1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 10)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 10 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 472 lượt xem


1000 câu hỏi ôn tập Hóa (Phần 10)

Câu 1: Cân bằng phương trình hoá học bằng phương pháp thăng bằng electron:

FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Lời giải:

Fe+2S12+ O02t° Fe+32O23+ S+4O22

Ta có các quá trình:

4×11×Fe+2S12 Fe+3+2S+4++11e2O0+2.2e2O24FeS2+ 11O2t° 2Fe2O3+ 8SO2

Câu 2: Tính bán kính nguyên tử (theo nm) của 1 nguyên tử Mg biết nguyên tử khối của Mg là 24,31 và khối lượng riêng là 1,74g/cm3.

Lời giải:

Giả sử có 1 mol nguyên tử Mg thì chứa 6,02.1023 nguyên tử Mg

Thể tích của 1 mol nguyên tử Mg là V=24,3051,74

Ta có: V1 nguyên tửV6,02.1023

Gọi cạnh của hình lập phương là a cm. Vì các nguyên tử Mg là hình cầu nội tiếp trong các hình lập phương nên bán kính của nguyên tử Mg là r = 0,5a (cm)

Ta có thể tích của hình lập phương là a3 = (2r)3V6,02.1023

8r3=24,3051,74.6,02.1023r=1,426.108cm=0,1426nm

Câu 3: Nêu cách điều chế Ca(OH)2?

Lời giải:

Một số cách điều chế Ca(OH)2

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 4: Trộn V1 lít dung dịch HCl có pH = 1 với V2 lít dung dịch HCl pH = 2 thu được dung dịch HCl có pH = 1,26. Tỉ lệ V2/V1 là bao nhiêu?

Lời giải:

Dung dịch HCl pH = 1 có  H+=0,1MnH+=0,1V1(mol)

Dung dịch HCl pH = 2 có  H+=0,01MnH+=0,01V2(mol)

Khi trộn 2 dung dịch thu được dung dịch mới có

Thể tích dung dịch mới là V1 + V2 (lít)

H+=0,1V1+0,01V2V1+V2

Dung dịch mới có pH = 1,26  H+=101,26

0,1V1+0,01V2V1+V2=101,26V2V11

Câu 5: Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau :

a)H++OHH2Ob)Ba2++CO32BaCO3c)NH4++OHNH3+H2Od)2H++CO32CO2+H2O

Lời giải:

a)    HCl + NaOH → NaCl + H2O

b)    BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

c)    NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

d)    2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Câu 6: Hoà tan 2,13 gam Al(NO3)3 vào nước được 200 ml dung dịch. Nồng độ của ion NO3  trong dung dịch là:

A. 0,05M;

B. 0,1M;

C. 0,2M;

D. 0,15M.                                                                                                   

Lời giải:

nAl(NO3)3=2,13213=0,01(mol)nNO3=3nAl(NO3)3=3.0,01=0,03(mol)NO3=nNO3Vdd=0,030,2=0,15M

Câu 7: Hãy tính phân tử khối của phân tử CaSO4?

Lời giải:

Phân tử khối của phân tử CaSO4 là: 40 + 32 + 16. 4 = 136 đvC.

Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCl và 0,2 mol H2SO4 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2. Hỏi dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu gì và khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu?

Lời giải:

nH+=nHCl+2nH2SO4=0,1+2.0,2=0,5(mol)nOH=nNaOH+2nBa(OH)2=0,2+2.0,1=0,4(mol)H++OHH2O

H+  quỳ tím chuyển sang màu đỏ 

nBa2+=nBa(OH)2=0,1(mol)nSO42=nH2SO4=0,2(mol)Ba2++SO42BaSO40,1.......0,1..........0,1(mol)mBaSO4=0,1.233=23,3(g)

Câu 9: Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn sau:

Ca(HCO3)2 + NaOH→?

Lời giải:

Phương trình phân tử:

Ca(HCO3)2 + 2NaOH→ CaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

Phương trình ion rút gọn:

Ca2++HCO3+OHCaCO3+H2O

Câu 10: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl

a) Tính nồng độ mol dung dịch axit đã tham gia?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc)?

Lời giải:

nZn=6,565=0,1(mol)

Phương trình: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

a) Theo phương trình: nHCl = 2nZn = 2. 0,1 = 0,2 (mol)

CMHCl=0,20,2=1M

b) Theo phương trình:

nH2=nZn=0,1(mol)VH2=0,1.22,4=2,24(l)

Câu 11: Các cách viết 4 C, 6 Al, 8 Ca lần lượt chỉ ý gì? Hãy dùng chữ số và các kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau: Bốn nguyên tử nitơ, mười hai nguyên tử canxi, sáu nguyên tử natri?

Lời giải:

Các cách viết:

4 C: Bốn nguyên tử cacbon;

6 Al: Sáu nguyên tử nhôm;

8 Ca: Tám nguyên tử canxi.

Áp dụng:

Bốn nguyên tử nitơ: 4 N;

Mười hai nguyên tử canxi: 12 Ca;

Sáu nguyên tử natri: 6 Na.

Câu 12: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Tỉ số hạt mang điện trong X so với trong Y là 10:3. Tìm 2 nguyên tố X và Y.

Lời giải:

Gọi px; py lần lượt là số proton của X và Y.

nx; ny lần lượt là số nơtron của X và Y.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

2(pX+pY)+nX+nY=782(pX+pY)(nX+nY)=26pX+pY=26nX+nY=26

Lại có:

pX+pY=26pXpY=103pX=20pY=6

Vậy X là Ca, Y là C.

Câu 13: Có 4 chất rắn: KNO3; NaNO3; KCl; NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng?

Lời giải:

Đem đốt bốn chất rắn trên

 – Muối của Na cháy với ngọn lửa màu cam (NaNO3 và NaCl) (nhóm 1)

 – Muối của K cháy với ngọn lửa màu tím (KNO3 và KCl) (nhóm 2)

Cho dung dịch AgNO3 vào lần lượt từng mẫu ở hai nhóm 1 và 2 nếu thấy:

 – Có kết tủa trắng xuất hiện là NaCl và KCl

 – Không có hiện tượng gì là NaNO3 và KNO3

Phương trình:

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

Câu 14: Cho 2,24 lít N2 tác dụng với lượng dư H2, sau một thời gian thu được 3,36 lít khí NH3 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3?

Lời giải:

nN2=2,2422,4=0,1(mol);nNH3=3,3622,4=0,15(mol)

Nếu H = 100% thì ta có:

N2+3H22NH30,1...................0,2(mol)

Mà nNH3thucte=0,15(mol)

H=0,150,2.100%=75%

Câu 15: Cho lượng dư N2 tác dụng với 6,72 lít khí H2 (đktc). Biết hiệu suất của phản ứng là 25%, thu được m (gam) NH3. Giá trị của m?

Lời giải:

nH2=6,7222,4=0,3(mol)nH2pu=0,3.25%=0,075(mol)N2+3H2xt,t°,p2NH3nNH3=23nH2pu=0,05(mol)mNH3=0,05.17=0,85(g)

Câu 16: Viết phương trình ion thu gọn của: K2CO3 + MgSO4

Lời giải:

Phương trình phân tử:

K2CO3 + MgSO4 → K2SO4 + MgCO3

Phương trình ion thu gọn:

Mg2++CO32MgCO3

Câu 17: Nhận biết MgSO4, K2CO3, BaCl2, Na2SO3?

Lời giải:

- Trích các mẫu thử ra ống nghiệm, có đánh số lần lượt

- Dùng dung dịch H2SO4 để nhận biết:

+ Chất nào cho khí mùi hắc thoát ra là Na2SO3:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2

+ Chất nào cho khí thoát ra là K2CO3:

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + H2O + CO2

+ Chất nào cho kết tủa trắng là BaCl2:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Chất còn lại, không có hiện tượng gì là MgSO4.

Câu 18: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,15 mol NaHCO3 vào V lít dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thoát ra 2,8 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là?

Lời giải:

nCO2=2,822,4=0,125(mol)

Gọi số mol Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng lần lượt là x (mol) và y (mol).

Phương trình hoá học:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

x                  2x                          x                  mol

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

y                  y                            y                  mol

Theo bài ra: nkhí = x + y = 0,125 (1)

Lại có: xy=0,10,15=233x2y=0      (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,05 và y = 0,075.

Þ nHCl = 2x + y = 0,175 mol Þ VHCl = 0,175/1 = 0,175 lít = 175 ml.

Câu 19: Tính số mol của 4 gam khí H2?

Lời giải:

nH2=mH2MH2=41.2=2(mol)

Câu 20: Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 gam nitơ và 4 gam khí NO (ở đktc)?

Lời giải:

nN2=1428=0,5(mol);nNO=430=215(mol)

Thể tích của hỗn hợp khí ở đktc là: 0,5+215.22,4=14,187(l)

Câu 21: Nêu ví dụ về vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo?

Lời giải:

- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.Ví dụ: Cây ngô, sông, suối,…

- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra. Ví dụ: Ấm đun nước, bàn, ghế,…

Câu 22: Oxide cao nhất của một nguyên tố là RO3. Nó có trong thành phần của oleum, được sử dụng trong sản xuất nhiều chất nổ. Trong hợp chất khí của R với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

Lời giải:

Oxide cao nhất của nguyên tố R là RO3. Công thức hợp chất khí với hydrogen của R là RH2. Trong hợp chất khí của R với hydrogen có 5,88% hydrogen về khối lượng nên:

%mR%mH=MR2MH=1005,885,88MR2=94,125,88MR=32(g/mol)

Vậy R là sulfur (S), oxide cao nhất của R là SO3.

Câu 23: Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl. Bằng phương pháp hoá học, em hãy nhận biết các lọ trên.

Lời giải:

Lấy mỗi lọ ra 1 ít cho vào 3 chén sứ để làm thí nghiệm

Dùng quỳ tím nhúng vào các chén sứ đựng mẫu thử.

- Dung dịch HCl làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

- Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

- Dung dịch NaCl không làm quỳ tím chuyển màu.

Câu 24: Có 4 lọ bị mất nhãn đựng các chất NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 dung dịch này.

Lời giải:

- Lấy mỗi chất 1 ít ra từng ống nghiệm làm mẫu thử, đánh số thứ tự tương ứng     

- Cho vào 4 mẫu mỗi mẫu 1 mẩu giấy quỳ tím                                                          

+ Nếu mẫu nào quỳ tím hóa đỏ thì lọ đựng HCl                                                       

+ Nếu mẫu nào quỳ tím hóa xanh thì lọ đó là NaOH                                                

+ Hai mẫu còn lại là NaNO3 và NaCl                                                                        

- Cho vào mẫu vài giọt AgNO3.                                                                            

+ Nếu mẫu nào có kết tủa trắng thì đó là NaCl                                                         

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

+ Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3                                                      

Câu 25: Cho các phát biểu sau đây:

(a) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của anđehit tương ứng.

(b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa axetilen tạo kết tủa vàng.

(c) Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí axetilen.

(d) Cho axetilen phàn ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một ancol.

(e) Trùng hợp etilen thu được teflon.

(f) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa andehit tạo kết tủa trắng, ánh kim.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là:

A. 4;

B. 2;

C. 3;

D. 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phát biểu (a) đúng. Giữa các phân tử của ancol có liên kết hidro liên phân tử còn giữa các phân tử andehit không có liên kết hidro liên phân tử nên nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của andehit tương ứng.

Phát biểu (b) sai. Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phản ứng với axetilen tạo kết tủa vàng nhưng đó không phải là phản ứng oxi hóa mà là phản ứng thế nguyên tử H.

HCCH+2AgNO3+2NH3t°AgCCAg+2NH4NO3

Phát biểu (c) sai. Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí etilen hay đất đèn (chất sinh khí axetilen).

Phát biểu (d) sai. Cho axetilen phản ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một andehit.

HCCH+H2OHgSO4,t°CH3CHO

Phát biểu (e) sai. Trùng hợp etilen thu được polietilen còn gọi là Teflon hay poli (tetrafloetilen) là một polime có công thức hóa học là (CF2 CF2)n

Phát biểu (f) đúng. Andehit tham gia phản ứng tráng gương tạo Ag có màu trắng, có ánh kim.

RCHO+2AgNO3+3NH3+H2Ot°RCOONH4+2Ag+2NH4NO3

Vậy có tất cả 4 phát biểu sai.

Câu 26: Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ 2 nguyên tố C và H trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:

A. CH4;

B. C2H4;

C. C4H8;

D. C4H10.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đặt công thức hợp chất Y là CxHy có phân tử khối MY.

%C = 82,76 %H = 100 − 82,76 = 17,24%

Vì khối lượng mỗi nguyên tố tỉ lệ với thành phần phần trăm khối lượng của nó.

Ta có:

mCmY=%C100%12x58=82,76100x=4mHmY=%H100%y58=17,24100y=10

Công thức của Y là C4H10.

Câu 27: Biết rằng axit clohiđric có phản ứng với chất canxi cacbonat tạo ra chất canxi clorua, nước và khí cacbon dioxit thoát ra. Một cốc dựng dung dịch axit clohiđric (1) và cục đá (2) (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho cân ở vị trí cân bằng.

Tài liệu VietJack

Bỏ cục đá vôi vào dung dịch axit clohidric. Sau một thời gian phản ứng, cân ở vị trí nào: A, B hay C? Giải thích.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Sau một thời gian phản ứng, cân ở vị trí B. Vì khi cho đá vôi vào dung dịch axit clohiđric có phản ứng sinh ra khí cacbon đioxit thoát ra ngoài làm cho khối lượng trong cốc sẽ giảm đi.

Câu 28: Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khi CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua 75 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 0,50;

B. 0,75;

C. 1,00;

D. 1,25.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

CO2:(0,04z)molH2O:zmolt°CY gồm CO:xmolCO2:ymolH2:zmol0,07mol

nY=x+y+z=0,07nO=2(0,04z)+z=x+2yx+y+z=0,07x+2y+z=0,08y=0,010,01molCO20,0075molCa(OH)20,005molCaCO3mCaCO3=0,5(g)

Câu 29: Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau: Dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối. Hãy nêu cách nhận biết mỗi lọ dung dịch bằng phương pháp hoá học?

Lời giải:

Lấy mẫu thử và đánh dấu

Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

- Mẫu thử làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch axit

- Mẫu thử làm quỳ tím hoá xanh là dung dịch bazơ

- Mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu là dung dịch muối.

Câu 30: Cho các phát biểu sau về anilin:

(a) Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước.

(b) Anilin là amin bậc I, có tính bazơ và làm quỳ tím đổi sang màu xanh.

(c) Anilin chuyển sang màu nâu đen khi để lâu trong không khí vì bị oxi hoá bởi oxi không khí.

(d) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm,…

Số phát biểu đúng là:

A. 1;

B. 3;

C. 2;

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

3 phát biểu đúng là (a), (c), (d)

Phát biểu (b) sai vì anilin không làm quỳ tím đổi màu.

Câu 31: Cho biết 1 nguyên tử Mg có 12e, 12p, 12n.

a) Tính khối lượng 1 nguyên tử Mg?

b) 1 (mol) nguyên tử Mg nặng 24,305 (g). Tính số nguyên tử Mg có trong 1 (mol) Mg.

Lời giải:

Số khối A = p + n = 12 + 12 = 24 đvC

1 đvC = 1,67. 10-24 gam

Khối lượng của 1 nguyên tử Mg là 1,67. 10-24. 24 = 40,08. 10-24 gam

1 mol Mg chứa số nguyên tử là: 24,30540,08.1024=6.1023

Câu 32:

a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O.

b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X. Y được tạo nên từ hai nguyên tố S,O.

c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H.

Lời giải:

a) CTHH: CuO

PTKCuO = 64 + 16 = 80 đvC

b) CTHH: SO4

PTKSO4 = 32 + 16. 4 = 96 đvC

c) Phân tử Z có PTK = 80. 1,225 = 98

Gọi số nguyên tử S là X

Số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử của S → H có 2X nguyên tử

Số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H → O có 4X nguyên tử

Gọi CTHH là H2XSXO4X, ta có:

1. 2X + 32. X + 16. 4X = 98 → X = 1

Vậy CTHH là H2SO4.

Câu 33: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X là:

A. 69,23%;

B. 34,60%;

C. 38,46%;

D. 51,92%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nH2=8,9622,4=0,4(mol)

Bảo toàn electron:

3nAl+2nMg=2nH23nAl+2nMg=0,8(1)mhh=27nAl+24nMg=7,8(2)

Giải hệ (1) và (2)

nAl = 0,2 (mol); nMg = 0,1 (mol)

%mAl=0,2.277,8.100%=69,23%

Câu 34: Cho một bản nhôm có khối lượng 70 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy bản nhôm ra cân có khối lượng 76,9 gam. Khối lượng đồng bám vào bản nhôm là?

Lời giải:

Phản ứng xảy ra: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Gọi số mol Al phản ứng là x (mol; x > 0)

nCu=32nAl=1,5x(mol)

→mthanh nhôm tăng = mCu – mAl

→ 64. 1,5x – 27x = 76,9 – 70 = 6,9 → x = 0,1

→ mCu = 64. 1,5x = 9,6 (gam)

Câu 35: Hỗn hợp X gồm hai chất béo. Hỗn hợp Y gồm hai peptit mạch hở. Đun nóng 104 gam hỗn hợp Z chứa X và Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 119,8 gam hỗn hợp T chứa các muối (trong đó có ba muối của glyxin, alanin và valin). Đốt cháy toàn bộ T, thu được CO2, N2; 5,33 mol H2O và 0,33 mol Na2CO3. Nếu đốt cháy hoàn toàn 104 gam Z trên, thu được CO2, a mol N2 và 5,5 mol H2O. Giá trị của a là?

A. 0,21;

B. 0,25;

C. 0,28;

D. 0,15.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nNa2CO3=0,33(mol)nNaOH=0,66(mol)

Bảo toàn nguyên tố H: 5,5 = 5,33 + 4.nglixerol + nY – 0,33

→ nglixerol = 0,125 – 0,25. nY

Bảo toàn khối lượng: 104 + 0,66. 40 = 119,8 + (0,125 – 0,25.nY).92 + 18nY

→ nY = 0,18

→ nglixerol = 0,125 – 0,25nY = 0,08

nN2 = 0,21

Câu 36: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa a mol AgNO3 và a mol Fe(NO3)3.

(b) Cho dung dịch chứa a mol K2Cr2O7 vào dung dịch chứa a mol NaOH. 

(c) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4  vào dung dịch chứa a mol BaCl2

(d) Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol NaH2PO4

(e) Cho a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH.

(f) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol KAlO2.

(g) Cho a mol Fe(OH)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng.

(h) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol BaCl2 và a mol NaHCO3.

Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là:

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 chất tan là: (c); (d); (e); (f); (h).

(a) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

→ Dung dịch sau phản ứng chứa Fe(NO3)2.

(b) K2Cr2O7 + 2NaOH → K2CrO4 + Na2CrO4 + H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa K2CrO4; Na2CrO4; K2Cr2O7.

(c) NaHSO4 + BaCl → BaSO4↓ + NaCl + HCl

→ Dung dịch sau phản ứng chứa NaCl; HCl.

(d) 2KOH + 2NaH2PO4 → K2HPO4 + Na2HPO4 + 2H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa K2HPO4; Na2HPO4.

(e) 2CO2 + 3KOH → K2CO3 + KHCO3 + H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa K2CO3; KHCO3.

(f) KAlO2 + HCl + H2O → KCl + Al(OH)

→ Dung dịch sau phản ứng chứa KCl; KAlO2.

(g) Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

→ Dung dịch sau phản ứng chứa FeSO4.

(h) Na2O + H2O → 2NaOH

NaOH + NaHCO3 →Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NaCl

→ Dung dịch sau phản ứng chứa NaCl; NaOH.

Câu 37: Cho từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra?

A. lập tức có khí thoát ra;

B. không có hiện tượng gì;

C. đầu tiên không có hiện tượng gì sau đó mới có khí bay ra;

D. có kết tủa trắng xuất hiện.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

→ Chưa thấy hiện tượng

HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2

→ Có khí bay ra.

Câu 38: Chất X đơn chức, chứa vòng benzen có công thức phân tử C8H8O2. Biết 1 mol X tác dụng được tối đa với 1 mol NaOH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là:

A. 4;

B. 6;

C. 8;

D. 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

X đơn chức và tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 nên X là axit hoặc este (trừ este của phenol)

Có 6 cấu tạo thỏa mãn X:

+ Axit đơn chức: CH3 - C6H4 - COOH (3 đồng phân o, m, p)

+ Axit đơn chức: C6H5 - CH2 - COOH

+ Este đơn chức: C6H5COOCH3; HCOO - CH2 - C6H5

Câu 39: Một hợp chất có phân tử khối 62 đvC. Trong phân tử nguyên tử oxi chiếm 25,8 phần trăm theo khối lượng còn lại là nguyên tố natri. Hãy cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học có trong phân tử của hợp chất.

Lời giải:

mO=25,6.6210016(g)nO=1616=1(mol)

mNa = 62 – 16 = 46 (g) nNa=4623=2(mol)

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 2 nguyên tử Na và 1 nguyên tử O.

Câu 40: Cân bằng PTHH sau: Al + AgNO3 → Al(NO3)3 + Ag

Lời giải:

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag           

Giải thích:

- Cân bằng nhóm (NO3) ở hai vế bằng cách thêm hệ số 3 trước AgNO3.

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + Ag

- Cân bằng số nguyên tử Ag ở hai vế bằng cách thêm hệ số 3 trước Ag.

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

- Kiểm tra, phản ứng đã được cân bằng:

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Câu 41: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì thuộc bảng tuần hoàn, có tổng điện tích dương là 25. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là vị trí nào sau đây:

A. X chu kì 3, nhóm IIA, Y chu kì 2, nhóm IIIA;

B. X chu kì 3, nhóm IIA, Y chu kì 3, nhóm IIIA;

C. X chu kì 2, nhóm IIIA, Y chu kì 3, nhóm IIIA;

D. Tất cả đều sai.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Giả sử ZX, ZY là số proton của X và Y (ZX < ZY)

ZX=2512=12,ZY=13

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s2, X ở chu kì 3 nhóm IIA

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s23p1,Y ở chu kì 3 nhóm IIIA

Câu 42: 1 đvC có khối lượng tính bằng gam là 0,166.10-23 gam. Vậy khối lượng tính bằng gam của nguyên tử sắt là:

A. 10,79. 10-23 g;

B. 9,296. 10-23 g;

C.4,482. 10-23 g;

D. 2,656. 10-23 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

mFe=56.0,166.1023=9,296.1023(g)

Câu 43: Nguyên tố A có tổng số hạt là 34 hạt. Tìm số hạt mỗi loại trong A, A là nguyên tố nào?

Lời giải:

Gọi: Số hạt proton = số hạt electron = p

Số hạt nơtron = n

Ta có : 

2p + n = 34  n = 34 - 2p

Mặt khác : 

p ≤ n ≤ 1,5p

p ≤ 34 - 2p ≤ 1,5p

9,7 ≤ p ≤ 11,3

Với p = 10 thì A là nguyên tố Neon suy ra n = 34 - 10.2 = 14 loại vì phân tử khối p + n = 10 + 14 = 28  20

Với p = 11 thì A là nguyên tố Natri suy ra n = 34 - 11.2 = 12 chọn vì phân tử khối p + n = 11 + 12 = 23

Vậy A là natri (Na).

Câu 44: Cho sơ đồ phản ứng:

             FexOy + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O

Với x ≠ y thì giá trị thích hợp của x và y lần lượt là:

A. 1 và 2;          

B. 2 và 3;              

C. 2 và 4;              

D. 3 và 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Fe có hóa trị II và III còn có nhóm (SO4) có hóa trị II

Mà x # y → x = 2 và y = 3 là hợp lí.

Phương trình hóa học sau:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 45: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng: FeCl2 + Cl2 → FeCl3

Lời giải:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Giải thích cách lập phương trình hoá học:

- Viết sơ đồ phản ứng: FeCl2 + Cl2 → FeCl3

- Làm chẵn số nguyên tử Cl ở vế phải bằng cách thêm hệ số 2 trước FeCl3:

FeCl2 + Cl22FeCl3

- Cân bằng số nguyên tử Fe ở hai vế bằng cách thêm hệ số 2 trước FeCl2:

2FeCl2 + Cl22FeCl3

- Kiểm tra, phản ứng đã cân bằng:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Tỉ lệ: Số phân tử FeCl2 : Số phân tử Cl2 : Số phân tử FeCl3 = 2 : 1 : 2

Câu 46: Hòa tan 4,8 gam Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48;

B. 3,36;

C. 33,6;

D. 44,8.
Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nMg=mM=4,824=0,2molMg + 2HCl  MgCl2+ H20,2                                         0,2 mol

→ VH2=n.22,4=0,2.22,4=4,48(lít)

Vậy giá trị của V là 4,48.

Câu 47: Este X no, mạch hở có 4 nguyên tử cacbon. Thủy phân X trong môi trường axit thu được ancol Y và axit Z (Y, Z chỉ chứa một loại nhóm chức duy nhất). Số công thức cấu tạo của X là

A. 4;

B. 3;

C. 6;

D. 5.
Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Theo giả thiết ở đây: X là este no, mạch hở có 4 nguyên tử C, tạo bởi axit và ancol.

→ X có thể là este no đơn chức, hoặc este no, hai chức

- Este no, đơn chức C4H8O2:

HCOOCH(CH3)2, HCOO(CH2)2CH3, CH3COOC2H5, C2H5COOCH3

- Este no, hai chức C4H6O4:

CH3OOC – COOCH3, HCOOCH2 – CH2OOCH.

Câu 48: Cho một kim loại R có khối lượng 11,2 gam vào dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lít khí H2. Xác định kim loại R?

Lời giải:

nH2=4,4822,4=0,2(mol)

Gọi x, n là số mol, hóa trị của R ( x> 0, )

Ta có PTHH: 2R + 2nHCl → 2RCln + nH2

nR=2nnH2=0,4n(mol)MR=11,20,4n=28n(g/mol)

Biện luận:

x = 1 → MR = 28 (g/mol) (Loại)

x = 2 → MR = 56 (g/mol) (Nhận)

x = 3 → MR = 84 (g/mol) (Loại)

Vậy R là sắt (Fe).

Câu 49: Phân tử khối của hợp chất Pb(NO3)2 bằng:

A. 232 đvC;

B. 271 đvC;

C. 331 đvC;

D. 180 đvC.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phân tử khối của hợp chất Pb(NO3)2 bằng: 207 + (14 + 16. 3). 2 = 331 đvC.

Câu 50: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 15,76 gam;

B. 19,70 gam;

C. 9,85 gam;

D. 7,88 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

nCO2=4,4822,4=0,2(mol)nNa2CO3=0,2.0,5=0,1(mol);nNaOH=0,2.0,75=0,15(mol)

Dung dịch X chứa nNa+=0,1.2+0,15=0,35(mol) ; HCO3 (x mol); CO32  (y mol)

Bảo toàn điện tích: x + 2y = 0,35

Bảo toàn nguyên tố C: x + y = 0,2 + 0,1

Giải hệ: x = 0,25; y = 0,05

Nên nBaCO3=nCO32=197.0,05=9,85(g)

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Hóa chọn lọc, hay khác:

1 472 lượt xem