Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, B'C'

Lời giải Bài 37 trang 112 SBT Toán 11 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11.

1 349 18/09/2023


Giải SBT Toán 11 Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp

Bài 37 trang 112 SBT Toán 11Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, B'C'. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. (A'MN) // (ACC').

B. (A'BN) // (AC'M).

C. C'M // (A'B'B).

D. BN // (ACC'A').

Lời giải:

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, B'C'. Khẳng định nào sau đây là đúng?  A. (A'MN) // (ACC').  B. (A'BN) // (AC'M).  C. C'M // (A'B'B).  D. BN // (ACC'A').  (ảnh 1)

+ Vì A, C, C', A' đồng phẳng nên A'  (ACC'), mà A'  (A'MN) nên hai mặt phẳng (A'MN) và (ACC') không thể song song. Do đó đáp án A sai.

+ Trong mặt phẳng (BCC'B'), hai đường thẳng C'M và BB' cắt nhau nên C'M không thể song song với mặt phẳng (A'B'B). Do đó đáp án C sai.

+ Trong hình bình hành BCC'B' có M, N lần lượt là trung điểm của BC, B'C' nên ta chứng minh được MN // BB' và MN = BB'.

Mà AA' // BB' và AA' = BB' nên MN // AA' và MN = AA'.

Suy ra AMNA' là hình bình hành, do đó AM // A'N.

Mà A'N  (A'BN) nên AM // (A'BN). (1)

Ta cũng chứng minh được BMC'N là hình bình hành nên C'M // BN.

Mà BN  (A'BN) nên C'M // (A'BN). (2)

Từ (1) và (2) suy ra (A'BN) // (AC'M). Vậy đáp án B đúng.

1 349 18/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: