Giải SBT Toán 7 trang 52 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Toán 7 trang 52 Tập 1 trong Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 52.

1 354 lượt xem


Giải SBT Toán 7 trang 52 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài 4.1 trang 52 SBT Toán 7 Tập 1: Hãy tính các số đo các góc A, D, N trong các tam giác dưới đây (H.4.3). Trong các tam giác đó, hãy chỉ ra các tam giác nào là nhọn, tù, vuông.

Sách bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác ABC ta có:

A^ + B^ + C^ = 180°. (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

A^ + 35° + 45° = 180°

A^ = 180° – 35° – 45°

A^ = 100°.

Mà 100° > 90°, do đó góc A là góc tù.

Vậy tam giác ABC là tam giác tù.

b) Xét tam giác DEF có:

D^ + E^ + F^ = 180°. (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

D^ + 70° + 50° = 180°

D^ = 180° – 70° – 50°

D^ = 60°.

Vì 50°, 60°, 70° < 90°.

Do đó, các góc của tam giác DEF đều là góc nhọn.

Vậy tam giác DEF là tam giác nhọn.

c) Xét tam giác MNP có:

N^ + M^ + P^ = 180°. (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

N^ + 40° + 50° = 180°

N^ = 180° – 40° – 50°

N^ = 90o.

Do đó, góc N là góc vuông.

Vậy tam giác MNP vuông tại N.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 7 trang 53 Tập 1

Giải SBT Toán 7 trang 54 Tập 1

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

Ôn tập chương 4

1 354 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: