1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 20)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 20 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa. 

1 393 lượt xem


1000 câu hỏi ôn tập Hóa (Phần 20)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,24g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,4g magie oxit. Em hãy tìm công thức hóa học đơn giản của magie oxit.

Lời giải

Tài liệu VietJack

 

 

 

 

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 0,01 mol nguyên tử Mg; 0,01 mol nguyên tử O. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử O.

→ Công thức hóa học đơn giản của magie oxit là: MgO.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là

A. CH2 = CH2;

B. (CH3)2C = C(CH3)2;

C. CH2 = C(CH3)2;

D. CH3CH = CHCH3.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đặt CTPT của anken là CnH2n (n ≥ 2)

Ta có: n=nCO2nanken=0,20,05=4 .  Vậy anken có CTPT là C4H8.

Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất nên A là CH3CH = CHCH3.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích khí còn lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là:

A. C2H4 và C3H6;

B. C3H6 và C4H8;

C. C2H6 và C3H8;

D. C3H8 và C4H10.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

100mlXC3H9NCxHy+O2750mlN2CO2H2OH2SO4350mlN2CO2

Nếu hiđrocacbon là ankan:

Vankan + Vamin = VH2O(VCO2+VN2)=400350=50ml100ml → Loại

Nếu hiđrocacbon là anken CnH2n

Vamin=VH2O(VCO2+VN2)=400350=50ml

Bảo toàn nguyên tố H: 50.9 + 50.2n = 2VH2O = 2.400 = 800 → n = 3,5

Vậy hai anken là C3H6 và C4H8.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lời giải

nCH4=11,222,4=0,5(mol)

Phương trình phản ứng: CH4+2Ot°2CO2+2H2O

Theo phương trình:

nO2=2nCH4=2.0,5=1(mol);nCO2=nCH4=0,5(mol)VO2=1.22,4=22,4(l)VCO2=0,5.22,4=11,2(l)

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 13,5 gam etylamin, thu được H2O, N2 và x mol CO2. Giá trị của x là:

A. 0,6;

B. 0,3;

C. 0,4;

D. 0,2.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

nC2H5NH2=13,545=0,3(mol)

Bảo toàn nguyên tố C: C2H5NH2 → 2CO2

→ x = 0,3.2 = 0,6 (mol).

Câu 6: Đốt hoàn toàn 2,24 lít khí H2 (đktc) trong không khí, tính khối lượng nước thu được?

Lời giải

nH2=2,2422,4=0,1(mol)

PTHH: 2H2+O2to2H2O

nH2O=nH2=0,1(mol)mH2O=0,1.18=1,8(g)

Câu 7: Đốt cháy hết 4,1 gam chất A thu được 2,65 gam Na2CO3; 1,68 lít CO2 (đktc) và l,35g H2O. Biết trong A chỉ có một nguyên tử Na. Tìm công thức phân tử của chất A:

A. C2H3O2Na;

B. C2H5O2Na;

C. C3H5O2Na;

D. C3H7O2Na.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Vì sản phẩm cháy gồm Na2CO3, CO2 và H2O nên trong A chắc chắn có C, H, Na, có thể có O.

Ta có:

nNa2CO3=0,025(mol)→ nNa = 0,05 (mol) 

Vì trong A chỉ có một nguyên tử Na → nA = 0,05 mol

nCO2=0,075(mol);nH2O=0,075(mol)nC(A)=nNa2CO3+nCO2=0,1nH(A)=2nH2O=0,15nO(A)=mAmCmHmNa16=0,1

Gọi công thức phân tử của A là CxHyOzNa

x=nCnA=0,10,05=2y=nHnA=0,150,05=3z=nOnA=0,10,05=2

Vậy CTPT của A là C2H3O2Na.

Câu 8: Để đốt cháy hoàn toàn 4,212 gam kim loại R có hóa trị III cần vừa đủ 2,7216 lít Cl2 (đktc). Kim loại R là:

A. Fe;

B. Al;

C. Cr;

D. Mg.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

nCl2=2,721622,4=0,1215(mol)

PTHH: 2R+3Cl2t°2RCl3

nR=23nCl2=23.0,1215=0,081(mol)MR=4,2120,081=52(g/mol)

Vậy R là crom (Cr).

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít C3H8 (đktc) thu được V lít CO2 (đktc) và m gam nước. Tính m và V.

A. m = 14,4 gam, V = 13,44 lít;

B. m = 13,4 gam, V = 13,44 lít;

C. m = 13,44 gam, V = 14,4 lít;

D. m = 13,54 gam, V = 14,4 lít.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

C3H8+5O2to3CO2+4H2O0,2                                 0,6             0,8

m = 0,8.18 = 14,4 gam

V = 0,6.22,4 = 13,44 lít.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 g muối sunfat của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoàn toàn trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thu được dung dịch X nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch X là 41,72%. Khi làm lạnh X thì thoát ra 8,08 gam muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của muối rắn.

Lời giải

Gọi n là hoá trị của M (nN*)

2MS+(0,5n+2)O2t°M2On+2SO2

M2On + 2nHNO3 → 2M(NO3)n + nH2O

Gọi số mol của MS là x

nM(NO3)n=nMS=x(mol)nHNO3=nx(mol)mHNO3=63nx(g)mddHNO3=500nx3(g)

Bảo toàn khối lượng:

mdd muốimM2On+mddHNO3=0,5x.(2MM+16n)+500nx3(g)

Ta có: mM(NO3)2=x.(MM+62n)(g)

x.(MM+62n)0,5x.(2MM+16n)+500nx3=41,72%MM+62nMM+8n+500n3=41,72%

Thay giá trị của n = 1; 2; 3 thoả mãn n = 3 suy ra MM = 56 g/mol suy ra M là sắt (Fe).

nFeS=4,456+32=0,05(mol)=x

mdd muối = 29 gam (thay M;n;x)

→ mdd sau khi tách = 29 – 8,08 = 20,92 (g)

mFe(NO3)3 còn lại = 34,7%.20,92 = 7,26 (g)

nFe(NO3)3 còn = 0,03 (mol)

nFe(NO3)3 tách ra = 0,05 – 0,03 = 0,02 (mol)

Rắn có dạng Fe(NO3)3.bH2O →nFe(NO3)3.bH2O = 0,02 (mol)

242+18b=8,080,02=404b=9Fe(NO3)3.9H2O

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam chất hữu cơ A, sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 thì thấy xuất hiện 39,4 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 24,3 gam. Mặt khác, oxi hoàn toàn 6,75 gam A bằng CuO (to), sau phản ứng thu được 1,68 lít N2 (đktc). Biết A có công thức phân tử (CTPT) trùng với công thức đơn giản nhất (CTĐGN). Vậy CTPT của A là:

A. C2H7O.

B. C2H7N.

C. C3H9O2N.

D. C4H10N2O3.

Lời giải

nCO2 = nBaCO3 =39,4197=0,2 (mol)

mdd giảmmBaCO3mCO2 +mH2O

 nH2O =39,424,30,2.4418=0,35 (mol)

Xét 6,75 gam A phản ứng tạo 0,075 mol N2

→ Vậy 4,5 gam A thì tạo 0,05 mol N2

→ nN(A) = 0,1 mol

Ta có : mA = mC + mH + mO + mN → nO = 0

→ nC : nH : nN = 0,2 : 0,7 : 0,1 = 2 : 7 : 1

→ CTĐG nhất và cũng là CTPT của A là C2H7N.

Câu 12: Đốt cháy hết 48 gam lưu huỳnh (S) trong oxi (O2) thu được 96 gam lưu huỳnh đioxit (SO2).

a, Viết công thức về khối lượng của phản ứng đã xảy ra

b, Tính khối lượng oxi đã phản ứng.

Lời giải

a. Phương trình: S+O2t°SO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mS+mO2=mSO2

b. Thay vào trên, ta có:

48 + = 96

= 96 – 48 = 48 (g).

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 5,1 gam một este X cần vừa đủ 7,28 lít O2 (đktc). CTPT của X là:

A. C3H6O2;

B. C2H4O2;

C. C4H8O2;

D. C5H10O2.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đặt công thức của este là CnH2nO2

CnH2nO2+(3n22)O2t°nCO2+nH2O

nO2=7,2822,4=0,325(mol)neste=23n2nO2=0,653n2(mol)5,114n+32=0,653n2n=5

Vậy CTPT của X là C5H10O2.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6O;

B. C3H8O;

C. C2H4O2;

D. C4H10O.

 Lời giải

Đáp án đúng là: C

Gọi công thức phân tử của Y có dạng: CxHyOz

nCO2=V22,4=4,4822,4=0,2(mol)nC=0,2(mol);mC=0,2.12=2,4(g)nH2O=mM=3,618=0,2(mol)nH=2nH2O=0,4(mol);mH=0,4.11=0,4(g)mO(trongY)=mYmCmH        =62,40,4=3,2(g)nO=mM=3,216=0,2(mol)

Ta có x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1

Vậy công thức đơn giản nhất của Y là: (CH2O)n

Có MY = 60 (g/mol) → 30.n = 60 → n = 2.

Vậy công thức phân tử của Y là: C2H4O2.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm 1 ankan X và 1 anken Y thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là:

A. CH4 và C2H4;

B. C2H6 và C3H6;

C. C2Hvà C2H4

D. CH4 và C3H6.

 Lời giải

Đáp án đúng là: A

nCO2=0,5(mol);nH2O=0,6(mol);nA=0,3(mol)nankanX=0,60,5=0,1(mol)nankenY=0,30,1=0,2(mol)

Đặt công thức phân tử của ankan X là CnH2n+2, công thức phân tử của anken Y là CmH2m (điều kiện n≥1, m≥2)

Bảo toàn nguyên tố C ta có: nCO2=0,1.n+0,2.m=0,5

Suy ra n + 2m  =5

Vì n≥1, m≥2 nên chỉ có  n = 1, m = 2 thỏa mãn. Vậy X là CH4 và Y là C2H4.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra?

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?

c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?

Lời giải

a) Phương trình phản ứng:

4P + 5O2 to 2P2O5    (1)

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O    (2)

b) nP=6,23,1=0,2(mol)

→ nP2O5=12nP=12.0,2=0,1(mol)

Theo phương trình: nNaOH=4nP2O5=4.0,1=0,4(mol)

Khối lượng NaOH = 0,4.40 = 16 g

Khối lượng dung dịch NaOH =16.10032=50(g)

Theo phương trình: nNa2HPO4=2nP2O5=0,1.2=0,2(mol)

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mddsau=mddNaOH+mP2O5=50+0,1.142=64,2(g)

C%Na2HPO4=142.0,264,2.100                     =44,24%

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp sản phẩm khí và hơi gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm này vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6 gam. Xác định công thức đơn giản nhất của X.

 Lời giải

Bảo toàn nguyên tố C:

nC=nCO2=nCaCO3=30100=0,3(mol)

Khối lượng bình tăng:

m=mCO2+mH2O=44.0,3+18nH2O=18,6(g)nH2O=18,644.0,318=0,3(mol)

Bảo toàn nguyên tố H: nH=2nH2O=0,6(mol)

mC + mH = 0,3.12 + 0,6 = 4,2  < mX

Vậy trong X có O

 nO=94,216=0,3(mol)

Tỉ lệ: nC : nH : nO = 0,3 : 0,6 : 0,3 = 3 : 6 : 3 = 1 : 2 : 1

Vậy công thức đơn giản nhất là CH2O.

Câu 18: Đốt cháy a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít khí oxi (đktc) tạo thành 28,4 gam điphotphopentaoxit P2O5. Tính a

Lời giải

nO2=13,4422,4=0,6(mol)nP2O5=28,4142=0,2(mol)4P+5O2t°2P2O5

P tính theo sản phẩm P2O5, O2 còn dư

nP=2nP2O5=2.0,2=0,4(mol)

→ mP = 0,4.31 = 12,4 (g).

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

A. Anken.     

B. Ankan.      

C. Ankadien.     

D. Ankin.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

nCO2<nH2O → ankan.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A chứa CO và H2 cần dùng vừa đủ 5,6 lít khí oxi và sản phẩm tạo thành chứa 3,36 lít khí cacbonic. Các khí ở đktc.

a) Lập các phương trình hóa học

b) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.

c) Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.

Lời giải

nCO2=3,3622,4=0,15(mol)

a.

2CO+O2to2CO2           (1)2H2+O2to2H2O           (2)

b. Theo phương trình:

nO2(1)=12nCO2=0,075(mol)nCO=nCO2=0,15(mol)VCO2=0,15.22,4=3,36(l)nO2(2)=0,250,075=0,175(mol)nH2=2nO2(2)=0,35(mol)nH2=0,35.22,4=7,84(l)

c.

%VCO=0,150,15+0,35.100=30%%VH2=70%

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và C4H9OH cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, thu được CO2 và 9,9 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na dư thấy có V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V là?

A. 1,12;

B. 1,344;

C. 1,68;

D. 1,792.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Ta thấy hỗn hợp X đều chứa ancol no, đơn chức nên gọi CTTQ của X là CnH2n+1OH.

Có nH2O=9,918=0,55(mol)

CnH2n+1OH+3n2O2t°nCO2+(n+1)H2O

Theo phương trình, ta có:

nO2(n+1)=nH2O.3n20,6(n+1)=0,55.1,5nn=83

Theo phương trình, ta có:

nancol=nO23n2=2nO23n=0,6.283.3=0,15(mol)

CnH2n+1OH+NaCnH2n+1ONa+12H2

Theo phương trình, ta có:

nH2=nancol2=0,075(mol)VH2=0,075.22,4=1,68(l)

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2 và 12,6 gam H2O và 69,44 lít nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi, trong đó oxi chiếm 20% thể tích. Các thể tích đo ở đktc. Amin X có công thức phân tử là:

A. C2H5NH2;

B. C3H7NH2;

C. CH3NH2;

D. C4H9NH2.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

nCO2=17,644=0,4(mol);nH2O=12,618=0,7(mol)

Nhận thấy đáp án đều là các amin no đơn chức mạch hở nên ta tính ngay được số mol amin bằng việc áp dụng công thức tính nhanh:

namin=nH2OnCO21,5=0,2(mol)=nNtrongAmin

→ mamin = mC + mH + mN = 0,4.12 + 0,7.2 + 0,2.14 = 9 (g)

M=90,2=45(g/mol)C2H5NH2

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở thu được tỉ lệ khối lượng của CO2 so với nước là 44: 27. Công thức phân tử của amin đó là?

Lời giải

Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+3N (n≥1)

Tỉ lệ khối lượng của CO2 với H2O là 44 : 27 nên coi khối lượng của CO2 là 44 gam, khối lượng của H2O là 27 gam.

nCO2=4444=1(mol);nH2O=2718=1,5(mol)

→nC : nH = 1 : 3

2n + 3 = 3n n = 3

Vậy công thức của amin là C3H9N.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankan(A) thu được 11 gam C02 và 5,4 gam nước. Khi clo hóa (A) theo (tỉ lệ mol 1:1) tạo thành chất dẫn xuất monoclo duy nhất. Xác định CTPT và viết CTCT đúng của A.

Lời giải

 nCO2=1144=0,25(mol);nH2O=5,418=0,3(mol)

nA=nH2OnCO2=0,30,25=0,05(mol)

Gọi CTTQ của A là CnH2n+2

Ta có: n=nCO2nA=0,250,05=5

Vậy CTPT của A là C5H12

Vì khi clo hóa A theo tỉ lệ 1 : 1 chỉ thu được 1 môn duy nhất , do đó :

CTCT của X là 

Đốt cháy hoàn toàn 1 ankan(A) thu được 11 gam C02 và 5,4 gam nước (ảnh 1)

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước. Xác định CTPT của X.

A. C4H10;

B. C5H12;

C. C4H8;

D. C5H10.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

nCO2=8,9622,4=0,4(mol)nC=0,4(mol)nH2O=918=0,5(mol)nH=0,5.2=1(mol)

→ C : H = 0,4 : 1 = 4 : 10

→ X là C4H10.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:

A. C2H6.

B. C2H6O.

C. C2H6O2.

D. Không thể xác định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các phản ứng xảy ra khi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O               (1)

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2                   (2)

Ba(HCO3)t° BaCO3 + CO2 + H2O       (3)

Ta có: 

nCO2(Pu)=nCO2(1)+nCO2(2)=nBaCO3(1)+2nBa(HCO3)2=0,2(mol)

Theo giả thiết khối lượng dung dịnh giảm 5,5 gam nên ta có:

19,7 − 0,2.44 − mH2O= 5,5  mH2O= 5,4 gam nH = 2.nH2O = 0,6 mol.

Bảo toàn nguyên tố oxi:

nO(hchc)=2nCO2+nH2O2nO2=2.0,2+0,32.0,3=0,1(mol)

→ nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1

Vậy CTPT của X là C2H6O.

Câu 27:

- Đốt hỗn hợp gồm C và S trong oxi dư thu được hỗn hợp khí A.

- Cho 1/2 A lội qua dung dịch NaOH thu được dung dịch B và khí C. Cho khí B đi qua hỗn hợp chứa CaO và MgO nung nóng được chất rắn D và khí E. cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dung dịch G. Thêm dung dịch KOH vào dung dịch G lại thấy kết tủa F xuất hiện. Đun nóng G cũng thấy kết tủa F xuất hiện.
- Cho 1/2 A còn lại cho đi qua xúc tác V2O5 và đun nóng được khí M. Dẫn M đi qua dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa N xuất hiện.

Hãy xác định A, B, C, ... M, N là những chất gì, viết PTHH.

Lời giải:

- Đốt hỗn hợp C và S trong O2

C + O2 t° CO2                   (1)

C + CO2 t° 2CO                (2)

S + O2 t° SO2                    (3)

- Hỗn hợp khí A gồm: CO2; SO2; O2 dư; CO

- Cho 1/2 A lội qua dung dịch NaOH

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O        (4)

NaOH + CO2 → NaHCO3                  (5)

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O        (6)

NaOH + SO2 → NaHSO3                   (7)

- Khí B gồm: O2 dư; CO

Dung dịch C gồm Na2CO3; Na2SO3; NaHCO3; NaHSO3; NaOH dư (nếu có)

- Cho khí B qua hỗn hợp chứa CuO; MgO nung nóng:

CO + CuO t° Cu + CO2               (8)

- Chất rắn D: MgO; Cu; CuO dư (nếu có)

- Khí E: CO2; O2

- Cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O       (9)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2          (10)

Kết tủa F: CaCO3

Dung dịch G: Ca(HCO3)2

Thêm KOH vào dung dịch G :

2KOH + Ca(HCO3)2 → K2CO3 + CaCO3 + 2H2O             (11)

Kết tủa F: CaCO3

- Đun nóng G:

Ca(HCO3)2 t° CaCO3 + CO2 + H2O                          (12)

Kết tủa F: CaCO3

- Cho 1/2 A còn lại qua xúc tác V2O5 nung nóng:

2SO2+O2t°,V2O52SO3                                              (13)

2CO+O2t°2CO2                                                    (14)

Khí M gồm: CO2; O2 dư; SO3; SO2 dư (nếu có)

- Dẫn khí M qua dung dịch BaCl2:

SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4 + 2HCl (15)

Kết tủa N: BaSO4.

Câu 28: Đốt khí A trong oxi thiếu ta được chất rắn C màu vàng. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với A trong nước tạo ra dung dịch T chứa Y và F, thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch T thì có kết tủa trắng. Cho A tác dụng với dung dịch của chất G tạo ra chất kết tủa H màu đen. Cho MA + MG = 365.

a. Xác định các chất có kí hiệu A, C, F, G, H, X, Y?

b. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Lời giải:

a. Đốt khí A trong oxi thiếu ta được chất rắn C màu vàng → A là H2S và C là S.

Khí X có màu vàng lục → X là Cl2

Khí X tác dụng với khí A tạo ra C và F nên F là HCl.

b. Các phương trình hoá học xảy ra:

2H2S+O2t°2S+2H2OCl2+H2St°S+2HClMA=MH2S=34MG=331

Cho A tác dụng với dung dịch của chất G tạo ra chất kết tủa H màu đen nên G là Pb(NO3)2, H là PbS.

4Cl2 + 4H2O + H2S → H2SO4 + 8HCl

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3.

Câu 29: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:

A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình.

B. Không thấy hiện tượng phản ứng.

C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ.

D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sắt cháy trong clo tạo khói màu nâu đỏ chính là của FeCl3.

PTHH: 2Fe+3Cl2t°2FeCl3

Câu 30: Đun 9,9 gam phenly benzoat với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 7,2 gam;

B. 13 gam;

C. 15 gam;

D. 21,6 gam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phenly benzoat: C6H5 – COO – C6H5

neste = 0,05 (mol); nNaOH = 0,15 (mol)

C6H5 – COO – C6H5 + 2NaOH → C6H5COONa + C6H5ONa + H2O

Ban đầu: 0,05                          0,15                                                            mol

Phản ứng: 0,05                      0,1          0,05      0,05                      mol

Sau p/ư:      0,05                      0,05             0,05             0,05                      mol

mrắn = mNaOH dư + mC6H5COONa+mC6H5ONa = 0,05. (40 + 144 + 116) = 15 (g).

Câu 31: Em cần chuẩn bị những dụng cụ gì và làm như thế nào để tách bột sắn ra khỏi nước bột sắn dây?

Lời giải:

Hỗn hợp nước bột sắn dây được gọi là huyền phù 

Cần chuẩn bị: phễu, lưới lọc (hoặc vải lọc), chậu.

Đầu tiên, khuấy đều nước bột sắn dây (nước bột sắn cần trắng ngần) rồi chờ để bột sắn dây lắng xuống dưới, rồi từ từ bỏ phần nước bột sắn dây cho đến khi thấy gần đến phần bột thì thôi. Đem phần tinh bột đi phơi nắng đến khô.

Câu 32: Em cần chuẩn bị những dụng cụ gì và làm như thế nào để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối?

Lời giải:

Nước muối là hỗn hợp đồng nhất.

Em cần chuẩn bị: Đèn cồn, cốc sứ nung, kiềng 3 chân.

Em dùng phương pháp cô cạn: Đun nước muối đến khi nước bay hơi hết, thì sẽ thu được muối.

Câu 33: Este có tác dụng với dung dịch HCl không?

Lời giải:

Este có tác dụng với dung dịch HCl, vì este bị thuỷ phân trong môi trường axit.

Ví dụ:

CH3COOC2H5+H2OH+CH3COOH+C2H5OH

Câu 34: Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH3COOH và C3H5OH;

B. C2H3COOH và CH3OH;

C. HCOOH và C3H5OH;

D. HCOOH và C3H7OH;

Lời giải:

Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z (ảnh 1)

Câu 35: Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây?

A. Na2SO4, KCl.

B. HCl, Na2SO4.

C. H2SO4, BaCl2.

D. AgNO3, HCl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Na2SO4 không phản ứng với KCl

HCl Không phản ứng với Na2SO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Câu 36: Vì sao Al, Fe không tác dụng được với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội?

Lời giải:

Al, Fe không tác dụng được với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội là do 2 kim loại đó bị thụ động trong 2 dung dịch trên.

Câu 37: Viết chuỗi phương trình:

Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe

Lời giải:

2Fe+3Cl2t°2FeCl3 

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

2Fe(OH)3t°Fe2O3+3H2OFe2O3+3H2t°2Fe+3H2O

Câu 38: Hoàn thiện sơ đồ phản ứng:

Fe → FeO → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3

Lời giải:

Fe+12O2t°FeO

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl

4FeOH2+O2t°2Fe2O3+4H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl.

Câu 39: Fe và NaCl có cùng tồn tại trong một dung dịch không?

Lời giải:

Fe và NaCl có cùng tồn tại trong một dung dịch vì Fe và NaCl không phản ứng với nhau

Câu 40: Cân bằng phương trình sau:

Fe(OH)2 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Lời giải:

Fe+2OH2+ KMn+7O4+ H2SO4 Fe+32SO43+ Mn+2SO4+ K2SO4+ H2O

5×2×2Fe+22Fe+3+2eMn+7+5eMn+2

10Fe(OH)2 + 2KMnO4 + 18H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 28H2O

Câu 41: Nung Fe(OH)3 trong không khí và chân không thì sản phẩm là?

Lời giải:

Nung Fe(OH)3 trong không khí và chân không thì sản phẩm là Fe2O3.

2Fe(OH)3t°Fe2O3+3H2O

Câu 42: fe2(so4)3 + cl2 →?

Lời giải

Fe2(SO4)3 + Cl2 → Phản ứng không xảy ra.

Câu 43: Fe2O3 + CO → Fe3O4 + CO2

Cân bằng phương trình, ghi rõ số oxi hoá và quá trình oxi hoá khử.

Lời giải:

Fe+32O3+ C+2O t° Fe+8/33O4+ C+4O2

Quá trình oxi hoá khử:

2×1×3Fe+3+1e3Fe+8/3C+2C+4+2e

Phản ứng xảy ra

3Fe2O3 + CO t° 2Fe3O4 + CO2

Câu 44:

Cân bằng phản ứng:

Fe2O3 + H2 → FexOy + H2O

FexOy + O2 → Fe2O3

Lời giải:

xFe2O3+(3x2y)H2 t°2FexOy+(3x2y)H2O

4FexOy+(3x2y)O2t°2xFe2O3

Câu 45: Cân bằng các phản ứng sau theo phương trình thăng bằng electron

Fe2O3 + H2 → Fe + H2O

Lời giải:

Fe+32O3+ H02 Fe0 + H+12O

2×3×Fe+3+3eFe0H202H+1+2e

Fe2O3 + 3H2 t° 2Fe + 3H2O

Câu 46: Fe2(SO4)3 + HCl có phản ứng không? Nếu có thì viết phương trình hóa học.

Lời giải:

Fe2(SO4)3 + HCl không phản ứng vì sản phẩm không có chất kết tủa, bay hơi, hay chất điện li yếu.

Câu 47: Vì sao Fe2(SO4)3 không tác dụng với HNO3 đặc nóng?

Lời giải:

Fe3+ đã có hoá trị cao nhất của Fe, gốc SO42 là gốc axit mạnh nên không phản ứng.

Câu 48: Cho các ion Fe3+, Ag+, Na+, NO3, OH,Cl. Các ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong dung dịch?

Cho các ion Fe3+, Ag+, Na+, NO3-, OH-, Cl-. Các ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong dung dịch (ảnh 1)

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Loại A vì có xảy ra phản ứng: Ag++ClAgCl

Loại B, C vì có xảy ra phản ứng: Fe3++3OHFe(OH)3

Câu 49: Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra chất nào sau đây?

A. FeCl2;

B. Fe(OH)2;

C. FeCl3;

D. H2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phản ứng xảy ra là: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Câu 50: Hệ số cân bằng của H2SO4 trong phản ứng: FeS + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O là:

A. 8;

B. 10;

C. 9;

D. 12.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

1×9×2FeS02Fe+3+2S+6+18eS+6+2eS+4

Cân bằng: 2FeS + 10H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Hóa học chọn lọc, hay khác:

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 15)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 16)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 17)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 18)

1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 19)

1 393 lượt xem