1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 2)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 2 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 836 13/05/2023


1000 câu hỏi ôn tập Hóa học (Phần 2)

Câu 1: Hãy tính khối lượng của 5,6 lít khí N2 ở đktc?

Lời giải:

Vậy khối lượng của 5,6 lít khí N2 ở đktc là 7 gam.

Câu 2: Viết công thức cấu tạo của Fe2(SO4)3?

Lời giải:

Câu 3: Cho 11,2 gam Fe vào dung dịch HCl. Tính:

a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc?

b) Khối lượng HCl đã phản ứng?

c) Khối lượng muối FeCl2 tạo thành?

Lời giải:

Phương trình hoá học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 4: Cho X là một muối nhôm (khan), Y là một muối vô cơ (khan). Hòa tan m gam hỗn hợp 2 muối X, Y (có cùng số mol) vào nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A cho tới dư được dung dịch B, kết tủa D và khí C. Axit hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa này bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm dd Ba(OH)2 vào dung dịch A thì kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó thêm tiếp dd Ba(OH)2 vào thì lượng kết tủa đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E và F đến khối lượng ko đổi, thu được 6,248g và 5,126g các chất tương ứng. Cho biết F không tan trong axit mạnh.

a. Xác định CTHH của các muối X, Y.
b. Tính m và thể tích khí C ở đktc ứng với giá trị E lớn nhất.

Lời giải:

a. Cho AgNO3 vào dung dịch B đã axit hoá tạo ra kết tủa trắng bị hoá đen ngoài ánh sáng, đó là AgCl, vậy phải có một trong hai muối là muối clorua.

- Khi cho Ba(OH)2 mà có khí bay ra chứng tỏ đó là NH3. Vậy muối Y phải là muối amoni (muối trung hoà hoặc muối axit)

- Mặt khác khi thêm Ba(OH)2 tới dư mà vẫn còn kết tủa chứng tỏ một trong hai muối phải là muối sunfat

Các phản ứng dạng ion:

Sự chênh lệch nhau vì khối lượng khi nung E, F là do Al2O3 tạo thành từ Al(OH)3

Ta thấy: nSO42-=nAl3+ nên không thể có muối Al2(SO4)3. Do đó muối nhôm phải là muối clorua AlCl3 với số mol = 0,011. 2 = 0,022 mol và muối Y phải là (NH4)2SO4 hoặc NH4HSO4 với số mol là 0,022 mol.

b.

- Trường hợp muối (NH4)2SO4

m = 0,022. 133,5 + 0,022. 132 = 5,841 gam

- Trường hợp muối NH4HSO4

m = 0,022. 133,5 + 0,022. 115 = 5,467 gam

Câu 5: Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử này lần lượt là

A. 3 lớp electron, 3 electron lớp ngoài cùng;

B. 3 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng;

C. 3 lớp electron, 4 electron lớp ngoài cùng;

D. 2 lớp electron, 5 electron lớp ngoài cùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử silicon có 14 electron sẽ sắp xếp lần lượt như sau:

+ Lớp thứ nhất có 2 electron

+ Lớp thứ hai có 8 electron

+ Còn lại 14 – 2 – 8 = 4 electron ở lớp thứ ba

Câu 6: Cho 4,8 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được 0,56 lít khí N2O (đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan:

A. 31,6 gam;

B. 32,6 gam;

C. 30,6 gam;

D. 29,6 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

ne nhận = 0,025. 8 = 0,2 (mol) < ne cho

→ Sản phẩm có muối amoni:

Chất rắn khan gồm NH4NO3: 0,025 mol; Mg(NO3)2: 0,2 mol

→ m = 0,025. 80 + 0,2. 148 = 31,6 (g)

Câu 7: Viết lại các công thức sau cho đúng: Na2H2PO4; Mg2(HSO3)3; NH4Cl2

Lời giải:

Công thức đúng là: NaH2PO4, Mg(HSO3)2, NH4Cl

Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (ở đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 xM, sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 xM, thì sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Tìm giá trị của x.

Lời giải:

Ở cả 2 trường hợp, lượng kết tủa thu được bằng nhau mà:

 

nên trường hợp 1: CO2 hết, Ba(OH)2 dư, chỉ xảy ra 1 phản ứng: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

Ở trường hợp 2, xảy ra 2 phản ứng sau:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (*)

2CO2 + Ba(OH)→ Ba(HCO3)2 (**)

Câu 9: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, A thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất, A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân A và B bằng 23. A và B là

A. P và O;

B. N và C;

C. P và Si;

D. N và S.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Vì hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, A thuộc nhóm VA nên B thuộc nhóm IVA hoặc nhóm VIA.

Vì ZA + ZB = 23 nên ZA < 23

-  Khi A là N thì ZB = 23 – 7 = 16, hay B là S thuộc nhóm VIA.

Ở trạng thái đơn chất, N2 và S không phản ứng với nhau.

Do đó cặp nguyên tố N và S thoả mãn.

- Khi A là P thì ZB = 23 – 15 = 8, hay B là O thuộc nhóm VIA.

Ở trạng thái đơn chất, P và O2 có phản ứng với nhau. Do đó cặp nguyên tố P và O không thoả mãn.

Câu 10: Cho phản ứng hóa học sau: M + HNO3 → M(NO3)n + NO↑ + H2O.

Hệ số cân bằng của phản ứng lần lượt là:

A. 3, 4n, 3, 2n, 2n;

B. 2, 4n, 2, n, 2n;

C. 3, 4n, 3, 2n, n;

D. 3, 4n, 3, n, 2n.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

3M + 4nHNO3 → 3M(NO3)n + nNO↑ + 2nH2O.

Câu 11: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 40,8 ;

B. 38,0;

C. 32,4;

D. 35,2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

nFe phản ứng = 12nAg+=12.0,3=0,15 (mol)

Chất rắn A gồm Fe dư 0,05 mol; 0,3 mol Ag

mrắn  = 0,05. 56 + 0,3. 108 = 35,2 gam

Câu 12: Một loại khí hóa lỏng chứa trong các bình gas có thành phần về khối lượng là: 0,3% etan; 96,8% propan và 2,9% butan. Thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 10 gam khí đó (đktc) là

A. 25,45 lít;

B. 127,23 lít;

C. 138,52 lít;

D. 95,62 lít.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong 10 gam khí đó có:

Phương trình hoá học:

Theo PTHH (1), (2), (3):

Câu 13: Cho 3,36 lít khí SO2 vào 150 gam dung dịch NaOH 20% sau phản ứng thu được dung dịch X. Tính C% các chất trong dung dịch X.

Lời giải:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

0,3………0,15…….0,15                 (mol)

→nNaOH dư = 0,75 – 0,3 = 0,45 (mol)

Sau phản ứng dung dịch gồm 0,45 mol NaOH dư và 0,15 mol Na2SO3

Nồng độ % các chất sau phản ứng là:

Câu 14: Dẫn 8,96 lít khí SO2 vào 200 gam dung dịch NaOH 18%. Tính nồng độ % các chất sau phản ứng.

Lời giải:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

0,8………0,4…….0,4                 (mol)

→nNaOH dư = 0,9 – 0,8 = 0,1 (mol)

Sau phản ứng dung dịch gồm 0,1 mol NaOH và 0,4 mol Na2SO3

Nồng độ % các chất sau phản ứng là:

Câu 15: Viết công thức cấu tạo của phân tử PCl5?

Lời giải:

Câu 16: Oxit cao nhất của một nguyên tố A chứa 52,94% khối lượng A. Xác định A.

A. Mg;

B. Al;

C. Ba;

D. S.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đặt công thức của oxit cao nhất là A2On

%A=2MA2MA+16m.100%=52,94%

→MA = 9n

Với n = 3 thì MA = 27 g/ mol (thoả mãn).

Vậy A là nhôm (Al).

Câu 17: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hóa trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng R+Cl2t°RCl

a, Xác định tên kim loại R.

b, Tính khối lượng hợp chất tạo thành.

Lời giải:

a. nCl2=1,1222,4=0,05 (mol)

Phương trình hoá học: 2R+Cl2t°2RCl

b. Phương trình hoá học: 2Na+Cl2t°2NaCl

nNaCl=2nCl2=2.0,05=0,1 (mol)

 → mNaCl = 0,1. 58,5 = 5,85 (g)

Vậy khối lượng hợp chất tạo thành là 5,85 gam.

Câu 18: Không dùng chất chỉ thị màu, chỉ dùng một hoá chất hãy nhận biết các dung dịch loãng đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: BaCl2, NaCl, Na2SO4, HCl. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

- Trích mẫu thử: Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít ra ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Lấy dung dịch Na2CO3 cho vào mỗi ống trên:

+ Xuất hiện kết tủa trắng → Nhận biết được BaCl2

Phương trình hoá học: BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

+ Có khí bay lên → Nhận biết được HCl:

Phương trình hoá học: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

+ Hai ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa NaCl và Na2SO4

- Dùng BaCl2 vừa nhận biết được ở trên cho vào hai mẫu NaCl và Na2SO4:

+ Xuất hiện kết tủa trắng → Nhận biết được Na2SO4

Phương trình hoá học: Na2SO4 + BaCl2 →  BaSO4↓ + 2NaCl

+ Còn lại không hiện tượng là NaCl.

Câu 19: Tính thể tích của hỗn hợp (ở đktc) gồm 14 gam nitơ và 4 gam khí NO.

Lời giải:

nN2=1414.2=0,5 (mol)

nNO=414+16=215(mol)

Thể tích hỗn hợp khí ở đktc là: 0,5+215.22,4=14,187(l)

Câu 20: Trong cấu hình electron của 11Na có bao nhiêu phân lớp?

Lời giải:

Cấu hình electron của 11Na là: 1s22s22p63s1.

⇒ Trong cấu hình electron của Na có 4 phân lớp: 1s, 2s, 2p, 3s.

Sắp xếp các phân lớp theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần là:

1s < 2s < 2p < 3s.

Câu 21: Hòa tan 2 gam NaOH với nước thu được 500 ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

Lời giải:

nNaOH=240=0,05 (mol)

V = 0,5 lít

Vậy pH = 13.

Câu 22: Hỗn hợp A có thể tích 896 cm3 chứa một ankan, một anken và hidro. Cho A qua xúc tác Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp B có thể tích 784 cm3. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu một phần và khối lượng của nó tăng 0,28 gam. Khí còn lại có thể tích 560 cm3 và có tỉ khối hơi so với hidro là 9,4. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức của 2 hiđrocacbon.

Lời giải:

Trong hỗn hợp ban đầu chỉ có 1 ankan, 1 anken và hiđro nên khi A qua xúc tác Ni nung nóng, ankan không tham gia phản ứng cộng, chỉ có phản ứng cộng giữa anken và hiđro để tạo thành ankan: Anken + H2t°,NiAnkan

Do phản ứng trên xảy ra hoàn toàn nên sẽ có 1 trong 2 khí là anken và hiđro phản ứng hết. Vậy sau phản ứng hỗn hợp khí B có thể có trường hợp sau:

(1) 2 ankan và 1 anken còn dư (hiđro hết)

(2) 2 ankan và hiđro dư (anken hết)

Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu một phần nên đã có phản ứng cộng Br2, như thế hỗn hợp B chỉ có thể là trường hợp 1.

Khối lượng bình Br2 tăng 0,28 gam chính là khối lượng của anken còn dư, khí còn lại có thể tích 560 cm3 và có tỉ khối hơi so với hiđro là 9,4 chính là 1 hỗn hợp gồm 2 ankan.

Hỗn hợp A (ankan, anken, hiđro) qua Ni nung nóng thu được B (ankan cũ, ankan mới, anken dư)→ nanken phản ứng = nhiđro = n - nB = 0,04 – 0,035 = 0,005 (mol)

→ Ankan mới tạo thành là C2H6 có số mol là 0,005 mol

→ nankan cần tìm = n2 ankan – = 0,025 – 0,005 = 0,02 (mol)

Hỗn hợp B gồm 0,005 mol C2H6 và 0,01 mol CnH2n+2

mB = 0,005. 30 + 0,02. (14n + 2) = 9,4. 2. 0,025 → n = 1

Vậy ankan cần tìm là CH4

Vậy công thức phân tử của 2 hiđrocacbon cần tìm là CH4 và C2H4.

Câu 23: Dung dịch muối nào sau đây có màu xanh lam?

A. FeCl2;

B. MgCl2;

C. Fe2(SO4)3;

D. CuCl2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dung dịch muối có màu xanh lam là CuCl2.

Câu 24: Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl 2M, phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại hỗn hợp đầu.

b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng vừa đủ.

Lời giải:    

a) Gọi nAl = x (mol; x > 0); nFe = y (mol; y > 0)

Mà mAl + mFe = 11 → 27x + 56y = 11 (1)

nH2=8,9622,4=0,4 (mol)

Phương trình hoá học xảy ra như sau:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Theo các PTHH trên:

nH2=32nAl+nFe=32x+y=0,4(2)

Giải (1), (2), ta được: x = 0,2 (mol); y = 0,1 (mol)

%mAl=0,2.2711.100%49,09%

%mFe = 100% – 49,09% = 50,91%

Câu 25: Cho luồng khí H2 dư đi qua 1,6 gam CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 1,344 gam hỗn hợp chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng.

Lời giải:

Theo đề bài:

Gọi nCuO phản ứng là x (mol; x > 0)

Phương trình hoá học: CuO+H2t°Cu+H2O

Theo PTHH: nCu = nCuO phản ứng = x (mol)

nCuO dư = 0,02 – x (mol)

Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO dư

→ 64. x + (0,02 – x). 80 = 1,344 → x = 0,016

H=0,0160,02.100%=80%

Vậy hiệu suất phản ứng là 80%

Câu 26: Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,76 gam hỗn hợp chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 66,67%;

B. 33,33%;

C. 55,28%;

D. 45,72%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

PTHH:

Phản ứng xảy ra hoàn toàn:

mchất rắn = mCu + mFe = 1,76 → 64x + 56. 2y = 1,76 (2)

Giải (1), (2), ta được: x = y = 0,1

%mCuO=0,1.802,4.100%=33,33%.

Câu 27: Khi nào Fe hoá trị II và khi nào hoá trị III?

Lời giải:

1) Fe hóa trị II

Sắt thể hiện hóa trị II khi cho Fe tác dụng với các axit trung bình, axit mà gốc axit không có tính oxi hoá như H2SO4 loãng, HCl

Ngoài ra, khi cho Fe tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn như muối đồng, muối chì … hoặc muối sắt (III) hay khi cho Fe tác dụng với phi kim hoạt động trung bình hoặc yếu … thì tạo muối Fe(II).

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + S t°  FeS.

2) Fe hóa trị III

Sắt thể hiện hóa trị III khi cho Fe tác dụng với các axit có tính oxi hoá mạnh như H2SO4 đặc, nóng; HNO3 …. Hay khi cho Fe tác dụng với một số phi kim mạnh như Cl2, F2 …

Ví dụ:

2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2

2Fe+3Cl2t°2FeCl3

Ngoài ra, hợp chất sắt(II) khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh cũng bị oxi hoá lên hợp chất sắt(III). Ví dụ: 2FeCl2+Cl2t°2FeCl3

Câu 28: FeCl3 + NaOH ----> Fe(OH)3 + NaCl

- Trình bày cân bằng phản ứng hoá học.

Lời giải:

Phương trình hoá học cân bằng là:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Câu 29: Anion X2- và cation Y3+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6. Xác định vị trí của X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn và viết phương trình hóa học giải thích sự hình thành liên kết giữa X và Y.

Lời giải:

Cấu hình electron nguyên tử X là: 1s22s22p63s23p63d104s24p4

→ Z = 34 → X là Se thuộc chu kì 4, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d15s2

→ Z = 39 → Y là Y thuộc chu kì 5, nhóm IIIB trong bảng tuần hoàn

Phương trình hoá học giải thích sự hình thành liên kết giữa X và Y là:

X2- + Y3+ → X3Y2.

Câu 30: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan? 
A. 5,68 gam;

B. 3,55 gam;

C. 5,02 gam;

D. 2,84 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nNaOh=0,5.0,1=0,05 (mol); nH2SO4=0,4.0,1=0,04 (mol)

Phương trình hoá học:

2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O

Lập tỉ lệ:  0,052<0,041H2SO4 dư

Theo PTHH: 

nH2SO4 dư= 0,04 – 0,025 = 0,015 (mol)

Dung dịch sau phản ứng gồm 0,015 mol H2SO4 dư, Na2SO4 0,025 mol

Cô cạn dung dịch Y thu được số gam muối khan là: 0,025. 142 = 3,55 (g).

Câu 31: Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol,  y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng bảo toàn điện tích trong dung dịch Y, ta có:

0,1. 2 + 0,3. 2 = 0,4. 1 + y. 1 → y = 0,4

Khi cô cạn dung dịch Y, xảy ra phản ứng sau:

Khối lượng muối khan thu được là:


= 0,1. 40 + 0,3. 24 + 0,4. 35,5 + 0,2. 60 = 37,4 (g).

Câu 32: Nguyên tử Fe ở  có khối lượng riêng là 7,87g/cm3, với giả thiết trong tinh thể nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,847. Bán kính gần đúng của nguyên tử Fe là

A. 1,28;

B. 0,28 ;

C. 12,8 ;

D. 128.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thể tích của 1 mol Fe là:

Thể tích của một nguyên tử Fe là:

Bán kính gần đúng của nguyên tử Fe là:

Câu 33: Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và một muối cacbonat của kim loại M vào một lượng vừa đủ axit HCl 7,3%, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong Y là 6,028%. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 7,8 gam;

B. 10,4 gam;

C. 8,0 gam;

D. 12,0 gam.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Với n = 2 thì MM = 56 (g/mol). Vậy M là sắt (Fe)

nFeCO3=5,8116=0,05(mol)

Bảo toàn nguyên tố Fe, ta có: nFe2O3=12nFeCO3=0,025(mol)

→ Chất rắn gồm MgO: 0,1 mol; Fe2O3 0,025 mol

mchất rắn = 0,1. 40 + 0,025. 160 = 8 (g)

Câu 34: Cặp chất nào sau đây có cùng phân tử khối:

A. N2 và CO2;

B. SO2 và C4H10;

C. NO và C2H6;

D. CO và N2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cặp chất có cùng phân tử khối là NO và C2H6.

Câu 35: H2 khác 2H như thế nào?

Lời giải:

H2 chỉ một phân tử hiđro

2H chỉ hai nguyên tử hiđro.

Câu 36: Brom có 2 đồng vị  , biết M¯=79,82 . Nếu có 89 nguyên tử   thì có bao nhiêu nguyên tử  ?

Lời giải:

Gọi phần trăm của mỗi đồng vị brom lần lượt là x và y (%)

→ x + y = 100 (1)

Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,82

79x+81y100=79,82(2)

Giải hệ (1), (2), ta được: x = 59, y = 41

chiếm 59% có 89 nguyên tử

 chiếm 41% có 41.8959=62 nguyên tử

Vậy nếu có 89 nguyên tử   thì có 62 nguyên tử  .

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam 1 este E thu được 6,16g CO2 và 2,52 gam H2O. Công thức cấu tạo của E là:

A. HCOOC2H5;

B. CH3COOCH3;

C. HCOOCH3

D. CH3COOC2H5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nCO2=6,1644=0,14(mol); nH2O=2,5218=0,14(mol)

Vì nCO2=nH2O → E là este no, đơn chức có công thức phân tử là: CnH2nO2

Công thức cấu tạo của E là HCOOCH3.

Câu 38: Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.

Lời giải:

Trong 1 tấn gang chứa 95% Fe có mFe=1000.95100=950 (kg)

Phương trình phản ứng: Fe2O3+3COt°2Fe+3CO2

Ta có: 160 kg Fe2O3 tạo ra 2. 56 = 112 kg Fe

     x kg Fe2O3 tạo ra 950 kg Fe

x=160.950112=1357,14(kg)

Hiệu suất đạt 80% nên thực tế Fe2O3 cần dùng:


Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần dùng:

mquặng = 1696,425.100602827,325 (kg)

Câu 39:

a) Tính hóa trị của Mg trong hợp chất MgCO3 (biết CO3 có hóa trị II).

b) Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và SO4 (II).

c) Nêu ý nghĩa của công thức hoá học MgCO3.

Lời giải:

a) Gọi hóa trị của Mg trong hợp chất MgCO3 là a

Theo quy tắc hoá trị, ta có: a. 1 = II. 1 → a = II

Vậy hóa trị của Mg trong hợp chất MgCO3 là II.

b) Gọi công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và SO4 (II) là Fex(SO4)y

Theo quy tắc hoá trị, ta có: III. x = II. y

xy=IIIII=23→ x = 2, y = 3

Vậy công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Fe (III) và SO4 (II) là Fe2(SO4)3

c) Ý nghĩa của công thức hoá học MgCO3:

- Hợp chất gồm 3 nguyên tố magie (Mg), cacbon (C) và oxi (O) tạo thành.

- Trong 1 phân tử chất, có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O

- PTK MgCO3 = 24 + 12 + 16. 3 = 84 đvC.

Câu 40: Oxi hoá hoàn toàn 16,8 gam một kim loại M, chưa biết hoá trị cần dùng 6,4 gam khí O2. Xác định công thức hoá học của oxit?

Lời giải:

nO2=6,432=0,2 (mol)

Trường hợp 1:

Gọi kim loại M có hoá trị n ( 1n3) nên oxit của kim loại M sẽ là M2On

Phương trình phản ứng: 4M+nO2t°2M2On

Ta có:

n

1

2

3

 

MM

21

(loại)

42

(loại)

63

(loại)

Vậy không có kim loại M nào thoả mãn.

Trường hợp 2: Kim loại là Fe

3Fe + 2O2 t°  Fe3O4.

0,3 ⟵ 0,2                        mol

Vậy mFe = 0,3.56 = 16,8 trùng khối lượng đề bài cho.

Vậy kim loại M là Fe.

1 836 13/05/2023