Giải SBT Toán 7 trang 69 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Toán 7 trang 69 Tập 1 trong Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 69.

1 597 30/12/2022


Giải SBT Toán 7 trang 69 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài 4.43 trang 69 SBT Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có hai đường cao BE và CF bằng nhau (H.4.48). Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Sách bài tập Toán 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Tam giác ABE vuông tại E, do đó:

A^+ABE^=90°ABE^=90°A^.

Tam giác ACF vuông tại F, do đó:

A^+ACF^=90°ACF^=90°A^.

Từ đó, suy ra ABE^=ACF^.

Xét tam giác vuông AEB và tam giác vuông AFC có:

BE = CF (theo giả thiết)

ABE^=ACF^ (cmt)

Do đó, ∆AEB = ∆AFC (cạnh góc vuông và góc nhọn kề nó).

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng).

Vậy tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Bài 4.44 trang 69 SBT Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC và D là điểm nằm trên tia đối của tia MA sao cho MD = MA (H.4.49). Chứng minh rằng:

a) ∆ABD vuông tại B.

b) ∆ABD = ∆BAC.

c) Các tam giác AMB, AMC là các tam giác cân tại đỉnh M.

Sách bài tập Toán 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác AMC và tam giác DMB có:

MA = MD (gt)

MB = MC (M là trung điểm của BC)

AMC^=DMB^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ∆AMC = ∆DMB (c – g – c).

Suy ra DBM^=ACM^ (hai góc tương ứng).

Do tam giác ABC vuông tại A nên ABC^+ACM^=ABC^+ACB^=90°.

Khi đó, ta có: ABD^=ABC^+CBD^=ABC^+DBM^= ABC^+ACM^=90°.

Suy ra ABD^=90°.

Vậy tam giác ABD vuông tại B.

b) Xét tam giác vuông ABD và tam giác vuông BAC có:

BD = AC (do ∆AMC = ∆DMB)

AB: cạnh chung

Do đó, ∆ABD = ∆BAC (hai cạnh góc vuông).

c) Do tam giác ABC vuông tại A nên AC AB tại A.

Tam giác ABD vuông tại B nên DB AB tại B.

Suy ra AC // DB (do cùng vuông góc với AB).

BDA^=CAD^ (hai góc so le trong).

Lại có: ACB^=BDA^ (do ∆ABD = ∆BAC).

Do đó, CAD^=ACB^, hay CAM^=ACM^.

Suy ra tam giác AMC cân tại đỉnh M.

Khi đó MA = MC.

Mà MB = MC (do M là trung điểm của BC).

Nên MA = MB = MC.

Do đó, tam giác AMB cân tại đỉnh M.

Bài 4.45 trang 69 SBT Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC là tam giác cân đỉnh A. Chứng minh rằng:

a) Hai đường trung tuyến BM, CN bằng nhau (H.4.50a).

b) Hai đường phân giác BE, CF bằng nhau (H.4.50b).

Sách bài tập Toán 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

a) Do BM và CN là đường trung tuyến của tam giác ABC nên M và N lần lượt là trung điểm của AC và AB.

Khi đó, AM=MC=AC2;  AN=NB=AB2.

Mà AB = AC (do tam giác ABC cân tại đỉnh A).

Do đó, AM = MC = AN = NB.

Xét tam giác ABM và tam giác ACN có:

AB = AC

A^: góc chung

AM = AN

Do đó, ∆ABM = ∆ACN (c – g – c).

Suy ra BM = CN (đpcm).

b) Do BE là đường phân giác của góc ABC nên ABE^=12ABC^.

Và CF là đường phân giác của góc ACB nên ACF^=12ACB^.

Lại có ABC^=ACB^ (do tam giác ABC cân tại đỉnh A).

Do đó, ABE^=ACF^.

Xét tam giác ABE và tam giác ACF có:

A^: góc chung

AB = AC

ABE^=ACF^

Do đó, ∆ABE = ∆ACF (g – c – g)

Suy ra, BE = CF (đpcm).

Bài 4.46 trang 69 SBT Toán 7 Tập 1: Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.51. Chứng minh rằng:

a) ∆AEB và ∆DEC là các tam giác cân đỉnh E.

b) AB // CD.

Sách bài tập Toán 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác vuông ADB và tam giác vuông BCA có:

AB: cạnh huyền chung

AD = CB (gt)

Do đó, ∆ADB = ∆BCA (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra DBA^=CAB^.

Khi đó tam giác EAB cân tại đỉnh E.

Xét tam giác vuông ADE và tam giác vuông BCE có:

AD = CB (gt)

EA = EB (∆EAB cân tại đỉnh E)

Do đó, ∆ADE = ∆BCE (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra ED = EC.

Do đó, tam giác EDC cân tại đỉnh E.

b) Theo định lí tổng 3 góc trong tam giác EAB, ta có:

EBA^+EAB^+AEB^=180°

EBA^=EAB^ (chứng minh trên)

Suy ra EBA^=180°AEB^2.      (1)

Theo định lí tổng 3 góc trong tam giác EDC, ta có:

EDC^+ECD^+DEC^=180°

EDC^=ECD^ (∆ECD cân tại đỉnh E).

Suy ra EDC^=180°DEC^2.      (2)

Ta lại có: AEB^=DEC^ (hai góc đối đỉnh).    (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra EBA^=EDC^, hay DBA^=BDC^.

Mà hai góc này ở vị trí so le trong.

Vậy AB // DC.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 7 trang 68 Tập 1

Giải SBT Toán 7 trang 70 Tập 1

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Ôn tập chương 4

1 597 30/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: