically in relation to the vehicle's median longitudinal plane unless their permissible maximum mass exceeds 400 kg.
Exhaust silencer
53. Every internal combustion engine used for propelling a motor vehicle shall be equipped with an efficient exhaust silencer.
Tyres
54. The wheels of motor vehicles and of their trailers shall be fitted with pneumatic tyres ensuring a good adhesion, even on a wet road. This provision shall not, however, prevent Contracting Parties from authorizing the use of devices producing results at least equivalent to those obtained with pneumatic tyres.
Speedometer
55. Every motor vehicle capable of exceeding 40 km (25 miles) per hour on a level road shall be equipped with a speedometer; Contracting Parties may, however, exempt certain categories of motor cycles and other light vehicles from this requirement.
Warning device to be carried on motor vehicles
56. The device referred to in Article 23, paragraph 5, of this Convention, and in paragraph 6 of Annex 1 thereto shall be either:
(a) A signplate consisting of an equilateral triangle with a red border and with its interior part either hollow or of a light colour; the red border shall be fitted with a reflectorized strip. It may also have a red fluorescent area and/or be illuminated by transparency; the signplate shall be such that it can be stood firmly in a vertical position; or
(b) Some other equally effective device, prescribed by the legislation of the country in which the vehicle is registered.
Anti-theft device
57. Every motor vehicle shall be fitted with an anti-theft device by means of which one of its essential components can be put out of action or blocked when the vehicle is parked.
Restraining devices
58. Wherever technically practicable all forward-facing seats of vehicles of category B as referred to in Annexes 6 and 7 of this Convention, with the exception of vehicles constructed or used for special purposes as defined by domestic legislation, shall be equipped with approved safety belts or similarly effective approved devices.
General provisions
59. (a) The mechanical parts and equipment of a motor vehicle shall not, so far as this can possibly be avoided, give rise to any danger of fire or explosion; nor shall they cause excessive emission of noxious gases, opaque fumes, smells or noise.
(b) So far as possible, the high tension ignition device of a motor vehicle shall not cause excessive radio interference.
(c) Every motor vehicle shall be so constructed that the driver's field of vision ahead, and to both right and left, is sufficient to enable him to drive safely.
(d) Motor vehicles and trailers shall, as far as possible, be so constructed and equipped as to reduce the danger to their occupants and to other road-users in case of accident. In particular, they shall have no ornaments or other objects, inside or outside, with unnecessary projections or ridges which may be dangerous to the occupants or other road-users.
(e) Vehicles of which the maximum permitted mass exceeds 3.5 t shall be equipped, as far as possible, with side and rear-underrun devices.
CHAPTER IV
Exemptions
60. For domestic purposes, Contracting Parties may grant exemptions from the provisions of this Annex in respect of:
(a) Motor vehicles and trailers which, by virtue of their design, cannot exceed a speed of 30 km (19 miles) per hour on a level road of whose speed is limited by domestic legislation to 30 km per hour;
(b) Invalid carriages, i.e. small motor vehicles specially designed and constructed - and not merely adapted - for use by a person suffering from some physical defect or disability and normally used by that person only;
(c) Vehicles used for experiments whose purpose is to keep up with technical progress and improve road safety;
(d) Vehicles of a special form or type, or which are used for particular purposes under special conditions;
(e) Vehicles adapted for use by handicapped persons.
61. Contracting Parties may also grant exemptions from the provisions of this Annex in respect of vehicles which they register and which may enter international traffic:
(a) By authorizing the use of the colour amber for the front position lamps of motor vehicles and trailers;
(b) As regards the position of lamps on special-purpose vehicles whose external shape is such that the said provisions could not be observed without the use of mounting devices which could easily be damaged or torn off;
(c) As regards trailers, carrying long loads (tree trunks, pipes, etc.), which are not coupled to the drawing vehicle when in movement, but merely attached to it by the load;
(d) By authorizing the emission towards the rear of white light and towards the front of red light for the following equipment:
Revolving of flashing lamps of priority vehicles; Fixed lamps for exceptional loads;
Side lamps and reflex-reflectors; Professional lighted signs on the roof;
(e) By authorizing the emission of blue light towards the front and towards the rear for revolving or flashing lamps;
(f) By authorizing on any side of a vehicle of a special shape or kind or used for special purposes and in special conditions, alternating red retro- reflective or fluorescent and white retro-reflective strips;
(g) By authorizing the emission towards the rear of white or coloured light reflected by figures or letters or by the background of rear registration plates, by distinctive signs or by other distinctive marks required by domestic legislation;
(h) By authorizing the use of the colour red for rearmost lateral reflex- reflectors and side lamps.
CHAPTER V
Transitional provisions
62. Motor vehicles first registered and trailers put into service in the territories of a Contracting Party before the entry into force of this Convention or within the two years following such entry into force shall not be subject to the provisions of this Annex, provided that they satisfy the requirements of parts I, II and III of Annex 6 of the 1949 Convention on Road Traffic.
62 bis. Motor vehicles first registered and trailers put into service in the territory of a Contracting Party before the entry into force of the amendments to this Convention or within the two years following such entry into force should not be subject to the provisions of this Annex, provided that they satisfy the provisions of Annex 5 of the 1968 Convention on Road Traffic in the wording prior to these amendments or other provisions referred to in Chapter V of the said Annex.
DEFINITION OF COLOUR FILTERS FOR OBTAINING THE COLOURS REFERRED TO IN THIS ANNEX (TRICHROMATIC COORDINATES)
Red ..................... limit towards yellow ... y ? 0.335
limit towards purple 1/ . z ? 0.008
White ................... limit towards blue ..... x ? 0.310
limit towards yellow ... x ? 0.500
limit towards green .... y ? 0.150 + 0.640x
limit towards green .... y ? 0.440
limit towards purple ... y ? 0.050 + 0.750x
limit towards red ...... y ? 0.382
Amber 2/ .................. limit towards yellow 1/ . y ? 0.429
limit towards red 1/ .... y ? 0.398
limit towards white 1/ .. z ? 0.007
Selective yellow 3/ ....... limit towards red 1/ .... y ? 0.138 + 0.580x
limit towards green 1/ .. y ? 1.29x - 0.100
limit towards white 1/ .. y ? -x + 0.966
limit towards spectral
value 1/ .. y ? -x + 0.992
Blue .................... limit towards green .... y = 0.065 + 0.805x
limit towards white .... y = 0.400 -x
limit towards purple .... x = 0.133 + 0.600y
For verifying the colorimetric characteristics of these filters, a source of white light at a colour temperature of 2854? K (corresponding to illuminant A of the International Commission on Illumination [CIE]) shall be used.
____________________
1/ In these cases, different limits have been adopted from those recommended by the CIE, since the supply voltages at the terminals of the lamps with which the lights are fitted vary very considerably.
2/ Applies to the colour of motor vehicle signs hitherto commonly called "orange" or orange-yellow. Corresponds to a specific part of the "yellow" zone of the triangle of CIE colours.
3/ Applies only to passing and driving lights. In the particular case of fog-lights, the selectivity of the colour shall be considered satisfactory if the purity factor is not less than 0.820, the limit towards white y = -x + 0.966, being in that case y = -x + 0.940 and y = 0.440.
1. The domestic driving permit shall take the form of a document.
2. The permit shall be printed in the language or languages prescribed by the authority issuing it or empowered to issue it; it shall, however, bear the title "permis de conduire" in French, with or without the same title in other languages, and the name and/or distinctive sign of the country in which the permit is issued.
3. Entries made on the permit shall either be in Latin characters or English cursive script only, or be repeated in that form.
4. The following particulars appear on the driving permit; they shall be preceded or followed by the numbers 1 to 11.
1. Surname
2. First names 1/
3. Date and place of birth 2/
4. Address 3/
5. Authority issuing the permit
6. Date and place of issue of the permit
7. Date of expiry of the validity of the permit 4/
8. Number of the permit
9. Signature and/or stamp or seal of the authority issuing the permit
10. Holder's signature 5/
11. Category or categories of vehicle and any sub-categories for which the permit is valid with indication of the date of issue of the permit and the dates of expiry of the validity for each of those categories.
In addition, the holder's photograph shall be affixed to the driving permit. It shall be a matter for domestic legislation to determine any additional particulars to be included in the driving permit as well as the format and the material on which the driving permit is printed.
5. The categories of vehicles for which the driving permit may be valid are the following:
A. Motor cycles;
B. Motor vehicles, other than those in category A, having a permissible maximum mass not exceeding 3,500 kg and not more than eight seats in addition to the driver's seat;
C. Motor vehicles, other than those in category D, whose permissible maximum mass exceeds 3,500 kg;
D. Motor vehicles used for the carriage of passengers and having more than eight seats in addition to the driver's seat;
E. Combination of vehicles of which the driving vehicle is in a category or categories for which the driver is licensed (B, and/or C and/or D), but which are not themselves in that category or those categories.
6. Domestic legislations may introduce additional categories of vehicles not belonging to the above-mentioned categories A to E, sub-categories within categories and combination of categories, which shall be clearly identified in the driving permit.
Notes:
1/ Father's or husband's name may be inserted here.
2/ If date of birth is unknown, state approximate age on date of issue of permit. If place of birth is unknown, leave blank. Place of birth may be replaced by other particulars determined by domestic legislation.
3/ The address is optional.
4/ This is optional if the validity of the permit is unlimited.
5/ Or thumbprint.
1. The permit shall be a booklet in format A 6 (148 x 105 mm). The cover shall be grey and the inside pages white.
2. The outside and inside of the front cover shall conform, respectively, to model pages Nos. 1 and 2 below; they shall be printed in the national language, or in at least one of the national languages, of the issuing State. The last two inside pages shall be facing pages conforming to model No. 3 below; they shall be printed in French. The inside pages preceding these two pages shall repeat the first of them in several languages, which must include English, Russian and Spanish.
3. Handwritten or typed entries made on the permit shall be in Latin characters or in English cursive script.
4. Contracting Parties issuing or authorizing the issuance of international driving permits of which the cover is printed in a language other than English, French, Russian or Spanish shall communicate to the Secretary-General of the United Nations the translation into that language of the text of model page No. 3 below.
(Outside of front cover)
.............................................................. 1/
International Motor Traffic No. ..........
Convention on Road Traffic of 8 November, 1968 Valid until ......................................................................................................................... 2/ Issued by ......................................................................................................................... At ..................................................................................................................................... Date ................................................................................................................................. Number of domestic driving permit
|
1/ Name of the issuing State and its distinguishing sign as defined in Annex 3.
2/ No more than three years after the date of issue or the date of expiry of the domestic driving permit, whichever is earlier.
3/ Signature of the authority or association issuing the permit.
4/ Seal or stamp of the authority or association issuing the permit.
This permit is not valid for the territory of............................................................................ ......................................................................................................................................1/ It is valid for the territories of all the other Contracting Parties. The categories of vehicles for the driving of which it is valid are stated at the end of the booklet. 2/ This permit shall in no way affect the obligation of the holder to conform to the laws and regulations relating to residence and to the exercise of a profession in each State through which he travels. In particular, it shall cease to be valid in a State if its holder establishes his normal residence there.
|
1/ Enter here the name of the Contacting Party in which the holder is normally resident.
2/ Space reserved for a list of the States which are Contracting Parties (optional).
PARTICULARS CONCERNING THE DRIVER
|
||
Surname Other names 1/ Place of birth 2/ Date of birth 3/ Home address |
……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… |
1. 2. 3. 4. 5. |
CATEGORIES OF VEHICLES FOR WHICH THE PERMIT IS VALID |
||
Motor cycles |
A |
|
Motor vehicles, other than those in category A, having a permissible maximum mass not exceeding 3,500 kg and not more than eight seats in addition to the driver's seat. |
B |
|
Motor vehicles used for the carriage of goods and whose permissible maximum mass exceeds 3,500 kg. |
C |
|
Motor vehicles used for the carriage of passengers and having more than eight seats in addition to the driver's seat. |
D |
|
Combinations of vehicles of which the drawing vehicle is in a category or categories for which the driver is licensed (B and/or C and/or D), but which are not themselves in that category or categories. |
E |
|
RESTRICTIVE CONDITIONS OF USE 5/
|
1/ Father's or husband's name may be inserted here.
2/ If the place of birth is unknown, leave blank.
3/ If date of birth is unknown, state approximate age on date of issue of permit.
4/ Seal or stamp of the authority or association issuing the permit. This seal or stamp shall be affixed against categories, A, B, C, D and E only if the holder is licensed to drive vehicles in the category in question.
5/ For example, "Must wear corrective lenses", "Valid only for driving vehicle No. ...", "Vehicle must be equipped to be driven by a one-legged person".
6/ Or thumbprint.
7/ Name of State.
8/ Signature and seal or stamp of the authority which has invalidated the permit in its territory. If the spaces provided for disqualifications on this page have already been used, any further disqualifications should be entered overleaf.