1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án (Phần 5)

Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án Phần 5 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa.

1 803 13/05/2023


1000 câu hỏi ôn tập Hóa học (Phần 5)

Câu 1: Phân tử M2O nặng hơn phân tử hiđro 47 lần. Nguyên tử khối của M bằng bao nhiêu?

A. 23.

B. 39.

C. 40.

D. 24.

Lời giải:

dM2O/H2=2.MM+162.1=47MM=39(g/mol)

Câu 2: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho kim loại sắt vào các dung dịch sau: 

a, Cu(NO3)2                     

b, H2SO4 loãng

c, H2SO4 đặc, nguội                           

d, ZnSO4

Lời giải:

a, Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

b, Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

c, Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội.

d, Fe không tác dụng với ZnSOvì Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.

Câu 3: Hoà tan 1,15 gam Na vào nước dư

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng NaOH tạo thành và thể tích H2 (đktc).

c) Dẫn toàn bộ lượng khí hiđro trên qua ống nghiệm chứa CuO đun nóng. Tính khối lượng Cu thu được?

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng xảy ra:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) nNa=1,1523=0,05(mol)

Theo phương trình, ta có:

nNaOH = nNa = 0,05 (mol) → mNaOH = 0,05. 40 = 8 (g)

nH2=12nNa=12.0,05=0,025(mol)VH2=0,025.22,4=0,56(l)

c) Phương trình phản ứng: H2+CuOt°Cu+H2O

Theo phương trình:  nCu=nH2=0,025(mol)mCu=0,025.64=1,6(g)

Câu 4: Hỗn hợp 3 kim loại Al , Fe, Cu. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp bằng H2SO4 đặc nóng vừa đủ thì thoát ra 15,68 lít SO2 (đktc) và nhận được dung dịch X. Chia đôi X, nửa đem cô cạn nhận được 45,1g muối khan, còn 1 nửa thêm NaOH dư rồi lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi cân nặng 12g. Tìm a và khối lượng mỗi kim loại.

Lời giải:

Hỗn hợp 3 kim loại Al , Fe, Cu. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp bằng H2SO4 (ảnh 1)

Lượng 3 muối sunfat = 45,1.2 = 90,2 gam và số mol SO2 = 0,7 mol

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Kết tủa lọc được chỉ còn Fe(OH)3 và Cu(OH)2

2Fe(OH)3t°Fe2O3+3H2O

12.2 = 24 (gam) là tổng lượng 2 oxit Fe2O3 + CuO

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Al, Cu

Ta có hệ 3 phương trình:

1,5x + 1,5y + z = 0,7200x + 171y + 160z = 90,280x + 80z = 24

Giải hệ cho x = 0,2; y = 0,2; z = 0,1

Suy ra khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:

mFe = 11,2 g;

mAl = 5,4 g;

mCu = 6,4 g.

Câu 5: Cho 4,6g một kim loại nhóm IA vào nước thành dung dịch X. Để trung hòa vừa đủ dung dịch X cần 100ml dung dịch HCl 2M.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra

b) Xác định tên kim loại.

Lời giải

Gọi kim loại là R

a, Các phương trình hoá học xảy ra:

2R + 2H2O → 2ROH + H2

ROH + HCl → RCl + H2O

b, nHCl = 2. 0,1 = 0,2 mol

ROH + HCl → RCl + H2O

0,2 …... 0,2

2R + 2H2O → 2ROH + H2

0,2……………0,2

→nR = 0,2 mol 

MR=4,60,2=23(g/mol)→ R là Na

Vậy kim loại là Na.

Câu 6: Cho 6 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IA và hai chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,479 lít khí H2 (đkc). Xác định 2 kim loại.

Lời giải:

Kim loại thuộc nhóm IA nên có hoá trị I.

Đặt hai kim loại trong hỗn hợp tương đương với một kim loại là M.

Ta có:  nH2=2,47924,79=0,1(mol)

Phản ứng xảy ra:

2M + 2H2O → 2MOH + H2

0,2………………………0,1

MM=60,2=30(g/mol)

Vì 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp, nguyên tử khối trung bình là 30 nên kim loại thỏa mãn là Na và K.

Câu 7: Cho 5,4 gam một kim loại thuộc nhóm IIIA tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65%, sau phản ứng thu được dung dịch X và thoát ra 6,72 lít khí H2 (ở đktc)

(a) Xác định kim loại đã dùng

(b) Tính m và khối lượng muối có trong dung dịch X.

Lời giải:

a) Ta có: nH2=6,7222,4=0,3(mol)

Phương trình phản ứng: 2R + 6HCl → 2RCl3 + 3H2

nR=23nH2=0,2(mol) MR=5,40,2=27(g/mol)

Vậy R là nhôm (Al)

b) nHCl=2nH2=0,6(mol) m=0,6.36,5.1003,65=600(g)

nAlCl3=23nH2=0,2(mol)mAlCl3=0,2.133,5=26,7(g)

Câu 8: Tổng số hạt cơ bản trong hợp chất RX2 là 96 hạt. Trong hạt nhân của R và X đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hạt mang điện trong nguyên tử R nhiều gấp 2 lần số hạt mang điện trong nguyên tử X. Xác định công thức hóa học của hợp chất RX2.

Lời giải:

Trong R gọi số hạt proton là pR

Trong X gọi số hạt proton là pX

Vì số hạt mang điện trong hạt nhân R và X đều bằng số hạt không mang điện nên :

nR = pR; n= pX

Tổng số hạt trong RX2 là 96:

(2pR + nR) + 2. (2pX + nX) = 96

 (2pR + pR) + 2. (2p+ pX) = 96

 3p+ 6p= 96 (1)

Mà số hạt mang điện trong R nhiều gấp hai trong X:

2pR = 4p(2)

Từ (1) và (2) suy ra pR = 16 (Lưu huỳnh); pX = 8 (Oxi)

Vậy CTHH của hợp chất cần tìm là SO2.

Câu 9: Từ một dung dịch có pH = 6 muốn tạo thành dung dịch có pH < 6 thì phải cho vào dung dịch đó:

A. Một ít muối ăn;          

B. Một ít nước;  

C. Một ít bazơ;

D. Một ít axit

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi thêm một ít axit vào dung dịch thì nồng độ H+ trong dung dịch sẽ tăng, đồng thời làm giảm độ pH.

Câu 10: Cho phương trình hoá học sau SO3 + H2O → H2SO4. Chất tham gia là:

A. SO3, H2SO4;

B. H2SO4;

C. H2O, H2SO4;

D. SO3, H2O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chất tham gia trong phương trình trên là: SO3, H2O.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 16,25g kim loại M (chưa rõ hóa trị) vào HCl dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (ở đktc).

a) Xác định M

b) Tính Vdd HCl 0,2M cần để hòa tan hết kim loại này.

Lời giải:

a) nH2=5,622,4=0,25(mol)

Gọi hoá trị của M là n (1n3)

Phương trình: 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2

nM=2nnH2=0,5n(mol) MM=16,250,5n=32,5n(g/mol)

Xét n = 1 → MM = 32,5 (g/mol) (Loại)

Xét n = 2 → MM = 65 (g/mol) (Nhận)

Xét n = 3 → MM = 97,5 (g/mol) (Loại)

Vậy M là kẽm (Zn)

b) Phương trình: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

nHCl=2nH2=2.0,25=0,5(mol)VddHCl=0,50,2=2,5(l)

Câu 12: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí CO2, N2, NH3, SO2?

Lời giải:

- Cho các khí tác dụng với quỳ tím ẩm:

+ Quỳ tím chuyển đỏ: CO2, SO2 (1)
CO2 + H2 H2CO3

SO2 + H2 H2SO3

+ Quỳ tím chuyển màu xanh: NH3

NH3 + H2 NH4OH (hay NH4+ + OH-)

+ Quỳ tím không đổi màu: N2

- Cho 2 khí ở (1) đi qua dung dịch Br2:

+ Dung dịch nhạt màu dần: SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

+ Không hiện tượng: CO2

Câu 13: Dung dịch Cu(NO3)2 có màu gì?

A. Tím;

B. Vàng nhạt;

C. Xanh lam;

D. Đỏ nâu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dung dịch Cu(NO3)2 có màu xanh lam.

Câu 14: Trộn 100ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH 0,375 M. Tính độ pH dung dịch thu được.

Lời giải:

nHCl=0,1 mol nH+=0,1 mol

nNaOH=015 mol nOH=0,15 mol

OH+H+H2O

0,1……0,1

nOHdu=0,150,1=0,05(mol)

OH=0,050,1+0,4=0,1M

pH = 14 – pOH = 14 – 1 = 13

Câu 14: Một nguyên tử R có tổng số hạt 95, trong đó số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Tìm số p, n, e và số khối của R?

Lời giải:

Theo bài ra ta có: p + e + n = 95 (1)

Và n = 0,5833(p + e)       (2)

Mà p = e (3)

Từ (1); (2); (3) có: p = e = 30n = 35.

Vì p = e = Z → Z = 30 (Z là số nguyên tử)

Vì kẽm có Z = 30 nên đây là nguyên tử Zn.

Số khối của R là 30 + 35 = 65.

Câu 15: Sục từ từ V lít khí SO2 ở đktc vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, thu được 23,3 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

Lời giải:

nBa(OH)2=0,1.1,5=0,15(mol);nBaSO3=23,3217=0,11(mol)

Vì nBaSO3<nBa(OH)2 nên kết tủa chưa cực đại → Có các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Ba(OH)2 dư nên muối tạo thành chỉ có BaSO3

PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O

nSO2=nBaSO3=0,11(mol)VSO2=0,11.22,4=2,464(l)

- Trường hợp 2: SO2 hết nhưng đã hoà tan 1 phần kết tủa

PTHH: SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)

            0,15….0,15……….0,15               (mol)

Theo (1) thì nBaSO3 = 0,15 mol, nhưng theo đề thì nBaSO3 = 0,11 mol nên bị hoà tan: 0,15 – 0,11 = 0,04 (mol)

SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2 (2)

0,04…………0,04                           (mol)

VSO2=(0,15+0,04).22,4=4,256(l)

Câu 16: Axit tương ứng của oxit axit SO2 là:

A. H2SO3;

B. H2SO4;

C. HSO3;

D. SO3.2H2O.

 Lời giải:

Đáp án đúng là: A

SO2 + H2 H2SO3

Câu 17: Cu có tác dụng được với NaOH không? Vì sao? 

Lời giải:

Cu không tác dụng với NaOH, vì NaOH là bazơ không hoà tan các kim loại như Cu, Fe …

Câu 18: Để đốt cháy hoàn toàn a gam chất X cần 10,24 gam khí oxi thu được CO2 và H2O. Dẫn hết vào bình nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 15,96 gam. Xác định a.

Lời giải:

Khối lượng bình tăng là khối lượng của CO2 và H2O hấp thụ vào bình.

Phương trình: X+O2t°CO2+H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mX+mO2=mCO2+mH2OmX=mCO2+mH2OmO2=15,9610,24=5,72(g)

Vậy a = 5,72 gam.

Câu 19: Cho 40 ml dung dịch H2SO4 0,375 M và 160 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,16 M và KOH 0,04 M thu đc dung dịch X. Tính pH của dung dịch X (Coi H2SO4 phân li hoàn toàn 2 nấc).

Lời giải:

nH+ = 2.0,04.0,375 = 0,03 mol;

nOH- = 0,16.(0,16 + 0,04) = 0,032 mol;

H+ + OH- → H2O

nOHdu=0,0320,03=0,002(mol)

OH=0,0020,04+0,16=0,01M

→ pH = 14 – pOH = 14 + log0,01 = 12

Câu 20: Dẫn 10 lít hỗn hợp khí A gồm CO và CO2 (đktc ) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Cô cạn hỗn hợp sản phẩm thu được 42,5 gam muối. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A. Biết H% = 100%

Lời giải:

Vì CO không tác dụng được với Ba(OH)2 bởi nó là oxit trung tính nên chỉ có phản ứng giữa CO2 với Ba(OH)2

nBa(OH)2=0,1.2=0,2(mol)

Nếu tạo BaCO3 thì nBaCO3=0,2(mol)  → mBaCO3=39,4(g)

Nếu tạo Ba(HCO3)2 thì nBa(HCO3)2=0,2(mol) mBa(HCO3)2=51,8(g)

Theo đề: 39,4 < 42,5 < 51,8 → Tạo cả 2 muối.

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

a………a…………..a

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

2b……..b……………b

Dẫn 10 lít hỗn hợp khí A gồm CO và CO2 (đktc ) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 2M (ảnh 1)

Câu 21: Tính hóa trị của nhóm HCO3 trong hợp chất Ca(HCO3)2?

Lời giải:

Gọi hoá trị của nhóm HCO3 trong hợp chất Ca(HCO3)2 là a (a > 0)

Áp dụng quy tắc hoá trị, ta có: II.1 = a.2 → a = I

Vậy hoá trị của nhóm HCO3 trong hợp chất Ca(HCO3)2 là I.

Câu 22: Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần thể tích dung dịch HCl 0,5M là bao nhiêu?

Lời giải:

nAl = 0,02 mol; nNaOH = 0,04 mol

Các phương trình phản ứng:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1)

0,02….0,02………………..0,02

nNaOH dư = 0,04 – 0,02 = 0,02 (mol) nên dung dịch X gồm 0,02 mol NaOH và 0,02 mol NaAlO2.

Cho từ từ HCl vào X:

NaOH + HCl → NaCl + H2O (2)

0,02……0,02                           mol

NaAlO2 + HCl  + H2O → NaCl + Al(OH)3↓ (3)

0,02……….0,02                      mol

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O      (4)

Để thu được kết tủa lớn nhất thì phản ứng chỉ dừng ở (3).

nHCl = nHCl (2) + nHCl (3) = 0,04 mol

VddHCl=0,040,5=0,08(l)=80(ml).

Câu 23: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: p + e + n = 21 → 2p + n = 21→ n = 21 – 2p

Mặt khác, vì  1np1,5 6p7

+ Trường hợp 1: e = p = 6

Cấu hình electron: 1s22s22p2 → có 3 phân lớp electron.

+ Trường hợp 2: e = p = 7

Cấu hình electron là: 1s22s22p3 → có 3 phân lớp electron.

Câu 24: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn: Ba(NO3)2 + Na2SO4→?

Lời giải:

Phương trình phân tử: Ba(NO3)2 + Na2SO→ BaSO4↓ + 2NaNO3

Phương trình ion rút gọn: Ba2++SO42BaSO4

Câu 25: Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 và NaHCO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nồng độ mol của Na2CO3 trong dung dịch là?

Lời giải:

nH+=nHCl=0,2(mol);nCO2=1,1222,4=0,05(mol)

Cho từ từ HCl vào hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt xảy ra 2 PTHH sau:

Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3 và NaHCO3 (ảnh 1)

Câu 26: Hòa tan 8,7 gam hỗn hợp gồm kim loại Kali (K) và một kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch axit HCl lấy dư thấy có 5,6 lít H2 (đktc) thoát ra. Mặt khác nếu hòa tan riêng 9 gam kim loại R trong HCl dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít (đktc). Hãy xác định kim loại R.

Lời giải:

nH2=5,622,4=0,25(mol)

2K + 2HCl → 2KCl + H2

R + 2HCl → RCl2 + H2

Gọi số mol của K, R là x; y

Ta có:

39x+y.MR=8,70,5x+y=0,2539x+y.MR0,5x+y=8,70,25=34,8

→ 34,8 là giá trị trung bình của MR và MK = 39 nên MR < 34,8 (1)

Mà R + 2HCl → RCl2 + H2

nR=nH2=9MR<1122,4MR>18,3 (2)

Từ (1), (2), có: 18,3 < MR < 34,8 mà R là kim loại hoá trị II nên R là magie (Mg).

Câu 27: Nguyên tố X có Z = 18. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X, cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Có thế có hợp chất của X trong đó X ở dạng ion được không?

Lời giải:

Cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s23p6 . Nguyên tố X ở ô số 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. Đây là một nguyên tố khí hiếm (Ar) có cấu hình electron nguyên tử bền vững nên không tồn tại hợp chất của X trong đó X tồn tại ở dạng ion.

Câu 28: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 x mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH = 2. Giá trị của x là:

A. 0,5;

B. 0,025;

C. 0,1;

D. 0,05.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

nHCl = 0,05. 0,3 = 0,015 (mol)

nBa(OH)2=0,2xnOH=2.0,2x=0,4x(mol)

Sau khi trộn, pH = 2 chứng tỏ axit còn dư

pH = 2 thì H+=0,01M suy ra nH+du=0,01.0,5=0,005(mol)

Vậy: 0,015 - 0,4x = 0,005 nên x = 0,025 M

Câu 29: A là hỗn hợp bột gồm 2 oxit của 2 kim loại. Cho CO dư đi qua 1,965 gam A nung nóng, sau phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,955 gam kết tủa. Cho X vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ), không tháy khí thoát ra, thu được dug dịch chỉ chứa một chất tan có nồng độ 11,243% và còn lại 0,96g một chất rắn không phản ứng. Xác định các chất trong A?

Lời giải:

Gọi CTHH của hai oxit là A2On và B2Om (1 ≤ n, m ≤ 3)

Cho X vào dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ), không có khí thoát ra, tạo dung dịch chỉ chứa một chất tan. Suy ra, A chứa một oxit bị khử bởi CO (tan trong H2SO4 loãng), và một oxit không bị khử bởi CO.

Giả sử oxit bị CO khử là A2On 

 nCaCO3=1,5100=0,015(mol)

A2On+nCOt°2A+nCO2(1)

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O (2)

B2O+ mH2SO4 → B2(SO4)m + mH2O (3)

Theo PTHH (2)  nCO2=nCaCO3=0,015(mol)

Theo PTHH (1) nA=2nnCO2=0,03n(mol)

mà mA = 0,96 gam nên:  MA=mAnA=0,960,03n=32n(g/mol)

Vì n là hóa trị của kim loại nên 1 ≤ n ≤ 3

+ n = 1→ M= 32 → Loại

+ n = 2 → M= 64→ A là Cu

+ n = 3 → M= 96→ Loại

→A chứa CuO

Giả sử có 1 mol B2Om tham gia phản ứng

Theo PTHH(3):   nH2SO4=m.nB2Om=m(mol)mH2SO4=98m(g)

A là hỗn hợp bột gồm 2 oxit của 2 kim loại. Cho CO dư đi qua 1,965 gam A nung nóng (ảnh 1)

Vì dung dịch chứa muối tan có nồng độ là 11,243% nên ta có phương trình: 

 C%=2MB+96m2MB+996m.100=11,234MB=9m(g/mol)

Vì m là hóa trị của kim loại nên 1 ≤ m ≤ 3

+ m = 1 M = 9  Loại

+ m = 2  M = 18  Loại

+ m = 3  M = 27  M là Al

A chứa Al2O3

Vậy A gồm Al2O3 và CuO.

Câu 30: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Nhóm IIA, chu kì 3;

B. Nhóm IIA, chu kì 2;

C. Nhóm IIIA, chu kì 2;

D. Nhóm IIIA, chu kì 3;

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 nên ta có:

- X có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3

- X có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên X thuộc nhóm IIA.

Câu 31: Hoá trị của nguyên tố trong CH4?

Lời giải:

Trong CH4, H có hoá trị I, C có hoá trị IV (vì 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H).

Câu 32: Nhận biết các dung dịch NH4Cl, KCl, Na2SO4, NaNO3?

Lời giải:

- Trích các mẫu thử.

- Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào các mẫu thử:

+ Mẫu thử nào tạo khí có mùi khai là NH3

PTHH: 2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

+ Mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là Na2SO4

PTHH: Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

+ 2 mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì

- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết 2 mẫu thử còn lại

+ Mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là KCl

PTHH: KCl + AgNO3 → AgCl↓ + KNO3

+ Mẫu thử còn lại là NaNO3.

Câu 33: Xác định số oxi hoá của các nguyên tử trong CH3COOH?

Lời giải

C3H+13C+3O2O2H+1

Axit axetic.

Câu 34: Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm duy nhất) thoát ra là?

Lời giải

mmuối = mkim loại + 62.n (n là số mol e trao đổi)

→ 45,5 = 8,3 + 62.3.nNO → nNO = 0,2 (mol)

VNO = 0,2. 22,4 = 4,48 lít.

Câu 35: Cho 8,3 gam Al và Fe tác dụng với HNO3 thu được 13,44 lít khí NO2 (đktc). Xác định %Al trong hỗn hợp.

A. 35,5%;

B. 32,53%;

C. 67,17%;

D. 56,15%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Fe +  6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Gọi số mol Al là x (mol, x > 0); Fe là y (mol, y > 0)

 →27x + 56y = 8,3 (1)

Ta có:  

Theo PTHH hoặc bảo toàn electron → 3x + 3y = 0,6 (2)

Giải (1), (2) ta được: x = y = 0,1

mAl = 2,7 gam → %mAl   32,53%

Câu 36: Hoà tan Fe vào dung dịch HCl dư, nêu hiện tượng và phương trình hoá học.

Lời giải:

Hiện tượng: Kim loại Fe bị hoà tan, đồng thời có bọt khí không màu bay ra

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 37: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố trong: FeO; Fe2O3

Lời giải:

MFeO = 56 + 16 = 72 (g/mol)

%mFe=5672.100%=77,8%

 

%mO = 100% - 77,8% = 22,2%

MFe2O3=56.2+16.3=160(g/mol)

%mFe=56.2160.100%=70%

%m100% - 70% = 30%

Câu 38: Bằng phương pháp hoá học nhận biết dung dịch: NaCl, Na2SO4, NaOH, HCl chứa trong các lọ mất nhãn.

Lời giải:

- Trích mẫu thử.

- Dùng giấy quỳ tím kiểm tra.

+ Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển màu đỏ thì đó là dung dịch HCl

+ Dung dịch nào làm giấy quỳ tím chuyển màu xanh thì đó là dung dịch NaOH

+ Còn lại 2 dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu.

- Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với 2 dung dịch NaCl, Na2SO4

+ Dung dịch nào tác dụng với BaCl2 và tạo kết tủa màu trắng thì là Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

+ Còn lại là NaCl không tác dụng với BaCl2 nên không có hiện tượng gì xuất hiện.

Câu 39: Để xác định nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm ta dựa vào cơ sở nào?

Lời giải:

Để xác định nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm ta dựa vào cấu hình electron.

+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố kim loại (trừ H, He, B).

+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

+ Nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.

+ Nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

Câu 40: Một nguyên tử có tổng số hạt là 62 và số khối nhỏ hơn 43. Tìm số p, e, n và khối lượng nguyên tử?

Lời giải:

p = e = 20; n = 22

mnguyên tử  = mp + me + mn = 6,9902.10 -23 gam

Giải thích các bước giải:

Nguyên tử có tổng số hạt là 62 nên: p + n + e = 62

Số khối A = p + n < 43 → p > 62 – 43 = 19

Ta có:

p ≤ n ≤ 1,5p → 3p ≤ 2p + n ≤ 3,5p → 3p ≤ 62 ≤ 3,5p

→ 17,7 ≤ p ≤ 20,67

→ 19 < p ≤ 20,67 → p = 20

→p = e = 20 ; n = 22

mnguyên tử  = mp + me + mn

= 20. 1,66.10-24 + 20.9,1.10-27 + 22. 1,66.10-24

= 6,9902.10 -23 gam

Câu 41: Cho các muối NH4Cl, K2SO4, Ba(NO3)2, CH3COONa, Na2CO3, KHSO3, Na2HPO4, CuSO4, NaCl, Al2(SO4)3, (CH3COO)2Pb, (NH4)2CO3. Muối nào trong số các muối trên bị thuỷ phân khi hoà tan vào nước.Viết phương trình minh hoạ.

Lời giải:

Chỉ có 3 muối không bị thủy phân khi hòa vào nước: K2SO4, Ba(NO3)2; NaCl đều được tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh.

1) NH4Cl + H2O → HCl + NH4OH

2) CH3COONa + H2O → CH3COOH + NaOH

3) Na2CO3 + H2O → NaHCO3 + NaOH

4) KHSO3 + H2O → KOH + H2SO3 

5) Na2HPO4 + H2O → NaOH + NaH2PO4

6) CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + H2SO4

7) Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2SO4

8) (CH3COO)2Pb + 2H2O → 2CH3COOH + Pb(OH)2

9) (NH4)2CO3 + 2H2O → 2NH4OH + H2CO3

Câu 42: Hòa tan 20,8 gam BaCl2 vào nước được 0,5 lít dung dịch. Nồng độ của ion Cl- trong dung dịch?

Lời giải:

Hòa tan 20,8 gam BaCl2 vào nước được 0,5 lít dung dịch. Nồng độ của ion Cl- (ảnh 1)

Vậy nồng độ của ion Cl- trong dung dịch là 0,4M.

Câu 43: Viết PTHH minh họa cho các tính chất sau:

a) oxit bazơ + nước → bazơ (kiềm)

b) oxit axit + bazơ → muối + nước

c) oxit bazơ + axit → muối + nước

d) kim loại + axit → muối + H2

Lời giải:

a) Na2O + H2O → 2NaOH

b) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

c) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

d) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Câu 44: Viết 1 PTHH minh họa cho mỗi tính chất hoá học của kim loại?

Lời giải:

Phản ứng của kim loại với phi kim:

- Tác dụng với oxi: 2Cu+O2t°2CuO

- Tác dụng với phi kim khác: Fe+St°FeS

Phản ứng của kim loại với dung dịch axit: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Phản ứng của kim loại với dung dịch muối: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Câu 45: Trong các oxit sau đây: SO3, CuO, SO2, N2O3, CaO, Fe2O3. Oxit nào là oxit axit, oxit bazơ ? (Gọi tên).

Lời giải:

Oxit axit là: SO3, SO2, N2O3

Oxit bazơ là: CuO, CaO, Fe2O3

SO3: Lưu huỳnh trioxit

SO2: Lưu huỳnh đioxit

N2O3: Đinitơ trioxit

CaO: Canxi oxit

Fe2O3: Sắt(III) oxit

CuO: Đồng(II) oxit

Câu 46: Cho các kim loại: Ba, Mg, Fe, Al và Ag. Nếu chỉ dùng H2SO4 loãng, có thể nhận biết được những kim loại nào ở trên?

A. Ba, Mg;

B. Fe, Al;

C. Al, Ag;

D. Cả 5 kim loại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trích mẩu thử.

Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.

- Kim loại không phản ứng là Ag.

- Kim loại phản ứng có khí thoát ra và thu được kết tủa trắng là Ba.

Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2

- Các trường hợp còn lại (Mg, Fe, Al – gọi chung nhóm I) chỉ thấy hiện tượng có khí thoát ra.

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

- Cho 1 ít kim loại Ba vừa nhận ra ở trên tác dụng với nước, thu dung dịch Ba(OH)2. Sau đó lấy dung dịch thu được tác dụng với dung dịch muối sunfat của các kim loại nhóm I.

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4 → kim loại ban đầu là Fe.

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần một phần là Al2(SO4)3 → kim loại ban đầu là Al.

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → BaAl(OH)42

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4  → kim loại ban đầu là Mg.

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + Mg(OH)2

Câu 47: Sục từ từ V lít khí NH3 (đktc) vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 đến khi được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa, để hòa tan lượng kết tủa này cần vừa đủ 500ml dung dịch NaOH 3M.

a) Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 và tính V.

Lời giải:

Phản ứng xảy ra:

Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4

Hoà tan lượng kết tủa trên:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Ta có: nNaOH = 0,5. 3 = 1,5 (mol) = nAlOH3

 Sục từ từ V lít khí NH3 (đktc) vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 đến khi được kết tủa (ảnh 1)

1 803 13/05/2023