Cho tam giác ABC cân ở A có góc BAC = 120 độ. Đường trung trực của các cạnh AB và AC cắt nhau ở I

Lời giải Bài 90 trang 95 SBT Toán 7 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

1 1,966 01/01/2023


Giải SBT Toán 7 Cánh diều Bài 12. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Bài 90 trang 95 SBT Toán 7 Tập 2:Cho tam giác ABC cân ở A có BAC^=120°. Đường trung trực của các cạnh AB và AC cắt nhau ở I và cắt cạnh BC lần lượt tại D, E (Hình 56).

Sách bài tập Toán 7 Bài 12 (Cánh diều): Tính chất ba đường trung trực của tam giác  (ảnh 1) 

a) Chứng minh điểm I nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng DE.

b) Đường tròn tâm I bán kính IA đi qua những điểm nào?

c) Tính số đo các góc của tam giác IBC.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 12 (Cánh diều): Tính chất ba đường trung trực của tam giác  (ảnh 1) 

a) Gọi P và Q lần lượt là giao điểm của hai đường trung trực d, d’ với AC, AB.

 Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC, B^=C^.

Vì Q là trung điểm của AB nên AQ = QB = 12AB.

Vì P là trung điểm của AC nên AP = PC = 12AC.

Mà AB = AC nên AQ = BQ = AP = CP.

• Xét ∆AQI và ∆API có:

AQI^=API^=90°,

AI là cạnh chung,

AQ = AP (chứng minh trên)

Do đó ∆AQI = ∆API (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Do đó QI = PI (hai cạnh tương ứng).

• Xét ∆BQD và ∆CPE có:

BQD^=CPE^=90°,

B^=C^ (chứng minh trên),

BQ = CP (chứng minh trên)

Do đó ∆BQD = ∆CPE (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

Suy ra QD = PE (hai cạnh tương ứng).

• Ta có: QI = QD + DI và PI = PE + EI.

Mà QI = PI và QD = PE (chứng minh trên)

Do đó DI = EI nên điểm I nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng DE.

Vậy điểm I nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng DE.

b) Vì I nằm trên đường trung trực của AB nên IA = IB.

Vì I nằm trên đường trung trực của AC nên IA = IC.

Suy ra IA = IB = IC

Nên đường tròn tâm I bán kính IA đi qua các điểm A, B, C

Vậy đường tròn tâm I bán kính IA đi qua các điểm A, B, C.

c) Vì ∆AQI = ∆API (chứng minh câu a)

Nên QAI^=PAI^ (hai góc tương ứng)

Do đó AI là tia phân giác của góc BAC và BAI^=CAI^=12BAC^=12.120°=60°

Xét tam giác ABI có IA = IB (chứng minh câu b) nên tam giác ABI cân tại I.

Lại có BAI^=60° nên tam giác ABI là tam giác đều.

Do đó IA = IB = AB.

Mà AB = AC, IA = IB = IC nên IA = IB = IC = AB = AC.

Xét BAC BIC có:

AB = IB (chứng minh trên),

AC = IC (chứng minh trên),

BC là cạnh chung

Do đó ∆BAC = ∆BIC (c.c.c)

Suy ra ABC^=IBC^,BAC^=BIC^,ACB^=ICB^ (các cặp góc tương ứng)

Xét ∆ABC có ABC^+ACB^+BAC^=180° (tổng ba góc của một tam giác).

BAC^=120° (giả thiết) và ABC^=ACB^ (do ABC cân tại A).

Suy ra ABC^=ACB^=180°BAC^2=180°120°2=30°.

Do đó IBC^=ICB^=30°,BIC^=120°

Vậy IBC^=ICB^=30°,BIC^=120°.

1 1,966 01/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: