Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Số hiệu: | 18/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/03/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 26/03/2014 | Số công báo: | Từ số 401 đến số 402 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo quy định mới tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP, từ ngày 01/06, tác giả tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm sẽ được tăng thêm nhuận bút đến 6%.
Cụ thể, xuất bản phẩm thuộc loại sáng tác Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục từ 12% nâng lên 18%.
Ngoài ra, tác phẩm thơ, văn xuôi, sách ảnh, Kịch bản sân khấu, điện ảnh cũng được tăng nhuận bút lên 17%.
Trong đó nhuận bút đối với xuất bản phẩm được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in
Trường hợp do nhà nước đặt hàng thì được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x Số lượng in
Nghị định 18 thay thế mức nhuận bút cho tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm quy định tại Nghị định 61/2002/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, XUẤT BẢN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật xuất bản năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
Nghị định này quy định về chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với. tác phẩm báo chí (gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), xuất bản phẩm theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật xuất bản; thù lao cho người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm, người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm.
Nghị định này áp dụng đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí, nhà xuất bản và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm.
1. Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là tác phẩm) được sử dụng.
2. Quỹ nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trích lập theo quy định để chi trả nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác.
3. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho người thực hiện công việc có liên quan đến tác phẩm theo quy định tại Nghị định này.
4. Lợi ích vật chất là các lợi ích mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng ngoài nhuận bút bao gồm: Nhận sách, báo biếu, vé mời xem công bố tác phẩm, giải thưởng trong nước và quốc tế...
1. Mức nhuận bút, thù lao trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người tham gia thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng tác phẩm, mức độ ảnh hưởng của tác phẩm đến kinh tế - xã hội, mức độ đóng góp vào tác phẩm, các quy định khuyến khích sáng tạo tác phẩm tại Nghị định này và quy định của cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm hoặc theo hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm với nhà xuất bản. Mức nhuận bút của tác giả không thấp hơn mức thù lao của người tham gia công việc có liên quan đến tác phẩm cùng thể loại.
2. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, phóng sự điều tra; tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác; tác giả của tác phẩm được thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác được hưởng nhuận bút cao hơn nhằm khuyến khích sáng tạo.
3. Tác phẩm thuộc loại hình sáng tác, nghiên cứu được trả nhuận bút cao hơn tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, biên soạn, chú giải, tuyển tập và hợp tuyển. Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm khi tác phẩm đó được sử dụng làm tuyển tập, hợp tuyển, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm và biên soạn thành tác phẩm mới hoặc dịch sang ngôn ngữ khác. Đối với tác phẩm gốc được dịch sang ngôn ngữ khác để thể hiện trên loại hình báo chí khác hoặc ấn phẩm báo chí khác của cùng một cơ quan báo chí, việc chi trả nhuận bút thực hiện theo quy định của từng cơ quan báo chí.
4. Tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút theo quy định tại Nghị định này và quy định của cơ quan sử dụng tác phẩm.
5. Tác phẩm lưu hành nội bộ, không kinh doanh hưởng chế độ nhuận bút thấp hơn tác phẩm thuộc thể loại tương ứng có kinh doanh. Mức nhuận bút do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng tác phẩm thỏa thuận.
6. Đối với tác phẩm đồng tác giả, tỷ lệ phân chia nhuận bút do các tác giả thỏa thuận.
7. Tác phẩm báo chí đăng tải lại có trích dẫn nguồn của cơ quan báo chí khác đã có thỏa thuận chia sẻ thông tin theo quy định về bản quyền, nhuận bút do các cơ quan báo chí thỏa thuận quyết định.
8. Cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trong phạm vi nguồn đã được quy định.
Quỹ nhuận bút dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được sử dụng; trả thù lao, lợi ích vật chất; tổ chức các hoạt động khuyến khích sáng tạo, không sử dụng vào mục đích khác.
9. Đối với tác phẩm thuộc thể loại chưa được quy định cụ thể tại Nghị định này, việc trả nhuận bút do bên sử dụng tác phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thông qua hợp đồng khoán gọn.
10. Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày tác phẩm được đăng tải, công bố, bên sử dụng tác phẩm phải trả hết tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
Trường hợp cơ quan báo chí đã liên hệ, thông báo ít nhất 3 lần cho người hưởng nhuận bút, thù lao nhưng không nhận được hồi âm thì tiền nhuận bút, thù lao đó được kết chuyển sang Quỹ nhuận bút của năm tiếp theo.
11. Tác giả làm việc theo chế độ hợp đồng với cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm, sáng tạo tác phẩm ngoài định mức được giao của cơ quan báo chí, được hưởng 100% nhuận bút.
12. Người thuộc cơ quan báo chí sử dụng tác phẩm thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm báo chí ngoài định mức được giao, hưởng 100% thù lao.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với chế độ nhuận bút, thù lao trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng.
2. Lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên và những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm báo chí.
3. Người sưu tầm tài liệu, cung cấp thông tin phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
1. Khung nhuận bút cho tác phẩm báo in, báo điện tử được quy định như sau:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa |
1 |
Tin Trả lời bạn đọc |
10 |
2 |
Tranh |
10 |
3 |
Ảnh |
10 |
4 |
Chính luận |
30 |
5 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
30 |
6 |
Sáng tác văn học |
30 |
7 |
Nghiên cứu |
30 |
8 |
Trực tuyến Media |
50 |
2. Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là mức tiền lương cơ sở).
Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, việc trả nhuận bút cao hơn mức bình quân chung do Tổng biên tập quyết định căn cứ vào chất lượng, thể loại, khung hệ số nhuận bút nhưng không vượt quá hệ số tối đa tại khung nhuận bút.
3. Nhuận bút được tính như sau:
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
4. Những quy định khác
a) Tác giả phần lời của bản nhạc, của truyện tranh, phụ đề thể loại Media hưởng từ 20 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
b) Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40 - 65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Tổng biên tập quyết định.
c) Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm 10 - 20% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
d) Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số viết trực tiếp bằng tiếng của dân tộc thiểu số khác hưởng thêm 30 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
đ) Tác giả của tác phẩm thực hiện trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm được hưởng thêm tối đa bằng mức nhuận bút của tác phẩm đó nhằm khuyến khích sáng tạo.
e) Đối với báo điện tử, nhuận bút, thù lao thông tin do độc giả cung cấp sẽ do Tổng biên tập quyết định, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.
g) Đối với các bài phỏng vấn, người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn được cơ quan báo chí trả nhuận bút theo quy chế của cơ quan báo chí.
1. Quỹ nhuận bút của cơ quan báo in, báo điện tử được hình thành từ các nguồn sau:
a) Nguồn thu từ hoạt động báo chí;
b) Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;
c) Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đối với cơ quan báo chí chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan báo chí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng theo quy định như sau:
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
- Tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí trong năm = Tổng hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ báo, tạp chí x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút x số kỳ báo, tạp chí trong năm.
- Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.
- Tổng số thù lao tối đa không quá 50% tổng số nhuận bút phải trả cho các kỳ báo, tạp chí xuất bản trong năm.
3. Đối với cơ quan báo chí tự bảo đảm chi phí hoạt động, quỹ nhuận bút do cơ quan báo chí quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
1. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo nói, báo hình sử dụng.
2. Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) - đối với báo nói.
3. Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ - đối với báo hình.
4. Lãnh đạo cơ quan báo nói và báo hình, phát thanh viên, biên tập viên, diễn viên sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác, đạo diễn chương trình, người chỉ huy dàn dựng âm nhạc, người thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn và chuyên viên kỹ thuật âm thanh, quay phim kỹ xảo được trả thù lao.
1. Khung nhuận bút cho tác phẩm báo nói, báo hình được quy định như sau:
Nhóm |
Thể loại |
Hệ số tối đa |
1 |
Tin Trả lời bạn đọc |
10 |
2 |
Chính luận |
30 |
3 |
Phóng sự Ký (một kỳ) Bài phỏng vấn |
30 |
4 |
Sáng tác văn học |
30 |
5 |
Nghiên cứu, hướng dẫn khoa học giáo dục |
30 |
6 |
Toạ đàm, giao lưu |
50 |
2. Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương cơ sở.
3. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thuộc Khoản 1 Điều 9 Nghị định này hưởng nhuận bút theo quy định tại khung nhuận bút.
4. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này như sau:
a) Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 20 - 30% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;
b) Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 150% thể loại tương ứng;
c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 70% mức nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video.
5. Nhuận bút trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này như sau:
a) Đối với thể loại 1, 2, 3, 5, 6 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 50 - 100% mức nhuận bút của thể loại tương ứng;
b) Đối với thể loại 4 trong khung nhuận bút, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hưởng nhuận bút bằng 100 - 200% thể loại tương ứng;
c) Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm hưởng nhuận bút bằng mức nhuận bút tương ứng theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, video. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đài truyền hình được quyền trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm ở mức cao hơn nhưng tổng nhuận bút và thù lao tối đa không quá 20% đối với phim truyện, sân khấu truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng chi phí sản xuất tác phẩm (không bao gồm chi phí thiết bị về truyền hình).
6. Những quy định khác
a) Tác phẩm phát nhiều lần trên sóng hưởng nhuận bút theo thỏa thuận trong hợp đồng.
b) Đối với thể loại cầu phát thanh, cầu truyền hình, chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền hình trực tiếp và những thể loại khác chưa quy định trong Nghị định này, tuỳ theo tính chất, quy mô, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) các Đài phát thanh, truyền hình quyết định mức nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả và những người liên quan thực hiện các chương trình đó.
1. Quỹ nhuận bút của báo nói, báo hình được hình thành từ các nguồn sau:
a) Nguồn thu từ hoạt động báo chí;
b) Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí;
c) Nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình chưa bảo đảm chi phí hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm cấp kinh phí trích lập quỹ nhuận bút trên cơ sở dự toán xây dựng như sau:
Quỹ nhuận bút hàng năm = Tổng số nhuận bút phải trả trong năm + Nhuận bút tăng thêm nhằm, khuyến khích sáng tạo tác phẩm + Thù lao.
- Tổng số nhuận bút phải trả trong năm = Số lượng bình quân nhuận bút cho một chương trình phát thanh, truyền hình x Tổng thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình trong năm.
- Nhuận bút tăng thêm nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm tối đa không quá 30% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
- Tổng số thù lao tối đa không quá 70% tổng số nhuận bút phải trả trong năm.
3. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình tự bảo đảm chi phí hoạt động hoặc hoạt động theo cơ chế tài chính đặc thù, quỹ nhuận bút do đài phát thanh, đài truyền hình quyết định trên cơ sở cân đối tài chính của đơn vị.
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của xuất bản phẩm được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả nhuận bút.
2. Người sưu tầm, người hiệu đính tác phẩm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao đối với:
a) Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
b) Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó.
3. Biên tập viên được cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm trả thù lao theo mức độ đóng góp vào nội dung bản thảo.
Nhuận bút và tiền thù lao được tính trong giá thành xuất bản phẩm.
Khung chi trả nhuận bút: Nhuận bút đối với xuất bản phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng, số lượng tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trong khung nhuận bút dưới đây:
Nhóm |
Thể loại |
Tỷ lệ phần trăm (%) |
I |
Xuất bản phẩm thuộc loại sáng tác: |
|
1 |
Văn xuôi |
8 - 17% |
2 |
Sách nhạc |
10 - 17% |
3 |
Thơ |
12 - 17% |
4 |
Kịch bản sân khấu, điện ảnh |
12 - 17% |
5 |
Sách tranh, sách ảnh |
8 - 12% |
6 |
Truyện tranh |
4- 10% |
7 |
Từ điển, sách tra cứu |
12 - 18% |
8 |
Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục |
12 - 18% |
9 |
Sách khoa học - công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, công trình khoa học |
10 - 17% |
10 |
Sách phổ biến kiến thức về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ |
8 - 12% |
11 |
Giáo trình bậc sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, sách phương pháp cho giáo viên và phụ huynh |
8 - 16% |
12 |
Sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu (theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo) |
30 - 140% mức tiền lương cơ sở/tiết theo quy định của chương trình |
13 |
Sách tham khảo phổ thông theo chương trình sách giáo khoa. |
2 - 12% |
II |
Xuất bản phẩm thuộc loại phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển |
5 - 10% |
III |
Xuất bản phẩm thuộc loại dịch |
|
1 |
Dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài |
8 - 12% |
2 |
Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (trừ truyện tranh) |
6 - 12% |
3 |
Dịch từ một ngôn ngữ nước ngoài sang một ngôn ngữ nước ngoài khác |
12 - 18% |
3 |
Dịch từ tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam |
12 - 15% |
4 |
Dịch từ tiếng dân tộc thiểu số này sang tiếng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam |
15 - 18% |
5 |
Dịch từ chữ Hán Nôm hoặc tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt |
12 - 15% |
IV |
Băng, đĩa, CD ROM thay sách và kèm theo sách |
10 - 13 % |
V |
Bản đồ |
7 - 23% |
2. Cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng thỏa thuận cách tính nhuận bút và mức nhuận bút đối với các loại xuất bản phẩm sau đây:
a) Xuất bản phẩm điện tử theo quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật xuất bản năm 2012;
b) Xuất bản phẩm có giá trị lý luận, khoa học và thực tiễn cao;
c) Xuất bản phẩm chuyển nhượng quyền sở hữu vĩnh viễn;
d) Trường hợp khác do hai bên tự nguyện thỏa thuận.
3. Những quy định khác
a) Người hiệu đính tác phẩm dịch được hưởng từ 5 - 30% nhuận bút tác phẩm dịch tuỳ theo mức độ và chất lượng hiệu đính.
Trường hợp hiệu đính trên 30% tác phẩm dịch thì người hiệu đính là đồng tác giả.
b) Biên tập viên, người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, tài liệu được hưởng thù lao theo thỏa thuận với cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm.
c) Đối với xuất bản phẩm thuộc loại dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, sưu tầm, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển, cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm gốc, Mức nhuận bút do cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm và tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc thỏa thuận.
d) Tác giả phần lời của bản nhạc, truyện tranh được hưởng từ 30 - 50% nhuận bút của xuất bản phẩm đó.
đ) Đối với xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác, ngoài khoản nhuận bút quy định theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định này được hưởng thêm từ 10 - 30% nhuận bút của xuất bản phẩm đó.
e) Nhuận bút đối với xuất bản phẩm song ngữ bằng 50% mức nhuận bút của xuất bản phẩm dịch cùng thể loại quy định trong khung nhuận bút.
g) Nhuận bút đối với xuất bản phẩm tái bản được hưởng từ 50 - 100% so với mức nhuận bút xuất bản lần đầu và được tính trên giá bán lẻ mới.
h) Ngoài tiền nhuận bút, tác giả được nhận 05 - 10 bản xuất bản phẩm. Trường hợp xuất bản phẩm có nhiều tác giả, số lượng xuất bản phẩm các tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được nhận do cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm quyết định.
i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng xuất bản phẩm quy định cụ thể tỷ lệ trả nhuận bút, thù lao cho xuất bản phẩm theo quy định tại Nghị định này.
1. Nhuận bút đối với xuất bản phẩm được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in
Trong đó:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ trả nhuận bút;
b) Giá bán lẻ xuất bản phẩm là giá tiền in ở cuối trang bìa 4 hoặc giá bán lẻ ghi trên hóa đơn bán xuất bản phẩm (đối với xuất bản phẩm không ghi giá bán) vào thời điểm thanh toán trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở quyền tác giả;
Trường hợp sau đó giá bán lẻ thay đổi, nếu không có thỏa thuận khác được ghi trong hợp đồng sử dụng xuất bản phẩm, giá bán lẻ để tính nhuận bút vẫn giữ nguyên;
c) Số lượng in là số lượng ghi trong hợp đồng sử dụng tác phẩm.
2. Nhuận bút đối với xuất bản phẩm do nhà nước đặt hàng, được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x Số lượng in
Trong đó:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) và số lượng in theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giá thành sản xuất là tổng chi phí của xuất bản phẩm không bao gồm chi phí phát hành.
3. Nhuận bút tài liệu không kinh doanh (lưu hành nội bộ hoặc phát không thu tiền) được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x số lượng in.
4. Nhuận bút sách bài học, sách bài tập, sách vở bài tập, sách cho giáo viên, sách chương trình mục tiêu theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại số thứ tự 12 nhóm I khung nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định này được tính như sau:
Nhuận bút = Tỷ lệ phần trăm (%) x Mức tiền lương cơ sở x Số lượng tiết học theo quy định của chương trình.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Chương II, Chương V, Chương VI Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút hết hiệu lực.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và các cơ quan báo chí, nhà xuất bản chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 18/2014/ND-CP |
Hanoi, March 14, 2014 |
PRESCRIBING THE REGIME OF ROYALTIES IN THE FIELD OF PRESS AND PUBLICATION(*)
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the December 28, 1989 Press Law and the June 12, 1999 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Intellectual Property and the June 19, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Intellectual Property;
Pursuant to the 2012 Publication Law;
At the proposal of the Minister of Information and Communications,
The Government promulgates the Decree prescribing the regime of royalties in the field of press and publication.
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes the regime of royalties for authors and copyright owners of journalistic works (including those of print, radio, television and electronic press), and publications prescribed in Clause 4, Article 4 of the Publication Law; remuneration for persons performing jobs related to journalistic works or publications, and people collecting materials and supplying information to serve the creation of journalistic works or publications.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to authors, copyright owners, journalists, reporters, editors, press agencies, publishers and state agencies, organizations and individuals related to journalistic works or publications.
Article 3. Interpretation of terms
1. Royalty means a sum of money paid by a user of a journalistic work or publication (below collectively referred to as work) to its author or copyright owner.
2. Royalty fund means a sum of money set aside by the user of a work under regulations for the payment of royalties, remuneration and other material benefits.
3. Remuneration means a sum of money paid by the user of a work to a person who performs a job related to that work in accordance with this Decree.
4. Material benefits means the benefits enjoyed by authors or copyright owners in addition to royalties, including complimentary books or newspapers, invitations to book launching ceremonies, domestic or international prizes, etc.
Article 4. Payment of royalties and remuneration
1. The levels of royalty or remuneration paid to authors or copyright owners of, and persons performing jobs related to, journalistic works or publications shall be based on the types and quality of the works and their socio-economic effects, levels of contribution to the works, this Decree’s provisions on incentives for the creation of works, and regulations of press agencies using the works or contracts on use of publications signed with publishers. The level of royalty paid to authors must not be lower than the level of remuneration paid to persons performing jobs related to works of the same genre.
2. Authors of works reserved for children and ethnic minority people, of investigative reportages; Vietnamese authors writing directly in foreign languages, Kinh people writing directly in ethnic minority languages, persons of one ethnicity writing directly in the language of another ethnicity; authors of works created under difficult and dangerous conditions and other special cases, are entitled to higher royalties as creation incentive.
3. Created or research works shall be paid higher royalties than translated, adapted, rewritten, transformed, collected, compiled, annotated, selected and anthological works. Authors are entitled to royalties under regulations of agencies using their works for collection, anthologization, adaption, rewriting, transformation, collection or compilation into new works, or for translation into another language. For original works translated into another language for presentation on another type of press, or another press publication of the same press agency, the payment of royalties must comply with regulations of each press agency.
4. For works already publicized or disseminated, when being re-used, their authors or copyright owners are entitled to royalties under this Decree and regulations of agencies using these works.
5. Works created for internal circulation or non-commercial purpose shall be paid royalties lower than those for commercial works of corresponding genres. The royalty levels shall be agreed upon between the works’ authors or copyright owners and their users.
6. For works with co-authors, the royalty division ratio shall be agreed upon by the co-authors.
7. For journalistic works that are re-published and quoted from other press agencies under information sharing agreements concluded between different press agencies in accordance with copyright regulations, royalties shall be negotiated and decided by the press agencies concerned.
8. Press agencies shall make deductions for setting up the royalty funds within the prescribed sources.
The royalty funds shall be used for payment of royalties to authors or copyright owners of used works; payment of remuneration and material benefits; and organization of creation promotion activities, but not for other purposes.
9. For works of particular genre not yet specified in this Decree, the royalty payment shall be agreed upon between their users and authors or copyright owners through package contracts.
10. Within 60 days from the date a work is published or publicized, its user shall fully pay up the royalty to its author or copyright owner according to regulations.
In case the press agency has contacted, and notified at least 3 times to, the royalty or remuneration recipient but received no reply, the royalty or remuneration may be transferred to the royalty fund of the subsequent year.
11. Authors working on a contractual basis for a press agency are entitled to 100% of royalties for works created beyond the quotas assigned by the press agency and used by the press agency.
12. Employees of a press agency are entitled to 100% of remuneration for performing jobs beyond their assigned quotas and related to journalistic works used by such press agency.
Article 5. Complaints, denunciations
Complaints and denunciations concerning the regime of royalties and remuneration in the field of press and publication shall be settled in accordance with the law on complaints and denunciations.
ROYALTIES AND REMUNERATION FOR WORKS OF PRINT AND ELECTRONIC PRESS
Article 6. Subjects entitled to royalties or remuneration for works of print and electronic press
1. Authors or copyright owners of works that are used by press agencies.
2. Leaders of press agencies, editors, and persons performing jobs related to journalistic works.
3. Persons collecting materials and supplying information to serve the creation of journalistic works.
Article 7. Royalties for works of print and electronic press
1. The royalty bracket for works of print and electronic press is prescribed below:
Group |
Genre |
Maximum coefficient |
1 |
News report Replies to readers |
10
|
2 |
Drawings |
10 |
3 |
Photos |
10 |
4 |
Political commentary |
30 |
5 |
Reportage Memoir (per issue) Interview |
30 |
6 |
Literary works |
30 |
7 |
Research |
30 |
8 |
Online Media |
50 |
2. The value of a royalty coefficient unit is equal to 10% of the minimum wage level applicable to cadres, civil servants and armed forces (below referred to as minimum wage level).
For press agencies that can self-finance operation expenses, editors-in-chief may base themselves on the quality and genre as well as the royalty bracket, pay royalties higher than the common average level, which, however, must not exceed the maximum coefficient prescribed in the royalty bracket.
3. Royalties shall be calculated as follows:
Royalty = The royalty coefficient x The value of a royalty coefficient unit.
4. Other provisions
a/ Authors of lyrics of musical pieces, words of comic books or subtitles of the media genre are entitled to 20-50% of the royalties for those works;
b/ Authors of translations from foreign languages or ethnic minority languages into Vietnamese or vice versa are entitled to 40-65% of the royalties for works of the corresponding genre in Vietnamese. The royalty levels shall be decided by editors-in-chief;
c/ Authors of works for children or ethnic minority people are entitled to an additional amount as creation incentive equal to 10-20% of the royalties for those works;
d/ Vietnamese authors who write directly in foreign languages, Kinh authors who write directly in ethnic minority languages, and people of one ethnic minority who write directly in the language of another ethnic minority are entitled to an additional amount as creation incentive equal to 30-50% of the royalties for those works;
dd/ Authors of works created under difficult and dangerous conditions are entitled to an additional amount as creation incentive not exceeding the royalties for those works;
e/ For online newspapers, royalties and remuneration for information supplied by readers shall be decided by editors-in-chief, unless otherwise agreed upon;
g/ For interviews, royalties for interviewers and interviewees shall be paid according to regulations of press agencies.
1. A royalty fund of a print or electronic press agency may be formed from the following sources:
a/ Revenues from press activities;
b/ Revenues from economic activities of the press agency;
c/ Financial assistance from organizations and individuals at home and abroad;
d/ State budget support (if any).
2. For press agencies that cannot vet self-finance their operation expenses, their managing agencies shall provide funds for them to set up royalty funds on the basis of estimates prepared as follows:
Annual royalty fund = Total royalties payable for newspaper or magazine issues published in a year + Additional royalty amounts as creation incentive + Remuneration.
- Total royalties payable for newspaper or magazine issues published in a year = Total average royalty coefficients per newspaper or magazine issue x The value of a royalty coefficient unit x Number of newspaper or magazine issues in a year.
- Additional royalty amounts as creation incentive must not exceed 30% of total royalties payable for newspaper or magazine issues published in a year.
- Total remuneration must not exceed 50% of total royalties payable for newspaper or magazine issues published in a year.
3. Press agencies that can self-finance operation expenses may decide on their royalty funds on the basis of their revenues and expenditures.
ROYALTIES AND REMUNERATION FOR RADIO AND TELEVISION WORKS
Article 9. Subjects entitled to royalties and remuneration for radio and television works
1. Authors or copyright owners of works used by radio or television agencies.
2. Scriptwriters, directors and musicians (excluding music from documentary tapes), for radio.
3. Scriptwriters, directors, cameramen, film producers, musicians (excluding music from documentary tapes), painters, for television.
4. Remuneration shall be paid to leaders of radio and television agencies, anchors, editors, stage or cinematographic actors and actresses and entertainers of other forms of artistic performance, program directors, music directors, lighting designers, art assistants, directors, sound and special-effect technicians.
Article 10. Royalties for radio and television works
1. The royalty bracket for radio and television works is prescribed below:
Group- |
Genre |
Maximum coefficient |
1 |
News report Replies to readers |
10 |
2 |
Political commentary |
30 |
3 |
Reportage Memoir (per issue) Interview |
30 |
4 |
Literary works |
30 |
5 |
Scientific and educational research and guidance |
30 |
6 |
Talk shows |
50 |
2. The value of a royalty coefficient unit is equal to 10% of the minimum wage level
3. The authors or copyright owners prescribed in Clause 1, Article 9 of this Decree are entitled to royalties as prescribed in the royalty bracket.
4. Royalties shall be paid to authors or copyright owners prescribed in Clause 2, Article 9 of this Decree as follows:
a/ For genres 1, 2, 3, 5 and 6 in the royalty bracket, authors or copyright owners are entitled to royalties equal to 20-30% of the royalties for corresponding genres;
b/ For genre 4 in the royalty bracket, authors or copyright owners are entitled to royalties equal to 50-150% of the corresponding genre;
c/ For theatrical works and other forms of art performance, authors or copyright owners are entitled to royalties equal to 50-70% of the royalties prescribed in the law on the regime of royalties for theatrical works and other forms of art performance and royalties for cinematographic and video works.
5. Royalties shall be paid to authors or copyright owners prescribed in Clause 3, Article 9 of this Decree as follows:
a/ For genres 1, 2, 3, 5 and 6 in the royalty bracket, authors or copyright owners are entitled to royalties equal to 50-100% of the royalties for corresponding genres;
b/ For genre 4 in the royalty bracket, authors or copyright owners are entitled to royalties equal to 100-200% of the royalties of the corresponding genre;
c/ For theatrical works and other forms of art performance, cinematographic works, authors or copyright owners are entitled to royalties equal to the corresponding royalties prescribed in the law on the regime of royalties for theatrical works and other forms of art performance and royalties for cinematographic and video works. General directors (directors) of television stations may pay royalties to authors or copyright owners at higher levels, but the total royalties and remuneration must not exceed 20%, for feature films and television theatres, and not exceed 60% for documentary and science films, of the total production costs of these works (excluding television equipment costs).
6. Other provisions
a/ For works broadcast many times, royalties shall be paid as agreed upon under the contracts;
b/ For audio- or -video conferencing events, live radio and television programs and other types nor prescribed in this Decree, depending on their characteristics and size, general directors (or directors) of radio or television stations may decide on royalties and remuneration for their authors or copyright owners and persons involved in implementing these programs.
1. The royalty fund of a radio or television station may be formed from the following sources:
a/ Revenues from press activities;
b/ Revenues from economic activities of the press agency;
c/ Financial assistance from organizations and individuals at home and abroad;
d/ State budget support (if any).
2. For radio and television stations that cannot yet self-finance operation expenses, their managing agencies shall provide funds for them to set up royalty funds which shall be estimated as follows:
Annual royalty fund = Total royalties payable in a year + Additional royalty amounts as creation incentive + Remuneration.
- Total royalties payable in a year = Average royalties per radio or television program x Total radio or television programs in a year.
- Additional royalty amounts as creation incentive must not exceed 30% of total royalties payable in a year.
- Total remuneration must not exceed 70% of total royalties payable in a year.
3. Radio or television stations that can self-finance operation expenses or operate under special financial mechanisms may decide on their royalty funds on the basis of their revenues and expenditures.
ROYALTIES AND REMUNERATION FOR PUBLICATIONS
Article 12. Subjects entitled to royalties and remuneration for publications
1. Authors and copyright owners of publications who are paid royalties by agencies or organizations using these publications.
2. Collectors and correctors of works, suppliers of works, documents and materials that are paid remuneration by agencies or organizations using the publications, including:
a/ Folk art and literary works;
b/ Documents of state agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and economic organizations, and translations of these documents.
3. Editors who are paid remuneration by organizations or agencies using publications, depending on their contributions to the contents of manuscripts.
Royalties and remuneration shall be included in the costs of publications.
Article 13. Royalties for publications
1. The royalty bracket: Royalties for publications shall, depending on genre, quality and quantity of publications, be paid according to the percentage (%) in the royalty bracket below:
Group |
Genre |
Percentage (%) |
I |
Created publications |
|
1 |
Prose |
8 - 17% |
2 |
Musical books |
10 -17% |
3 |
Poem |
12 - 17% |
4 |
Theatrical or film scripts |
12 - 17% |
5 |
Picture books, photo books |
8 - 12% |
6 |
Comic books |
4 - 10% |
7 |
Dictionaries, reference books |
12 - 18% |
8 |
Political, cultural, social or educational theoretical research books |
12 - 18% |
9 |
Scientific, technological, technical, economic books, scientific works |
10 -17% |
10 |
Political, cultural, social, educational, scientific, technological and technical knowledge books |
8 - 12% |
11 |
Postgraduate, university, college or professional secondary school textbooks, books on methods for teachers and parents |
8 - 16% |
12 |
Text books, workbooks or notebooks, teachers’ books, target program books (under programs of the Ministry of Education and Training) |
30 - 140% of the minimum wage per period set in programs |
13 |
General education reference books under textbook programs |
2 - 12% |
II |
Adapted, rewritten, transformed, collected, annotated, selected or anthological books |
5 - 10% |
III |
Translated publications |
|
1 |
Translation from Vietnamese into a foreign language |
8 - 12% |
2 |
Translation from a foreign language into Vietnamese (excluding comic books) |
6 - 10% |
3 |
Translation from a foreign language into another |
12- 18% |
3 |
Translation from Vietnamese into an ethnic minority language in Vietnam |
12- 18% |
4 |
Translation from one ethnic minority language into another one in Vietnam |
15- 18% |
5 |
Translation from Han-Nom scripts or an ethnic minority language into Vietnamese |
12- 15% |
IV |
Tapes, discs and CD-ROM replacing books or attached to books |
10- 13% |
V |
Maps |
7 - 23% |
2. Agencies or organizations using publications and authors or copyright owners shall, depending on the actual conditions and use demand, reach agreement on ways of calculating royalties and royalty levels for the following types of publications:
a/ E-publications prescribed in Clause 9, Article 4 of the 2012 Publication Law;
b/ Publications of high theoretical, scientific and practical value;
c/ Publications of which ownership is transferred indefinitely;
d/ Other cases as agreed by two parties on a voluntary basis.
3. Other provisions
a/ Correctors of translated works are entitled to 5-30% of the royalties for the translated works, depending on the correction extent and quality;
Where correction is made for over 30% of a translated work, the corrector shall be the co-author of that work;
b/ Editors, collectors and suppliers of works or documents are entitled to remuneration as agreed upon with agencies or organizations using the publications;
c/ For translated, adapted, rewritten, transformed, collected, annotated, selected or anthological publications, agencies or organizations using the publications shall ask for permission of, and pay royalties to, the authors of the original works. The royalty levels shall be agreed upon between the agencies or organizations using the publications and the authors or owners of the original works;
d/ Authors of the lyrics of musical pieces or the words of comic books are entitled to 30-50% of the royalties for those publications;
dd/ For state-funded publications to serve political tasks, security and national defense, external information, ethnic minority people, areas with extremely difficult socio-economic conditions, remote, deep-lying, border and island areas, children, visually impaired persons, and other important tasks, in addition to the royalties prescribed in Clause 1, Article 13 of this Decree, an additional amount of 10-30% of the royalties for such publications shall be paid;
e/ Royalties for bilingual publications are equal to half of the royalties for translated publications of the same genre prescribed in the royalty bracket;
g/ Royalties for re-printed publications are equal to 50-100% of royalties for first-time publication and shall be calculated based on new retail prices;
h/ In addition to the royalties, authors are entitled to 5-10 complimentary copies of each publication. Where a publication belongs to many authors, the quantity of copies of each publication to be provided to the authors or copyright owners shall be decided by agencies or organizations using such publication;
i/ Heads of agencies or organizations using publications shall specify the rate of payment of royalties and remuneration for publications in accordance with this Decree.
Article 14. Methods of royalty calculation
1. The royalty for a publication shall be calculated as follows:
Royalty = Percentage % x Retail price of publication x Quantity of printed copies
In which:
a/ The percentage (%) is the percentage of royalty payment;
b/ The retail price of the publication is the price printed at the bottom of cover 4 of the publication or the retail price written in the publication sale invoice (for publications without printed price) issued at the time of payment of royalties to the author or copyright owner;
In case the retail price changes later, if there is no other agreement in the publication use contract, the retail price used for royalty calculation shall still be the old one.
c/ The quantity of printed copies is the quantity written in the publication use contract.
2. The royalty for a publication ordered by the State shall be calculated as follows:
Royalty = Percentage % x Production cost x Quantity of printed copies
In which:
a/ The percentage (%) and quantity of printed copies must comply with Clause 1 of this Article;
b/ The production cost is total expenses for the production, excluding circulation expense.
3. The royalty for a non-commercial publication (for internal circulation or free distribution) shall be calculated as follows:
Royalty = Percentage % x Production cost x Quantity of printed copies
4. Royalties for textbooks, workbooks or notebooks, teachers’ books and target program books under programs of the Ministry of Education and Training listed at Point 12, Section I of the royalty bracket shall be calculated as follows:
Royalty = Percentage (%) x Minimum wage level x Number of periods set by the program.
This Decree takes effect on June 1, 2014.
Chapters II, V and VI of the Government’s Decree No. 61/2002/ND-CPof June 6, 2002, on the regime of royalties cease to be effective on the date this Decree takes effect.
Article 16. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, authors and owners of works, press agencies and publishers shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực