Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Số hiệu: | 24/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 24/02/2020 |
Ngày công báo: | 03/03/2020 | Số công báo: | Từ số 255 đến số 256 |
Lĩnh vực: | Y tế, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó, quy định các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia ngoài các địa điểm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
- Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/02/2020.
- Nhà chờ xe buýt.
- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định các biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử.
Nghị định 24/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia về một số biện pháp giảm mức tiêu thụ và quản lý việc cung cấp rượu, bia bao gồm địa điểm công cộng không được uống rượu, bia; hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình; quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và bia; việc thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; nội dung, mức chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông và trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt.
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
1. Việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không thể hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 5, hành vi uống rượu, bia ở các địa điểm được quy định tại Điều 10, hành vi bán rượu, bia ở các địa điểm được quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia hoặc hành vi uống rượu, bia trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình dành cho người dưới 18 tuổi; trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;
b) Không ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh rượu, bia;
c) Việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử hoặc tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định hoặc phê phán, lên án hành vi uống rượu, bia;
d) Việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật ngoài các trường hợp quy định tại điểm c khoản này phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt phim chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định phim theo quy định của Luật Điện ảnh hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật chấp thuận theo quy định tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 ngày 3 tháng 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Việc chấp thuận hình ảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật được thực hiện lồng ghép trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình theo quy định của pháp luật và bảo đảm không phát sinh thêm thủ tục hành chính.
2. Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia trong các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này là tiêu chí phân loại phim để phổ biến phim theo lứa tuổi phù hợp, được lồng ghép trong tiêu chí phân loại phim theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Ngoài trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, trường hợp được quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày bao gồm các quảng cáo rượu, bia của đơn vị tài trợ tại địa điểm diễn ra chương trình đại hội thể thao, giải thi đấu thể thao quy mô khu vực, châu lục hoặc thế giới tổ chức tại Việt Nam được phát sóng trực tiếp trên báo nói, báo hình.
2. Quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ trên phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Kích thước biển quảng cáo thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phương tiện quảng cáo;
b) Bảo đảm khoảng cách tối thiểu 200m tính từ điểm đặt phương tiện quảng cáo đến ranh giới gần nhất của khuôn viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; tối thiểu 100m tính từ điểm đặt phương tiện quảng cáo đến ranh giới gần nhất của khuôn viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; trừ trường hợp biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia. Trường hợp đã có quảng cáo rượu, bia trên phương tiện quảng cáo ngoài trời đặt trong phạm vi khoảng cách trên trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được thực hiện đến khi hợp đồng về việc đặt quảng cáo đó hết hiệu lực và không được gia hạn hợp đồng.
3. Quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và bia phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia bảo đảm các quy định sau đây:
a) Có một trong các nội dung cảnh báo: "uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông", "uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi", "người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia";
b) Quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình, đài phát thanh, sản phẩm quảng cáo rượu, bia ghi âm, ghi hình phải đọc rõ nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này với tốc độ đọc tương đương tốc độ đọc các nội dung khác trong cùng một quảng cáo;
c) Quảng cáo rượu, bia trên báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, đài phát thanh có hình, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác có hình ảnh, sản phẩm quảng cáo rượu, bia ghi hình phải thể hiện nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này bằng chữ viết có màu tương phản với màu nền bảo đảm dễ nhìn, chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo. Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều ngang của màn hình;
d) Quảng cáo tại địa điểm kinh doanh rượu, bia phải có nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này bằng chữ viết bảo đảm rõ nét, dễ nhìn hoặc bản ghi âm, ghi hình quảng cáo đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
đ) Quảng cáo rượu, bia khác ngoài các trường hợp quy định tại các điếm b, c và điểm d khoản này phải có nội dung cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản này bằng chữ viết bảo đảm rõ nét, dễ nhìn.
4. Quảng cáo rượu, bia trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không hiển thị quảng cáo trước khi người truy cập, tìm kiếm thông tin khai báo tuổi;
b) Quảng cáo không được liên kết, quảng bá đến các tài khoản người dùng chưa đủ 18 tuổi; các trang, kênh, phương tiện thông tin khác trên môi trường mạng dành riêng cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc có đa số người sử dụng, truy cập chưa đủ 18 tuổi;
c) Trường hợp quảng cáo rượu, bia được thực hiện trước khi Nghị định này có hiệu lực chưa đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì tiếp tục được thực hiện đến khi hợp đồng quảng cáo hết hiệu lực và không được gia hạn hợp đồng.
Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác bán rượu, bia phải thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua rượu, bia bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Có ứng dụng khai báo tên, tuổi của người truy cập trước khi người đó truy cập, tìm kiếm thông tin; khai báo các thông tin về tên, địa chỉ cư trú của người mua, thông tin thanh toán qua tài khoản, thẻ ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác khi người đó thực hiện giao dịch mua rượu, bia.
2. Thông tin về sản phẩm rượu, bia trên website thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân bán rượu, bia không được liên kết, quảng bá đến các tài khoản người dùng chưa đủ 18 tuổi; các trang, kênh, phương tiện thông tin khác trên môi trường mạng dành riêng cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc có đa số người sử dụng, truy cập chưa đủ 18 tuổi.
3. Tổ chức, cá nhân bán rượu, bia có trách nhiệm kiểm tra tuổi của người nhận hàng trong trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người đó, bảo đảm người nhận hàng phải từ đủ 18 tuổi trở lên khi giao hàng.
4. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, tổ chức, cá nhân bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có trách nhiệm thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, và khoản 3 Điều này.
1. Nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;
c) Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức;
d) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
đ) Hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng; sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia;
g) Thống kê, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia; thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 05 năm và hằng năm làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác;
h) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
i) Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
k) Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
l) Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
m) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải, quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
n) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Nội dung chi, mức chi cho các hoạt động đặc thù quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và Điều 13 Nghị định này. Nội dung chi, mức chi cho các hoạt động khác quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo chế độ chi tiêu hiện hành của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật.
3. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương và tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể xem xét, quyết định theo thẩm quyền mức chi cao hơn mức quy định tại Nghị định này.
4. Nội dung chi, mức chi các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia có nguồn kinh phí tài trợ hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện theo quy định của đơn vị tài trợ và quy định của pháp luật.
1. Nội dung và mức chi nhuận bút xây dựng bản tin, phóng sự, tọa đàm về phòng, chống tác hại của rượu, bia thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các văn bản liên quan.
2. Chi tổ chức các buổi giao lưu, các buổi lễ mít tinh, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Chi nước uống cho người tham dự: 20.000 đồng/người/buổi; chi thù lao cho người tham dự 50.000 đồng/người/buổi;
b) Chi báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi;
c) Chi tài liệu: tối đa 15.000 đồng/người;
d) Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn tài chính (trong trường hợp thuê dịch vụ);
đ) Chi truyền thanh (xây dựng, biên tập, phát thanh): Mức chi xây dựng, biên tập 100.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 20.000 đồng/lần;
e) Mức chi xây dựng và in tài liệu truyền thông căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
3. Chi hỗ trợ các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Mức bồi dưỡng cho 01 buổi tập chương trình mới tối đa không quá 70.000 đồng/người/buổi. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi;
b) Mức bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn tối đa không quá 150.000 đồng/người/buổi.
4. Chi thuê dẫn chương trình và biểu diễn văn nghệ tại lễ mít tinh, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Dẫn chương trình: 2.000.000 đồng/người/buổi;
b) Biểu diễn văn nghệ: 300.000 đồng/người/buổi. Tổng số buổi tập và biểu diễn cho một chương trình văn nghệ tối đa là 10 buổi.
5. Chi hỗ trợ hoạt động của các đội tuyên truyền lưu động trong các đợt mở chiến dịch tuyên truyền tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức:
a) Chi hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia đội tuyên truyền lưu động về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng: chi bồi dưỡng tham gia các buổi tuyên truyền 100.000 đồng/người/buổi; chi hỗ trợ tập luyện tuyên truyền 50.000 đồng/người/buổi;
b) Mức chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ tuyên truyền, cổ động và các hoạt động khác theo thực tế căn cứ vào hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
6. Mức chi thù lao cho các cộng tác viên tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo hướng dẫn về cộng tác viên tuyên truyền của Bộ Y tế: 150.000 đồng/người/tháng.
1. Biên soạn đề thi và đáp án (nếu có): Mức tối đa 1.000.000 đồng/đề thi.
2. Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi: Mức tối đa 500.000 đồng/người/buổi.
3. Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức, thư ký cuộc thi: Mức tối đa 350.000 đồng/người/buổi.
4. Chi giải thưởng:
a) Đối với cuộc thi cấp trung ương: Giải tập thể tối đa 20.000.000 đồng/ giải thưởng; giải cá nhân tối đa 15.000.000 đồng/giải thưởng;
b) Đối với cuộc thi cấp tỉnh: Giải tập thể tối đa 10.000.000đồng/giải thưởng; giải cá nhân tối đa 5.000.000 đồng/giải thưởng;
c) Đối với cuộc thi cấp huyện: Giải tập thể tối đa 5.000.000 đồng/giải thưởng; giải cá nhân tối đa 2.000.000 đồng/giải thưởng;
d) Đối với cuộc thi cấp cơ sở: Giải tập thể tối đa 2.000.000 đồng/giải thưởng; giải cá nhân tối đa 1.000.000 đồng/giải thưởng.
5. Chi tổng hợp, báo cáo kết quả cuộc thi: Tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.
6. Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
7. Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày), áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng lương theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị, công tác phí. Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan.
8. Thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá (đối với cuộc thi qua mạng điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật.
9. Thuê dẫn chương trình: 2.000.000 đồng/người/buổi.
10. Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu: Mức chi theo thực tế căn cứ hóa đơn, chứng từ.
11. Thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ: 300.000 đồng/người/buổi. Tổng số buổi tập và biểu diễn tối đa cho một chương trình là 10 buổi.
12. Các khoản chi khác phục vụ cuộc thi thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Trường hợp chưa có quy định mức chi, Thủ trưởng cơ quan tổ chức cuộc thi quyết định mức chi trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được giao.
13. Tùy theo quy mô tổ chức cuộc thi (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở), cấp có thẩm quyền quyết định mức chi cụ thể và không vượt quá mức chi tối đa quy định tại điều này.
1. Chi hỗ trợ thiết lập phòng, bộ phận tư vấn cai nghiện: điện thoại, máy tính, thiết bị, vật tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, ngân sách.
2. Mức chi xây dựng và in tài liệu phục vụ hoạt động tư vấn cai nghiện rượu, bia theo thực tế và phù hợp với nội dung tư vấn.
3. Chi thù lao người thực hiện tư vấn cai nghiện rượu, bia:
a) Chi cho nhân viên tư vấn cai nghiện rượu, bia theo hợp đồng lao động. Mức tiền công và các khoản phụ cấp của người lao động được trả theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của người lao động và các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công;
b) Chi cho cán bộ y tế tham gia công tác tư vấn cai nghiện rượu, bia làm đêm, làm thêm giờ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn về thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Chi cho các khoản điện, nước, văn phòng phẩm, phô tô tài liệu để duy trì hoạt động: Mức chi theo thực tế nhưng không quá 5.000.000 đồng/tháng/cơ sở.
5. Mức chi cho tổng đài điện thoại tư vấn cai nghiện rượu, bia theo thực tế phù hợp với nội dung và thời gian tư vấn.
1. Chi hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài liệu, văn phòng phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách, đấu thầu.
2. Chi xây dựng và in tài liệu phục vụ hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm theo thực tế và phù hợp với nội dung chuyên môn.
3. Chi thù lao cho người thực hiện sàng lọc:
a) Chi cho nhân viên theo hợp đồng lao động: Mức tiền công và các khoản phụ cấp của người lao động được trả theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của người lao động và các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công;
b) Chi bồi dưỡng hỗ trợ cho cán bộ y tế, cộng tác viên tham gia công tác sàng lọc: 20.000 đồng/lần/người;
c) Chi bồi dưỡng cho cán bộ y tế tham gia công tác sàng lọc làm đêm, thêm giờ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn về thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Chi thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng theo quy trình chuyên môn của Bộ Y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế được bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Chi nghiên cứu xây dựng sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.
2. Chi soạn thảo đề án, dự án sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia: Mức chi tối đa 20.000.000 đồng/đề án, dự án.
3. Chi cho cộng tác viên tham gia triển khai sáng kiến, mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, 100.000 đồng/ngày hoặc khoán chi 2.000.000 đồng/tháng.
4. Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật.
Mức chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, chế độ công tác phí khi đi giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia theo phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và các khoản chi hợp pháp khác thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách và quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chủ động tổ chức, tham gia thực hiện việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực và địa bàn được phân công quản lý:
a) Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bằng các hình thức phù hợp với đối tượng thông tin, giáo dục, truyền thông và điều kiện, tình hình thực tế của địa phương;
b) Tổ chức lồng ghép, đưa các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các kế hoạch hoạt động hằng năm của cơ quan, đơn vị;
c) Tạo điều kiện, khuyến khích các cá nhân, đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức tích cực tham gia các chiến dịch, hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên.
4. Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người bệnh, gia đình người bệnh và người dân đến khám, điều trị và sử dụng dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, đối tượng phục vụ của cơ sở y tế.
5. Cá nhân, gia đình có trách nhiệm tham gia, hưởng ứng các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và các hoạt động về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; đầu mối xây dựng nội dung của các tài liệu mẫu, tài liệu chuẩn về phòng, chống tác hại của rượu, bia phục vụ công tác thông tin, giáo dục, truyền thông; xây dựng đề án tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai trong toàn quốc; tổ chức cung cấp thông tin khoa học, khuyến cáo người dân và cộng đồng về tác hại của rượu, bia, các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia, các đối tượng, bệnh, tình trạng sức khỏe không được uống rượu, bia, các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
4. Hướng dẫn chuyên môn về các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia.
5. Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 5 năm một lần bao gồm tỷ lệ uống, tỷ lệ uống ở mức nguy hại, tỷ lệ yếu tố nguy cơ, rối loạn có liên quan đến sử dụng rượu, bia trong số người có uống rượu, bia và các chỉ số cần thiết khác làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của các bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả của công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh rượu, bia; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mức giới hạn an toàn thực phẩm của rượu, bia và tổ chức việc thực hiện.
2. Quản lý điều kiện kinh doanh rượu, bia; an toàn thực phẩm; khuyến mại, tài trợ; ghi nhãn sản phẩm; địa điểm, đối tượng, phương thức không được bán rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia nhập lậu, giả, không bảo đảm chất lượng, không an toàn; việc mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ bảo đảm tuân thủ khoảng cách theo quy định tại khoản 7 Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tổng hợp số liệu thống kê về rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công trên toàn quốc.
4. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh rượu, bia; hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
5. Tổ chức xây dựng, duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực quản lý và các biện pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia; chỉ đạo việc tăng cường các biện pháp tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.
2. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân kiến thức, pháp luật liên quan đến quy định về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, các chế tài xử phạt và vận động người dân tuân thủ quy định của pháp luật.
1. Xây dựng nội dung và tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại và phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên.
2. Hướng dẫn kỹ năng tư vấn, phát hiện trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, học sinh, sinh viên để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, người cao tuổi.
2. Xây dựng nội dung và tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại và phòng, chống tác hại của rượu, bia phù hợp với lứa tuổi của người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông cho người lao động về tác hại của rượu, bia, không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, không vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quy định cấm uống và bán rượu, bia trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy định không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp về kiểm soát quảng cáo rượu, bia thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Tổ chức đưa thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và biện pháp hạn chế sử dụng rượu, bia vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư hạn chế hoặc không uống rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc hạn chế hình ảnh uống rượu, bia trong các sản phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.
1. Thực hiện các biện pháp về kiểm soát quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý; chỉ đạo tăng cường biện pháp phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo rượu, bia trên môi trường mạng.
2. Tổ chức thực hiện các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp giấy phép lái xe.
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về việc quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý như sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, biện pháp thi hành pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng năm;
c) Tổ chức việc thực hiện biện pháp tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công; rà soát, thống kê số lượng hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công, sản lượng sản xuất rượu thủ công trong toàn tỉnh, gửi Bộ Công Thương tổng hợp và báo cáo Chính phủ hằng năm; vận động, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ để các hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công chưa có giấy phép làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu theo quy định hoặc đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại; hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh tự kê khai gửi Ủy ban nhân cấp xã các thông tin về sản lượng sản xuất rượu, phạm vi sử dụng và cam kết không bán rượu ra thị trường theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương; hướng dẫn các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng rượu thủ công được sản xuất, lưu hành trên địa bàn; phòng, chống rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng và các hoạt động khác có liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia;
d) Chỉ đạo, tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; hướng dẫn, tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
đ) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
e) Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm gửi Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý như sau:
a) Chỉ đạo, tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Tổ chức việc thực hiện biện pháp tăng cường quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công trên địa bàn quản lý theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm; kiểm tra chất lượng rượu thủ công được sản xuất, lưu hành trên địa bàn;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết quả thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia hăng năm thuộc địa bàn quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý như sau:
a) Tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Tổ chức việc thực hiện biện pháp tăng cường quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công trên địa bàn quản lý theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện; vận động, tổ chức cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đăng ký việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại; hộ gia đình, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh tự kê khai các thông tin về sản lượng sản xuất rượu, phạm vi sử dụng và cam kết không bán rượu ra thị trường theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
c) Áp dụng biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em có cha, mẹ nghiện rượu, bia theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
đ) Tổ chức, vận động, hướng dẫn và phát huy vai trò của tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia;
e) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia hằng năm thuộc địa bàn quản lý.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 02 năm 2020.
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 24/2020/ND-CP |
Hanoi, February 24, 2020 |
ELABORATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON PREVENTION AND CONTROL OF HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages dated June 14, 2019;
At the request of the Minister of Health,
The Government hereby promulgates a Decree to elaborate some Articles of the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages.
This Decree elaborates some Articles of the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages regarding some measures to reduce consumption and manage the supply of alcoholic beverages including public places where the consumption of alcoholic beverages is prohibited; restriction on depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses in cinematography, on stage and on television; management of advertising of spirits having less than 15% ABV and beers; implementation of measures to prevent minors from accessing and searching information and purchasing alcoholic beverages through the e-commerce system; expenditures on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages; responsibility for alcohol education and state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
This Decree applies to organizations and individuals related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
SOME MEASURES TO REDUCE CONSUMPTION AND MANAGE SUPPLY OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 3. Public places where consumption of alcoholic beverages is prohibited
Other than the places specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 Article 10 of the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages, public places where the consumption of alcoholic beverages is prohibited include:
1. Parks, except restaurants inside the boundaries of parks which have obtained licenses to trade in alcoholic beverages before the effective date of this Decree.
2. Bus stops.
3. Cinemas, theaters, cultural and sports centers during the period of events that they host according to their licensed main purposes, tasks and functions, except when they host food and cultural events where consumption of alcoholic beverages is permitted.
Article 4. Restriction on depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses in cinematography, on stage and on television
1. The depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses in cinematography, on stage and on television shall satisfy the following requirements:
a) It is not allowed to show the prohibited acts specified in Article 5, act of consuming alcoholic beverages at the places specified in Article 10, act of selling alcoholic beverages at the places specified in Article 19 of the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages or act of consuming alcoholic beverages on the theatrical and cinematographic works and television programs intended for minors; except for the purpose of condemning those acts;
b) Organizations and individuals succeeding in alcoholic beverage trading shall not be praised;
c) The depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses for artistic purposes shall be only carried out if necessary to depict a historical figure or reproduce a certain historical period or condemn the act of consuming alcoholic beverages;
d) The depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses for the purposes other than those specified in Point c of this Clause shall be approved by the authority rating films at the request of the Film Evaluation Council in accordance with regulations of the Law on Cinematography or approved by the authority licensing organization of art performances in accordance with regulations of the Government's Decree No. 15/2016/ND-CP dated March 15, 2016. The depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses for the purposes shall be approved together with the evaluation, licensing and approval of theatrical and cinematographic works and television programs in accordance with regulations of law, ensuring that no additional administrative procedures are carried out.
2. The frequency of depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses in the cases specified in Points c and d Clause 1 of this Article shall serve as a criterion for classifying films for age-based film exhibition and be incorporated into the film classification criteria under the guidance of the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
Article 5. Some measures to manage advertising of spirits having less than 15% ABV and beers
1. Apart from the case specified in Point c Clause 3 Article 12 of the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages, the advertisements for alcoholic beverages having less than 5.5% ABV on audio newspapers or visual newspapers from 18:00 to 21:00 on a daily basis include those for alcoholic beverages of sponsors at places where regional, continental or world sports game or sports tournament are held and broadcast live on audio newspapers or visual newspapers.
2. The placement of advertisements for alcoholic beverages having less than 5.5% ABV on outdoor advertising facilities shall comply with the following regulations:
a) Sizes of advertising boards shall comply with national technical regulation on advertising facilities;
b) It is required to maintain a minimum distance of 200m from the point at which an advertising facility is installed to the nearest boundary of the pre-primary education institutions, general education institution, nursing care center and recreational center intended for minors; a minimum distance of 100m from the point at which an advertising facility is installed to the nearest boundary of the vocational education institution and higher education institution; except for signboards of alcoholic beverage traders. If advertisements have been placed on outdoor advertising facilities located within the aforementioned distance before the effective date of this Circular, the advertising shall be carried out until the expiry date of the advertising contract and the extension of such contract is not allowed.
3. Warnings should be available upon advertising of spirits having less than 15% ABV and beers to serve the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages. To be specific:
a) One of the following warnings should be in place: "uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông" ("drinking alcohol may cause traffic accidents"), "uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi" ("drinking alcohol may affect fetus"), "người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia" ("persons under 18 years of age are forbidden to drink alcohol");
b) Upon the advertising of alcoholic beverages on audio newspapers, visual newspapers and radio stations, audio and video advertising, the warnings prescribed in Point a of this Clause shall be read with a reading speed equal to the speed of reading other contents in the same advertisement;
c) Upon the image or video advertising of alcoholic beverages on visual newspapers, online newspapers, social network, TV radio stations, electronic media, terminal equipment and other telecommunications equipment, it is required to show the warnings specified in Point a of this Clause in writing with a color contrasting with the background color in a distinct manner that accounts for at least 10% of the advertising space. In the case of advertising alcoholic beverages on television, written warnings must be displayed in full width of the screen;
d) Upon advertising alcoholic beverage trading locations, it is required to show written warnings as specified in Point a of this Clause in a distinct manner or the audio and video advertisements shall satisfy the requirements laid down in Points b and c of this Clause;
dd) In the cases other than those specified in Points b, c and dd of this Clause, warnings specified in Point a of this are required to be shown in writing in a distinct manner.
4. Upon advertising alcoholic beverages on visual newspapers, online newspapers, social network, electronic media, terminal equipment and other telecommunications equipment, it is required to have filtering and blocking technologies and user age control software to prevent minors from accessing and searching information about alcoholic beverages in accordance with the following requirements:
a) It is not allowed to display advertisements before persons accessing and searching information declare their age;
b) Advertisements should not be linked or introduced to accounts of minors; online pages and channels and other means exclusively intended for minors or accessed by a majority of minors;
c) If the alcoholic beverage advertising that has been carried out before the effective date of this Decree but has yet to satisfy the requirements specified in Points a and b of this Clause shall continue to be carried out until the expiry date of the advertising contract and the extension of such contract is not allowed.
Article 6. Implementation of measures to prevent minors from accessing and searching information and purchasing alcoholic beverages through the e-commerce system
Sellers that sell alcoholic beverages through the e-commerce system; providers of e-commerce services to other alcoholic beverage traders and sellers shall take measures to prevent minors from accessing and searching information and purchasing alcoholic beverages in accordance with the following requirements:
1. It is required to have applications intended for declaring names and age of users before they access and search information; information about purchasers’ names and addresses, payment with bank account or other non-cash payment methods upon their purchase of alcoholic beverages.
2. Information about alcoholic beverage products on e-commerce websites of alcoholic beverage sellers should not be linked or introduced to accounts of minors; online pages and channels and other means exclusively intended for minors or accessed by a majority of minors.
3. Alcoholic beverage sellers shall check the recipient’s age if his/her age is uncertain and ensure that the recipient is aged 18 or older.
4. By June 30, 2020, if sellers that sell alcoholic beverages through the e-commerce system have operated before the effective date of this Decree, they shall comply with the regulations laid down in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
EXPENDITURES ON PREVENTION AND CONTROL OF HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 7. Specific expenditures on activities related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Specific expenditures on activities related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages:
a) Formulating, disseminating and organizing implementation of policies, laws and plans for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
b) Organizing implementation of measures for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
c) Providing alcohol education within communities and organizations;
d) Organizing competitions for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
dd) Providing counseling on harmful effects of alcoholic beverages, screening and early detection of risk factors affecting health of alcoholic beverage consumers, interventions to reduce harmful effects on persons whose health is affected by risk factors within health facilities and communities; screening, early detecting, advising, providing prophylactic and therapeutic treatment to and rehabilitating persons suffering from diseases or dysfunction associated with the consumption of alcoholic beverages, preventing alcohol addiction and relapse and providing healthcare services to alcoholics at health facilities;
e) Developing initiatives and community health models aimed at restricting the use of alcoholic beverages;
g) Consolidating, collecting and analyzing information relating to production and trading and consumption of alcoholic beverages; current use of alcoholic beverages and effects of consumption of alcoholic beverages on health, society and economy every 05 years and every year as the basis for developing and completing policies and laws on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages, community healthcare, order and security assurance and other social problems;
h) Providing training in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
i) Conducting scientific research and promoting international cooperation in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
h) Rewarding collectives and individuals for their achievements in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
l) Preventing and handling counterfeit and unqualified alcoholic beverages; alcoholic beverages that are illegally imported and of unknown origin;
m) Carrying out inspections and taking actions against violations of law and handling complaints and denunciations in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
n) Reviewing the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
2. Specific expenditures on the specific activities specified in Points c, d, dd and e Clause 1 of this Article shall comply with Articles 8, 9, 10, 11, 12 and 13 of this Decree. Expenditures on activities other than those specified in Clause 1 of this Article shall comply with applicable regulations on expenditures of regulatory authorities and public service providers, and regulations of law.
3. Within the local government budget and according to actual conditions, People's Council of provinces and central-affiliated cities may consider deciding the expenditures higher than those specified in this Decree within their power.
4. Specific expenditures on activities related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages covered by sponsorship or other lawful funding sources shall comply with applicable regulations laid down by sponsors and regulations of law.
Article 8. Specific expenditures on alcohol education within communities and organizations
1. Royalties on production of bulletins, reports and seminars on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages shall comply with regulations laid down in the Government’s Decree No. 18/2014/ND-CP dated March 14, 2014.
2. Expenditures on organization of meetings aimed at disseminating information about prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages:
a) Expenditures on drinks for participants: VND 20,000 per person per session; remuneration for participants: VND 50,000 per person per session;
b) Remuneration for speakers: VND 200,000 per person per session;
c) Expenditures on documents: up to VND 15,000 per person;
d) Expenditures on hiring halls, background, canvas, tables, chairs, loudspeaker (if any): under the contract, receipts or invoices (in case of service leasing);
dd) Expenditures on broadcasting (development, editing, broadcasting): expenditures on development and editing: VND 100,000 per 350-word page; remuneration for announcer: VND 20,000 per announcement;
e) Expenditures on designing and printing communication documents: vary according to local market price and regulations of law.
3. Expenditures on art performances and skits about prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages delivered within communities:
a) Remuneration for practice required for a new performance: up to VND 70,000 per person per practice session. The maximum number of practice sessions is 10;
b) Remuneration for a performance: up to VND 150,000 per person per session.
4. Expenditures on hiring MC and delivering art performances at meetings and communication campaigns for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages:
a) MC: VND 2,000,000 per person per session;
b) Art performance: VND 300,000 per person per session. The maximum number of practice sessions and performances for an art program is 10.
5. Assistance for activities conducted by mobile propaganda teams during the propaganda campaign launched within communities, authorities, units and organizations:
a) Assistance for persons directly joining a mobile propaganda team within a community: remuneration for participation in propaganda teams: VND 100,000 per person per session; assistance for practice required for propaganda work: VND 50,000 per person per session;
b) Expenditures on purchasing petrol, photographing, hiring vehicles, equipment or instruments serving propaganda work and other activities: vary according to invoices, vouchers, local market prices and regulations of law.
6. Remuneration for propaganda collaborators under the guidelines about propaganda collaborators laid down by the Ministry of Health: VND 150,000 per person per month.
Article 9. Expenditures on organizing competitions for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Expenditures on designing question sheets and answer key (if any): up to VND 1,000,000 per question sheet.
2. Remuneration for competition scoring and judging: up to VND 500,000 per person per session.
3. Remuneration for members of an organizing committee and competition secretaries: up to VND 350,000 per person per session.
4. Rewards:
a) Regarding a central-level competition: up to VND 20,000,000 per collective reward; up to VND 15,000,000 per individual reward;
b) Regarding a provincial-level competition: up to VND 10,000,000 per collective reward; up to VND 5,000,000 per individual reward;
c) Regarding a district-level competition: up to VND 5,000,000 per collective reward; up to VND 2,000,000 per individual reward;
d) Regarding an internal competition: up to VND 2,000,000 per collective reward; up to VND 1,000,000 per individual reward.
5. Expenditures on competition reporting: up to VND 1,000,000 per report.
6. Meal, accommodation and commuting allowances for members of an organizing committee and competition board during the days of competition: comply with applicable regulations laid down by the Ministry of Finance on business travel allowances for state officials.
7. Meal, accommodation and commuting allowances for competitors (for up to 10 days on which a competitor both practices and competes in a competition): equal to those for delegates whose salaries are not paid by the state budget in accordance with applicable regulations of the Ministry of Finance on business travel allowances and conference expenditures. Persons who have received the aforementioned allowances shall not receive business travel allowances.
8. Expenditures on collection of information and materials, establishment of computerized database (in the case of an online competition): comply with regulations of law.
9. Expenditures on hiring MC: VND 2,000,000 per person per session.
10. Expenditures on hiring halls and equipment for stage competitions: vary according to invoices and vouchers.
11. Expenditures on hiring actors/actresses for art performances: VND 300,000 per person per session. The maximum number of practice sessions and performances for a program is 10.
12. Other expenditures on organizing competitions shall comply with the state’s applicable regulations. If specific expenditures are yet to be set, the head of the authority organizing a competition shall decide the specific expenditures within the scope of the state budget estimate.
13. According to the scale of each competition (central-, provincial- or district-level or internal competition), the competent authority shall decide specific expenditures which must not exceed those specified in this Article.
Article 10. Specific expenditures on alcohol detoxification consulting
1. Expenditures on establishing alcohol detoxification consulting departments and purchasing telephones, computers, equipment and supplies shall comply with regulations of law on bidding and budget.
2. Specific expenditures on designing and printing documents serving alcohol detoxification consulting vary according to actual conditions and consulting contents.
3. Remuneration for alcohol detoxification consultants:
a) Expenditures on hiring alcohol detoxification consultants are based on the employment contract. Wages and allowances for employees are paid according to performance, quality and effectiveness of their work and regulations of law on salary and wage policies;
b) Overtime and night work pay for health officials participating in alcohol detoxification consulting shall be given in accordance with regulations of the Labor Code and documents providing guidance on implementation of overtime and night work policies for officials, public employees and employees.
4. Expenditures on water, electricity, stationery and document photocopying for continuous operation vary according to actual conditions but must not exceed VND 5,000,000 per month per office.
5. Specific expenditures on alcohol detoxification call center consulting vary according to actual conditions and consulting contents and time.
Article 11. Expenditures on screening and early detection of risk factors affecting health of alcoholic beverage consumers; persons suffering from diseases or dysfunction associated with the consumption of alcoholic beverages; alcoholics;
1. Expenditures on purchasing equipment, supplies, documents and stationery shall comply with regulations of law on bidding and budget.
2. Expenditures on designing and printing documents serving screening and early detection vary according to actual conditions and professional issues.
3. Remuneration for persons carrying out screening:
a) Regarding employees working under employment contracts: wages and allowances are paid for them according to the performance, quality and effectiveness of their work and regulations of law on salary and wage policies;
b) Remuneration for health officials and collaborators participating in screening: VND 20,000 per screening per person;
c) Overtime and night work pay for health officials participating in screening shall be given in accordance with regulations of the Labor Code and documents providing guidance on implementation of overtime and night work policies for officials, public employees and employees.
4. Expenditures on implementation of subclinical techniques covered by health insurance in accordance with the professional procedure of the Ministry of Health for health card holders.
Article 12. Expenditures on developing and implementing initiatives and community health models aimed at restricting use of alcoholic beverages
1. Expenditures on developing initiatives and community health models aimed at restricting use of alcoholic beverages shall comply with regulations of law on specific expenditures on research, investigation, survey and assessment.
2. Expenditures on setting up projects on initiatives and community health models aimed at restricting the use of alcoholic beverages are up to VND 20,000,000 per project.
3. Expenditures on hiring collaborators participating in implementing initiatives and models are determined according to the actual number of days of participation with VND 100,000 per day or at a flat rate of VND 2,000,000 per month.
4. Other expenditures vary according to actual conditions, invoices and vouchers and regulations of law.
Article 13. Expenditures on activities carried out by the Steering Committee on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
Expenditures on meetings and conferences, and business travel allowances for supervising and inspecting the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages as assigned by the Steering Committee and other lawful expenditures shall comply with regulations of law on budget and operation of cross-sectoral cooperating organization.
RESPONSIBILITY FOR ALCOHOL EDUCATION AND STATE MANAGEMENT OF PREVENTION AND CONTROL OF HARMFUL EFFECTS OF ALCOHOLIC BEVERAGES
Article 14. Responsibility for alcohol education
1. Ministries, ministerial agencies and People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall organize the alcohol education within their jurisdiction and areas under their management.
2. Heads of organizations shall proactively organize and participate in the alcohol education within their jurisdiction and areas under their management. To be specific:
a) Organize alcohol education to fulfill the purposes and requirements specified in the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages using methods appropriate to subjects to be educated and actual local conditions;
b) Incorporate alcohol education into annual operational plans;
c) Enable and encourage individuals and units affiliated to organizations to participate in alcohol education campaigns.
3. Educational institutions shall organize alcohol education in a manner that is appropriate to the students’ age.
4. Health facilities shall provide alcohol education to patients and people undergoing examination and treatment and using services within their scope.
5. Individuals and families shall participate in and respond to alcohol education-related activities.
Article 15. Joint responsibility of Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies for state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages
1. Promulgate or propose the promulgation and organize the implementation of policies, plans and legislative documents on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
2. Provide professional training in prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in the fields under their management.
3. Organize alcohol education.
4. Carry out inspections, provide rewards and take actions against violations against regulations on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their jurisdiction and in the fields under their management.
5. Submit periodic and ad hoc reports on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in the fields under their management.
Article 16. Responsibility of the Ministry of Health for state management
1. Request the Government and Prime Minister to promulgate and within its power, promulgate legislative documents on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
2. Formulate and provide guidance on implementation of programs, plans and activities related to prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
3. Take charge and cooperate with ministries and provincial People's Committees in alcohol education; act as an agency in charge of designing contents of sample and standard documents on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages to serve the alcohol education; set up a project on organization of alcohol education campaigns, submit it to the Prime Minister for promulgation, provide guidance and organize the implementation thereof nationwide; provide scientific information and warn the people and communities of harmful effects of alcoholic beverages, level of risks of drinking alcoholic beverages, persons that should not consume alcoholic beverages, diseases and medical conditions that do not allow consumption of alcoholic beverages and measures to reduce harmful effects of alcoholic beverages.
4. Provide professional guidance on screening, early detection, prophylactic and therapeutic treatment, rehabilitation, prevention of alcohol addiction and relapse and provision of healthcare services to alcoholics.
5. Build and maintain a system for collecting and analyzing information and data on current use of alcoholic beverages and effects on health, society and economy every 5 years, including drinking rates, hazardous drinking rates, rates of risk factors and dysfunction associated with the consumption of alcoholic beverages among persons who consume alcoholic beverages and other necessary indicators as the basis for developing and completing policies and laws on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
6. Inspect and expedite the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages by ministries and local authorities; submit consolidated reports on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages to the Government.
Article 17. Responsibility of the Ministry of Industry and Trade for state management
1. Request the Government and Prime Minister to promulgate and within its power, promulgate legislative documents on management of alcoholic beverage trading and prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages upon alcoholic beverage trading; promulgate national technical regulation and food safety limits for alcoholic beverages and organize the implementation thereof.
2. Manage conditions for alcoholic beverage trading; food safety; sales promotion and sponsorship; labeling; places where the sale of alcoholic beverages is not allowed, entities not allowed to sell alcoholic beverages and sale of alcoholic beverages using prohibited methods; prevention and handling of illegally imported, counterfeit, unqualified and unsafe alcoholic beverages; opening of new on-premises establishments complying with regulations on minimum distance laid down in Clause 7 Article 32 of the Law on Prevention and Control of Harmful Effects of Alcoholic Beverages.
3. Aggregate statistical data on sprits produced using traditional methods for non-commercial purposes; direct, provide guidance and expedite the implementation of measures to strengthen management of production of spirits using traditional methods nationwide.
4. Organize alcohol education upon management of alcoholic beverage trading; instruct households and individuals that produce spirits using traditional methods to ensure food safety in accordance with regulations of law; encourage and instruct households and individuals that produce spirits using traditional methods to apply for the production license and register their sale of spirits to spirit production license holders for re-preparation purpose with communal People’s Committees, declare their production of spirits using traditional methods for non-commercial purpose.
5. Build and maintain a system for collecting and analyzing information and data on production and trading of alcoholic beverages as the basis for developing and completing policies and laws on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 18. Responsibility of the Ministry of Public Security for state management
1. Perform its state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in the fields under its management and implement measures for state management of prevention of traffic accidents associated with the use of alcoholic beverages; direct the strengthening of measures to control and take actions against violations against regulations on alcohol content in blood and breath of operators of vehicles on public roads.
2. Dissemination information and laws on alcohol content in blood and breath of operators of vehicles on public roads and sanctions against violations to the people and encourage them to comply with regulations of law.
Article 19. Responsibility of the Ministry of Education and Training for state management
1. Develop contents and provide alcohol education in a manner that is appropriate to the students’ age.
2. Provide guidance on consulting skills and detecting children and students affected by harmful effects of alcoholic beverages at educational institutions.
3. Cooperate with relevant organizations in taking care of, assisting and protecting children and students to prevent and reduce harmful effects of alcoholic beverages.
4. Direct, inspect and supervise the implementation on prohibition on consumption and sale of alcoholic beverages at educational institutions in accordance with regulations of law.
Article 20. Responsibility of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for state management
1. Take charge and cooperate with relevant organizations in providing guidance and organizing the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages on children and the elderly.
2. Develop contents and provide alcohol education in a manner that is appropriate to the age of students at vocational education institutions; organize the dissemination of information about harmful effects of alcoholic beverages and regulations on prohibition on consumption of alcoholic beverages during working and learning hours and rest hours and on operation of machinery after consumption of alcoholic beverages to employees.
3. Direct, inspect and supervise the implementation on prohibition on consumption and sale of alcoholic beverages at vocational education institutions and on employment of minors for directly engaging in production, purchase and sale of alcoholic beverages.
Article 21. Responsibility of the Ministry of Culture, Sports and Tourism for state management
1. Organize the implementation of measures to control advertising of alcoholic beverages in the fields under their management.
2. Incorporate alcohol education and measures to restrict the use of alcoholic beverages into culture, sports and tourism activities, and family life; instruct and encourage residential communities to restrict the consumption of or not to consume alcoholic beverages at funerals, weddings and festivals; provide guidance and inspect the restriction on depiction of consumption of alcoholic beverages by actors and actresses in cinematography, on stage and on television.
Article 22. Responsibility of the Ministry of Information and Communications for state management
1. Take measures to control the advertising in the fields under its management; direct the strengthening of measures to discover and take actions against violations against regulations on online advertising of alcoholic beverages.
2. Organize the implementation of alcohol education measures; direct communication and press agencies to disseminate information about prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages.
Article 23. Responsibility of the Ministry of Transport for state management
1. Organize the implementation of measures to prevent traffic accidents associated with the use of alcoholic beverages in the fields under its management.
2. Develop contents and include the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in driving training programs.
Article 24. Responsibility of the Ministry of Finance for state management
Perform the state management of management and use of funding for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages in accordance with regulations of the Law on State Budget.
Article 25. Responsibility of People’s Committees at all levels for state management
1. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”) shall perform state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their jurisdiction and provinces. To be specific:
a) Promulgate or propose the promulgation of documents providing guidelines for the implementation of law on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
b) Formulate plans and provide funding for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages on an annual basis;
c) Organize the implementation of measures to strengthen management of production of spirits using traditional methods; annually review and submit consolidated reports on the number of households, organizations and individuals that produce spirits using traditional methods within their provinces to the Ministry of Industry and Trade; encourage and enable households and individuals producing spirits using traditional methods to apply for spirit production licenses in accordance with regulations or register their sale of spirits to spirit production license holders for re-preparation purpose with communal People’s Committees; any household or individual that produces spirits using traditional methods for non-commercial purposes shall send the People’s Committee of the commune a declaration of amounts of spirits produced and amount of consumption and a commitment not to sell spirits commercially, which is made using the form promulgated by the Minister of Industry and Trade; instruct households, organizations and individuals that produce spirits using traditional methods for non-commercial purposes to ensure food safety in accordance with regulations; inspect quality of spirits produced using traditional methods and sold within their provinces; prevent and control counterfeit, illegally imported and unqualified alcoholic beverages and conduct other activities associated with prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
d) Direct and organize alcohol education; provide guidance and organize the implementation of communication campaigns for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
dd) Direct and organize the inspection of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages, settle complaints and denunciations and take actions against violations against regulations on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
e) submit annual reports on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their provinces to the Ministry of Health, which will submit a consolidated report to the Government.
2. People’s Committees of districts, district-level towns, provincial-affiliated cities and equivalent administrative division (hereinafter referred to as “district-level People’s Committees”) shall perform state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their jurisdiction and districts. To be specific:
a) Direct and organize alcohol education; provide guidance and organize the implementation of communication campaigns for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
b) Organize the implementation of measures to strengthen management of production of spirits using traditional methods within their districts as assigned by provincial People’s Committees; instruct households, organizations and individuals that produce spirits using traditional methods for non-commercial purposes to ensure food safety in accordance with regulations; inspect quality of spirits produced using traditional methods and sold within their districts;
c) Direct, organize and inspect the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages, settle complaints and denunciations and take actions against violations against regulations on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
d) submit annual reports on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their districts to provincial People’s Committees.
3. Communal People’s Committees shall perform state management of prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their jurisdiction and communes. To be specific:
a) Organize alcohol education; organize the implementation of communication campaigns for prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
b) Organize the implementation of measures to strengthen management and assurance of food safety regarding production of spirits using traditional methods within their communes as assigned by district-level People's Committees; encourage and assist households, organizations and individuals to register their sale of spirits to spirit production license holders for re-preparation purpose; any household or individual that produces spirits using traditional methods for non-commercial purposes shall send the People’s Committee of the commune a declaration of amounts of spirits produced and amount of consumption and a commitment not to sell spirits commercially, which is made using the form promulgated by the Minister of Industry and Trade;
c) take prompt prevention, assistance and intervention measures for children of alcoholics in accordance with regulations of law on domestic violence prevention and control;
d) Direct, organize and inspect the prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages, settle complaints and denunciations and take actions against violations against regulations on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
dd) Organize, encourage, instruct and emphasize the importance of neighborhoods, associations, organizations and unions within local authorities and communities to participate in activities aimed at prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages;
e) submit annual reports on prevention and control of harmful effects of alcoholic beverages within their communes to district-level People’s Committees.
This Decree comes into force from February 24, 2020.
Article 27. Implementary organization and responsibility for implementation
1. The Ministry of Health shall take charge and cooperate with other Ministries and ministerial agencies in organizing the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |