Chương V Công ước giao thông đường bộ: Điều kiện thừa nhận xe đạp và xe moped trong giao thông quốc tế
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | Các cơ quan khác | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 08/11/1968 | Ngày hiệu lực: | 20/08/2015 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ước này sẽ được để ngỏ tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, để các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc hoặc của tổ chức chuyên ngành hoặc của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế hoặc của Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế, và bất kỳ quốc gia nào được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời trở thành thành viên của Công ước này ký vào Công ước cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1969.
2. Công ước này phải được thông qua. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này được để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào gia nhập theo khoản 1 của điều này. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
4. Vào ngày ký kết Công ước này hoặc nộp lưu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, mỗi quốc gia phải thông báo cho Tổng thư ký của các mã số đăng ký quốc tế nó đã được lựa chọn cho phương tiện đăng ký tham gia giao thông quốc tế theo Phụ lục 3 của Công ước này. Bất kỳ quốc gia có thể thay đổi mã số đăng ký quốc tế của mình đã chọn trước đó bằng cách gửi thông báo đến Tổng thư ký.
1. Bất kỳ quốc gia nào, tại thời điểm ký kết hoặc phê chuẩn Công ước này, hoặc gia nhập bổ sung, hoặc bất cứ lúc nào, có quyền tuyên bố Công ước này được áp dụng đối với tất cả hoặc một số quốc gia trong quan hệ quốc tế bằng cách thông báo gửi đến Tổng thư ký.
Công ước này áp dụng đối với lãnh thổ có tên trong thông báo của Tổng thư ký trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày nhận hoặc ngày có hiệu lực của Công ước đối với quốc gia gửi thông báo, thời hạn nào sớm hơn được áp dụng.
2. Bất kỳ quốc gia nào tuyên bố trong khoản 1 điều này có quyền gửi thông báo đến Tổng thư ký rằng Công ước sẽ hết hiệu lực trong lãnh thổ của mình bất kỳ lúc nào và ngừng áp dụng trong phạm vi lãnh thổ một năm kể từ ngày gửi thông báo.
3. Một quốc gia gửi thông báo theo khoản 1 điều này phải thông báo Tổng thư ký về mã số đăng ký quốc tế trên phương tiện đăng ký tham gia giao thông quốc tế ở lãnh thổ quốc gia mình phù hợp với Phụ lục 3 của Công ước này. Quốc gia có thể thay đổi mã số đăng ký quốc tế đã chọn bằng cách gửi thông báo đến Tổng Thư Ký.
1. Công ước này sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu của văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ mười lăm.
2. Đối với những quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ mười lăm, Công ước này sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của quốc gia đó.
Sau khi có hiệu lực, Công ước này chấm dứt hoặc thay thế Công ước quốc tế về giao thông cơ giới và Công ước quốc tế về giao thông đường bộ, được ký kết tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1926, Quy định ô tô Liên châu Mỹ ký tại Washington ngày 15 tháng 12 năm 1943 và Công ước giao thông đường bộ ký tại Geneva ngày 19 tháng 9 năm 1949.
1. Sau khi Công ước này có hiệu lực một năm, quốc gia ký kết có quyền yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung một hoặc một số điều trong Công ước. Văn bản đề xuất sửa đổi bổ sung kèm theo bản tóm tắt giải thích sẽ được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Quốc gia ký kết sẽ được thông báo việc quốc gia (a) được chấp nhận sửa đổi bổ sung; hoặc (b) bị từ chối sửa đổi bổ sung; hoặc (c) triệu tập cuộc họp về sửa đổi bổ sung trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày Công ước được có hiệu lực. Tổng thư ký phải gửi văn bản đề nghị sửa đổi bổ sung đến tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 của Công ước này.
2. (a) Bất kỳ sửa đổi bổ sung nào phù hợp với khoản trên được xem như được chấp nhận nếu trong thời hạn mười hai tháng quy định của khoản trên dưới một phần ba quốc gia ký kết thông báo với Tổng thư ký về việc bác bỏ sửa đổi bổ sung hoặc mong muốn triệu tập cuộc họp. Tổng thư ký phải thông báo với tất cả quốc gia ký kết về việc chấp thuận hoặc bác bỏ của bất kỳ yêu cầu sửa đổi bổ sung nào và yêu cầu triệu tập cuộc họp nào. Nếu tổng số văn bản bác bỏ và yêu cầu nhận trong một thời hạn nhất định trong vòng mười hai tháng dưới một phần ba tổng số quốc gia ký kết, Tổng thư ký phải thông báo với tất cả quốc gia ký kết rằng sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn mười hai tháng theo quy định của khoản trên đối với tất cả quốc gia ký kết trừ khi trong thời hạn nói trên, có văn bản bác bỏ hoặc yêu cầu cuộc họp.
(b) Bất kỳ quốc gia ký kết nào, trong thời hạn mười hai tháng nói trên, bác bỏ một yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc yêu cầu triệu tập cuộc họp, có thể gửi văn bản chấp thuận sửa đổi bổ sung đến Tổng thư ký sau khi kết thúc thời hạn này, và Tổng thư ký phải gửi thông báo đến tất cả quốc gia ký kết khác. Sửa đối bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng thư ký, đối với những quốc gia đã gửi thông báo chấp thuận.
3. Nếu một yêu cầu sửa đổi bổ sung chưa được chấp thuận theo khoản 2 điều này và nếu trong vòng mười hai tháng theo khoản 1 điều này dưới một nửa quốc gia ký kết thông báo với Tổng thư ký về việc bác bỏ sửa đổi bổ sung và ít nhất một phần ba nhưng không dưới mười quốc gia trong tổng số quốc gia ký kết thông báo rằng họ chấp nhận hoặc mong muốn triệu tập cuộc họp, Tổng thư ký phải triệu tập cuộc họp để thảo luận về yêu cầu sửa đổi bổ sung hoặc bất kỳ yêu cầu nào khác nộp cho Tổng thư ký phù hợp với khoản 4 của điều này.
4. Nếu một cuộc họp được triệu tập phù hợp với khoản 3 của điều này, Tổng thư ký phải mời tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 của Công ước này. Tổng thư ký phải yêu cầu tất cả quốc gia được mời tham dự cuộc họp nộp bất kỳ yêu cầu nào để bổ sung vào yêu cầu sửa đổi bổ sung ít nhất sáu tháng trước khi ngày mở cuộc họp trao đổi về vấn đề đó, ít nhất ba tháng trước ngày mở cuộc họp.
5. (a) Bất kỳ sửa đổi bổ sung nào của Công ước này được xem là chấp nhận nếu nó được hai phần ba quốc gia tham dự cuộc họp thông qua, miễn là ít nhất hai phần ba trong tổng số quốc gia tham gia cuộc họp. Tổng thư ký phải thông báo tất cả quốc gia ký kết về việc thông qua sửa đổi bổ sung, sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng mười hai tháng kể từ này thông báo được gửi đến tất cả quốc gia ký kết trừ những quốc gia trong thời hạn gửi bác bỏ sửa đổi bổ sung cho Tổng thư ký.
(b) Một quốc gia ký kết bác bỏ sửa đổi bổ sung trong thời hạn mười hai tháng nói trên có quyền gửi thông báo đồng ý sửa đổi bổ sung cho Tổng thư ký, và Tổng thư ký phải gửi thông báo đến tất cả quốc gia ký kết còn lại. Sửa đối bổ sung sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng thư ký hoặc cuối thời hạn mười hai tháng nói trên, đối với những quốc gia đã gửi thông báo chấp thuận, thời hạn nào trễ hơn sẽ được chọn.
6. Nếu yêu cầu sửa đổi không được chấp nhận căn cứ vào khoản 2 điều này và nếu điều kiện quy định trong khoản 3 điều này về triệu tập cuộc họp không được tuân thủ, yêu cầu sửa đổi bổ sung sẽ được xem như bác bỏ.
1. Quốc gia có quyền tuyên bố không thực hiện điều 52 của Công ước này vào thời điểm ký kết Công ước hoặc nộp lưu chiểu văn kiện gia nhập hoặc phê chuẩn. Quốc gia ký kết khác không ràng buộc bởi điều 52 như đối với quốc gia ký kết đã tuyên bố như trên.
2. Vào thời điểm nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, quốc gia có quyền tuyên bố xem xe moped như xe gắn máy (điều 1) theo Công ước này bằng cách gửi thông báo đến Tổng thư ký.
Quốc gia có quyền rút lại tuyên bố bất cứ lúc nào bằng cách gửi thông báo lên Tổng thư ký.
3. Tuyên bố theo quy định tại khoản 2 điều này sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày nhận thông báo của Tổng thư ký hoặc vào ngày có hiệu lực của Công ước này, tùy thuộc vào thời hạn nào trễ hơn.
4. Bất kỳ sửa đổi mã số đăng ký quốc tế đã được lựa chọn nào được thông báo phù hợp với khoản 4 điều 45 hoặc khoản 3 điều 46 của Công ước này sẽ có hiệu lực trong vòng ba tháng sau ngày Tổng thư ký nhận được thông báo.
5. Các bảo lưu đối với Công ước và phụ lục của nó, không phải bảo lưu quy định trong khoản 1 của điều này, sẽ được cho phép miễn là chúng được xây dựng bằng văn bản, nếu bảo lưu đó được xây dựng trước ngày nộp lưu chiểu của văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập, được xác nhận trong văn kiện đó. Tổng thư ký phải gửi thông báo về việc bảo lưu đến tất cả quốc gia trong khoản 1 điều 45 của Công ước này.
6. Quốc gia ký kết có quyền thu hồi bảo lưu hoặc tuyên bố theo khoản 1 hoặc 4 của điều này bất kỳ thời điểm nào bằng cách gửi thông báo đến Tổng thư ký.
7. Một bảo lưu quy định tại khoản 5 của điều này:
Có thể được thay đổi khi quốc gia đã ký kết bảo lưu theo quy định của Công ước này, trong phạm vi của bảo lưu;
(b) Có thể được thay đổi phù hợp với những bảo lưu của những quốc gia ký kết khác mà quốc gia đó có quan hệ.
Ngoài những tuyên bố, thông báo theo quy định tại điều 49 và 54 của Công ước này, Tổng thư ký phải thông báo tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 như sau:
Chữ ký, phê chuẩn và gia nhập theo điều 45;
(b) Thông báo và tuyên bố theo khoản 4 điều 45 và điều 46;
(c) Ngày có hiệu lực của Công ước phù hợp với điều 47;
(d) Ngày có hiệu lực của Công ước phù hợp với khoản 2 và 5 điều 49;
(e) Bãi bỏ Công ước theo điều 50;
(f) Xác định Công ước theo điều 51.
Bản gốc của Công ước này và bản sao riêng lẻ viết bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha có hiệu lực ngang nhau, sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký sẽ gửi bản xác nhận sao y bản chính đến tất cả quốc gia theo khoản 1 điều 45 của Công ước này.
Trước sự chứng kiến của đại diện toàn quyền có tên dưới đây, */ được sự uỷ quyền của Chính phủ nước mình, đã ký Công ước này.
Làm tại Vienna ngày 8 tháng 11, 1968.
CONDITIONS FOR THE ADMISSION OF CYCLES AND MOPEDS TO INTERNATIONAL TRAFFIC
1. Cycles without an engine in international traffic shall:
(a) Have an efficient brake;
(b) Be equipped with a bell capable of being heard at a sufficient distance, and carry no other audible warning device;
(c) Be equipped with a red reflecting device at the rear and with devices such that the cycle can show a white or selective-yellow light to the front and a red light to the rear.
2. In the territory of Contracting Parties which have not, in accordance with Article 54, paragraph 2, of this Convention, made a statement to the effect that they treat mopeds as motor cycles, mopeds in international traffic shall:
(a) Have two independent brakes;
(b) Be equipped with a bell or some other audible warning device capable of being heard at a sufficient distance;
(c) Be equipped with an effective exhaust silencer;
(d) Be so equipped that they can show a white or selective-yellow light to the front and a red light and a red reflex-reflector to the rear;
(e) Display the identification mark specified in Annex 4 to this Convention.
3. In the territories of Contracting Parties which have, in accordance with Article 54, paragraph 2, of this Convention, declared that they treat mopeds as motor cycles, the conditions to be fulfilled by mopeds in order to be admitted to international traffic shall be those laid down for motor cycles in Annex 5 to this Convention.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực